Góc cảm nhận

Nơi chia sẻ của khách hàng - những người bạn đã đồng hành và sử dụng sản phẩm của Khai Phá Bản Thân

Xem thêm

Kết nối

Góc chuyên gia

Kenichi Ebina: Bước nhảy ma thuật

Mỗi người đều có một giấc mơ “crazy” của riêng mình. Tôi muốn trở thành một vũ công hip pop nổi tiếng. Còn bạn thì sao???


Đó chính là Kenichi Ebina – vũ công vĩ đại của thế kỷ 21 đấy các bạn! Nhìn thấy phong cách cũng như tài nghệ của anh, chắc hẳn các bạn sẽ phải rất kinh ngạc. Nhưng sẽ còn nhiều điều thú vị và đáng khâm phục hơn, đó là, tất cả đều do anh tự học hỏi và chuôi rèn niềm đam mê của mình!!!

Nào, chúng ta hãy cùng thưởng thức màn trình diễn ấn tượng này nhé!!!
 Kenichi Ebina là một vũ công bậc thầy của tất cả các thể loại nhạc freestyle như HipHop, Poppin’, Mime, House, Jazz, Ethnic và Contemporary. Với niềm đam mê cháy bỏng của mình, anh phát triển khả năng điều khiển cơ thể cùa mình, biến những điều không tưởng thành hiện thực tuyệt vời. Những bước nhảy nhanh nhẹn, linh hoạt, cực kỳ mạnh mẽ nhưng cũng không kém phần uyển chuyển. Anh thách thức giới hạn cơ thể của con người.
 
Năm 2001, anh được vinh dự trở thành vũ công Nhật Bản đầu tiên và duy nhất bước lên bục quán quân giải “Amateur Night” tại nhà hát Apolo. Thành công tiếp nối, anh trở thành vũ công vĩ đại vào năm 2007 sau 7 lần liên tiếp quán quân trong cuộc thi “Showtime at Apolo”. Kể từ sau đêm diễn solo chính thức tại Kennedy Center, Washington DC đầu năm 2008, Kenichi Ebina được vinh dự biểu diễn những show độc quyền cho những nhân vật tên tuổi như : Madonna và gia đình hoàng gia ở Morocco. Những show diễn dần trải dài từ Nam chí Bắc.
Không những thành công trên con đường sự nghiệp vũ công solo của mình, Kenichi Ebina còn được biết đến “gần xa” với cương vị là một biên đạo múa, một giáo sư dạy hiphop, đặc biệt hơn, người sáng lập nhóm nhảy huyền thoại BiTriP (Bi-Triangle Performance).
Không chỉ làm “say đắm” hàng ngàn con tim yêu nghệ thuật bởi những động tác độc đáo và chuẩn xác đến từng milimet, Kenichi Ebina còn khiến khán giả của mình “cười đến chảy nước mắt” bởi những câu chuyện hài dí dỏm được lồng một cách tinh tế vào đó.
Sự nghiệp của Kenichi Ebina sẽ còn vang mãi bởi con tim anh luôn cháy bỏng đam mê!!!
Hy vọng món quà tinh thần cuối tuần này sẽ giúp cho các bạn có thêm nhiệt huyết để làm những công việc mình yêu thích nhé. Và hãy nhớ, nếu bạn có ước mơ, hãy bằng mọi giá biến ước mơ đó thành hiện thực các bạn nhé.
 ——————-
Các video đẹp mắt khác:
——————
Nguồn: TED.com
Người viết: Lilly Việt Thảo

Làm chủ cảm xúc của bạn

Trong cuộc sống giữa đời thường, với bao nhiêu là bận bịu, ưu tư, lo toan mà bạn cần phải giải quyết, phải phấn đấu để vượt qua. Đôi lúc có những vấn đề bất như ý đến với ta, nếu ta không có đủ sức chịu đựng và sự vững tâm thì chúng ta sẽ ngã đổ ngay bất cứ lúc nào. Những lúc mà tâm tư của bạn, cảm xúc của bạn cảm thấy bất an, chán nản và thất vọng là những lúc mà bạn cần phải rất cẩn thận để gìn giữ lấy mình.

Những lúc như vậy, bạn cần phải có sự bình tĩnh, tỉnh táo để thấy rằng mình đang có những cảm xúc khó chịu, bất an và vận dụng những phương pháp thiền tập, những lời Phật dạy để giúp mình đi qua những giai đoạn khó khăn như vậy. Ai cũng có những lúc khó khăn, xung đột trong tâm thức như vậy cả. Và mỗi lần ta vượt qua những khó khăn đó thì ta sẽ có thêm kinh nghiệm và lớn khôn lên với chính mình. Vậy bạn hãy thực tập làm sao để bạn có thể làm chủ cảm xúc của mình trong những lúc khó khăn là điều rất quan trọng.

Đây là một vài kinh nghiệm trong sự tu tập có thể giúp bạn trong những lúc bạn cảm thấy yếu đuối, bất an.

Những lúc ta lâm vào các trạng thái thất vọng, chán nản, lo lắng, hoặc giận hờn, chúng ta có cảm tưởng như là mình đi ngang qua một cơn bão tố. Lúc đó ta thấy mình như là một thân cây đang đứng trong cơn lốc. Nếu nhìn lên ngọn cây bạn sẽ thấy cành lá oằn oại như có thể bị gãy ngã hoặc cuốn theo cơn lốc bất cứ lúc nào. Nhưng nếu bạn nhìn xuống thân cây – nhất là cội cây – và biết rằng các rễ cây đang bám rất vững chắc trong lòng đất thì lúc đó bạn sẽ thấy thân cây vững chãi hơn và bạn sẽ an tâm hơn. Thân và tâm của chúng ta cũng vậy. Trong cơn lốc của cảm xúc, nếu bạn biết dừng lại và làm chủ cảm xúc của mình thì những cảm xúc kia sẽ qua đi mà không gây tác hại cho bạn. Những lúc như thế, bạn nên rời ngay khỏi vùng bão tố, tức là những suy nghĩ, lo toan của tâm trí và di chuyển sự chú tâm định xuống nơi bụng của bạn rồi bạn thực tập theo dõi hơi thở: Thở những hơi thật sâu và thật chậm, chú ý đến sự vào ra, phồng lên và xẹp xuống của bụng bạn. Thực tập như vậy trong vòng một vài phút, bạn sẽ thấy rất vững vàng và định tĩnh trở lại. Bạn không chỉ là cảm xúc khó chịu mà thôi, cảm xúc khó chịu đến rồi đi chứ không hề tồn tại lâu dài, và bằng sự thực tập của bạn, ban sẽ khôi phục lại con người của bạn. Bạn sẽ lấy lại sự bình an, định tĩnh một cách dễ dàng.

