Góc cảm nhận

Nơi chia sẻ của khách hàng - những người bạn đã đồng hành và sử dụng sản phẩm của Khai Phá Bản Thân

Xem thêm

Kết nối

cảm xạ học

Chương trình: “Sức hút – Huyền thoại & Khoa học” (11/12/11)

Thời gian: Sáng Chủ nhật ngày 11-12-2011, từ 8g30 – 11g30
Địa điểm: Cung văn hóa Lao động 55B Nguyễn Thị Minh Khai, Q1
Sức chứa Hội trường: 120 người
Phí tài liệu: 10,000đ/học viên

Khám phá bí quyết thu hút người khác phái, thu hút bạn bè tốt, thu hút sự thành công và các niềm tin tích cực cùng khóa học “Sức hút – Huyền thoại và Khoa học”
Khóa học“Sức hút – Huyền thoại và Khoa học” chính là chìa khóa của bạn. Bạn sẽ nhận ra rằng bạn có thể tạo ra cuộc sống mà bạn khao khát. Bạn có thể tạo ra chính xác những điều bạn muốn hết sức thú vị và tràn niềm tin. Bạn có thể bắt đầu một cuộc sống thực sự – một cuộc sống có mục đích và ý nghĩa – ngay từ bây giờ.

Tràn đầy năng lượng để thu hút Tình Yêu, Thành công, Bạn bè, Tự tin và Tiền bạc đến bên mình cùng khóa học “Sức hút – Huyền thoại và Khoa học” các bạn nhé!

Nội dung khóa học:
• Làm sao trở thành thỏi Nam Châm không chỉ hút được đồ vật mà còn hút được cả những thứ vô hình, những điều mình mong đợi?
• Học cách tin tưởng vào trực giác, nâng cao nhận thức và tôn trọng cảm xúc của mình
• Làm cách nào vận hành cuộc đời mình theo đúng cách mà bạn muốn nó sẽ xảy ra?
• Làm sao để những người mình yêu thương, sẽ yêu thương và gắn kết bên mình?

Mục đích cốt lõi:
. Giúp mỗi người lắng đọng để nhận thấy: Năng Lượng Yêu Thương là sức mạnh lớn nhất, sức mạnh quyết định cho thành công của mọi sự việc trong cuộc đời, Yêu Thương là chìa khóa vạn năng mở cánh cửa mọi tấm lòng.
. Học viên ứng dụng các bài tập tâm thể trong cuộc sống để tăng khả năng là thỏi Nam Châm hút của mình – Chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không, thu hút những điều mình mong muốn.
. Mỗi người sẽ tự trở thành một trạm nguồn phát ra Năng Lượng Yêu Thương trong Vũ trụ.
. Lan tỏa Năng Lượng Tình Yêu Thương trong cộng đồng, tạo sức mạnh cộng hưởng những Năng Lượng tích cực giúp thay đổi cuộc sống.

Thời lượng: 180 phút

Đăng ký chương trình: Liên hệ Mr.Vinh 0977.650.546

Vì sao năng lượng sáng tạo của chúng ta bị tắc nghẽn?

Từ thời niên thiếu, trong những lúc đối mặt với những trải nghiệm đau đớn của đời sống, chúng ta cố gắng một cách tự động để không cảm nhận đau khổ nữa. Thông thường chúng ta cô lập cái đau thể xác bằng cách ít chú ý đến điểm đau trên cơ thể mà ta phải chịu. Chúng ta trấn an và loại bỏ sự sợ hãi về tinh thần bằng cách co cơ bắp và đưa nỗi sợ hãi vào quên lãng. Và để giữ cho nỗi lo sợ đó không có cơ hội xuất hiện trở lại, ta vùi đầu vào hoạt động nhộn nhịp của đời sống thậm chí có nhiều người buông thả cho ma tuý, thuốc lá hay rượu. Những người khác cố gắng một cách khiêm cưỡng để trở thành người tốt hơn… hoặc xấu hơn. Đáng lẽ chúng ta phải tự giải quyết những vấn đề của chính mình, chúng ta lại phóng chiếu những vấn đề của chúng ta lên một người khác. Như vậy, chúng ta hao phí một lượng lớn năng lượng để bóp nghẹt cảm giác đau đớn, đồng thời xóa cảm giác và các biểu hiện của chính chúng ta lúc đó. Chúng ta tin rằng làm như thế là không còn đau đớn bất ổn nữa, nhưng thực ra đó chỉ là một cách tự lừa dối mình. Chúng ta phủ nhận cái giá phải trả, vậy mà cái giá đó lại chính là sự sống của chúng ta.

