Góc cảm nhận

Nơi chia sẻ của khách hàng - những người bạn đã đồng hành và sử dụng sản phẩm của Khai Phá Bản Thân

Xem thêm

Kết nối

Khai phá bản thân

Diễn biến tâm trạng con người với thuyết toàn đồ (P.3)

Diễn biến thứ ba của thuyết toàn đồ

MẶC CẢ

Khi sự giận dữ đã không đem lại cho bạn điều gì, có lẽ bạn sẽ thử làm một cuộc thương lượng, và bạn không ý thức bằng cách làm một điều thiện để có được cái mà bạn muốn. Người ta thường làm thỏa thuận này với Thượng đế, bằng những lời nói ẩn ý, và thường dựa trên một tội lỗi tiềm tàng là đã không làm một việc gì đáng lẽ “phải làm”. Việc tìm ra và nhổ tận rể cái tội lỗi đó rất là quan trọng, nó tăng thêm sự mặc cả và dẫn đến sự suy sụp. Bạn hãy nghĩ đến những điều bạn “cần phải làm và hãy tưởng tượng chúng bị tan biến. Khi bạn đã đi qua bảy thời kỳ, có thể bạn sẽ khám phá ra sự thay đổi bạn mong muốn trong cuộc đời của bạn, nhưng lúc đó không phải là do sợ hãi như lần này.

Có người thương lượng lối thoát khỏi bệnh tật, bằng cách nhờ bất kỳ ai giúp đỡ mình, trừ các bác sĩ phẫu thuật. Các bạn không giải thích được lý do gì có sự mặc cả, nhưng lại bảo mình hãy cố gắng thêm như: thiền định, tắm hơi, xoa bóp và luyện tập các môn dưỡng sinh, khí công, như thế bạn sẽ không cần phải mổ. Bạn tự nhủ rằng nếu chuyên tâm vào tập luyện các môn, như vậy bạn sẽ khỏi được bệnh.

Có bạn lưỡng lự giữa chấp nhận với hy vọng vào tác động thần kỳ của bất kỳ một phương pháp nào, bạn đã tìm hàng nghìn lý do để ngăn cản. Bạn không tin tưởng ở bác sĩ và bất kỳ ai vì bạn cũng không tin ngay cả chính mình.

Có người lại tiến hành cuộc thương lượng bằng cách “cầu nguyện với thượng đế” cứu giúp, và họ sẽ làm mọi việc mà người muốn nếu như còn sống sót họ sẽ hiến dâng cuộc đời mình cho Thượng đế dưới bấy kỳ hình thức nào. Bạn càng mặc cả thì càng cảm thấy mình yếu đuối hơn.

Bác sĩ Dư Quang Châu

Nguồn: Cảm xạ học

Bạn có phi lý trí? ;)

“Khi đưa ra các quyết đnh trong cuc đi, chúng ta thường cho mình là người kim soát và s la chn ca mình là sáng sut, lý trí. Nhưng liu có đúng như vy?”

Đang làm dự án Khai phá bản thân với phương châm “Làm chủ bản thân – Thay đổi cuộc đời”, mình đã phải đặt một dấu hỏi to đùng khi đọc cái lời dẫn trên của cuốn Phi lý trí của tác giả Dan Ariely. Nhưng khi đọc hết từng chương và cả cuốn sách này, mình thật sự tâm đắc. Tâm đắc bởi tác giả đã chỉ ra và chứng minh cho người đọc thấy một điều tưởng như đơn giản nhưng luôn hiện hữu trong cuộc sống của chúng ta: chúng ta luôn và vẫn sẽ tiếp tục mắc những sai lầm ngớ ngẩn bởi cảm xúc bản thân và những thành kiến nội tại.

Thử để ý lại những việc đã làm, những điều đã nghĩ trong quá khứ chúng ta sẽ thấy rất rõ vấn đề trong đó. Ví dụ như ta luôn nghĩ “tiền nào của nấy” nhưng có thật sự cái gì giá cao hơn thì chất lượng sẽ luôn tốt hơn hay là do ta bị ám ảnh bởi điều đó? Ví dụ như ta luôn nghĩ với khả năng nhận thức đầy đủ và sáng suốt của mình thì trong tình huống nào mình cũng sẽ hành xử như thế, nhưng nhớ lại cái lần giận dữ gần đây nhất của bạn mà xem, có phải là là bạn đã có những lời nói, thái độ rất khác với những lúc bạn đang “bình thường”? Ví dụ như bạn đang có n anh chàng/cô nàng đang theo đuổi vậy vì sao bạn vẫn thấy khó khăn trong việc chọn lấy một anh/cô làm người yêu, hay trong hàng tá người đang yêu bạn vì sao bạn vẫn thấy khó khăn để chọn lấy một anh/cô để cưới? Ví dụ như bạn đi ăn ốc ở một quán vỉa hè, bạn sẽ nhận đến đồng tiền lẻ cuối cùng được thối nhưng khi đi ăn ở một khách sạn 4,5 sao, bạn sẵn sàng bỏ ít tiền tip cho người phục vụ (dù rằng số tiền tip đó có khi cũng gần tương đương với bữa ốc vỉa hè của bạn)? Vì sao là cafe có thể được pha từ cùng 1 gói cafe bột của Trung Nguyên nhưng uống ở Bệt hay Hàn Thuyên bạn thấy nó cũng chỉ là một thứ nước uống, nhưng khi nhâm nhi ở Trung Nguyên cafe thì bạn thấy đó là cả một sự thưởng thức? Vì sao cùng là khởi nghiệp mà có công ty thì xây dựng được một dàn nhân sự sống chết với dự án, có công ty thì sau khi hụt vốn thì nhân sự hụt hơi và bỏ đi luôn? v.v…Tất cả đều do sự tác động của phi lý trí!

Nhiều khi ta cứ nghĩ đơn giản và không cần để tâm, nhưng nó cũng tai hại lắm lắm. Những yếu tố phi lý trí này khiến ta không còn là ta trong hình dung, trong suy nghĩ mà ta luôn dành cho ta. Nếu quyết định cần đưa ra không quan trọng nhiều thì thông thường bạn chỉ cảm thấy bối rối giữa các lựa chọn (thức ăn, áo quần, việc chi tiêu,…). Nhưng nếu mức độ và hệ quả của việc quyết định là lớn hơn, mà không hiểu đúng về ảnh hưởng của phi lý trí để có cách phòng ngừa, chuẩn bị thì có khi bạn sẽ đánh mất nhiều thứ quan trọng cho bản thân (khi hưng phấn tình dục lên cao, khi bạn giận dữ, khi bạn đứng trước các quyết định lớn về đam mê, sự nghiệp, hôn nhân,…).

Trước khi đọc cuốn sách, mình từng muốn đọc xong ngay để phản biện về việc “dám” khẳng định con người không thể làm chủ bản thân mình trước các tình huống. Nhưng đọc xong rồi mới hiểu cái dụng ý của tác giả là chỉ ra những % không thể kiểm soát, những việc lý trí, nhận thức, đạo đức không thể can thiệp để giúp ta có cái nhìn khách quan và đúng đắn hơn về những yếu tố này. Sau đó là hình dung ta trong những hoàn cảnh mà những yếu tố phi lý trí có thể ảnh hưởng để có sự né tránh hoặc đối phó phù hợp nhằm giảm thiểu những hậu quả không mong muốn cũng như sống hợp lý và tốt đẹp hơn.