Dưới sự trấn ngự của cảm xúc, nếu bạn không biết trở về để làm chủ cảm xúc của mình thì bạn sẽ có cảm tưởng rất mong manh, dễ tan vỡ và bạn có thể đánh mất sự trầm tĩnh và bình an của bạn một cách dễ dàng. Có nhiều người vì không biết xử lý những cảm xúc mãnh liệt của họ nên khi khổ đau quá – do thất vọng, sợ hãi hay giận dữ – họ nghĩ rằng phương pháp duy nhất để chấm dứt khổ đau là chấm dứt cuộc đời họ, hoặc là sự buông xuôi mặc cho hoàn cảnh đưa đẩy đến đâu thì đến. Nghĩ như vậy thì rất là tai hại và nguy hiểm. Họ đã quên mất rằng: Chính mình là người chịu trách nhiệm các hành vi của mình, là chủ nhân của cuộc đời mình.

Vì vậy, lúc bị những cảm xúc mạnh trấn ngự thì bạn hãy nên bình tĩnh để giữ gìn, chăm sóc cảm xúc của mình. Bạn hãy thực tập thở như phương pháp ở trên. Bạn có thể đi vào trong phòng riêng của bạn, ngồi xếp bằng trong tư thế hoa sen (kiết già hay bán già) một cách vững chãi – hoặc giả lúc đó bạn đang rất yếu đuối, mệt mỏi thì bạn có thể nằm xuống giường – để thực tập quán niệm về hơi thở, về cảm xúc của bạn. Bạn chú tâm theo dõi sự vào ra của hơi thở và sự phồng lên xẹp xuống của bụng mình bằng tất cả sự thương yêu và ý thức của bạn. Thực tập như vậy, dần dần bạn sẽ đi ra khỏi vùng bão tố, cho đến khi tâm hồn bạn lắng dịu, nhẹ nhàng, tức là bạn đã thành công. Đây là phương pháp mà kinh thường gọi là Quán niệm về hơi thở, rất mầu nhiệm và thực tiễn, có khả năng giúp chúng ta khôi phục lại chính mình và làm chủ cảm xúc của mình một cách nhanh chóng.

Thực tập hơn thở ý thức, giúp chúng ta lấy lại sự định tâm, lắng dịu và an lạc của tâm hồn và nhất là giúp ta trong những lúc bất an, khó chịu. Thấy được như vậy thì bạn nên thực tập quán niệm về hơi thở mỗi ngày, không nên đợi đến khi có tâm trạng bất an, khổ đau rồi mới thực tập. Bạn hãy thực tập hàng ngày để có thói quen tốt và chính nhờ công phu thực tập đó nên mỗi khi có cảm xúc bất an, khó chịu và đau khổ đến, bạn sẽ tự nhiên biết cách để điều phục chúng một cách dễ dàng.

Hạnh phúc hay khổ đau, tất cả đều do bạn, nhưng tôi sẽ không vui chút nào khi thấy bạn khổ đau. Vì vậy tôi chúc bạn tu tập thành công để có hạnh phúc trong cuộc sống.

http://www.discovery-vn.com/upload/news/oanhnt/2010/04/hoasen2_crop.jpg

Trích SỐNG TỈNH THỨC TRONG CUỘC ĐỜI

Tu Viện Kim Sơn ấn hành năm 2003 – Phật lịch 2547

Thích Nhuận Hải

Phát huy tối đa năng lực bản thân

“Người Hy Lạp cổ xưa đã định nghĩa về hạnh phúc, đó là: hãy phát huy tối đa khả năng của bản thân, để vươn tới tầm xuất sắc.”

John F. Kennedy

Cậu bé Elon Graham mười bốn tuổi, sống cùng với mẹ ở Berkeley, bang California, Mỹ. Ngay từ khi còn nhỏ, cậu đã tỏ ra không thích những món thức ăn nhanh mà mẹ cậu thường mua về. Khi mới bốn tuổi, cậu đã đòi mẹ phải nấu những bữa ăn có rau cải xanh; và khi lên bảy tuổi, cậu đã luôn cùng mẹ làm món rau xà lách trộn dầu giấm để cả nhà dùng vào bữa tối.

Mới đây, cậu bé đã nảy ra ý tưởng viết sách nấu ăn dành cho thiếu nhi. Cậu đã mày mò thử nấu đủ các món ăn khác nhau, và mẹ cậu thì đứng bên cạnh để ghi lại các công thức chế biến của cậu. Mới mười bốn tuổi, cậu đã bán được những cuốn sách viết về ẩm thực, chế biến món ăn, vì cậu mong muốn rằng, những bạn thiếu nhi khác cũng sẽ học được cách tự nấu những món ăn đơn giản ngay từ nhỏ.

Tôi biết Elon qua một bài giới thiệu ngắn gọn về em trên tờ báo địa phương San Francisco. Elon ước mơ sau này mình sẽ trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp. Chẳng phải thừa hưởng tài năng nấu bếp của bà hay mẹ, chính cậu bé với niềm say mê và quyết tâm đã sớm đặt ra cho bản thân một mục tiêu lớn trong cuộc đời để theo đuổi. Elon là một ví dụ sinh động cho chúng ta thấy cách làm thế nào để đóng góp khả năng của mình vào cuộc đời. Cậu bé đã rất may mắn khi tự phát hiện ra khả năng và niềm say mê của bản thân từ khi còn rất trẻ và đã được gia đình hết lòng khuyến khích, ủng hộ. Với một xuất phát điểm tốt đẹp như thế, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để hy vọng rằng, cậu bé sẽ còn tiếp tục gặt hái được nhiều thành quả mỹ mãn trong sự nghiệp của mình.

Những thiên tài toán học hay âm nhạc là những người có năng khiếu thiên bẩm mà ai cũng phải thừa nhận. Tuy nhiên, mỗi chúng ta lại không hề biết nhận ra những khả năng tiềm ẩn bên trong bản thân – mà bất kỳ ai cũng có: khả năng phân biệt điều thiện – ác, đúng – sai, khả năng thấu hiểu, yêu thương, cảm thông, động viên người khác…

Viện nghiên cứu thăm dò dư luận của Mỹ – Gallup, đã tiến hành một nghiên cứu về khả năng của con người, trên cơ sở lựa chọn ngẫu nhiên hai triệu người trên khắp thế giới. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mỗi người trong chúng ta có ít nhất từ năm đến sáu khả năng khác nhau, và nếu chúng ta biết nhận ra và phát huy chúng, thì chúng ta sẽ thành công hơn trong cuộc sống rất nhiều. Càng biết phát huy tối đa những khả năng của mình, chúng ta càng cảm nhận được sự mãn nguyện, hạnh phúc trong cuộc sống.

Nữ nhà văn viết truyện ngắn Flannery OConnor là một người đã chiến đấu không mệt mỏi với bệnh tật để hoàn tất những tác phẩm mà mình mơ ước. Cô mất khi mới 35 tuổi. Sinh thời, khi độc giả hỏi vì sao cô có thể viết được trong khi phải chống chọi với bệnh tật như vậy? Cô trả lời rằng: “Vì tôi yêu công việc của mình. Tôi biết tôi có khả năng viết truyện và tôi cố gắng phát huy nó trong từng giây phút của cuộc đời mình”. Bạn thấy không? Khi chúng ta biết cách phát huy tối đa khả năng của bản thân, chúng ta sẽ có cảm giác giống như một con ngựa đang phóng trên đường đua, có thể chạy nhanh hết mức có thể! Hơn thế nữa, khi biết phát huy tối đa khả năng của bản thân, chúng ta sẽ luôn cảm nhận niềm vui được sống, được cống hiến và vượt qua được nhiều thử thách khác, kể cả bệnh tật, như Flannery OConnor.