Tôi nghĩ rằng cách duy nhất để chấm dứt và hóa giải nổi đau đó là chính là làm cách nào để ngăn chặn dòng năng lượng chứa nỗi đau ấy. Mỗi một sự khổ đau cho dù là thể chất, tình cảm hay tinh thần đều tương ứng với một dòng năng lượng đặc biệt đó. Đau đớn chỉ là một thành phần của dòng năng lượng ấy. Như vậy đau đớn chỉ là một nhân tố, nên khi phong tỏa năng lượng tiêu cực của nổi đau, sự giận dữ  hoặc sự sợ hãi, đồng thời chúng ta cũng ngăn chặn luôn năng lượng tích cực bao hàm trong đó có các mặt hoạt động thể chất, tình cảm và tinh thần.

Chúng ta cũng không còn ý thức được quá trình này vì chúng ta đã có thói quen như thế từ lúc còn trẻ thơ. Chúng ta đóng kín lại những vết thương của mình. Làm như vậy chúng ta cũng xây bức tường ngăn lối vào hạt nhân trung tâm của chúng ta, tại đó có quá trình sáng tạo. Từ đó, chúng ta đã hoàn toàn loại bỏ đời sống nội tâm phong phú ra khỏi ý thức hàng ngày của chúng ta và chỉ quan tâm tới đời sống xô bồ, hỗn loạn bên ngoài mà thôi.

TẬP HỢP CÁC GIAI ĐOẠN TÂM LÝ BỊ ĐÓNG BĂNG

Ngay từ tuổi thơ ấu, chúng ta đã bắt đầu kiềm chế nỗi đau rồi, thậm chí ngay cả trước khi chúng ta sinh ra, lúc còn là thai nhi nữa kia. Vì vậy, cứ mỗi lần chúng ta làm ngưng  dòng chảy năng lượng tiếp theo sau một sự cố đau đớn, chúng ta làm băng giá sự cố đó trong năng lượng và cả trong thời gian nữa, lâu ngày tạo ra một sự tắc nghẽn trong trường hào quang của chúng ta. Vì trường hào quang được tạo thành nhờ năng lượng ý thức, một sự tắc nghẽn được tạo ra bởi năng lượng ý thức bị đóng băng. Một phần tâm lý của chúng ta kết hợp với sự cố này cũng bị đóng băng ngay vào thời điểm ta đã hết đau đớn những nó vẫn tồn tại lâu dài mãi về sau. Chẳng hạn sự cố đau đớn xảy ra lúc ta mới một tuổi, phần tâm lý có liên quan không luôn luôn chỉ kéo dài một năm mà còn tác động mãi đến khi nào dòng năng lượng khác mạnh hơn giải tỏa được nó và làm cho chúng ta mới được lành hẳn bệnh.

Trong mỗi người chúng ta đều có những khối năng lượng ý thức bị đóng băng như vậy. Chỉ trong một ngày, có bao nhiêu lần con người ứng xử như một người trưởng thành? Có lẽ rất ít. Trong mối quan hệ giao tiếp hàng ngày của chúng ta với mọi người, có biết bao giai đoạn tâm lý bị ức chế và tác động vào, như vậy biết bao tình tiết khác nhau về tâm lý không ngừng can thiệp. Trong quá trình tương tác mãnh liệt, hết giai đoạn ức chế này đến giai đoạn ức chế khác can thiệp vào đã biến thực tại nội tâm của người trưởng thành trở nên bộ mặt của một cậu bé bị tổn thương trong quá khứ. Chính sự chuyển đổi tâm tính không ngừng này làm cho việc giao tiếp thông cảm giữa người và người càng khó khăn hơn.

Những tắc nghẽn tâm lý có nét đặc trưng đáng sợ là tự nó làm đông cứng lại một số năng lượng rồi dần dần tạo thành nhiều giai đoạn tâm lý bị đóng băng chồng chất lên nhau. Chẳng hạn năng lượng tâm trạng bị bỏ rơi. Để minh họa luận điểm này, chúng tôi nêu ra trường hợp của một thanh niên tên làMộng (trong thực tế cậu ta không tồn tại, nhưng câu chuyện của cậu ta gợi ra tình huống của nhiều bệnh nhân của chúng tôi, chúng tôi để Mộng xuất hiện trong cả phần này để chỉ ra rằng những gì xảy ra khi mới đẻ có thể tiếp tục được hình thành trong suốt cuộc đời, mà đó cũng có thể là cuộc đời của mỗi chúng ta).