“Con người được to hóa ban tng mt quyn năng mnh m nht, đó là lý trí. Con người luôn hành đng theo lý trí, mt lý trí đng nghĩa vi vic chúng ta không còn là con người theo đúng nghĩa.” Nhưng “chúng ta đôi khi phi lý trí hơn chúng ta tưởng, thm chí là thường xuyên phi lý trí và phi lý trí có h thng”. Hy vọng rằng, với cái nhìn sâu sắc hơn về nguồn gốc hành vi của bản thân, chúng ta sẽ sớm tìm ra được những phương án tốt hơn để cải thiện tính phù hợp, đúng đắn trong các quyết định của mình trong cuộc sống.

Cảm ơn một cuốn sách rất hay. Cảm ơn tác giả đã dày công nghiên cứu và biên soạn. Cảm ơn anh nguytai đã giới thiệu và cho em mượn cuốn sách này.

Chúc những điều tốt lành đến với mọi người!

Diu Huyn

Diễn biến tâm trạng con người với thuyết toàn đồ (P.2)

Diễn biến thứ hai của thuyết toàn đồ

GIẬN DỮ

Thời kỳ thứ nhất, từ chối không kéo dài vĩnh viễn sẽ đến lúc chắc chắn bạn cảm nhận thấy giận dữ, điên cuồng, ghen ghét và thù hận. “Tại sao tôi chứ không là ông A – cái kẻ say rượu hay đánh vợ mình, ông B chỉ làm những điều tồi tệ…”. Những người ở quanh bạn có thể phải chịu đựng và đương đầu với cái giận dữ của bạn. Phản ứng đầu tiên bắt đầu từ gia đình, nỗi buồn, rồi nước mắt, cảm giác tội lỗi và xa lánh. Sự giận dữ của bạn càng dấy mạnh lên và nặng nề, bạn hãy vững vàng vì đây chỉ là một thời kỳ.

Dù sao, bạn cũng có lý khi giận dữ, bạn phải ngừng các hoạt động, bạn không còn có khả năng làm một số việc, và phải tiêu tiền vào việc chữa bệnh, thay vì dùng tiền để đi du lịch. Bất cứ ai, phải qua quá trình chữa bệnh đều cảm nhận được giận dữ ở mức độ nào đó, khác nhau ở chỗ có người đi đến sự bùng nổ, và có những người không bao giờ để sự giận dữ biểu lộ ra bên ngoài. Lại có người khi bước sang thời kỳ thứ hai, sự giận dữ không còn giới hạn. Họ giận Thượng đế, người đã làm cho tay của họ bị liệt và rồi họ không sử dụng được cánh tay, mà chúng lại chính là phương tiện để bạn phát huy trí tuệ và sáng tạo…

Trái lại, đối với một số người, sự giận dữ chỉ là một xúc cảm như các xúc cảm khác.

Bạn bị nhấn chìm trong mọi thứ tình cảm, trong đó có sự giận dữ chỉ gắn liền với việc thiếu tiện nghi, không có gì hơn. Nhiều khi bạn lại giận những người không có khả năng chữa bệnh cho bạn, bao gồm cả các bác sĩ. Bạn dao động giữa sự giận dữ và sự thỏa thuận đã đưa bạn sang thời kỳ thứ ba, thời kỳ “mặc cả” mà bạn cũng như mọi người sẽ thấy nó rất thú vị.

Bác sĩ Dư Quang Châu

Nguồn: Cảm xạ học

Khai phá bản thân chuyên sâu

- Vì sao bạn chưa tỏa sáng?

- Vì sao bạn chưa khác biệt?

- Vì sao bạn chưa tự tin?

- Vì sao bạn chưa thanh thản?

- Vì sao bạn chưa thỏa mãn?

- Vì sao bạn chưa hạnh phúc?

Có bao giờ bạn tự hỏi những câu “vì sao?” cho bản thân mình chưa?

Có bao giờ bạn cảm thấy bạn chưa hiểu chính mình?

Có bao giờ bạn bối rối trước câu hỏi: “Bạn là ai?”, “Bạn hình dung hình ảnh của mình như thế nào?”

Có bao giờ bạn thắc mắc rằng bạn đã cố gắng hết sức, bạn đã làm đúng (theo cách bạn nghĩ), bạn muốn tốt cho mọi người,… nhưng kết quả không như bạn mong muốn?

Có bao giờ bạn thử lý giải cho các kết quả bạn nhận được, cho nguyên nhân của các vấn đề bạn đang gặp phải trong công việc, cuộc sống và tìm ra cho bản thân giải pháp để thoát khỏi tình cảnh hiện tại?

Dịch vụ “Khai phá bản thân chuyên sâu” của Khai Phá Bản Thân sẽ cùng bạn lắng mình để nhìn lại,  phân tích các điểm mạnh, hạn chế giúp bạn nhận diện rõ hơn hình ảnh của chính mình từ góc nhìn khoa học, khách quan hơn. Từ đó bạn giải thích được căn nguyên của những trục trặc, rào cản, khó khăn, thất bại của bản thân và có cơ sở để tự tìm ra động lực, giải pháp để thay đổi, phát triển, hoàn thiện chính mình.

Hình thc:

+ Khai Phá Bản Thân sẽ triển khai lấy các thông tin về bản thân bạn sau khi bn thc hin vic đăng ký và hoàn thành thanh toán. 

+ Căn cứ vào kết quả phân tích từ các công cụ, Khai Phá Bản Thân sẽ tiến hành phân tích, làm rõ những tính cách, điểm mạnh bẩm sinh cũng như hình ảnh hiện tại của con người Bạn.

+ Da trên các kết quả phân tích, tư vấn viên s tiến hành trò chuyện, tư vấn chuyên sâu cho Bạn về Hình nh hin ti, Đim mnh, Hn chế và  đưa ra một số gợi ý Phát triển bản thân cũng như đnh hướng nghề nghiệp phù hp vi cá nhân bn. 

+ Đồng hành cùng Bn : Sau quá trình tư vấn chuyên sâu, Khai Phá Bản Thân sẽ tiếp tục đồng hành hỗ trợ Bạn trên hành trình phát triển bản thân khi Bạn có nhu cầu.

Chi phí: 5,900,000đ/gói phân tích.

Khách hàng có nhu cầu, vui lòng liên lạc  với chương trình qua:

Diễn biến tâm trạng con người với thuyết toàn đồ (P.1)

Tôi nhận thấy rằng trong quá trình chữa trị, kết quả trị liệu đi theo một dòng chảy không đều. Lúc đầu sự cải thiện từ bên trong hầu như tự động và tiếp theo là một sự thụt lùi. Bệnh nhân nghi ngờ cách chữa trị, vì cảm thấy không được tốt bằng lúc đầu. Nhưng trường năng lượng của họ rõ ràng được cải thiện, mất cân bằng ít hơn và các cơ quan vận hành tốt hơn. Tuy nhiên, họ lại cảm nhận thấy mất cân bằng nhiều hơn và đang còn tồi tệ hơn. Thực ra, họ chịu đựng kém hơn những gì trước kia được coi là bình thường, bởi vì họ đã khỏe hơn.

Tôi cũng nhận thấy có các kỳ riêng biệt, vốn có trong quá trình thay đổi của con người. Sự chữa khỏi bệnh dẫn đến những thay đổi về tinh thần, xúc cảm và tâm hồn cũng như  vật chất. Mỗi người phải đánh giá được sự thay đổi đó có ý nghĩa gì và đưa nó vào trong bối cảnh mới.