Chúng ta sẽ cảm nhận hạnh phúc trong bất cứ khoảnh khắc nào, một khi chúng ta ý thức được rằng mình đang nỗ lực phát huy tối đa khả năng. Sống như vậy thật là thú vị, như cậu bé Elon đã cảm nhận được điều đó khi cậu nấu ăn và thưởng thức các món ăn. Thế nhưng, thật đáng tiếc là, nhiều người trong chúng ta chẳng bao giờ trải nghiệm được niềm hạnh phúc đó. Bởi lẽ, chúng ta luôn tự cho rằng mình chẳng hề có khả năng gì cả. Nghĩ như vậy là hoàn toàn sai. Bất kỳ ai cũng có những khả năng riêng biệt, nhưng điều quan trọng là bản thân ta có cố gắng phát hiện ra được hay không mà thôi!

Khả năng đặc biệt của mỗi người, theo cách nghĩ thông thường, là khả năng xuất sắc trong toán học, thể thao, âm nhạc, văn chương,… Do đó, chúng ta đã lãng quên mất những khả năng khác cũng rất cần thiết cho cuộc sống. Chẳng hạn, khả năng tạo ra sự hòa hợp, thân ái giữa con người, khả năng hài hước, khả năng thuyết phục… Thế thì, tại sao chúng ta cứ luôn đề cao khả năng của người khác rồi lại tự coi rẻ khả năng của mình?

Khi tôi hai mươi tuổi, tôi chưa hề có ý thức gì về khả năng của mình. Tôi chỉ bắt đầu nhận ra khả năng của bản thân khi tôi làm công việc biên tập và tập tành viết sách. Bạn thấy đấy! Tôi là một người viết sách về đề tài sống đẹp, tôi biết mình không hề có khả năng về nghiên cứu khoa học như những nhà nghiên cứu nổi tiếng. Tôi cũng chẳng có khả năng sáng tác tiểu thuyết như những nhà văn. Thế nhưng, tôi vẫn có khả năng thấu hiểu người khác, khả năng học hỏi những kinh nghiệm sống khôn ngoan để chia sẻ với người khác… Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ để tôi nỗ lực phát huy tối đa những khả năng mình đang có và cảm thấy vô cùng hạnh phúc.

Tôi có một anh bạn là Jack – giám đốc phụ trách chi nhánh của một công ty lớn. Anh ta hỏi tôi về cách làm thế nào để có thể sống hạnh phúc, vì công việc hiện tại của anh thật là chán nản. Trước tiên, tôi khuyến khích anh nên dành thời gian đi nghỉ mát mỗi năm vài lần. Ngoài ra, anh nên dành thời gian tập thể dục đều dặn mỗi ngày, cố gắng đi làm về sớm hơn một chút và đừng nên ở lại công ty trễ quá! Jack đã làm theo lời khuyên của tôi, nhưng anh ta vẫn cảm thấy như mình sắp… chết đuối với công việc. Thế rồi, tình cờ tôi đọc cuốn sách “The Power of Full Engagement” (Sức mạnh của việc phát triển năng lực bản thân) của hai tác giả Jim Loehr và Tony Schwartz. Hai tác giả này chứng minh rằng, những người có thành tích cao trong cuộc sống đều là những người biết cách khai thác các sức mạnh thể chất, trí tuệ và cả cảm xúc của mình trong công việc. Nhờ đó, họ có thể vượt qua được những áp lực của công việc và tìm lại cho mình một sức sống mới, dù rằng họ vẫn làm việc vất vả chẳng kém ai!

Jack và tôi đã cùng nhau suy nghĩ về ý kiến mà hai tác giả đã đưa ra trong quyển sách đó. Như vậy, vấn đề mà Jack đang đương đầu không phải là chuyện sức khỏe hay áp lực công việc, mà rất có thể là do Jack chưa biết khai thác hết những khả năng của bản thân để hoàn thành công việc. Jack cần một công việc có nhiều thử thách hơn, chứ không phải là cần một công việc ít tốn thời gian hơn hay ít áp lực hơn. Công việc mới sẽ tạo động lực thúc đẩy Jack tự khai thác toàn bộ sức mạnh thể chất, trí tuệ và cả cảm xúc của mình để làm việc. Và rồi, Jack được tổng giám đốc thuyên chuyển sang làm việc ở một chi nhánh khác với áp lực công việc cao hơn. Từ lúc chuyển sang vị trí công tác mới, Jack đã hoàn toàn thay đổi cách nhìn nhận đối với công việc. Anh làm việc với một tinh thần hăng hái, biết tìm thấy niềm vui trong công việc và biết phát triển mọi khả năng của bản thân để có thể gặt hái thành quả mỹ mãn.

Câu chuyện của Jack thực sự là một minh chứng sống động cho sự mãn nguyện khi ta biết cách khai thác tối đa những khả năng của bản thân mình. Cả cơ thể, trí não, tâm hồn ta đều có khả năng làm việc. Vậy thì tại sao chúng ta lại chỉ khai thác cái này mà bỏ quên cái kia? Chẳng hạn, đến một ngày, bạn cảm thấy mệt mỏi với tất cả mọi thứ quanh mình: công việc, trách nhiệm, nghĩa vụ… Bạn muốn từ bỏ hết tất cả các mối quan hệ xã hội. Sở dĩ bạn rơi vào tình trạng như vậy do bạn chỉ chú trọng đến những áp lực từ đời sống thường nhật mà quên mất đời sống tinh thần của chính mình. Khi biết phát huy sức mạnh tinh thần, tâm hồn bạn sẽ trở nên thư thái, bạn sẽ cảm nhận được sự thú vị đến từ công việc cũng như từ các phương diện khác của đời sống.

Trước đây, tôi cũng không hề biết khai thác tối đa những khả năng của bản thân mình. Suốt hơn hai chục năm, tôi làm biên tập viên và cảm thấy hạnh phúc khi được làm công việc mình yêu thích. Nhưng rồi, có một khoảng thời gian tôi cảm thấy chán nản đối với công việc biên tập. Sau một thời gian dài lúng túng, mất định hướng, tôi quyết định rằng mình sẽ dành thời gian để làm một số công việc khác nữa, chẳng hạn: viết sách, tư vấn khách hàng… Nhờ vậy mà tôi đã khai thác được tối đa những khả năng của mình và cảm thấy hạnh phúc hơn!

Nếu không cảm thấy hài lòng với những gì hiện có, bạn có thể tự hỏi mình những câu hỏi như: Mình cần phải làm gì để có thể lấy lại được sức sống tươi mới cho bản thân? Mình có nhất thiết phải làm thêm một công việc mới mẻ nào đó để nâng cao kiến thức, học hỏi kinh nghiệm? Liệu mình đã sẵn sàng phát huy tối đa năng lực bản thân để tiếp cận với công việc mới hay chưa?