Ngay từ lúc mới sinh, Mộng đã phải sống cách ly khỏi mẹ vì bà ta sinh khó và được gây mê phẫu thuật lấy con ra. Một năm sau, Mộng lại phải xa mẹ một lần nữa khi bà đến nhà hộ sinh để đẻ đứa thứ hai. Đứa bé vốn rất yêu mẹ, do hai lần bị xa cách nhau, cảm thấy mình bị bỏ rơi bởi người mà nó yêu quí nhất trên đời.Cứ thế về sau hễ thấy tín hiệu bị bỏ rơi là bé cảm thấy bị một sức mạnh tàn phá tâm hồn và thể chất của bé như lần đầu tiên vậy.

Từ một chấn thương tâm thần sâu xa như vậy, chúng ta thấy nổi lên một hình ảnh kết luận dựa trên trãi nghiệm, và ở đây là sự bỏ rơi theo logic của một đứa trẻ, trong tâm thức bé xuất hiện một hình ảnh có tính quyết định, đó là hình ảnh bị bỏ rơi: Nếu tôi yêu, tôi sẽ bị bỏ rơi”. Từ đấy trở đi, hình ảnh quyết định đó sẽ can thiệp vào những tình huống tương tự. Tất nhiên, chỉ mới một tuổi Mộng không ý thức được sự suy luận này. Nhưng chấn thương tâm thần đó đã trở thành một thực thể trong niềm tin vô thức của bé. Trong tâm lý của nó hai sự kiện cũ có liên hệ tới giai đoạn mà mẹ của Mộng cư xử với nó. Khi nó được mười tuổi, mẹ bé lại xa bé để đi nghĩ hè và tức thì trong tâm thức của bé, hai biến cố ngày trước lại liên kết với biến cố chia ly hiện tại. Khi có một tình huống tương tự như vậy xảy ra, hình ảnh quyết định ngày trước lại chi phối lối ứng xử của bé làm cho bé có cách ứng xử không tương xứng theo tình hình thực tại, tạo ra một loạt phản ứng về cảm xúc rất sai biệt với hoàn cảnh thực tế.

Chúng ta sẽ nhận thấy những hình ảnh quyết định cách ứng xử của chúng ta, và có xu hướng tái tạo các chấn thương tâm thần tương tự như lúc ban đầu. Chẳng hạn như trường hợp bé Mộng nói trên sau này khi trưởng thành, tự trong thâm tâm, cậu sẽ có cảm tưởng trong một hoàn cảnh nào đó bị vợ hoặc người yêu của cậu sẽ bỏ rơi cậu. Vì cậu ta chuẩn bị sẵn sàng tư thế chờ đợi mình bị bỏ rơi nên cậu sẽ đối xử với vợ mình hay người yêu của mình như đối với người sẵn sàng bỏ rơi mìnhCậu luôn đòi hỏi họ phải biểu hiện liên tục tình yêu đối với cậu hoặc cậu kết án họ khi sắp đoạn tuyệt với cậu. Một sự khiêu khích vô ý thức như vậy có thể dẫn đến hậu quả không thể sữa chữa được. Sự thật và là vấn đề nghiêm trọng của Mộng, là tự coi mình như đáng bị bỏ rơi, và kết quả là cậu bị bỏ rơi thật.

Như chúng ta sẽ thấy, không bao giờ được đánh giá thấp sức mạnh những hình ảnh quyết định ấy. Chỉ có phát hiện được chúng, chúng ta mới tìm cách khắc phục và hướng đến con đường sức khỏe và hạnh phúc. Vậy mà, các hình ảnh tai hại ấy chất đầy trong tâm thức của chúng ta, kết tinh lại thành những tình tiết tâm lý đóng băng trong chúng ta. Do đó, mỗi người cần cố gắng tẩy sạch những hình ảnh đau thương ấy đang tồn tại trong mỗi người chúng ta.