Điều cần thiết đầu tiên là chấp nhận, có vấn đề và trải nghiệm nó, không quay lưng lại nó. Tôi nhận thấy một người bệnh “Cảm thấy đau ốm hơn” khi đang phải đương đầu với hoàn cảnh và ý thức được một mặt khác của vấn đề. Sự giận dữ anh ta cảm thấy không phải từ trạng thái của mình xấu đi mà là từ tất cả những gì anh ta phải làm. Trong trường hợp này hầu hết bệnh nhân chọn một giải pháp dễ dàng lấy cớ họ đã có nhiều cố gắng và không muốn đối mặt nữa. Nhưng trái lại, những người có dũng khí liền lập tức lao ngay vào vấn đề và nói: “Nào, can đảm lên!”.

Sự chữa trị, cũng như phương pháp chữa trị là một quá trình theo chu kỳ hút người bệnh vào vào một dòng xoáy kiến thức. Một chu kỳ sẽ có độ uyển chuyển lớn hơn khi người bệnh càng đi sâu vào bản chất đích thực của mình. Và mỗi người chúng ta tự do quyết định một cách khác nhau về diễn tiến của cuộc hành trình.

Mọi bệnh tật đòi hỏi người bệnh phải thay đổi để giúp cho quá trình chữa trị, và mọi thay đổi tương đương với một sự từ chối, từ chối với cái chết, từ chối một phần của người bệnh như thói quen, công việc, lối sống, lòng tin hay một cơ quan vật chất của cơ thể. Bản thân bạn, nhân danh là bệnh nhân, nhà Cảm xạ chữa bệnh hãy trải nghiệm qua thời kỳ của bệnh tật, qua mô tả bởi Tiến sĩ Elisabeth Kubler – Ross trong quyển “On Death and DyingTừ chối, giận dữ, mặc cả, suy sụp, chấp nhận. Cuối cùng bạn cũng sẽ qua hai thời kỳ phụ: hồi sinh, sáng tạo cuộc đời mới. Tất cả các thời kỳ là một phần của quá trình và nhà Cảm xạ chữa trị có nghĩa vụ phải tôn trọng các thời kỳ mà bệnh nhân đi qua, không cố gắng kéo người bệnh ra khỏi thời kỳ đó trừ trường hợp có nguy hiểm đến cơ thể vật chất, và với một sự tế nhị lớn.

Diễn biến thứ nhất của thuyết toàn đồ

THÁCH THỨC

Mỗi người cảm nhận được lúc này hay lúc khác có cái “nhu cầu từ chối”. Tất cả mọi người chúng ta đều muốn loại bỏ các trải nghiệm nặng nề của cuộc sống, vì sợ không thể hoặc không muốn đương đầu với chúng. Khi bị đau ốm, phản ứng đầu tiên là sự từ chối vẫn có thể xuất hiện. Đó là một sự tự vệ nhất thời, bước đầu trên con đường chấp nhận. Nếu bạn phải đương đầu với một bệnh nặng, bạn sẽ không chịu nổi nếu nói nhiều về vấn đề này, đó là điều tự nhiên bạn phải có thời gian để quen, bạn hãy sử dụng thời gian đó.

Bạn sẽ dễ dàng kể về bệnh tật của bạn với gia đình, bạn bè và các nhà chuyên môn về Y tế, nhưng không phải với các người khác, điều này cũng là bình thường, mọi thứ đều tùy thuộc vào lòng tin của bạn với người đối thoại, bạn hãy cần lưu ý điều này và tình cảm của họ đối với sức khỏe của họ và sức khỏe của bạn. Có thể bạn phản ứng với những gì xảy ra nơi họ (Các nhà chuyên môn về sức khỏe biết được tầm quan trọng của những phản ứng của họ với bệnh tật và hậu quả của chúng lên tình trạng người bệnh được họ chữa trị).

Bạn đừng quên rằng sự từ chối là việc hoàn toàn bình thường, và tất cả chúng ta đều làm như thế, ít ra cũng là không muốn được coi như một người điên! Nhưng khi bạn đã có khả năng đương đầu, sự từ chối đó biến mất. Việc kiên trì từ chối có thể có những hậu quả nặng nề. Nhưng phải đề cập vấn đề với lòng trắc ẩn tình yêu thương đối với bản thân bạn và từ phía người khác. Bạn hãy bắt đầu bằng cách tập hợp quanh bạn những người mà bạn yêu thương, tin cậy, với họ bạn có thể được chia sẻ.

Có sự từ chối được biểu thị là do không biết những thông điệp phát đi từ cơ thể và hệ thống làm cho ổn định của chính chúng ta. “Tôi nhớ, tôi đau đớn ở vai lan đến tận khuỷu tay, và tôi tự bảo đấy là do tuổi tác, có thể là một chút thấp khớp, tôi không cần chú ý, chắc rồi sẽ khỏi thôi mà. Rồi dần dà khi chải tóc bạn sử dụng tay có cảm giác khó khăn và càng về lâu về dài cơn đau từng cơn biến thành đau liên tục… bạn mất hết sức lực nơi bàn tay và cánh tay và ngay việc mở cúc áo bạn cũng phải nhờ đến người khác giúp đỡ… Bạn đã từ chối sự hiển nhiên mà chỉ luôn nghĩ đến đó là viêm khớp và không muốn lo lắng đến nó.

Cánh tay cũng yếu đi từng lúc, và bạn quên đi tuy có những lúc hốt hoảng vì không cầm được túi đi chợ, bạn xua đuổi nỗi sợ hãi bằng cách đổi tay cầm túi. Nhưng chúng tôi tin rằng phản ứng từ chối đó là cần thiết để chữa bệnh phát triển đến lúc cần phải mổ, mà hiện nay thì chưa phải lúc. Nếu bạn biết sớm hơn, và được chẩn đoán bệnh cho bạn sớm hơn, nhưng thực sự mà nói, bạn thích thái độ từ chối đó hơn.

Lúc này bạn mới thấy tầm quan trọng của tâm thể là như thế nào. Và bạn đừng bao giờ nghĩ chỉ khi thấy bất lực, bạn mới nhờ đến sự giúp đỡ của người khác.

Bất lực là có ý nghĩa thế nào? Và phải học cách buông xuôi để cảm thấy được an toàn. Và bạn cần hiểu rõ điểm này bằng cách phân tích các thời kỳ của chữa trị.

Sự từ chối cũng là một dạng của sự không biết đến đau đớn. Và chỉ khi đến lúc bệnh trở nên trầm trọng bạn mới nhận ra được sự từ  chối. Bạn đau đớn, nhức nhối rất nhiều, nhưng lại cứ  tự bảo mình có thể tự khỏi được bệnh”.

Cái sợ làm cơ sở cho sự từ chối, sợ những gì phải đương đầu và vượt qua nguyên nhân của bệnh tật. Có thể bạn sợ không thể chữa khỏi bệnh cho mình, bạn sợ bệnh viện, sợ sự bất lực vật chất được tạo ra bởi ca mổ. Bạn sợ chết tuy không có lý do gì. Nỗi sợ đó làm cho bạn từ chối việc chữa bệnh mặc dù bệnh đã rất lâu.

Có bạn lại nghĩ: “Tôi sợ phải mổ, sợ những hệ lụy kéo theo vì đây không phải là cách chữa khỏi bệnh một cách tự nhiên”. Tôi sợ nếu bệnh phải mổ thì sau này cánh tay không sử dụng được nữa, bởi vì nhờ vào bàn tay bạn có thể làm một hoạt động sáng tạo.

