Góc cảm nhận

Nơi chia sẻ của khách hàng - những người bạn đã đồng hành và sử dụng sản phẩm của Khai Phá Bản Thân

Xem thêm

Kết nối

Diễn biến tâm trạng con người với thuyết toàn đồ (P.1)

Tôi nhận thấy rằng trong quá trình chữa trị, kết quả trị liệu đi theo một dòng chảy không đều. Lúc đầu sự cải thiện từ bên trong hầu như tự động và tiếp theo là một sự thụt lùi. Bệnh nhân nghi ngờ cách chữa trị, vì cảm thấy không được tốt bằng lúc đầu. Nhưng trường năng lượng của họ rõ ràng được cải thiện, mất cân bằng ít hơn và các cơ quan vận hành tốt hơn. Tuy nhiên, họ lại cảm nhận thấy mất cân bằng nhiều hơn và đang còn tồi tệ hơn. Thực ra, họ chịu đựng kém hơn những gì trước kia được coi là bình thường, bởi vì họ đã khỏe hơn.

Tôi cũng nhận thấy có các kỳ riêng biệt, vốn có trong quá trình thay đổi của con người. Sự chữa khỏi bệnh dẫn đến những thay đổi về tinh thần, xúc cảm và tâm hồn cũng như  vật chất. Mỗi người phải đánh giá được sự thay đổi đó có ý nghĩa gì và đưa nó vào trong bối cảnh mới.

Điều cần thiết đầu tiên là chấp nhận, có vấn đề và trải nghiệm nó, không quay lưng lại nó. Tôi nhận thấy một người bệnh “Cảm thấy đau ốm hơn” khi đang phải đương đầu với hoàn cảnh và ý thức được một mặt khác của vấn đề. Sự giận dữ anh ta cảm thấy không phải từ trạng thái của mình xấu đi mà là từ tất cả những gì anh ta phải làm. Trong trường hợp này hầu hết bệnh nhân chọn một giải pháp dễ dàng lấy cớ họ đã có nhiều cố gắng và không muốn đối mặt nữa. Nhưng trái lại, những người có dũng khí liền lập tức lao ngay vào vấn đề và nói: “Nào, can đảm lên!”.

Sự chữa trị, cũng như phương pháp chữa trị là một quá trình theo chu kỳ hút người bệnh vào vào một dòng xoáy kiến thức. Một chu kỳ sẽ có độ uyển chuyển lớn hơn khi người bệnh càng đi sâu vào bản chất đích thực của mình. Và mỗi người chúng ta tự do quyết định một cách khác nhau về diễn tiến của cuộc hành trình.

Mọi bệnh tật đòi hỏi người bệnh phải thay đổi để giúp cho quá trình chữa trị, và mọi thay đổi tương đương với một sự từ chối, từ chối với cái chết, từ chối một phần của người bệnh như thói quen, công việc, lối sống, lòng tin hay một cơ quan vật chất của cơ thể. Bản thân bạn, nhân danh là bệnh nhân, nhà Cảm xạ chữa bệnh hãy trải nghiệm qua thời kỳ của bệnh tật, qua mô tả bởi Tiến sĩ Elisabeth Kubler – Ross trong quyển “On Death and DyingTừ chối, giận dữ, mặc cả, suy sụp, chấp nhận. Cuối cùng bạn cũng sẽ qua hai thời kỳ phụ: hồi sinh, sáng tạo cuộc đời mới. Tất cả các thời kỳ là một phần của quá trình và nhà Cảm xạ chữa trị có nghĩa vụ phải tôn trọng các thời kỳ mà bệnh nhân đi qua, không cố gắng kéo người bệnh ra khỏi thời kỳ đó trừ trường hợp có nguy hiểm đến cơ thể vật chất, và với một sự tế nhị lớn.

Diễn biến thứ nhất của thuyết toàn đồ

THÁCH THỨC

Mỗi người cảm nhận được lúc này hay lúc khác có cái “nhu cầu từ chối”. Tất cả mọi người chúng ta đều muốn loại bỏ các trải nghiệm nặng nề của cuộc sống, vì sợ không thể hoặc không muốn đương đầu với chúng. Khi bị đau ốm, phản ứng đầu tiên là sự từ chối vẫn có thể xuất hiện. Đó là một sự tự vệ nhất thời, bước đầu trên con đường chấp nhận. Nếu bạn phải đương đầu với một bệnh nặng, bạn sẽ không chịu nổi nếu nói nhiều về vấn đề này, đó là điều tự nhiên bạn phải có thời gian để quen, bạn hãy sử dụng thời gian đó.

Bạn sẽ dễ dàng kể về bệnh tật của bạn với gia đình, bạn bè và các nhà chuyên môn về Y tế, nhưng không phải với các người khác, điều này cũng là bình thường, mọi thứ đều tùy thuộc vào lòng tin của bạn với người đối thoại, bạn hãy cần lưu ý điều này và tình cảm của họ đối với sức khỏe của họ và sức khỏe của bạn. Có thể bạn phản ứng với những gì xảy ra nơi họ (Các nhà chuyên môn về sức khỏe biết được tầm quan trọng của những phản ứng của họ với bệnh tật và hậu quả của chúng lên tình trạng người bệnh được họ chữa trị).