Để dựng nên một hình ảnh có tính quyết định như vậy, năng lượng bị phong tỏa phải được kết tụ dần dần và thật là sai lầm khi nghĩ rằng các chấn thương tâm thần xảy ra rời rạc cách xa nhau về thời gian thì cũng cách xa nhau về mặt cảm xúc. Thật vậy, mỗi phần nhỏ của các tập hợp tâm lý bị đóng băng là một mãnh năng lượng có ý thức bị hóa đá do biến cố đau thương trong quá khứ tạo nên, nhưng trên thực tế cho dù một trãi nghiệm đã qua, nhưng các trãi nghiệm có liên hệ vẫn gắn kết với nhau dù cho có sự xa cách về thời gian.

Do đó, việc chữa bệnh đầu tiên là phải giải phóng một giai đoạn nhỏ trong tổng giai đoạn của tâm lý bị đóng băng và đến lượt nó giải phóng tiếp các giai đoạn tâm lý bị đóng băng còn lại. Trở lại câu chuyện của cậu Mộng, cứ mỗi lần được giải phóng khỏi năng lượng bị đóng băng, cậu cảm thấy như được sống lại vào thời điểm biến cố đau thương xảy ra trước đó. Chẳng hạn lúc cậu ba mươi tuổi, có người ta giải phóng năng lượng bị đóng băng cho cậu, cậu cảm nhận tình huống lúc cậu mười tuổi và cứ thế khi giải tỏa nỗi đau thương của cậu lúc mười tuổi, cậu lại trở về tâm trạng lúc mới một tuổi…

Cứ mỗi lần năng lượng được giải phóng hòa nhập  vào trường năng lượng của con người nối kết với tiến trình sáng tạo của đời người thì đời sống sẽ thay đổi. Chính vì vậy đời sống của cậu Mộng sẽ được cải tạo nhờ vào sự tái cấu trúc mới, như vậy cuộc sống của cậu Mộng từ nay sẽ tham gia và hòa nhập vào cuộc sống hiện tại và tái nhập vào quá trình sáng tạo.

Cậu trở nên lạc quan yêu đời, cậu thôi chán nản và có một cố gắng vô thức để người ta quan tâm đến cậu, khác khi trước cậu ta sẽ tự lo cho mình trong niềm tin là mọi người đều quan tâm đến cậu và sẵn sàng nhận trách nhiệm vì cậu biết rằng kể từ nay cậu đủ khả năng và xứng đáng tìm được một người bạn đời mới. Một khi đã có mối liên hệ mới này với bản thân, Mộng có thể làm cho một cô gái, không có cảm nhận bị bỏ rơi người yêu mình, từ đó hai người tạo nên một tình yêu vững bền. Dĩ nhiên là cậu sẽ gặp nhiều trắc trở trước khi cậu gặp được người phụ nữ của đời mình.

ĐAU THƯƠNG DO TIỀM THỨC ĐỂ LẠI

Nhờ có sự hồi tưởng về quá khứ qua thôi miên người ta đã nghiên cưú nhiều về tiềm thức. Các cuộc nghiên cứu này nhằm tìm hiểu nguồn gốc của nỗi đau tâm lý kinh niên là các trãi nghiệm đã xảy ra trong tiềm thức. Người ta có thể đọc một báo cáo chi tiết về những trãi nghiệm đó trong công trình của Roger Woolger “Other lives, other selves” (Những cuộc đời khác, những thân phận khác). Người ta tường thuật lại khá tỉ mỉ về vấn đề này. Theo phương pháp chữa bệnh hồi tưởng về tiềm thức do ông đề xướng thì một khi người bệnh được sống lại và được chữa lành bệnh đã mắc phải trong quá khứ làm cho bệnh nhân có thể lành một số bệnh tương tự trong hiện tại này mà những phương pháp trị liệu khác đành bó tay.

Các giai đoạn tâm lý bị đóng băng cũng bao gồm cả tiềm thức, chúng xích lại gần nhau bởi tính giống nhau của năng lượng, và vì không bị tách rời bởi thời gian chúng được gắn kết với các giai đoạn của mọi cuộc đời của chúng ta. Tất nhiên, để với tới được một giai đoạn bị đóng băng của một tiềm thức cần phải có một năng lượng mạnh hơn vì nó đã có từ quá lâu và mang nặng các sự cố sau đó, nhưng người ta vẫn đạt được kết quả sau các buổi chữa bệnh. Việc này sẽ được thực hiện khi người bệnh đã sẵn sàng.