Những nỗi sợ của chúng ta đôi khi không hợp lý lẽ, nhưng chúng lại có thực và mạnh mẽ.

Có bạn bị bướu độc (bazedow) nghĩ: “Tôi sợ người ta cắt cổ mình, nếu tôi có vấn đề ở cổ, như thế thì là hết sức khủng khiếp”. Chúng ta phải trải qua hai chu kỳ của các thời kỳ khác nhau: từ chối – giận dữ – mặc cả – chấp nhận; một thời kỳ trước lúc được bác sĩ chẩn đoán, thời kỳ kia sau lúc bác sĩ bảo bạn đến khám tại khoa nhà phẫu thuật để có ý kiến. Bạn sẽ phải thốt lên: “Không, không phải thế!”.

Có người sẽ hỏi tại sao bạn lại sợ phải mổ đến như vậy.

Bạn sẽ trả lời là không biết tại sao, nhất là trong trường hợp của người đã có lần phải trải qua phẫu thuật, họ cảm thấy khủng khiếp vì cảm nhận người ta xâm phạm đến một phần sự sống của cuộc đời họ và có thể chết vì nó. Nỗi sợ hãi đó đã làm hoãn lại mọi công việc và bạn không muốn đến gặp bác sĩ vì tin chắc chắn rằng mình sẽ bị cắt cổ. Khi đến gặp bác sĩ phẫu thuật, có người vừa khóc, vừa nói “Tôi không muốn đi, tôi không thể chịu được, tại sao một việc như vậy lại đến với tôi chứ”.

Trong lúc này bạn cần có sự giúp đỡ và động viên của gia đình và bạn bè, và chia sẻ nỗi sợ của mình với họ, nói ra được nỗi sợ là rất quan trọng dù nó là sự thực hay không phải là sự thật. Sự chia sẻ sẽ làm thay đổi sợ hãi, nếu không được chia sẻ và thông cảm nó biến thành giận dữ.

(còn nữa)

Bác sĩ Dư Quang Châu

Nguồn: Cảm xạ học

Quản lý bản thân bằng “5S + 4D”

5S là mô hình quản lý chất lượng hàng hóa hiện đại, được áp dụng nhiều trong các công ty lớn của Nhật. Còn 4D là những tố chất cần thiết của một doanh nhân do các chuyên gia kinh tế Canada nghĩ ra.

Song nếu biết vận dụng khéo léo mô hình này để quản lý bản thân, bạn sẽ có một cuộc sống lành mạnh và thành đạt.

5S

1. Seiri (Sàng lọc): Con người luôn phải đối mặt với những sự đánh đổi. Vì thế, học cách chấp nhận những gì mình có và biết cách phân loại, lựa chọn cái gì phù hợp nhất là nội dung của quy tắc này. Để làm được điều đó, một tinh thần thoải mái và tỉnh táo là vô cùng cần thiết.

2. Seiton (Sắp xếp): Sinh viên hiện nay vẫn thường xuyên bị “quá tải” và có giờ giấc sinh hoạt không khoa học bởi không biết bố trí, sắp xếp công việc hợp lý. Điều quan trọng là cần có một kế hoạch và thời gian biểu rõ ràng.

3. Seiso (Sạch sẽ): Thỉnh thoảng hãy dành thời gian cho việc sắp xếp lại đồ đạc trong phòng và quét dọn chúng. Ngoài ra, luôn nghĩ tới những điều tốt đẹp, có một môi trường sống lành mạnh và an toàn.

4. Seiketsu (Săn sóc): Hãy nghĩ đến việc nghỉ ngơi. Ngay cả máy móc cũng cần phải được bảo dưỡng định kỳ kia mà? Bạn đừng nghĩ những buổi đi chơi hàng tuần với bạn bè là lãng phí thời gian.

5. Shisuke (Sẵn sàng): Một cỗ máy được lựa chọn kỹ càng, dụng cụ ngăn nắp, sạch sẽ, thường xuyên được bảo dưỡng là đã có thể sẵn sàng hoạt động tốt. Đảm bảo 4 quy tắc trên là bạn đã có đủ những yếu tố để sẵn sàng khởi động cho một mùa học mới.

4D

1. Desire (Khát vọng): Hoài bão của bạn là gì? Không trả lời được câu hỏi này đồng nghĩa với việc bạn buông rơi tương lai của mình.

2. Drive (Động lực): Có ước mơ, có hoài bão, vậy cái gì khiến bạn thực hiện nó? Hiểu rõ “động cơ” hành động sẽ giúp bạn tăng tốc nhanh chóng.

3. Discipline (Kỷ luật): Theo SVVN, đừng quá khắt khe với bản thân nhưng cũng đừng “nuông chiều” chính mình. Sống có kỷ luật sẽ rèn cho bạn đức tính kiên trì và bản lĩnh.

4. Determination (Quyết tâm): Bạn đã có khát vọng? Vậy hãy quyết tâm để thực hiện nó cho bằng được.

Nguồn:  Việt Báo

Sống chậm để trọn vẹn hơn với cuộc đời

Trong nhịp sống hối hả hiện đại, chúng ta luôn ở tình trạng căng thẳng vì câu chuyện ngày 24 tiếng, tuần 7 ngày. Thời gian trở thành một nguồn lực có giới hạn buộc chúng ta phải tăng tốc để biến mỗi giây phút qua đi trở nên hữu ích và có thể đem lại nguồn lợi nào đó cho ta.  Đôi khi ta cảm thấy mình không đủ thì giờ cho tất cả: công việc, gia đình, bạn bè và các thú vui bên ngoài. Ta ăn nhanh, uống nhanh, đi nhanh, ngủ ít, thả mình trong guồng quay đầy bận rộn của cuộc sống như thể chỉ cần chậm đi một giây, ta sẽ trở nên thừa thải hoặc sẽ tụt hậu rất nhanh về phía sau.

Có khi nào ta thử đặt một câu chuyện hơi khác thế này. Nếu lấy cuộc đời ta 60 năm làm chuẩn thì có bao giờ ta thử tính toán tỉ lệ thời gian ta dành cho các công việc trong đời (học tập, làm việc, vui chơi, ăn, ngủ, gia đình, chăm sóc bản thân,…). Bạn có thấy kết quả có gì đáng ngạc nhiên không? Kết quả bạn đang dành bao nhiêu % cuộc sống cho bản thân – là người bạn, người chủ của chính bạn, bao nhiêu % cho gia đình và những mối quan hệ thân thiết – nguồn sức mạnh tinh thần bên ngoài không thể thiếu trong cuộc đời bạn, còn bao nhiêu % cho công việc, những thú tiêu khiển giết thời gian – điều mà khi bạn qua tuổi 60 nhìn lại bạn sẽ thấy như mây trôi gió thoảng,…?

Hãy thử đọc “Ngợi ca sống chậm” của Carl Honoré và chiêm nghiệm thêm cho bản thân về ý nghĩa của triết lý Chậm trên bàn ăn, tại công sở, trong các mối quan hệ thậm chí là trên giường ngủ và trong việc giáo dục con cái. Bạn sẽ ngẫm thấy một dư vị rất khác của Chậm. Chậm không có nghĩa là bạn đánh mất đi sự linh hoạt, tính hiệu quả mà ngược lại nhờ cơ chế vận hành rất tự nhiên của con người và các sức mạnh bên trong cho bạn những quyết định sáng suốt hơn, tỉnh táo, tinh tế và sâu sắc hơn.