Phải gắn bó với công việc nào đó trong thời gian quá dài đôi khi cũng trở thành một áp lực đối với bạn. Dù ban đầu bạn rất yêu thích công việc đó, nhưng rồi cũng đến lúc bạn cảm thấy nhàm chán, tù túng. Trong trường hợp đó, một công việc mới sẽ đem lại cho bạn cơ hội cảm nhận những điều mới mẻ, rèn luyện những kỹ năng mới. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy rằng, hóa ra mình cũng có khả năng làm được nhiều việc khác nhau đấy chứ, kể cả những việc mà bấy lâu nay bạn ít khi nào dám nghĩ tới. Và khi mỗi người chúng ta được làm những việc mình yêu thích với tất cả sức lực thể chất, trí tuệ, cộng với cả niềm say mê, yêu thích của bản thân, chắc chắn chúng ta sẽ cảm thấy mình thật hạnh phúc!

Do vậy, tìm cách phát hiện và sử dụng khả năng của bản thân là bí quyết then chốt cho hạnh phúc cá nhân của mỗi người. Thành công trong cuộc đời bạn phụ thuộc vào những khả năng bạn có, và quan trọng hơn, vào cách bạn phát huy tối đa khả năng của mình. Chúng ta phải luôn tâm niệm rằng: “Tôi đang làm công việc của tôi với nỗ lực cao nhất để tạo ra thành quả tốt nhất. Chỉ có như vậy, tôi mới vươn tới tầm xuất sắc!”.

Trích Hạnh phúc không khó tìm - First News và NXB Tổng hợp TPHCM

Nguồn: Tuổi trẻ

Tim Ferris: Hãy nghiền nát nỗi sợ hãi và học hỏi mọi điều bạn muốn

Từ hội thảo EG: “Quân sư” về hiệu suất làm việc, Tim Ferriss, kể các mẩu chuyện vui vẻ, hào hứng, qua đó cho chúng ta thấy rằng chỉ một câu hỏi đơn giản là: ” Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì?” — là bí quyết để học hỏi mọi điều trên thế giới này.
Tim Ferris là tác giả của cuốn sách “Tuần làm việc 4 giờ” (The 4-Hour Workweek), là một chương trình tự hoàn thiện với bốn bước: xác định khát vọng, quản lý thời gian, tạo thu nhập bị động và thoát khỏi cạm bẫy cuộc sống 9 phần 5.

Tim Ferriss đem lại một sự tiếp cận đã được phân tích, và có thể đạt đến, đến với những thử thách trong việc hoàn thiện bản thân và nâng cao nghề nghiệp qua cái mà anh gọi là “thiết kế cách sống”. Cuốn sách năm 2007 “Tuần làm việc 4 giờ” và những buổi trình bày về hiệu suất làm việc là những mẩu chuyện cảm động và khích lệ (thường đến từ cuộc sống của anh) cho thấy những quyết định đơn giản đã làm nên, dù cho có sợ hãi hay ngại ngùng, thì vẫn có thể xuất sắc tạo nên một trải nghiệm ý nghĩa hơn từng ngày, trong công việc hay trong cuộc sống.
 
Kể lại câu chuyện về cuốn sách của mình, Ferriss đã dẫn bằng hai câu nói nổi tiếng:
Bất cứ khi nào bạn nhận thấy mình nằm trong số đông, hãy dừng lại và nguy ngẫm
— Mark Twain, nhà văn Mỹ
và,  
Người sống chìm trong của cải sẽ thiếu khả năng sáng tạo.
— Oscar Wilde, nhà biên kịch và tiểu thuyết gia người Ai-len
Nhiều người đặt câu hỏi “Làm sao để trở thành triệu phú”.  Trong blog của mình Ferriss đã giải thích, cho rằng thực ra, họ không muốn trở thành triệu phú. Cái họ muốn là có được những trải nghiệm của một triệu phú, mua bất cứ thứ gì họ muốn, và hưởng thụ cuộc sống như một thiên đường. Để có 1.000.000 đô-la trong tài khoản ngân hàng không phải là một điều tuyệt vời. Tuyệt vời là khi hoàn toàn được tự do. Vậy làm thế nào để có được cuộc sống của một triệu phú, hoàn toàn tự do mà không phải tiết kiệm 1.000.000 đô-la? Ferriss đã tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi này trong 5 năm, và cuốn sách “Tuần làm việc 4 giờ” cũng chính là câu trả lời của anh.
Cộng đồng mạng ở Thung lũng Silicon có thể đã đưa cuốn sách của anh lên vị trí bán chạy nhất, nhưng bản thân Ferriss có một lập trường cứng rắn chống lại những thứ công nghệ tiêu khiển như email và PDA, những thứ đa chức năng không cần thiết.
Ferriss với mô hình “mỡ”, tại hội nghị South to Southwest Interactive, 2011
Nguồn: New York Times
 Tim Ferriss là một trong những danh hiệu “Doanh nhân sáng tạo cải tiến nhất năm 2007″ và được tạp chí Forbes bình chọn là một trong “Những cái tên cần biết năm 2011″. Tiếp theo thành công của cuốn sách “Tuần làm việc 4-giờ”, Feriss đã trở thành một nhà đầu tư toàn thời gian rất đáng mến.
Tờ New York Times nhận xét: “[Ferriss] đã trở thành người cầm đầu ở thung lũng Silicon, bằng cách giảng giải mọi người ở xứ sở của những thứ chói sáng: Chỉ cần rút dây cắm. Hãy bước ra khỏi hàng đống dữ liệu. Hãy đứng vững trước dòng chảy của thông tin.”
Các bạn có thể xem thêm về Ferriss:

Arianna Huffington: Làm thế nào để thành công? Hãy ngủ thêm vào

Arianna Huffington chia sẻ một ý tưởng nhỏ có thể đánh thức những điều lớn lao hơn: đó là sức mạnh của một giấc ngủ tốt. Thay vì khoe khoang về chuyện ngủ được ít, cô thuyết phục chúng ta nhắm mắt lại và nhìn vào một viễn cảnh lớn: Chúng ta có thể ngủ theo cách của mình để tăng khả năng làm việc và hạnh phục và đưa ra những quyết định thông minh hơn.
 
The Huffington Post

Arianna Huffington là một nhà báo, người đồng sáng lập và là biên tập cấp cao của The Huffington Post, một tập san của các nhà bình luận trong nước, và là tác giả của nhiều cuốn sách. Cùng với Mary Matailin, cô cũng là người cùng thực hiện chương trình rađio công chúng nổi tiếng bàn luận về chính trị “Left, Right & Center”, và chương trình rađio hàng tuần “Both Sides Now” của Mark Green. Tháng 5/2005, cô ra báo The Huffington Post, đây là trang tin và blog đã nhanh chóng trở thành một địa chỉ Internet uy tín được xem, chia sẻ và cập nhật thường xuyên nhất.

 
Một độc giả hâm mộ viết về A.H.
“Cô ấy đã đi một chặng đường dài qua Beltway, trở thành một người phụ nữ đáng trọng trong một thế giới mà phái nam vẫn là chiếm lĩnh. Cô ấy là một đỉnh cao của “thế giới truyền thông thế hệ mới”, vì vậy có thể nói như banner trên trang web của cô ”, Nava, một người hâm mộ A.H viết về cô.
Hãy ghé thăm trang báo The Huffington Post và Blog Google+
Nguồn: TED.com

Vì sao năng lượng sáng tạo của chúng ta bị tắc nghẽn?