Theo sự quan sát của chúng tôi trong thời gian qua, các chấn thương tâm thần của một tiềm thức bao giờ cũng là nền tảng cho các bệnh mạn tính khó điều trị trong hiện tại. Khi áp dụng Năng lượng Cảm xạ can thiệp vào để loại bỏ từng phần những chấn thương tâm thần gần đây nhất, người ta thấy nổi lên bề mặt xưa cũ là chấn thương đã được điều trị nhưng chưa hoàn toàn bị loại bỏ. Kỹ thuật chữa bệnh này đem lại một sự thay đổi toàn thể đời sống của bệnh nhân hơn là về mặt sinh lý, vật lý. Việc giải tỏa một chấn thương từ tiềm thức bằng cách hướng dẫn họ luyện tập Rung động thư giãn và Vô thức trị liệu bao giờ cũng kéo theo những thay đổi lớn. Hình thức điều trị này, quan trọng là đã làm cho bệnh nhân thiết lập nhằm khơi dậy được mối liên hệ trong sáng của một giai đoạn tiềm thế bị đóng băng với các hoàn cảnh hiện tại, để từ đó có thể tiến tới giải phóng toàn bộ trạng thái tâm lý có vấn đề trong hiện tại.

NGUỒN GỐC CỦA KHỔ ĐAU VÀ VẾT THƯƠNG ĐAU ĐẦU ĐỜI

Theo quan niệm của tôi, nguồn gốc của khổ đau được giấu kín sâu xa hơn là năng lượng bị ngăn chặn bởi nỗi đau đớn về thể chất của tiềm thức tạo nên. Đó là do ta tin rằng mỗi người trong chúng ta đều cách biệt với người khác và vũ trụ. Nhiều người trong chúng ta tưởng tượng rằng cái giá phải trả cho sự cá biệt hóa là sự chia ly. Chúng ta tự tách mình ra khỏi mọi thứ, bao gồm cả gia đình chúng ta, bạn bè, các nhóm, tổ quốc, các dân tộc và cả hành tinh của ta nữa. Chúng ta định nghĩa quan niệm tách ra đó bằng từ sợ hãi”, vậy mà sự sợ hãi lại là mẹ đẻ ra mọi xúc cảm tiêu cực”. Một khi chúng ta đã tạo ra các xúc cảm tiêu cực đó, chúng ta tự tách mình ra, và bằng quá trình này làm tăng thêm nỗi đau và ảo tưởng của ta cho đến khi các nút dây của phản ứng tiêu cực này được gỡ ra hoặc bị đảo ngược lại bởi sự chữa trị cá nhân. Đề nghị của của tôi là phải làm sao lật ngược cái vòng lẩn quẩn bằng cách sống một cuộc đời thanh thản, thoải mái, lạc quan và trong sáng trong mọi tình cảm và quan hệ ở đời. Bí quyết để đạt tới điều đó là tình yêu thương và mối liên hệ với những gì hiện hữu trên đời này.

Tình yêu thương” là bằng chứng cho sự liên hệ của ta với năng lượng và vũ trụ, năng lượng có mặt mọi nơi, trong mọi thứ, ở bên trên chúng ta, bên dưới chúng ta, quanh ta và trong ta. Ánh sáng lung linh diệu kỳ đó tồn tại và hiện diện trong mỗi người chúng ta, là tâm thức của ta. Nó là đại diện nhân cách của ta.Bao giờ chúng ta thực sự nối kết được với năng lượng của vũ trụ và tâm thức ta, bấy giờ chúng ta được hoàn toàn có cuộc sống bình thản, tự do và an lạc.

Chuyên gia Cảm xạ Dư Quang Châu

Nguồn: Cảm xạ học

“Bản ngã giả tạo” nhằm che dấu vết thương lòng

Mỗi người chúng ta khi mới sinh ra tâm thức còn rất gần với sự minh triết và nhờ có năng lực tinh thần đó giúp tạo ra tình cảm an toàn và đầy kinh ngạc thán phục. Trong quá trình trưởng thành thì mối liên hệ giửa ta với tâm thức dần dần mờ nhạt và thay thế vào đó là sự bảo vệ một cách an toàn của bố mẹ hoặc bà con họ hàng. Họ dạy bảo cho ta biết về cái thiện, cái ác, cái tốt, cái xấu, về cách phải quyết định, hành động và phản ứng như thế nào cho mỗi hoàn cảnh cụ thể. Rồi mối liên hệ với tâm thức được nới lỏng và dần dần mất hẳn, và tâm thần trẻ thơ của chúng ta cố gắng một cách vô vọng thay thế cái minh triết nguyên thủy bẩm sinh bằng bản ngã hoạt động. Khốn thay các tiếng nói của bố mẹ dù ở bề mặt hay trong nội tâm đều là chưa đủ, đó chỉ là phần bề mặt bên trên chưa đủ thay thế tâm thức và vì vậy người ta phải tạo ra một bản ngã giả tạo.