Cuốn sách như một món ăn đầy chậm rãi mà để cảm thụ hết được nó, bạn phải kiên nhẫn và đón nhận nó với một suy nghĩ chân thành mong muốn cuộc sống của mình hạnh phúc, thành công và tốt đẹp hơn. Nếu là tín đồ của tốc độ, bạn có thể sẽ bỏ dở từ những chương đầu tiên, nhưng hãy nhẫn nại. Chờ đợi cũng có cái giá của nó. Khi đọc hết cuốn sách này, bạn sẽ rút tỉa và chiêm nghiệm được cho bản thân rất nhiều điều. Nhiều điều cần thiết, ý nghĩa và có giá trị với bạn đang bị lãng quên đâu đó trong cuộc đua trường kỳ về thời gian, hãy khơi và tìm lại nó trong những phút giây lắng mình cùng Sống chậm.

Bạn không cần đi hết cuộc đời này để xem xét hay hối tiếc mình đã sống quá nhanh hay quá chậm mà hãy tạm dừng lại một khoảnh khắc nào đó để nhận diện được điều gì là quan trọng với bản thân mình. Và như người ta thường nói, bạn sẽ không bao giờ thiếu thời gian cho những việc quan trọng – câu chuyện ở đây là sắp xếp một cách hợp lý và có thứ tự hơn những điều cần thiết trong cuộc sống bạn, theo cách của bạn chứ không phải theo cái tiêu chuẩn thời gian nào đó mà trường học, xã hội hay cả thế giới này đang rao giảng. Chậm đi một chút không phải bạn hay cuộc sống sẽ trở nên dở hơn và khi làm chủ được thời gian của bản thân thì bạn đã được giải phóng và có một tự do vô biên cho chính mình. Quan trọng là bạn có dám bỏ bớt đi không căn bệnh thiếu-thốn-thời-gian. Khi chịu dành thời gian để hoàn thiện một điều gì đó trọn vẹn hơn (so với sự hấp tấp, vội vã như hiện tại) bất giác bạn sẽ nhận ra rằng công việc đó có ý nghĩa hơn, bạn trở nên sáng tạo hơn và sản phẩm làm ra cũng trở nên giá trị hơn.

“Hãy thử nghĩ về thời gian, không phải như một nguồn lực có hạn đang không ngừng chảy đi mất, hoặc như một gã côn đồ đáng sợ hoặc cần chế ngự, mà chỉ như một nhân tố tốt lành trong đó chúng ta sống trong”. Hãy để thời gian trở nên dài hơn chứ không thành một vội vã thoáng qua, để ta không trở nên “cằn cỗi” với cuộc sống đầy những điều tươi đẹp này! Lắng mình để nghe chính mình và hơi thở cuộc đời, cuộc sống khi đó không còn là chiếc bình rỗng cần đổ đầy những lo toan mà trở thành chuỗi các tập trung chú ý giữa các xao lãng rất đời. Khi đó, “thế giới sẽ thoải mái hiến mình cho bạn để được bộc lộ”.

Diệu Huyền.

“Bản ngã giả tạo” nhằm che dấu vết thương lòng

Mỗi người chúng ta khi mới sinh ra tâm thức còn rất gần với sự minh triết và nhờ có năng lực tinh thần đó giúp tạo ra tình cảm an toàn và đầy kinh ngạc thán phục. Trong quá trình trưởng thành thì mối liên hệ giửa ta với tâm thức dần dần mờ nhạt và thay thế vào đó là sự bảo vệ một cách an toàn của bố mẹ hoặc bà con họ hàng. Họ dạy bảo cho ta biết về cái thiện, cái ác, cái tốt, cái xấu, về cách phải quyết định, hành động và phản ứng như thế nào cho mỗi hoàn cảnh cụ thể. Rồi mối liên hệ với tâm thức được nới lỏng và dần dần mất hẳn, và tâm thần trẻ thơ của chúng ta cố gắng một cách vô vọng thay thế cái minh triết nguyên thủy bẩm sinh bằng bản ngã hoạt động. Khốn thay các tiếng nói của bố mẹ dù ở bề mặt hay trong nội tâm đều là chưa đủ, đó chỉ là phần bề mặt bên trên chưa đủ thay thế tâm thức và vì vậy người ta phải tạo ra một bản ngã giả tạo.

 

Cái bản ngã giả tạo là sự cố gắng đầu tiên của chúng ta để dựng lại tâm thức của ta. Ta dùng phương cách ấy để diễn tả rằng “ta là như thế”. Chúng ta mang một bản ngã giả tạo để làm vừa lòng thiên hạ, để họ chấp nhận và đem lại an toàn cho ta. Với bản ngã giả tạo, ta cố gắng dựng nên mối quan hệ với người khác bởi vì đó là việc “phải” làm, nhưng cố gắng đó không có tầm sâu. Bởi vì nó phủ nhận bản chất thực của nhân cách, nỗi sợ hãi và các tình cảm tiêu cực của chúng ta.

 

Mặc dù chúng ta cố gắng để tạo cho được bản ngã giả tạo nhưng cuối cùng vẫn thất bại vì nó không thể đem lại cảm nhận an toàn chân thật trong nội tâm mà ta hằng mong tìm kiếmThực ra, nó làm nảy sinh trong ta cái cảm tưởng lừa bịp, bởi vì chúng ta cố gắng biểu hiện một lòng tốt thường trực trong khi nó thực sự chỉ có ở từng lúc lẻ tẻ. Cảm nhận sự giả dối đó càng làm tăng nổi sợ của chúng ta. Và chúng ta liền tăng gấp đôi sự cố gắng để tuân theo tiếng nói của bố mẹ trong nội tâm một cách vô ích. Sợ hãi lại càng tăng hơn, trước một sự đánh cuộc không thể thắng, tạo ra thực sự một vòng xoắn, một cảm giác của lừa bịp và sợ hãi. Nó từ chối vai trò của khổ đau và giận dữ vì nó phủ nhận chân ngã đích thực. Bản ngã giả tạo muốn bảo vệ chủ thể khỏi chịu trách nhiệm về hành vi hoặc tư tưởng xấu của mình.

 

Đối với bản ngã giả tạo, khổ đau và giận dữ không phải là thành phần của chân ngã và do đó ta chẳng có trách nhiệm gì, bản ngã giả tạo vẫn ở đó để bảo vệ con người bằng cách vứt bỏ trách nhiệm về mọi cử chỉ, ý nghĩ và hành động tiêu cực. Đó chỉ là một sự giả tạo và cự tuyệt. Nó từ chối vai trò người che dấu nỗi đau và giận dữ, bởi vì nó phủ nhận sự tồn tại nội tâm của nhân cách.

 

Đối với bản ngã giả tạo của chúng ta, nỗi đau và giận dữ chỉ tồn tại ở ngoài nhân cách. Chúng ta không có trách nhiệm gì. Mọi nhân tố tiêu cực là lỗi của người khác, chúng ta chê trách họ đồng thời trút lên họ sự giận dữ và nỗi đau.

Cách duy nhất để duy trì sự giả dối này là chúng ta không ngừng “tự giới thiệu mình là người tốt”.Trong thâm tâm, chúng ta khó lòng chiụ đựng được cái áp lực thường xuyên mà ta tự đặt cho mình.Chúng ta thử cuộc chơi, nếu không thành công ta phải chứng minh làm sao là mình đúng và người khác sai.

