Hôm nay mùng 8 tháng 3
“Con gái là chúa hay hờn
Nhiều khi không có chi trơn cũng buồn
Con gái là chúa ừ suông
Hẹn người ta đến lại chuồn mất tiêu
Con gái là chúa tự kiêu
Im im…bắt họ phải chiều chết cha
Con gái là chúa ăn quà
Lên trường xí muội, về nhà ô mai
Con gái là chúa lôi thôi
Quần này áo nọ…chao ôi đủ điều !
Con gái dễ ghét dễ yêu
Dễ vui, dễ giận, dễ liều…khó ưa
Khóc thì như gió như mưa
Đến khi cười ngỡ…giao thừa pháo ran
Con gái là chúa ăn gian
Chuyên môn liếc trộm đấy chàng ngốc ơi !
Con gái là chúa dở hơi
Hở ra là có ngay lời giáo khuyên
Con gái là chúa làm duyên
Môi son, má phấn, mắt huyền…dễ kinh !
Con gái coi vậy mà…xinh
Coi vậy mà lại…thông minh nhất đời
Con trai dầm đất kêu trời
Không có con gái buồn ơi là buồn !“
(Sưu tầm Internet)
Ảnh: Dân trí
“Cháy” hết mình với đam mê
Có thứ hạnh phúc mang tên: CHÁY HẾT MÌNH VỚI ĐAM MÊ.
Nguyễn Thị Phương Anh, cô gái thật tuyệt vời! Chúc cô tiếp tục thành công trên con đường sắp tới. Giọng ca của cô sẽ “cứu rỗi” rất nhiều linh hồn đang khát khao một thứ âm nhạc khơi dậy nguồn cảm hứng và năng lượng từ bên trong.
Kenichi Ebina: Bước nhảy ma thuật
Đó chính là Kenichi Ebina – vũ công vĩ đại của thế kỷ 21 đấy các bạn! Nhìn thấy phong cách cũng như tài nghệ của anh, chắc hẳn các bạn sẽ phải rất kinh ngạc. Nhưng sẽ còn nhiều điều thú vị và đáng khâm phục hơn, đó là, tất cả đều do anh tự học hỏi và chuôi rèn niềm đam mê của mình!!!
Phát triển bản thân
Mỗi cá nhân là một cá thể có cấu trúc tâm sinh lý riêng đặc biệt. Chính vì lẽ đó, nhu cầu về khám phá, phát triển và hoàn thiện bản thân cũng như những vấn đề gặp phải ở mỗi người cũng không hoàn toàn giống nhau.
Nhằm đáp ứng nhu cầu Thấu hiểu và Phát triển bản thân của Bạn, Khai phá Bản thân hiện đang triển khai dịch vụ Phát triển bản thân dành cho cá nhân mang tên Huấn luyện cá nhân với nội dung cụ thể như sau:
1. Đối tượng: Cá nhân thật sự có nhu cầu Khai phá Bản thân, Phát triển năng lực cá nhân
2. Thời lượng: 1-1,5 tháng. Thời gian huấn luyện cụ thể tùy thuộc vào thương lượng giữa 2 bên để có sắp xếp phù hợp nhất.
3. Phương pháp: Huấn luyện 1 kèm 1 với chương trình Huấn luyện được xây dựng dành riêng cho mỗi cá nhân dựa vào thực trạng, mong muốn và sự phù hợp của chính cá nhân đó. Chương trình được triển khai theo các bước: Hiểu bản thân – Thay đổi (nhận thức, thói quen) – Phát triển năng lực cá nhân
4. Mục tiêu: Giúp mỗi cá nhân:
- Nhận diện các vấn đề đang gặp phải ở bản thân khiến cuộc sống chưa thật sự thoải mái, hạnh phúc, thành công như mong muốn.
- Thảo luận về những vấn đề cần thay đổi để cuộc sống, công việc thuận lợi, tốt đẹp hơn.
- Lên kế hoạch thực hiện việc thay đổi, hoàn thiện bản thân và triển khai việc thực thi.
- Thực hiện việc khai phá và phát triển năng lực bản thân.
5. Quy trình thực hiện:
- Trò chuyện, thảo luận cùng khách hàng để nắm bắt các vấn đề, nhu cầu, mong muốn của khách hàng.
- Tiến hành khai phá bản thân thông qua các công cụ để nắm bắt Hình ảnh hiện tại, Điểm mạnh, Hạn chế của khách hàng
- Xây dựng chương trình Huấn luyện phù hợp dành riêng cho cá nhân đó.
- Triển khai chương trình Huấn luyện – Theo dõi, đánh giá kết quả – Thực hiện những điều chỉnh cần thiết (nếu có)
- Tiến hành chương trình hỗ trợ sau Huấn luyện.
6. Chi phí: Tùy thuộc vào mức độ và vấn đề đang gặp phải ở mỗi cá nhân để xây dựng chương trình riêng và tính toán chi phí. Riêng với đối tượng học sinh, sinh viên sẽ có chính sách ưu đãi.
Các bạn có nhu cầu, vui lòng liên lạc với chương trình qua:
- Email khaiphabanthan.vn@gmail.com;
- Nhắn tin: https://m.me/khaiphabanthan.fanpage
- Hotline: 0789.48.47.48
- Form đăng ký: https://forms.gle/rk2vfe2Hg7G5E85QA
Hiểu rõ bản thân: Không đơn giản
Tôi là ai?
