Góc cảm nhận

Nơi chia sẻ của khách hàng - những người bạn đã đồng hành và sử dụng sản phẩm của Khai Phá Bản Thân

Xem thêm

Kết nối

giá trị

Tổng kết Con Mắt Nhị Phân, kỳ 4: Lạ – Quen

Thảng hoặc, trong đời sống, ta cảm thấy lạ lẫm. Lạ lẫm ký ức. Lạ lẫm thói quen. Lạ lẫm nỗi buồn. Lạ lẫm những niềm vui. Lạ lẫm cả với thân này. Lạ lẫm bất thần từ những dồn dập của cảm xúc, lạ lẫm bước ra từ những gẫy đổ của ái tình hay nhen nhóm từ những ngập ngừng của đôi chân mỏi mệt hoặc đơn giản chỉ là lạ lẫm với những chai lặng cảm xúc. Phải chăng ta đang lạc lối?

Và ở thái cực còn lại, đôi ta khi bắt gặp một hình ảnh, cảnh vật, con người tuy xa lạ, mới biết nhưng lại cảm giác vô cùng thân quen. Đây có thể là những trải nghiệm của một cảm giác chắc chắn rằng đã từng chứng kiến hay đã sống qua một hoàn cảnh đã xảy ra trước đây, mặc dù không thể biết chắn chắn các trường hợp ấy đã xảy ra lúc nào. Liệu rằng có phải cơ duyên đang đến với chúng ta?
Chương trình Con Mắt Nhị Phânkỳ 04 – chủ đề “Lạ Quen”diễn ra vào chủ nhật, 26/08/2012 đã gợi mở 3 góc nhìn dựa trên mức độ nhận thức để giải mã những cảm giác Lạ-Quen trong cuộc sống hàng ngày.Ở góc độ thứ nhất, chúng ta hoàn toàn có thể nhận thức, hiểu được lý do tại sao có cảm giác thân thuộc hay lạ lẫm trước hoàn cảnh, sự vật hay con người nào đó. Chính những giá trị chúng ta xác lập cho bản thân đã chi phối cảm giác của mỗi chúng ta. Giá trị đó chính là nguyên tắc sống, lẽ sống, mục đích tồn tại, niềm tin và những yếu tố mà ta sống chết để bảo vệ. Giữa hai người có cùng giá trị sẽ dễ dàng “cộng hưởng” tạo ra cảm giác thiết thân, dù chỉ mới gặp nhau lần đầu. Trong tình yêu cũng vậy, chúng ta sẽ dễ lầm lẫn ở cảm giác nồng cháy ban đầu nhưng nếu cả hai có quá nhiều giá trị quan trọng khác nhau thì cám giác lạ lẫm, chán chường có thể gây nên đổ vỡ. Hơn hai mươi bạn tham gia chương trình đã đưa ra mười mấy giá trị quan trọng trong tình yêu mà mình cho là quan trọng nhất, do đó có thể khẳng định rằng cùng giá trị thì dễ dàng giao cảm với nhau hơn. Tuy nhiên, cảm giác Lạ-Quen không phải lúc nào bản thân chúng ta có thể nhận thức, xác lập và giải thích được. Đôi khi nó là sự thôi thúc trong tiềm thức mà ta rất khó điều khiển. Điều này được giài thích qua góc nhìn thứ 2: góc nhìn Phân Tâm học.Phân Tâm học là tập hợp những lý thuyết và liệu pháp tâm lý học được BS người Áo Sigmund Freud công bố vào cuối thế kỷ 19. Ông phân loại mọi hoạt động tinh thần của mỗi nhân con người được thể hiện thành ba cấp độ được ông gọi là Tự Ngã; Bản Ngã, và Siêu Ngã. Tự Ngã là nơi trú ngụ của những bản năng nguyên thủy, của những ham muốn bất chấp hậu quả, là bản chất thú trong mỗi con người. Bản ngã chính là nhận thức của chúng ta về thế giới xung quanh, là giá trị mà chúng ta xác lập thông qua quá trình đào tạo và trải nghiệm khi tiếp xúc với cộng đồng. Siêu ngã chính là lương tâm và đạo đức. Cái Tự Ngã và Siêu Ngã vốn vô thức, chúng ta khó có thể chạm tới hay điều khiển được nó. Cái Bản Ngã là “viên trọng tài giữa những đòi hỏi bạt mạng của cái Tự Ngã và sự kiểm soát của thế giới bên ngoài”, nói cách khác, bản ngã giúp chúng ta điều chỉnh hành vi cho phù hợp với những qui định của xã hội như tập quán, luật pháp…