 

Chúng ta khó chấp nhận cách sống phải tuân theo các quy định của người khác: Đó là một nhiệm vụ rất to lớn, chúng ta thích hành động theo bản năng. Sự mệt nhọc rồi giận dữ đến với chúng ta, mặc kệ chúng ta xổ ra những lời phàn nàn và lên án chúng ta làm việc xấu. Năng lượng để giữ cái bản ngã giả tạo rồi sẽ đánh (tác động) vào người khác và cả các điều này chúng ta cũng phủ nhận vì chúng ta cần được an toàn bằng bất gì giá nào và bằng cách chứng minh ta là người tốt. Chúng ta hoán chuyển năng lượng xấu của ta sang người khác, ta nói hắn “thiển cận, nông cạn…” đó là lối thoát ra của lời nói nhằm làm cho nhẹ nhõm, một sự an ủi, có một cái gì đó làm ta thích thú khi ta trút cái tiêu cực sang người khác. Người ta gọi đó là sự thích thú tiêu cực” được sinh ra từ “cái ngã thấp hèn”.

 

NIỀM VUI TIÊU CỰC VÀ BẢN NGÃ THẤP HÈN

 

Bạn hãy giữ lại cái kỷ niệm về sự vui sướng khi cảm nhận được lúc mà bạn thực hiện một hành động tiêu cực. Vả lại, mọi hành động đều cần năng lượng tích cực hay tiêu cực, và là cái nguồn của vui sướng vì nó giải phóng một năng lượng được tích tụ từ bên trong ta.

 

Lúc năng lượng đầu tiên được giải phóng dù bạn có cảm nhận đau đớn, thì bao giờ theo sau đó cũng là vui sướng, bởi vì đồng thời với đau đớn năng lượng sáng tạo được giải phóng, điều này luôn là cảm giác dễ chịu.

 

Niềm vui tiêu cực” bắt nguồn từ “cái ngã thấp hèn” của ta, cái phần bản ngã mà đã từ lâu ta quên hẳn. Đó là một thành phần trong toàn bộ tâm thần của ta được nảy sinh trong quá trình sống tiêu cực, xa lìa mọi người từ đó tạo nên hệ quả là nó phản ứng lại. Cái ngã thấp hèn của chúng ta không phủ nhận tiêu cực mà còn thích thú và tìm kiếm nó. Cái ngã thấp hèn đó còn lương thiện hơn cái bản ngã giả tạo, nó bảo vệ những ý định tiêu cực và không hướng về một đức tính tốt vì nó không thực hiện được. Nó hành động công khai một cách ích kỷ như muốn nói: “Tôi lo cho tôi chứ không phải lo cho anh”. Đó là hậu quả của lối sống cô lập, ích kỷ cá nhân. Nó luôn tìm kiếm những niềm vui tiêu cực. Không phải nó không biết có đau đớn trong nhân cách, bởi vì dự hướng của bản ngã thấp hèn là sống cô lập, hành động theo sở thích và chẳng bao giờ cảm thấy đau khổ.

 

HÃY HƯỚNG VỀ BẢN NGÃ CAO THƯỢNG

 

Chắc chắn rằng trong quá trình phát triển, toàn bộ tư tưởng tình cảm của ta không hoàn toàn tách khỏi tâm thức tốt lành ban đầu. Vẫn còn sót lại một thành phần trong sáng dễ thương không thể nào mất được. Đó chính là thành phần được nối kết với ánh hào quang siêu nhiên mà thiên nhiên ban cho mỗi người chúng ta. Thành phần này rất khôn ngoan, yêu mến mọi người và can đảm, rất gần với quyền năng của vũ trụ, nhờ đó mà ta hưởng được nhiều sự tốt lành may mắn trong đời sống. Đó là phần bản ngã làm cho ta không thể bị vong thân được.

 

Mỗi lúc có hoà bình, vui sướng sự hoàn thành nhiệm vụ cuộc đời chúng ta thì đó là biểu hiện của cái cao thượng của ta theo nguyên lý sáng tạo. Khi bạn tự hỏi cái ý nghĩa: Ta đích thực là ai?” hay “Cái ngã đích thực là ai?”, thì chính lúc đó bạn có câu trả lời vì đó là biểu hiện của bản chất đích thực của bạn. Bạn hãy biết rằng cái mặt tiêu cực của cuộc đời bạn không thể là cái biểu hiện cái không phải là bạn.

 

Bản ngã cao thượng hướng đến chân lý, cảm thông, kính trọng biểu lộ được con người thật của bạn và hoà nhập với vũ trụ.

 

Sự khác nhau căn bản giữa “cái ngã cao thượng”, “cái ngã thấp hèn” và “bản ngã giả tạo” chính là ở ý định thầm kín của mỗi người và tính chất của năng lượng xuất phát từ ý định đó.

 

Hầu như đa số hành động của con người tùy thuộc vào ý nghĩa khác nhau của chúng. Lời nói của chúng ta xuất phát từ ba nguồn gốc: bản ngã cao thượng, bản ngã thấp hèn, hoặc bản ngã giả tạo và mang nhiều ý nghĩa khác nhau.

Khi bản ngã cao thượng thực sự muốn nói: “Chúng ta là bạn bè thân thiện”, thì bản ngã giả tạo lại nói: “Chúng ta là bạn khi mà tôi là người tốt và anh đừng nghi ngờ cái ảo ảnh nầy”, trong khi bản ngã thấp hèn lại nói: “Chúng ta là bạn bè thân thiện vì tôi muốn thế. Sau đó hãy thận trọng, tôi đối xử tốt với anh là nhằm vào điều tôi mong đạt được và để tránh những tổn thất. Nếu anh lấn sân hoặc cản đường tôi, tôi sẽ loại trừ anh!”. (Trong trường hợp này có ý nghĩa là: Mọi biện pháp đều tốt để nhằm ngăn chặn đối thủ hoặc bằng sự im lặng, sự tranh luận, việc sử dụng sức mạnh và thậm chí cả bạo lực).

 

Kinh nghiệm bản thân đã dạy tôi biết rằng sự mất cân bằng thường xuyên là do hệ thống bảo vệ quen thuộc hàng ngày tác động lên trường năng lượng của ta là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến khổ đau và bệnh  tật trong con người chúng ta.

Đến phần mô tả về trường năng lượng của con người, chúng ta sẽ hiểu rõ vì lý do nào hệ thống bảo vệ hàng ngày của ta bị mất cân bằng và dẫn đến sự rối loạn chức năng của các trường năng lượng, rồi lần lượt bệnh tật có điều kiện bộc khởi trong cơ thể chúng ta. Các sơ đồ bảo vệ xuất hiện trong các trường như một hệ thống bảo vệ năng lượng, sự mất cân đối trong hệ thống bảo vệ hàng ngày của ta được xem như là một hệ thống luôn được cần đến cho bản ngã giả tạo.