Từ thời niên thiếu, trong những lúc đối mặt với những trải nghiệm đau đớn của đời sống, chúng ta cố gắng một cách tự động để không cảm nhận đau khổ nữa. Thông thường chúng ta cô lập cái đau thể xác bằng cách ít chú ý đến điểm đau trên cơ thể mà ta phải chịu. Chúng ta trấn an và loại bỏ sự sợ hãi về tinh thần bằng cách co cơ bắp và đưa nỗi sợ hãi vào quên lãng. Và để giữ cho nỗi lo sợ đó không có cơ hội xuất hiện trở lại, ta vùi đầu vào hoạt động nhộn nhịp của đời sống thậm chí có nhiều người buông thả cho ma tuý, thuốc lá hay rượu. Những người khác cố gắng một cách khiêm cưỡng để trở thành người tốt hơn… hoặc xấu hơn. Đáng lẽ chúng ta phải tự giải quyết những vấn đề của chính mình, chúng ta lại phóng chiếu những vấn đề của chúng ta lên một người khác. Như vậy, chúng ta hao phí một lượng lớn năng lượng để bóp nghẹt cảm giác đau đớn, đồng thời xóa cảm giác và các biểu hiện của chính chúng ta lúc đó. Chúng ta tin rằng làm như thế là không còn đau đớn bất ổn nữa, nhưng thực ra đó chỉ là một cách tự lừa dối mình. Chúng ta phủ nhận cái giá phải trả, vậy mà cái giá đó lại chính là sự sống của chúng ta.

Tôi nghĩ rằng cách duy nhất để chấm dứt và hóa giải nổi đau đó là chính là làm cách nào để ngăn chặn dòng năng lượng chứa nỗi đau ấy. Mỗi một sự khổ đau cho dù là thể chất, tình cảm hay tinh thần đều tương ứng với một dòng năng lượng đặc biệt đó. Đau đớn chỉ là một thành phần của dòng năng lượng ấy. Như vậy đau đớn chỉ là một nhân tố, nên khi phong tỏa năng lượng tiêu cực của nổi đau, sự giận dữ  hoặc sự sợ hãi, đồng thời chúng ta cũng ngăn chặn luôn năng lượng tích cực bao hàm trong đó có các mặt hoạt động thể chất, tình cảm và tinh thần.

Chúng ta cũng không còn ý thức được quá trình này vì chúng ta đã có thói quen như thế từ lúc còn trẻ thơ. Chúng ta đóng kín lại những vết thương của mình. Làm như vậy chúng ta cũng xây bức tường ngăn lối vào hạt nhân trung tâm của chúng ta, tại đó có quá trình sáng tạo. Từ đó, chúng ta đã hoàn toàn loại bỏ đời sống nội tâm phong phú ra khỏi ý thức hàng ngày của chúng ta và chỉ quan tâm tới đời sống xô bồ, hỗn loạn bên ngoài mà thôi.

TẬP HỢP CÁC GIAI ĐOẠN TÂM LÝ BỊ ĐÓNG BĂNG

Ngay từ tuổi thơ ấu, chúng ta đã bắt đầu kiềm chế nỗi đau rồi, thậm chí ngay cả trước khi chúng ta sinh ra, lúc còn là thai nhi nữa kia. Vì vậy, cứ mỗi lần chúng ta làm ngưng  dòng chảy năng lượng tiếp theo sau một sự cố đau đớn, chúng ta làm băng giá sự cố đó trong năng lượng và cả trong thời gian nữa, lâu ngày tạo ra một sự tắc nghẽn trong trường hào quang của chúng ta. Vì trường hào quang được tạo thành nhờ năng lượng ý thức, một sự tắc nghẽn được tạo ra bởi năng lượng ý thức bị đóng băng. Một phần tâm lý của chúng ta kết hợp với sự cố này cũng bị đóng băng ngay vào thời điểm ta đã hết đau đớn những nó vẫn tồn tại lâu dài mãi về sau. Chẳng hạn sự cố đau đớn xảy ra lúc ta mới một tuổi, phần tâm lý có liên quan không luôn luôn chỉ kéo dài một năm mà còn tác động mãi đến khi nào dòng năng lượng khác mạnh hơn giải tỏa được nó và làm cho chúng ta mới được lành hẳn bệnh.

Trong mỗi người chúng ta đều có những khối năng lượng ý thức bị đóng băng như vậy. Chỉ trong một ngày, có bao nhiêu lần con người ứng xử như một người trưởng thành? Có lẽ rất ít. Trong mối quan hệ giao tiếp hàng ngày của chúng ta với mọi người, có biết bao giai đoạn tâm lý bị ức chế và tác động vào, như vậy biết bao tình tiết khác nhau về tâm lý không ngừng can thiệp. Trong quá trình tương tác mãnh liệt, hết giai đoạn ức chế này đến giai đoạn ức chế khác can thiệp vào đã biến thực tại nội tâm của người trưởng thành trở nên bộ mặt của một cậu bé bị tổn thương trong quá khứ. Chính sự chuyển đổi tâm tính không ngừng này làm cho việc giao tiếp thông cảm giữa người và người càng khó khăn hơn.

Những tắc nghẽn tâm lý có nét đặc trưng đáng sợ là tự nó làm đông cứng lại một số năng lượng rồi dần dần tạo thành nhiều giai đoạn tâm lý bị đóng băng chồng chất lên nhau. Chẳng hạn năng lượng tâm trạng bị bỏ rơi. Để minh họa luận điểm này, chúng tôi nêu ra trường hợp của một thanh niên tên làMộng (trong thực tế cậu ta không tồn tại, nhưng câu chuyện của cậu ta gợi ra tình huống của nhiều bệnh nhân của chúng tôi, chúng tôi để Mộng xuất hiện trong cả phần này để chỉ ra rằng những gì xảy ra khi mới đẻ có thể tiếp tục được hình thành trong suốt cuộc đời, mà đó cũng có thể là cuộc đời của mỗi chúng ta).

Ngay từ lúc mới sinh, Mộng đã phải sống cách ly khỏi mẹ vì bà ta sinh khó và được gây mê phẫu thuật lấy con ra. Một năm sau, Mộng lại phải xa mẹ một lần nữa khi bà đến nhà hộ sinh để đẻ đứa thứ hai. Đứa bé vốn rất yêu mẹ, do hai lần bị xa cách nhau, cảm thấy mình bị bỏ rơi bởi người mà nó yêu quí nhất trên đời.Cứ thế về sau hễ thấy tín hiệu bị bỏ rơi là bé cảm thấy bị một sức mạnh tàn phá tâm hồn và thể chất của bé như lần đầu tiên vậy.