 

Cái bản ngã giả tạo là sự cố gắng đầu tiên của chúng ta để dựng lại tâm thức của ta. Ta dùng phương cách ấy để diễn tả rằng “ta là như thế”. Chúng ta mang một bản ngã giả tạo để làm vừa lòng thiên hạ, để họ chấp nhận và đem lại an toàn cho ta. Với bản ngã giả tạo, ta cố gắng dựng nên mối quan hệ với người khác bởi vì đó là việc “phải” làm, nhưng cố gắng đó không có tầm sâu. Bởi vì nó phủ nhận bản chất thực của nhân cách, nỗi sợ hãi và các tình cảm tiêu cực của chúng ta.

 

Mặc dù chúng ta cố gắng để tạo cho được bản ngã giả tạo nhưng cuối cùng vẫn thất bại vì nó không thể đem lại cảm nhận an toàn chân thật trong nội tâm mà ta hằng mong tìm kiếmThực ra, nó làm nảy sinh trong ta cái cảm tưởng lừa bịp, bởi vì chúng ta cố gắng biểu hiện một lòng tốt thường trực trong khi nó thực sự chỉ có ở từng lúc lẻ tẻ. Cảm nhận sự giả dối đó càng làm tăng nổi sợ của chúng ta. Và chúng ta liền tăng gấp đôi sự cố gắng để tuân theo tiếng nói của bố mẹ trong nội tâm một cách vô ích. Sợ hãi lại càng tăng hơn, trước một sự đánh cuộc không thể thắng, tạo ra thực sự một vòng xoắn, một cảm giác của lừa bịp và sợ hãi. Nó từ chối vai trò của khổ đau và giận dữ vì nó phủ nhận chân ngã đích thực. Bản ngã giả tạo muốn bảo vệ chủ thể khỏi chịu trách nhiệm về hành vi hoặc tư tưởng xấu của mình.

 

Đối với bản ngã giả tạo, khổ đau và giận dữ không phải là thành phần của chân ngã và do đó ta chẳng có trách nhiệm gì, bản ngã giả tạo vẫn ở đó để bảo vệ con người bằng cách vứt bỏ trách nhiệm về mọi cử chỉ, ý nghĩ và hành động tiêu cực. Đó chỉ là một sự giả tạo và cự tuyệt. Nó từ chối vai trò người che dấu nỗi đau và giận dữ, bởi vì nó phủ nhận sự tồn tại nội tâm của nhân cách.

 

Đối với bản ngã giả tạo của chúng ta, nỗi đau và giận dữ chỉ tồn tại ở ngoài nhân cách. Chúng ta không có trách nhiệm gì. Mọi nhân tố tiêu cực là lỗi của người khác, chúng ta chê trách họ đồng thời trút lên họ sự giận dữ và nỗi đau.

Cách duy nhất để duy trì sự giả dối này là chúng ta không ngừng “tự giới thiệu mình là người tốt”.Trong thâm tâm, chúng ta khó lòng chiụ đựng được cái áp lực thường xuyên mà ta tự đặt cho mình.Chúng ta thử cuộc chơi, nếu không thành công ta phải chứng minh làm sao là mình đúng và người khác sai.

 

Chúng ta khó chấp nhận cách sống phải tuân theo các quy định của người khác: Đó là một nhiệm vụ rất to lớn, chúng ta thích hành động theo bản năng. Sự mệt nhọc rồi giận dữ đến với chúng ta, mặc kệ chúng ta xổ ra những lời phàn nàn và lên án chúng ta làm việc xấu. Năng lượng để giữ cái bản ngã giả tạo rồi sẽ đánh (tác động) vào người khác và cả các điều này chúng ta cũng phủ nhận vì chúng ta cần được an toàn bằng bất gì giá nào và bằng cách chứng minh ta là người tốt. Chúng ta hoán chuyển năng lượng xấu của ta sang người khác, ta nói hắn “thiển cận, nông cạn…” đó là lối thoát ra của lời nói nhằm làm cho nhẹ nhõm, một sự an ủi, có một cái gì đó làm ta thích thú khi ta trút cái tiêu cực sang người khác. Người ta gọi đó là sự thích thú tiêu cực” được sinh ra từ “cái ngã thấp hèn”.