Cũng vì hệ thống bảo vệ này mà chúng ta càng vùi sâu vào nỗi đau và sự giận dữ đồng thời chúng ta càng khép kín tình cảm tốt đẹp của ta. Nỗi buồn phiền sinh ra, đời sống trở nên nhàm chán, làm ta thất vọng và lần lần dẫn đến thất bại. Chúng ta rơi vào vòng lẩn quẩn quen thuộc, không có khả năng tạo dựng những gì chúng ta mong muốn trong cuộc đời. Thân xác cũng bị đau đớn, chúng ta bắt đầu mất lòng tin vào cuộc sống. Khi ta tìm cách chôn vùi nổi khổ đau cũng là lúc ta chôn vùi cái nhân tâm thức tốt lành ban đầu của ta. Chúng ta quên mình là ai và hoàn toàn đánh mất bản chất của sự sống. Chúng ta không còn liên hệ với các năng lượng chủ yếu tạo nên đời sống cho ta nữa…

 

Kết luận: Bảo vệ hoặc phủ nhận vết thương lòng chỉ càng làm tăng thêm nổi khổ đau

 

Bản ngã giả tạo càng làm biến dạng các hành động bật ra từ tâm thức thì chúng ta càng dùng lời chê trách để chứng minh hành động của ta là đúng. Chúng ta càng phủ nhận cái ngã thấp hèn bao nhiêu thì chúng ta càng làm suy yếu đi khả năng của ta bấy nhiêu. Càng cự tuyệt lại nguồn năng lực sáng tạo của tâm thức, ta càng cảm thấy nỗi khổ đau và bất lực nặng nề thêm. Cái vòng lẩn quẩn này ngày càng lớn lên, thì nỗi khổ đau hay còn gọi là vết thương lòng càng trầm trọng hơn. Nỗi khổ đau này nặng nề đến nỗi làm cho ta khiếp sợ và sẵn sàng vái lạy tứ phương để cầu được che chở. Rồi sau đó trí tưởng tượng của ta biến nó thành nỗi dằn dặt bức xúc. Ta càng muốn tránh xa nó, vết thương lòng càng bị chôn vùi và vượt qua tầm kiểm soát của chúng ta.

 

Với kinh nghiệm của một chuyên gia Cảm xạ, chúng tôi tin chắc rằng trong khi tìm cách tách xa nỗi đau trong lòng bằng hình thức bảo vệ quen thuộc hàng ngày, vô tình chúng ta càng đưa vào cuộc đời và cơ thể mình thêm khổ đau dằn dặt và bệnh tật ngày càng trầm trọng hơn.

 Bác sĩ Dư Quang Châu

Nguồn: Cảm xạ học

Buổi khai phá bản thân bằng “Rung động thư giãn” nhẹ nhàng (17/09/2011)

Cơ thể con người vẫn còn nhiều bí ẩn và ẩn chứa nhiều khả năng chưa được khai thác!

Làm thế nào để chúng ta có thể “lắng nghe chính mình” và hiểu bản thân hơn ?!

Hãy đến với Buổi khai phá bản thân bằng “Rung động thư giãn” nhẹ nhàng để có những trải nghiệm cho riêng mình.

Thời gian: 6.30pm – 9.30pm thứ Bảy, ngày 17.09.2011

Địa điểm4/1/1 Hoàng Việt, P. 4, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh – (Khu Đệ Nhất Khách sạn- bên hông bệnh viện Hoàn Mỹ).

Phí tham dự: 100.000 đồng/người

Phương pháp rung động thư giãn nhẹ nhàng sẽ giúp chúng ta sơ khai bước chân đến khám phá vùng đất của chính con người và tâm hồn mình. Tự mình hiểu rõ mình hơn và giúp bản thân tự giải tỏa những lo âu, căng thẳng, những vướng bận… tồn tại trong bản thân để đi đến sự nhẹ nhàng sáng suốt từ nội tâm bên trong.

Những khám phá và trải nghiệm về chính bản thân mình sẽ giúp chúng ta nhận ra những giá trị, có cách nhìn mới về con người và cuộc sống chung quanh cũng như đưa đến sự thay đổi ngay trong bản thân và trong cuộc sống chúng ta.

Các bạn quan tâm, vui lòng gửi thông tin đăng ký (bao gồm Họ tên, email, điện thoại liên lạc) qua email admin@khaiphabanthan.vn. Thời hạn đăng ký: đến hết 12h Thứ bảy, ngày 17/09/2011.

Rất mong gặp lại các bạn tại chương trình!

Trân trọng,
Ban điều hành dự án TH

Liệu có cần thay đổi???

Trăn trở về câu hỏi “Tht s người ta mun thay đi không?”, sau khi mở topic “Liu có cn thay đi” trên diễn đàn IPL, mình đã nhận được rất nhiều ý kiến có giá trị. Mình tổng hợp và post lên blog này để mọi người cùng tham khảo.
Khi nào thì s thay đi (1 con người) là cn thiết?Sự thay đổi là cần thiết khi con người ấy không muốn/không thể ở nguyên vị trí như hiện tại. Chỉ có bản thân chủ thể mới xác định được lúc nào là cần thiết. Cái tác động đến sự thay đổi bản thân nhiều là do Môi trường. Chủ thể ít khi nhận thức được mình phải thay đổi nếu không có tác động nào đó vào chủ thể. Họ sẽthay đổi khi nhận thấy sự bất ổn. Khi một người đã hài lòng và cảm thấy “an toàn” với nấc nhu cầu mong muốn của họ, họ sẽ không (hoặc rất ít) ý thức vềsự thay đổi. Khi nhận thức việc thay đổi (tâm lý, tư tưởng, hành động) sẽ mang lại cho người đó hoặc: sức khỏe; hoặc tiền bạc; hoặc sự bình an; hoặc sẽ giúp người đó có 1 công việc tốt hay đôi khi chỉ đơn giản là để người đó tìm thấy niềm vui trong công việc và cuộc sống thì họ sẽ đặt lại vấn đề thay đổi.Thay đổi là phần không thể thiếu của sự trưởng thành/tiến bộ. Tuy nhiên một điều quan trọng không kém là sự thay đổi chỉ có thể diễn ra khi người ta muốn thay đổi. Con đường, hoàn cảnh, xuất thân và khả năng của mỗi người rất khác nhau, nhưng nếu vấn đề không xuất phát từ chính họ thì cho dù có gợi mở thì điều cần thiết sẽ không bao giờ được coi là cần thiết đối với họ. Một người thấy được sự cần thiết phải thay đổi thì họ sẽ bắt đầu tự đặt câu hỏi chính mình.

Nói về cách tác động vào môi trường để khiến con người thay đổi có các luồng ý kiến:
- Cần có tấm gương sáng (người thật, việc thật, hoặc nhưng câu chuyện nhỏ)
- Tạo môi trường
- Áp đặt sự thay đổi (kể cả sử dụng biện pháp mạnh)

Trong trường hợp chủ thể không muốn thay đổi, hoặc dùng chiêu “mưa dầm thấm đất”, “hữu xạ tự nhiên hương”, hoặc lựa chọn thời điểm “chín muồi”, hoặc gây áp lực (tư tưởng, tinh thần), hoặc tạm thời để lại đó để thay đổi những con người đang có nhu cầu, khao khát thay đổi. Lựa chọn phương cách nào là tùy thuộc vào đối tượng cần thay đổi, hoàn cảnh và nguồn lực của chính mình.


Khi nào thì biết mt người tht s mun thay đi?Sự thay đổi thường đến sau khi người ta chịu một cú shock nào đó, hay trải nghiệm một điều gì đó, hay mong muốn cái gì đó hay đơn giản hơn, tiếp cận được với một ánh sáng nào đó.Không có quy luật hay biểu hiện nào là cụ thể mà nó phụ thuộc vào từng cá nhân cụ thể. Tuy nhiên có một số biểu hiện thường gặp ở những người đang thật sự muốn thay đổi:

- Người ta sẽ bắt đầu làm một việc gì đó như: nói lên mong muốn thay đổi của mình, nói nhiều đến dự định, ước mơ,… bắt đầu hành động (tìm hiểu cái mình muốn, tự vấn, nhờ tư vấn, đi học,…).