Từ một chấn thương tâm thần sâu xa như vậy, chúng ta thấy nổi lên một hình ảnh kết luận dựa trên trãi nghiệm, và ở đây là sự bỏ rơi theo logic của một đứa trẻ, trong tâm thức bé xuất hiện một hình ảnh có tính quyết định, đó là hình ảnh bị bỏ rơi: Nếu tôi yêu, tôi sẽ bị bỏ rơi”. Từ đấy trở đi, hình ảnh quyết định đó sẽ can thiệp vào những tình huống tương tự. Tất nhiên, chỉ mới một tuổi Mộng không ý thức được sự suy luận này. Nhưng chấn thương tâm thần đó đã trở thành một thực thể trong niềm tin vô thức của bé. Trong tâm lý của nó hai sự kiện cũ có liên hệ tới giai đoạn mà mẹ của Mộng cư xử với nó. Khi nó được mười tuổi, mẹ bé lại xa bé để đi nghĩ hè và tức thì trong tâm thức của bé, hai biến cố ngày trước lại liên kết với biến cố chia ly hiện tại. Khi có một tình huống tương tự như vậy xảy ra, hình ảnh quyết định ngày trước lại chi phối lối ứng xử của bé làm cho bé có cách ứng xử không tương xứng theo tình hình thực tại, tạo ra một loạt phản ứng về cảm xúc rất sai biệt với hoàn cảnh thực tế.

Chúng ta sẽ nhận thấy những hình ảnh quyết định cách ứng xử của chúng ta, và có xu hướng tái tạo các chấn thương tâm thần tương tự như lúc ban đầu. Chẳng hạn như trường hợp bé Mộng nói trên sau này khi trưởng thành, tự trong thâm tâm, cậu sẽ có cảm tưởng trong một hoàn cảnh nào đó bị vợ hoặc người yêu của cậu sẽ bỏ rơi cậu. Vì cậu ta chuẩn bị sẵn sàng tư thế chờ đợi mình bị bỏ rơi nên cậu sẽ đối xử với vợ mình hay người yêu của mình như đối với người sẵn sàng bỏ rơi mìnhCậu luôn đòi hỏi họ phải biểu hiện liên tục tình yêu đối với cậu hoặc cậu kết án họ khi sắp đoạn tuyệt với cậu. Một sự khiêu khích vô ý thức như vậy có thể dẫn đến hậu quả không thể sữa chữa được. Sự thật và là vấn đề nghiêm trọng của Mộng, là tự coi mình như đáng bị bỏ rơi, và kết quả là cậu bị bỏ rơi thật.

Như chúng ta sẽ thấy, không bao giờ được đánh giá thấp sức mạnh những hình ảnh quyết định ấy. Chỉ có phát hiện được chúng, chúng ta mới tìm cách khắc phục và hướng đến con đường sức khỏe và hạnh phúc. Vậy mà, các hình ảnh tai hại ấy chất đầy trong tâm thức của chúng ta, kết tinh lại thành những tình tiết tâm lý đóng băng trong chúng ta. Do đó, mỗi người cần cố gắng tẩy sạch những hình ảnh đau thương ấy đang tồn tại trong mỗi người chúng ta.

Để dựng nên một hình ảnh có tính quyết định như vậy, năng lượng bị phong tỏa phải được kết tụ dần dần và thật là sai lầm khi nghĩ rằng các chấn thương tâm thần xảy ra rời rạc cách xa nhau về thời gian thì cũng cách xa nhau về mặt cảm xúc. Thật vậy, mỗi phần nhỏ của các tập hợp tâm lý bị đóng băng là một mãnh năng lượng có ý thức bị hóa đá do biến cố đau thương trong quá khứ tạo nên, nhưng trên thực tế cho dù một trãi nghiệm đã qua, nhưng các trãi nghiệm có liên hệ vẫn gắn kết với nhau dù cho có sự xa cách về thời gian.

Do đó, việc chữa bệnh đầu tiên là phải giải phóng một giai đoạn nhỏ trong tổng giai đoạn của tâm lý bị đóng băng và đến lượt nó giải phóng tiếp các giai đoạn tâm lý bị đóng băng còn lại. Trở lại câu chuyện của cậu Mộng, cứ mỗi lần được giải phóng khỏi năng lượng bị đóng băng, cậu cảm thấy như được sống lại vào thời điểm biến cố đau thương xảy ra trước đó. Chẳng hạn lúc cậu ba mươi tuổi, có người ta giải phóng năng lượng bị đóng băng cho cậu, cậu cảm nhận tình huống lúc cậu mười tuổi và cứ thế khi giải tỏa nỗi đau thương của cậu lúc mười tuổi, cậu lại trở về tâm trạng lúc mới một tuổi…

Cứ mỗi lần năng lượng được giải phóng hòa nhập  vào trường năng lượng của con người nối kết với tiến trình sáng tạo của đời người thì đời sống sẽ thay đổi. Chính vì vậy đời sống của cậu Mộng sẽ được cải tạo nhờ vào sự tái cấu trúc mới, như vậy cuộc sống của cậu Mộng từ nay sẽ tham gia và hòa nhập vào cuộc sống hiện tại và tái nhập vào quá trình sáng tạo.

Cậu trở nên lạc quan yêu đời, cậu thôi chán nản và có một cố gắng vô thức để người ta quan tâm đến cậu, khác khi trước cậu ta sẽ tự lo cho mình trong niềm tin là mọi người đều quan tâm đến cậu và sẵn sàng nhận trách nhiệm vì cậu biết rằng kể từ nay cậu đủ khả năng và xứng đáng tìm được một người bạn đời mới. Một khi đã có mối liên hệ mới này với bản thân, Mộng có thể làm cho một cô gái, không có cảm nhận bị bỏ rơi người yêu mình, từ đó hai người tạo nên một tình yêu vững bền. Dĩ nhiên là cậu sẽ gặp nhiều trắc trở trước khi cậu gặp được người phụ nữ của đời mình.

ĐAU THƯƠNG DO TIỀM THỨC ĐỂ LẠI

Nhờ có sự hồi tưởng về quá khứ qua thôi miên người ta đã nghiên cưú nhiều về tiềm thức. Các cuộc nghiên cứu này nhằm tìm hiểu nguồn gốc của nỗi đau tâm lý kinh niên là các trãi nghiệm đã xảy ra trong tiềm thức. Người ta có thể đọc một báo cáo chi tiết về những trãi nghiệm đó trong công trình của Roger Woolger “Other lives, other selves” (Những cuộc đời khác, những thân phận khác). Người ta tường thuật lại khá tỉ mỉ về vấn đề này. Theo phương pháp chữa bệnh hồi tưởng về tiềm thức do ông đề xướng thì một khi người bệnh được sống lại và được chữa lành bệnh đã mắc phải trong quá khứ làm cho bệnh nhân có thể lành một số bệnh tương tự trong hiện tại này mà những phương pháp trị liệu khác đành bó tay.

Các giai đoạn tâm lý bị đóng băng cũng bao gồm cả tiềm thức, chúng xích lại gần nhau bởi tính giống nhau của năng lượng, và vì không bị tách rời bởi thời gian chúng được gắn kết với các giai đoạn của mọi cuộc đời của chúng ta. Tất nhiên, để với tới được một giai đoạn bị đóng băng của một tiềm thức cần phải có một năng lượng mạnh hơn vì nó đã có từ quá lâu và mang nặng các sự cố sau đó, nhưng người ta vẫn đạt được kết quả sau các buổi chữa bệnh. Việc này sẽ được thực hiện khi người bệnh đã sẵn sàng.