 

NIỀM VUI TIÊU CỰC VÀ BẢN NGÃ THẤP HÈN

 

Bạn hãy giữ lại cái kỷ niệm về sự vui sướng khi cảm nhận được lúc mà bạn thực hiện một hành động tiêu cực. Vả lại, mọi hành động đều cần năng lượng tích cực hay tiêu cực, và là cái nguồn của vui sướng vì nó giải phóng một năng lượng được tích tụ từ bên trong ta.

 

Lúc năng lượng đầu tiên được giải phóng dù bạn có cảm nhận đau đớn, thì bao giờ theo sau đó cũng là vui sướng, bởi vì đồng thời với đau đớn năng lượng sáng tạo được giải phóng, điều này luôn là cảm giác dễ chịu.

 

Niềm vui tiêu cực” bắt nguồn từ “cái ngã thấp hèn” của ta, cái phần bản ngã mà đã từ lâu ta quên hẳn. Đó là một thành phần trong toàn bộ tâm thần của ta được nảy sinh trong quá trình sống tiêu cực, xa lìa mọi người từ đó tạo nên hệ quả là nó phản ứng lại. Cái ngã thấp hèn của chúng ta không phủ nhận tiêu cực mà còn thích thú và tìm kiếm nó. Cái ngã thấp hèn đó còn lương thiện hơn cái bản ngã giả tạo, nó bảo vệ những ý định tiêu cực và không hướng về một đức tính tốt vì nó không thực hiện được. Nó hành động công khai một cách ích kỷ như muốn nói: “Tôi lo cho tôi chứ không phải lo cho anh”. Đó là hậu quả của lối sống cô lập, ích kỷ cá nhân. Nó luôn tìm kiếm những niềm vui tiêu cực. Không phải nó không biết có đau đớn trong nhân cách, bởi vì dự hướng của bản ngã thấp hèn là sống cô lập, hành động theo sở thích và chẳng bao giờ cảm thấy đau khổ.

 

HÃY HƯỚNG VỀ BẢN NGÃ CAO THƯỢNG

 

Chắc chắn rằng trong quá trình phát triển, toàn bộ tư tưởng tình cảm của ta không hoàn toàn tách khỏi tâm thức tốt lành ban đầu. Vẫn còn sót lại một thành phần trong sáng dễ thương không thể nào mất được. Đó chính là thành phần được nối kết với ánh hào quang siêu nhiên mà thiên nhiên ban cho mỗi người chúng ta. Thành phần này rất khôn ngoan, yêu mến mọi người và can đảm, rất gần với quyền năng của vũ trụ, nhờ đó mà ta hưởng được nhiều sự tốt lành may mắn trong đời sống. Đó là phần bản ngã làm cho ta không thể bị vong thân được.

 

Mỗi lúc có hoà bình, vui sướng sự hoàn thành nhiệm vụ cuộc đời chúng ta thì đó là biểu hiện của cái cao thượng của ta theo nguyên lý sáng tạo. Khi bạn tự hỏi cái ý nghĩa: Ta đích thực là ai?” hay “Cái ngã đích thực là ai?”, thì chính lúc đó bạn có câu trả lời vì đó là biểu hiện của bản chất đích thực của bạn. Bạn hãy biết rằng cái mặt tiêu cực của cuộc đời bạn không thể là cái biểu hiện cái không phải là bạn.

 

Bản ngã cao thượng hướng đến chân lý, cảm thông, kính trọng biểu lộ được con người thật của bạn và hoà nhập với vũ trụ.

 

Sự khác nhau căn bản giữa “cái ngã cao thượng”, “cái ngã thấp hèn” và “bản ngã giả tạo” chính là ở ý định thầm kín của mỗi người và tính chất của năng lượng xuất phát từ ý định đó.

 

Hầu như đa số hành động của con người tùy thuộc vào ý nghĩa khác nhau của chúng. Lời nói của chúng ta xuất phát từ ba nguồn gốc: bản ngã cao thượng, bản ngã thấp hèn, hoặc bản ngã giả tạo và mang nhiều ý nghĩa khác nhau.