- Họ sẽ luôn đề cập (một cách ý thức hoặc vô ý thức) về điều đó mỗi khi trao đổi. Rất có thể dễ để nhận ra điều trăn trở của họ, bởi trong rất nhiều lần trò truyện sẽ có cùng một chủ đề họ muốn xoay quanh.

- Họ sẽ bắt đầu trăn trở và tự đặt những câu hỏi về chính mình và nhìn lại chính mình


Mt cam kết thay đi s được th hin như thế nào  mt người?Công việc của người hỗ trợ/muốn giúp đỡ là giúp người cần thay đổi nhận ra mục đích, động lực của việc thay đổi. Sau đó, hãy để họ tự cam kết với hạnh phúc, với tương lai của họ. Điều này tùy thuộc nhiều vào ý chí và nỗ lực của cá thể.Cam kết thay đổi thể hiện qua những hành động mới dựa trên tư tưởng, nhận thức mới. Cam kết được thể hiện yếu ớt hoặc mạnh mẽ ở một người. Điều này không phân biệt bằng hình thức thể hiện bên ngoài như hét to thì nghĩa là cam kết mạnh mẽ hơn. Nó, được thể hiện qua ánh mắt mạnh mẽ, nhìn thẳng, và những lúc mà cá nhân đó phải đối mặt với quyết định. Và cũng được thử thách qua thời gian. Cam kết sẽ có hai hướng: một là tiến lên bằng hành động thay đổi (quyết tâm), hai là quyết không chấp nhận hoàn cảnh cũ (kiên định).

Những người đang thay đổi bắt đầu nói về hành động. Họ thường có xu hướng nói hoặc nghĩ về những việc mình sẽ làm và cảm thấy thích thú mỗi khi được suy nghĩ về điều đó … Mỗi lần nhắc về điều đó là một lần những lời cam kết hành động được nhắc lại. Họ bắt đầu hành động và làm khác đi những gì họ đã làm. Hoặc làm tốt hơn, hiệu quả hơn những gì họ đang làm.


Nếu mt người đã không mun thay đi, mình có nên giúp h không?Ai cũng cần giúp đỡ để thay đổi. Nếu giúp được, hãy cho họ một tấm bản đồ và động lực để đi.Tất cả các vấn đề đều xuất phát từ chính họ, chúng ta chỉ là một nhân tố đối vớihọ. Đâu phải muốn người khác thay đổi thì họ sẽ thay đổi… Quan trọng là cách thực hiện. Hãy chia sẻ, lắng nghe và để người đó quyết định là nên thay đổi hay không. Việc đầu tiên cần thay đổi ở họ là mang đến cho họ ý thức cần thay đổi.

Với một người không muốn thay đổi thì chả giúp được ngay lập tức. Cái gì không muốn thì rất khó ép, tốt nhất là làm cho họ hiểu ra việc thay đổi là cần thiết. Có thể dẫn dụ họ mở rộng thế giới quan của mình bằng cách giới thiệu cho họnhững hiểu biết mới, cho họ một cái nhìn rộng hơn hoàn cảnh hiện tại. Hoặc chỉra cho họ thấy họ đang ở đâu (mà có khi họ không biết). Khi ấy tự người ta sẽcó mong muốn thay đổi hay không. Vì một trong những nguyên nhân người không muốn thay đổi đó là cứ nghĩ cuộc sống nó chỉ có thế, mà không biết là có những khía cạnh khác, những môi trường hay cuộc sống khác nữa.

Để giúp một người thay đổi phải nhìn ra được họ đang mong muốn nấc nhu cầu nào không? Họ đã hài lòng với nấc nhu cầu đó chưa? (Nếu có thì hài lòng ở mức độ nào? Có muốn “tốt hơn” không?); rồi linh động dùng cách phù hợp. Còn không đủ thời gian để ”nhìn” ra vấn đề của mỗi người thì chủ động định hướng họ. (phân tích tháp nhu cầu Maslow –> đánh trúng tim đen “tham – sân – si” của họ ^^).

Có những người không có khả năng nhìn nhận chính bản thân mình; cũng không biết mình có muốn/cần thay đổi không? –> Việc định hướng và tạo điều kiện cho họ tiếp cận + hòa nhập vào những môi trường (mà mình thấy họ nên hòa nhập) là cần thiết; Việc tiếp xúc với con người mới, môi trường mới thường sẽtạo động lực để họ muốn “làm mới” mình, và khi họ đã muốn rồi thì có vô vàn cách để giúp họ thay đổi.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý chưa chắc “sự thay đổi” nào cũng là tốt (và nên có); chưa chắc sự tác động nào cũng mang lại hiệu quả tích cực. Do đó, phải tác động đúng lúc, phù hợp và thuận theo tự nhiên.


Đ to ra hing thay đi tích cc, nên tác đng t nhng người đang khao khát mun thay đi (nhưng đang  tng nhn thc/mc đ gây nh hưởng đến người khác/v trí còn thp) hay tác đng vào nhng người cónh hưởng, uy tín (dù xác sut h mun thay đi mình chưa d đoán được)?Thay đổi là một trạng thái đến từ bên trong trước. Nó yêu cầu người ta phải Ngộra hoàn cảnh của mình, Ngộ ra mong ước của mình. Nếu đến từ những lực hút bên ngoài thì đó không bền vững và mang tính mê muội.Một số trường hợp thì tác động lên những người có ảnh hưởng, họ dễ nổi bật lên trên và là một tấm gương đối chiếu cho những người đang mong muốn thay đổi. Đó là một kiểu chiến lược. Tuy nhiên với đối tượng này có thể gặp nhiều khó khăn bởi thông thường họ sẽ chỉ nghe những người có ảnh hưởng và uy tín cao hơn họ.

Còn lại thì vẫn tác động và tạo hiệu ứng lên những người muốn thay đổi và những người cần thay đổi, chỉ ra cho họ cách hiểu về mình, hiểu về thế giới, giới thiệu cho họ các công cụ,… để họ có thể đi tới đích nếu muốn.

Dù tác động lên đối tượng nào, điều quan trọng là sự kiên trì và cái tâm mình dành cho họ. Nếu không đủ một bồ triết lý, hay là một nhà tư tưởng có sức truyền tải cao, thì hãy lấy những giá trị từ chính mình và những suy nghĩ chất chứa về họ để mong họ một phần nhìn ra vấn đề. Con đường ngắn nhất từ con người đến con người là “từ trái tim đến trái tim”. Cứ thẳng thắn chia sẻ lòng mình với những gì mình đã trải nghiệm, tự họ sẽ chọn con đường phù hợp với họ :) Mỗi người đều có sự tác động nhất định tới người khác tùy vào nức độ quan tâm, khả năng ảnh hưởng nhưng dù sao, hãy cứ chia sẻ, dù bạn là ai. Hãy cứquan tâm, dù người đó có thế nào đi chăng nữa…

Khi chưa đủ lực, hãy tập trung tác động đến những người bạn có thể tác động sau đó từ từ lan tỏa hiệu ứng, dần dần mở rộng đối tượng. (Khi bản thân đã đủlực & có những đồng minh cùng chí hướng, hãy tạo ra một cuộc cách mạng. ^^)

Diệu Huyền  tổng hợp