Theo sự quan sát của chúng tôi trong thời gian qua, các chấn thương tâm thần của một tiềm thức bao giờ cũng là nền tảng cho các bệnh mạn tính khó điều trị trong hiện tại. Khi áp dụng Năng lượng Cảm xạ can thiệp vào để loại bỏ từng phần những chấn thương tâm thần gần đây nhất, người ta thấy nổi lên bề mặt xưa cũ là chấn thương đã được điều trị nhưng chưa hoàn toàn bị loại bỏ. Kỹ thuật chữa bệnh này đem lại một sự thay đổi toàn thể đời sống của bệnh nhân hơn là về mặt sinh lý, vật lý. Việc giải tỏa một chấn thương từ tiềm thức bằng cách hướng dẫn họ luyện tập Rung động thư giãn và Vô thức trị liệu bao giờ cũng kéo theo những thay đổi lớn. Hình thức điều trị này, quan trọng là đã làm cho bệnh nhân thiết lập nhằm khơi dậy được mối liên hệ trong sáng của một giai đoạn tiềm thế bị đóng băng với các hoàn cảnh hiện tại, để từ đó có thể tiến tới giải phóng toàn bộ trạng thái tâm lý có vấn đề trong hiện tại.

NGUỒN GỐC CỦA KHỔ ĐAU VÀ VẾT THƯƠNG ĐAU ĐẦU ĐỜI

Theo quan niệm của tôi, nguồn gốc của khổ đau được giấu kín sâu xa hơn là năng lượng bị ngăn chặn bởi nỗi đau đớn về thể chất của tiềm thức tạo nên. Đó là do ta tin rằng mỗi người trong chúng ta đều cách biệt với người khác và vũ trụ. Nhiều người trong chúng ta tưởng tượng rằng cái giá phải trả cho sự cá biệt hóa là sự chia ly. Chúng ta tự tách mình ra khỏi mọi thứ, bao gồm cả gia đình chúng ta, bạn bè, các nhóm, tổ quốc, các dân tộc và cả hành tinh của ta nữa. Chúng ta định nghĩa quan niệm tách ra đó bằng từ sợ hãi”, vậy mà sự sợ hãi lại là mẹ đẻ ra mọi xúc cảm tiêu cực”. Một khi chúng ta đã tạo ra các xúc cảm tiêu cực đó, chúng ta tự tách mình ra, và bằng quá trình này làm tăng thêm nỗi đau và ảo tưởng của ta cho đến khi các nút dây của phản ứng tiêu cực này được gỡ ra hoặc bị đảo ngược lại bởi sự chữa trị cá nhân. Đề nghị của của tôi là phải làm sao lật ngược cái vòng lẩn quẩn bằng cách sống một cuộc đời thanh thản, thoải mái, lạc quan và trong sáng trong mọi tình cảm và quan hệ ở đời. Bí quyết để đạt tới điều đó là tình yêu thương và mối liên hệ với những gì hiện hữu trên đời này.

Tình yêu thương” là bằng chứng cho sự liên hệ của ta với năng lượng và vũ trụ, năng lượng có mặt mọi nơi, trong mọi thứ, ở bên trên chúng ta, bên dưới chúng ta, quanh ta và trong ta. Ánh sáng lung linh diệu kỳ đó tồn tại và hiện diện trong mỗi người chúng ta, là tâm thức của ta. Nó là đại diện nhân cách của ta.Bao giờ chúng ta thực sự nối kết được với năng lượng của vũ trụ và tâm thức ta, bấy giờ chúng ta được hoàn toàn có cuộc sống bình thản, tự do và an lạc.

Chuyên gia Cảm xạ Dư Quang Châu

Nguồn: Cảm xạ học

Nigel Marsh: Làm sao để cân bằng cuộc sống và công việc

Sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, theo Nigel Marsh, thì nó quá quan trọng để bị bỏ quên trên tay của ông chủ của bạn. Tại TEDxSydney, Marsh đưa ra một ngày cân bằng lí tưởng giữa đời sống gia đình, thời gian riêng tư và hiệu quả công việc — cũng như những lời động viên nhiệt tình để thực hiện một ngày lí tưởng như thế.
Nigel Marsh là tác giả và là một dân chuyên Marketing.
 
Mọi người bị cuốn hút bởi phong cách hài hước và cá tính của anh

Vì sao chúng ta nên lắng nghe anh?

Nigel Marsh là tác giả của quyển sách “Fat, Forty and Fired” và ”Overworked and Underlaid”. Anh là Giám đốc khu vực Australia và New Zealand của Young & Rubicam Brands. Năm 2005 anh về kế cuối trong cuộc đua vượt biển từ Bondi tới Bronte.
Là tác giả của nhiều quyển sách bán chạy nhất, đồng thời cũng được biết đến như một giám đốc điều hành và huấn luyện viên trình diễn, Nigel Marsh là một diễn giả cá tính và có sức thu hút mạnh mẽ.
Trong sự nghiệp của mình, Nigel đã từng làm việc với một loạt các doanh nghiệp lớn, trong đó bao gồm cả những công ty hàng đầu thế giới (Virgin, McDonald, Pepsi, British Airways, PhilipMorris, Proctor & Gamble và Mars). Những kinh nghiệm này đã hình thành trong ông một tầm nhìn rõ ràng về những gì thực sự có thể mang đến hiệu suất cao nhất trong thế giới kinh doanh.
Kể từ khi chuyển tới Australia vào năm 2001, Nigel đã lãnh đạo hai trong những công ty thay đổi ấn ​​tượng nhất màngành công nghiệp truyền thông từng chứng kiến.
Ngoài việc là một trong những người sáng lập của sự kiệnGiờ Trái đất - sáng kiến ​​về môi trường nổi tiếng toàn cầu, Nigel hiện còn là Giám đốc điều hành của Tập đoàn ANZ Y & R - một trong những tập đoàn truyền thông lớn nhất của Úc. Tập đoàn Y & R bao gồm các công ty tiêu biểu như George Patterson, The Campaign Palace và Wunderman, với hơn 1000 nhân viên ở các văn phòng trên khắp khu vực. Trước khi đến Y & R, Nigel là Giám đốc điều hành của LeoBurnett Australia. Trong suốt thời gian làm việc của mình tại Leo Burnett, cơ quan này đã được trao giải thưởng năm về  “Công ty đáng mong ước của ngành công nghiệp”, không chỉ một mà đến hai lần.

Được Viện điều tra về cuộc sống mô tả là ”một trong những nhà văn và nhà bình luận nổi bật nhất Australia”, Nigel diễn thuyết trực tiếp từ kinh nghiệm cá nhân của mình, chia sẻ những quan điểm về việc làm thế nào để đạt được các thành tựu tốt nhất trong kinh doanh, cuộc sống và những lĩnh vực xung quanh bạn
Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về ông và các tác phẩm của ông trên website cá nhân: www.nigelmarsh.com
Nguồn: TED.com

Sunni Brown: Hỡi những người hay vẽ vô định, hãy đoàn kết lại!