Một câu hỏi tưởng chừng đơn giản, rất dễ trả lời, nhưng có nhiều bạn đã lúng túng khi “định vị” mình. Dưới đây là những đoạn trích “tự bạch” của một số bạn SV.
“Tôi luôn sống trong sự bảo bọc, chăm sóc quá kỹ của gia đình. Tôi chẳng bao giờ phải bận lòng lớn lên tôi sẽ làm gì? Từ khi tôi còn bé, ba đã thường xuyên thủ thỉ với tôi: “Con lớn nhanh để tiếp quản công ty của gia đình”. Và tôi cũng không bao giờ phải nghĩ tới việc làm thêm, kiếm tiền như các bạn đồng trang lứa, vì ba mẹ tôi luôn khẳng định: “Ba mẹ vất vả làm việc, kiếm tiền tất cả là để lo cho con”. Cứ thế, cuộc đời, tương lai của tôi dường như đã được ba mẹ “lập trình”. Sáng tôi cắp cặp đi học, chiều về là xem như hoàn thành nhiệm vụ. 20 tuổi, tôi thấy mình vẫn như một đứa trẻ, hoàn toàn phụ thuộc vào gia đình, không tự lập, không ước mơ, không biết mình giỏi, dở cái gì…?”.
“Tôi muốn học giỏi, nhưng lại lười. Chỉ đến khi ba mẹ nhắc nhở, thúc ép, giám sát thì tôi mới chịu tập trung học. Tôi rất muốn tham gia các hoạt động tình nguyện, nhưng nếu không có ai rủ rê thì tôi nằm ỳ ở nhà chơi game hay ngồi quán cà phê. Tôi muốn đi làm thêm để tích lũy kinh nghiệm cho nghề nghiệp sau này, nhưng tôi không biết bắt đầu từ đâu và nếu không có người cầm tay chỉ việc, có lẽ tôi sẽ không làm được. Vì vậy, tôi cũng không biết sau này mình sẽ làm gì, phù hợp với công việc nào và tương lai ra sao”.
“Tôi thấy mình giống một con sâu. Một con sâu chỉ biết phá hoại, làm cho gia đình buồn, chứ chưa mang đến ích lợi cho ai. Nhưng dù sao tôi cũng chỉ là một con sâu nhỏ bé, gây tác hại ít và hậu quả cũng chưa lớn lắm. Tôi sẽ cố gắng để mình thoát khỏi kiếp sâu, bắt đầu bằng việc bớt chơi game, giảm đi chơi và tập trung vào học tập. Tôi biết điều này chẳng dễ, nhưng tôi sẽ cố gắng”.
“Tôi vào học ngành du lịch, theo quyết định của ba mẹ. Thật sự, tôi không biết mình có phù hợp với ngành đang học và ra trường có xin được việc hay không. Nhiệm vụ của tôi là hoàn thành chương trình học, tốt nghiệp, còn việc làm là chuyện của… ba mẹ tôi”…
Tôi muốn gì?
Hiểu mình, hiểu người và muốn người khác hiểu mình là mong muốn, nhu cầu của mỗi người. Bởi điều này sẽ giúp chúng ta không hiểu sai hay bị ảo tưởng, ngộ nhận về bản thân mình cũng như sẽ được người khác tin tưởng và yêu mến nhiều hơn. Theo các chuyên gia tâm lý, đó chính là những nền tảng cơ bản giúp con người có được thành công, hạnh phúc trong nghề nghiệp, cuộc sống.
“Hiểu mình” – mới nghe cứ tưởng là dễ dàng nhưng thực sự là chuyện không đơn giản. Nhiều bạn trẻ ngày nay có thể nắm bắt được nhiều thông tin, sự kiện trong nước, thế giới, nhưng khi được yêu cầu giới thiệu về sở trường, sở đoản, ưu khuyết điểm, năng lực, quan điểm sống của mình… thì các bạn lại lộ rõ sự bối rối. Điều này lý giải vì sao nhiều bạn trẻ phân vân không biết chọn trường, ngành học, nghề nghiệp nào phù hợp với mình. Khi không hiểu bản thân mình sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy: định hướng tương lai, nghề nghiệp không chính xác; ngộ nhận, ảo tưởng về bản thân.
Peter Druker – người được xem là “cha đẻ” của ngành quản trị kinh doanh hiện đại đã nói: “Thành công trong nền kinh tế tri thức sẽ đến với những ai hiểu rõ được bản thân mình, thế mạnh của mình, văn hóa của mình và cách mà mình làm tốt nhất”.
Trong chuyên đề “Quản trị cuộc đời”, ông Giản Tư Trung – người sáng lập Tổ hợp giáo dục PACE cho rằng, việc thường xuyên tự đặt câu hỏi cho mình sẽ giúp các bạn trẻ hiểu rõ được bản thân. Những câu hỏi như: Thế mạnh, sở trường của tôi là gì? Đâu là sở đoản, điểm yếu khó khắc phục của tôi? Tôi thuộc típ người nào? Cách mà tôi có thể làm việc tốt nhất với người khác? Cách nào giúp tôi có thể học tốt nhất? Công việc, ngành nghề nào phù hợp với tôi? Tôi sống để làm gì?… Khi đi tìm câu trả lời cho mỗi câu hỏi đó tức là bạn đang từng bước khám phá chính mình và đó chính là cơ sở để hoạch định tương lai, cuộc đời mình.