Bạn đừng quên rằng sự từ chối là việc hoàn toàn bình thường, và tất cả chúng ta đều làm như thế, ít ra cũng là không muốn được coi như một người điên! Nhưng khi bạn đã có khả năng đương đầu, sự từ chối đó biến mất. Việc kiên trì từ chối có thể có những hậu quả nặng nề. Nhưng phải đề cập vấn đề với lòng trắc ẩn tình yêu thương đối với bản thân bạn và từ phía người khác. Bạn hãy bắt đầu bằng cách tập hợp quanh bạn những người mà bạn yêu thương, tin cậy, với họ bạn có thể được chia sẻ.

Có sự từ chối được biểu thị là do không biết những thông điệp phát đi từ cơ thể và hệ thống làm cho ổn định của chính chúng ta. “Tôi nhớ, tôi đau đớn ở vai lan đến tận khuỷu tay, và tôi tự bảo đấy là do tuổi tác, có thể là một chút thấp khớp, tôi không cần chú ý, chắc rồi sẽ khỏi thôi mà. Rồi dần dà khi chải tóc bạn sử dụng tay có cảm giác khó khăn và càng về lâu về dài cơn đau từng cơn biến thành đau liên tục… bạn mất hết sức lực nơi bàn tay và cánh tay và ngay việc mở cúc áo bạn cũng phải nhờ đến người khác giúp đỡ… Bạn đã từ chối sự hiển nhiên mà chỉ luôn nghĩ đến đó là viêm khớp và không muốn lo lắng đến nó.

Cánh tay cũng yếu đi từng lúc, và bạn quên đi tuy có những lúc hốt hoảng vì không cầm được túi đi chợ, bạn xua đuổi nỗi sợ hãi bằng cách đổi tay cầm túi. Nhưng chúng tôi tin rằng phản ứng từ chối đó là cần thiết để chữa bệnh phát triển đến lúc cần phải mổ, mà hiện nay thì chưa phải lúc. Nếu bạn biết sớm hơn, và được chẩn đoán bệnh cho bạn sớm hơn, nhưng thực sự mà nói, bạn thích thái độ từ chối đó hơn.

Lúc này bạn mới thấy tầm quan trọng của tâm thể là như thế nào. Và bạn đừng bao giờ nghĩ chỉ khi thấy bất lực, bạn mới nhờ đến sự giúp đỡ của người khác.

Bất lực là có ý nghĩa thế nào? Và phải học cách buông xuôi để cảm thấy được an toàn. Và bạn cần hiểu rõ điểm này bằng cách phân tích các thời kỳ của chữa trị.

Sự từ chối cũng là một dạng của sự không biết đến đau đớn. Và chỉ khi đến lúc bệnh trở nên trầm trọng bạn mới nhận ra được sự từ  chối. Bạn đau đớn, nhức nhối rất nhiều, nhưng lại cứ  tự bảo mình có thể tự khỏi được bệnh”.

Cái sợ làm cơ sở cho sự từ chối, sợ những gì phải đương đầu và vượt qua nguyên nhân của bệnh tật. Có thể bạn sợ không thể chữa khỏi bệnh cho mình, bạn sợ bệnh viện, sợ sự bất lực vật chất được tạo ra bởi ca mổ. Bạn sợ chết tuy không có lý do gì. Nỗi sợ đó làm cho bạn từ chối việc chữa bệnh mặc dù bệnh đã rất lâu.

Có bạn lại nghĩ: “Tôi sợ phải mổ, sợ những hệ lụy kéo theo vì đây không phải là cách chữa khỏi bệnh một cách tự nhiên”. Tôi sợ nếu bệnh phải mổ thì sau này cánh tay không sử dụng được nữa, bởi vì nhờ vào bàn tay bạn có thể làm một hoạt động sáng tạo.

Những nỗi sợ của chúng ta đôi khi không hợp lý lẽ, nhưng chúng lại có thực và mạnh mẽ.

Có bạn bị bướu độc (bazedow) nghĩ: “Tôi sợ người ta cắt cổ mình, nếu tôi có vấn đề ở cổ, như thế thì là hết sức khủng khiếp”. Chúng ta phải trải qua hai chu kỳ của các thời kỳ khác nhau: từ chối – giận dữ – mặc cả – chấp nhận; một thời kỳ trước lúc được bác sĩ chẩn đoán, thời kỳ kia sau lúc bác sĩ bảo bạn đến khám tại khoa nhà phẫu thuật để có ý kiến. Bạn sẽ phải thốt lên: “Không, không phải thế!”.

Có người sẽ hỏi tại sao bạn lại sợ phải mổ đến như vậy.

Bạn sẽ trả lời là không biết tại sao, nhất là trong trường hợp của người đã có lần phải trải qua phẫu thuật, họ cảm thấy khủng khiếp vì cảm nhận người ta xâm phạm đến một phần sự sống của cuộc đời họ và có thể chết vì nó. Nỗi sợ hãi đó đã làm hoãn lại mọi công việc và bạn không muốn đến gặp bác sĩ vì tin chắc chắn rằng mình sẽ bị cắt cổ. Khi đến gặp bác sĩ phẫu thuật, có người vừa khóc, vừa nói “Tôi không muốn đi, tôi không thể chịu được, tại sao một việc như vậy lại đến với tôi chứ”.

Trong lúc này bạn cần có sự giúp đỡ và động viên của gia đình và bạn bè, và chia sẻ nỗi sợ của mình với họ, nói ra được nỗi sợ là rất quan trọng dù nó là sự thực hay không phải là sự thật. Sự chia sẻ sẽ làm thay đổi sợ hãi, nếu không được chia sẻ và thông cảm nó biến thành giận dữ.

(còn nữa)

Bác sĩ Dư Quang Châu

Nguồn: Cảm xạ học