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phác họa và vẽ vô định giúp chúng ta cải thiện khả năng nhận thức — và những suy nghĩ sáng tạo. Vì vậy, tại sao chúng ta vẫn còn e ngại khi bị phát hiện là đang vẽ vô định trong một cuộc họp hay hội nghị? Sunni Brown nói: Những người vẽ vô định, hãy đoàn kết lại! Cô ấy đưa ra một quan điểm mới để khai thông bộ não của bạn bằng giấy và bút.




Trong cuốn sách của cô “Cơn bão trò chơi”, Sunni Brown tiết lộ rằng việc sử dụng nghệ thuật và các trò chơi có thể tạo ra sức mạnh để giải quyết những vấn đề nghiêm trọng.

Hãy cùng lắng nghe Sunni Brown:

Nguồn: SunniBrown.com
Sunni Brown là đồng tác giả của “Cơn bão trò chơi”: Quyển sách tiêu khiển dành cho những người phá luật, những người tiên phong và những người tạo ra thay đổi. Cô được biết đến như một người có trí tưởng tượng bao la và sinh động, với những nội dung rất phong phú; và cô còn là lãnh đạo của Cuộc cách mạng “vẽ vô định” – sự nỗ lực ngày càng lớn nhằm phá vỡ những lời đồn rằng “vẽ vô định” là một sự xao lãng. Thông qua những hiểu biết thông dụng, kinh nghiệm và sinh học thần kinh, Sunni đang chứng minh rằng “vẽ vô định” giúp đốt cháy toàn bộ não của bạn. Hãy tham khảo quyển sách thứ hai của cô, Cuộc cách mạng Vẽ Vô Định, năm 2012.

Một mẫu quảng cáo được thiết kế độc đáo
Nguồn: Vizthink.com
 

Thông qua những bức vẽ, ta có thể kể chuyện hoặc tường thuật một buổi Hội thảo hay.
Nguồn: SunniBrown.com
Xem thêm các bức vẽ tuyệt vời của cô và nhóm tại đây:

http://sunnibrown.com/doodlerevolution/showcase/

Phòng tư vấn của cô, BrightSpot I.D., chuyên về suy nghĩ trực quan và thiết kế thông tin. Cô được đào tạo về những điều kiện thuận lợi minh họa bằng đồ thị bởi đội ngũ tư vấn quốc tế Grove – một công ty ở San Francisco tiên phong trong việc sử dụng các phương tiện nhìn quy mô lớn khi thiết lập kinh doanh. Sunni đồng sáng lập ra VizThink Austin, một tổ chức dưới sự lãnh đạo của cô phát triển trở thành cộng đồng suy nghĩ trực quan lớn nhất nước Mỹ.
Theo dõi cụ thể từng bước ứng dụng “vẽ vô định” vào thực tế nào, thật sự đầy ngạc nhiên:

http://www.slideshare.net/SunniBrown/the-doodle-revolution

Nguồn: TED.com

Julian Treasure: 5 cách để lắng nghe tốt hơn

Trong thế giới ngày càng ồn ào này, chuyên gia về âm thanh Julian Treasure cho rằng “Chúng ta đang mất đi khả năng lắng nghe của mình”. Trong bài diễn thuyết ngắn gọn và thu hút này, Treasure chia sẻ năm cách điều chỉnh đôi tai để lắng nghe có ý thức – với mọi người và thế giới xung quanh bạn.
Julian Treasure: Cố vấn viên về âm thanh
Ông nghiên cứu về âm thanh và tư vấn kinh doanh để sử dụng âm thanh tốt nhất.

Nguồn: vimeo.com

Hãy lắng nghe anh…

Julian Treasure là chủ tịch của Sound Agency, là một công ty tư vấn cách sử dụng âm thanh cho các công ty kinh doanh toàn cầu về các dịch vụ văn phòng, cửa hàng bán lẻ, khách sạn. Anh muốn chúng ta để ý đến những âm thanh chung quanh. Những âm thanh đó khiến chúng ta cảm thấy thế nào: sảng khoái, căng thẳng, tràn trề sinh lực, và dễ tiếp thu?
Mệt mỏi vì những âm thanh ???

 

Cần một ai đó thực sự lắng nghe mình…

…hay cùng nhau lắng nghe âm thanh cuộc sống

Treasure là tác giả của cuốn Sound Business và có một trang blog lấy tên đó, đưa ra những vấn đề phải nghiền ngẫm liên quan đến việc nghe (và còn có những bài viết chi tiết mỗi ngày rất hay cho TEDGlobal 2009). Những năm đầu thập kỷ 80, Treasure là một tay trống của nhóm nhạc Transmitters.

Ngoài ra, Treasure đã có hai bài nói khác ở TED: 4 cách thức âm thanh ảnh hưởng đến chúng ta, và bài Suỵt! Hãy bảo vệ sức khỏe âm thanh bằng 8 bước.

Các bạn có thể ghé thăm anh ở trang twitter (:

Nguồn: TED.com

Jessa Gamble: Chu kỳ ngủ nghỉ tự nhiên của loài người

Trong thế giới hiện đại, khi phải cân bằng giữa học tập, làm việc, chăm sóc con cái và những thứ khác, hầu hết chúng ta chỉ hy vọng có được 8 tiếng một ngày để ngủ. Xem xét khía cạnh khoa học ẩn giấu sau chiếcđồng hồ sinh học của con người, Jessa Gamble đã đưa ra một công trình nghiên cứu đáng nể và đáng kinh ngạc về giấc ngủ – mà chúng ta không nên bỏ qua.

Jessa Gamble viết về giấc ngủ và thời gian, chỉ ra làm thế nào đồng hồ sinh học của chúng ta đấu tranh chống lại văn hóa toàn cầu.

Tại sao chúng ta nên lắng nghe cô:

Jessa Gamble là một nhà văn từng đoạt giải thưởng Oxford, sống ở vùng cận Bắc Cực của Canada. Thời đại bây giờ là thời đại mà nhân loại đã di chuyển xuống định cư tại các cực của trái đất và trải qua một ngày làm việc 24/24, Gamble lập luận rằng đồng hồ sinh học của con người đấu tranh chống lại xu thế đô thị hóa của chính chúng ta. Công việc của bà là ghi lại những trình tự xung quanh nhịpsống hàng ngày của chúng ta; cùng với các ngôn từ bản địa cũng như niềm tin - mà sự đa dạng của chúng đang dần mất đi trong nền văn hóa toàn cầu và chịu thua một loại chủ nghĩa đế quốc sinh học.

Được ví như một tiếng nói mới năng động trong khoa họcthường thức, Gamble được trao giải thưởng khoa học năm 2007 tại lễ trao giải thưởng báo chí của Hiệp hội Khoa học Nhà văn Canada dành cho người đầu tiên có công nghiên cứu về cuộc sống hàng ngày tại trạm thời tiếtvùng cao của Bắc Cực Eureka. Bà là tác giả của ”Giấc ngủ trưa” (The Siesta) và Ánh mặt trời lúc nửa đêm: Làm thế nào để chúng ta đo lường và trải nghiệm thời gian.” (The Midnight Sun:  How We Measure and Experience Time.)
Nguồn: TEDvn