Khi bản ngã cao thượng thực sự muốn nói: “Chúng ta là bạn bè thân thiện”, thì bản ngã giả tạo lại nói: “Chúng ta là bạn khi mà tôi là người tốt và anh đừng nghi ngờ cái ảo ảnh nầy”, trong khi bản ngã thấp hèn lại nói: “Chúng ta là bạn bè thân thiện vì tôi muốn thế. Sau đó hãy thận trọng, tôi đối xử tốt với anh là nhằm vào điều tôi mong đạt được và để tránh những tổn thất. Nếu anh lấn sân hoặc cản đường tôi, tôi sẽ loại trừ anh!”. (Trong trường hợp này có ý nghĩa là: Mọi biện pháp đều tốt để nhằm ngăn chặn đối thủ hoặc bằng sự im lặng, sự tranh luận, việc sử dụng sức mạnh và thậm chí cả bạo lực).

 

Kinh nghiệm bản thân đã dạy tôi biết rằng sự mất cân bằng thường xuyên là do hệ thống bảo vệ quen thuộc hàng ngày tác động lên trường năng lượng của ta là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến khổ đau và bệnh  tật trong con người chúng ta.

Đến phần mô tả về trường năng lượng của con người, chúng ta sẽ hiểu rõ vì lý do nào hệ thống bảo vệ hàng ngày của ta bị mất cân bằng và dẫn đến sự rối loạn chức năng của các trường năng lượng, rồi lần lượt bệnh tật có điều kiện bộc khởi trong cơ thể chúng ta. Các sơ đồ bảo vệ xuất hiện trong các trường như một hệ thống bảo vệ năng lượng, sự mất cân đối trong hệ thống bảo vệ hàng ngày của ta được xem như là một hệ thống luôn được cần đến cho bản ngã giả tạo.

Cũng vì hệ thống bảo vệ này mà chúng ta càng vùi sâu vào nỗi đau và sự giận dữ đồng thời chúng ta càng khép kín tình cảm tốt đẹp của ta. Nỗi buồn phiền sinh ra, đời sống trở nên nhàm chán, làm ta thất vọng và lần lần dẫn đến thất bại. Chúng ta rơi vào vòng lẩn quẩn quen thuộc, không có khả năng tạo dựng những gì chúng ta mong muốn trong cuộc đời. Thân xác cũng bị đau đớn, chúng ta bắt đầu mất lòng tin vào cuộc sống. Khi ta tìm cách chôn vùi nổi khổ đau cũng là lúc ta chôn vùi cái nhân tâm thức tốt lành ban đầu của ta. Chúng ta quên mình là ai và hoàn toàn đánh mất bản chất của sự sống. Chúng ta không còn liên hệ với các năng lượng chủ yếu tạo nên đời sống cho ta nữa…

 

Kết luận: Bảo vệ hoặc phủ nhận vết thương lòng chỉ càng làm tăng thêm nổi khổ đau

 

Bản ngã giả tạo càng làm biến dạng các hành động bật ra từ tâm thức thì chúng ta càng dùng lời chê trách để chứng minh hành động của ta là đúng. Chúng ta càng phủ nhận cái ngã thấp hèn bao nhiêu thì chúng ta càng làm suy yếu đi khả năng của ta bấy nhiêu. Càng cự tuyệt lại nguồn năng lực sáng tạo của tâm thức, ta càng cảm thấy nỗi khổ đau và bất lực nặng nề thêm. Cái vòng lẩn quẩn này ngày càng lớn lên, thì nỗi khổ đau hay còn gọi là vết thương lòng càng trầm trọng hơn. Nỗi khổ đau này nặng nề đến nỗi làm cho ta khiếp sợ và sẵn sàng vái lạy tứ phương để cầu được che chở. Rồi sau đó trí tưởng tượng của ta biến nó thành nỗi dằn dặt bức xúc. Ta càng muốn tránh xa nó, vết thương lòng càng bị chôn vùi và vượt qua tầm kiểm soát của chúng ta.

 

Với kinh nghiệm của một chuyên gia Cảm xạ, chúng tôi tin chắc rằng trong khi tìm cách tách xa nỗi đau trong lòng bằng hình thức bảo vệ quen thuộc hàng ngày, vô tình chúng ta càng đưa vào cuộc đời và cơ thể mình thêm khổ đau dằn dặt và bệnh tật ngày càng trầm trọng hơn.

 Bác sĩ Dư Quang Châu

Nguồn: Cảm xạ học