Trong cuộc sống hàng ngày, có nhiều lúc Tự Ngã chi phối cám giác của mỗi người, khiến họ làm một công việc mà chắc rằng nếu nhận thức được họ sẽ không bao giờ làm. Một con người có thể làm sai qui trình làm việc thông thường anh ta vẫn làm đúng hàng ngày thì bởi cái Tự Ngã của anh ta được gợi ra ý niệm rằng anh ta đang làm một việc vô ích. Hiện tượng “Dejà Vu” tức là cảm giác thân thuộc khi chúng ta ở một nơi mà chúng ta chưa hề biết đến bao giờ, cũng có thể giải thích bằng Phân Tâm học. Cảnh vật chúng ta đang nhận thức có từng bộ phận đã được chúng ta thấy, ấn tượng từ trước, lưu dấu trong tiềm thức, nói cách khác, nó là tập hợp của nhiều mảnh vụn ký ức. HIện tượng “tiếng sét ái tình” cũng giải mã được rằng có những hình ảnh, mùi hương đã ghi dấu rất mạnh trong tiềm thức (cái Tự Ngã) từ thời thơ ấu, khiến chúng ta cố gắng tìm kiếm lại nó trong tình yêu và khi bắt gặp, một cảm giác thân thuộc, nồng cháy quá đỗi trỗi dậy mạnh mẽ gây nên “tiếng sét ái tình”.Làm thế nào để có thể hạn chế cảm xúc Lạ-Quen không mong muốn? Hãy dùng cái Bản Ngã của chính mỗi người để nhận thức sự việc khách quan, cân nhắc từng hành động, lưu ý đến trách nhiệm của mỗi cá nhân với cuộc đời. Anh Khắc Huy chia sẻ rằng Bản Ngã chỉ có thể giúp chúng ta cân bằng cảm xúc nếu nó được minh định sáng suốt, được tôi rèn qua học tập, kinh nghiệm và nhất là có môi trường tư duy thoải mái.

Ớ góc nhìn còn lại, Lạ-Quen chúng ta hoàn toàn không giải thích được bằng lý tinh mà phải nêu ra khái niệm mới có tinh chất tâm linh: Duyên, Nghiệp, Tiền kiếp. Tôn giáo của Phương Đông cho rằng, chúng ta gặp nhau, thân nhau hay gặp một hiện tượng, một biến cố, thậm chí là ăn được một món ăn ngon là do có duyên từ tiền kiếp. Sau khi chết, con người sẽ đầu thai chuyền kiếp sang một cuộc sống hoàn toàn mới, những việc chưa làm xong, những nợ nần của kiếp trước, kiếp này sẽ trả tiếp cho đến hết mới thôi. Có những trường hợp đã đầu thai nhưng vẫn còn lưu giữ những kí ức của kiếp trước (ví dụ như hiện tượng “con lộn”). Các nhà khoa học đã cố gắng giải thích hiện tượng tiền kiếp nhưng hầu như chưa đạt được kết quả mong muốn. Đối với Phương Tây, tôn giáo quan niệm mỗi người có linh hồn, khi chết linh hồn sẽ rời khỏi thể xác. Điều đó được ghi nhận trong những ca chết lâm sàng, người chết khi được cấp cứu hồi tỉnh có thể diễn tả lại từng hành động của nhân viên y tế khi sơ cứu như một người chứng kiến đứng ở đầu giường bệnh nhân. Lịch sử cũng ghi nhận rất nhiều trường hợp tiên tri trước sự việc hiện tượng như là người đó đang sống trong thời tương lai để kể lại sự việc. Rõ ràng cảm giác Lạ-Quen trong trường hợp này không thể giái thích được bằng nhận thức. Bạn Thanh Nguyên cho rằng, tôn giáo, tâm linh chỉ nên là điềm tựa tinh thần đề từ đó chúng ta có thể sống tốt, sống đẹp, sống cống hiến cho xã hội. Chúng ta biết chúng ta đang là ai, hãy sống vì điều đó, đừng quan tâm chúng ta đã từng ra sao, như thế nào là tinh thần mà chị Diệu Huyền muốn chia sẻ thông qua góc nhìn tâm linh.

Như định hướng từ đầu của chương trình, Con Mắt Nhị Phân không đưa ra kết luận chung mà chỉ mở ra những góc nhìn, thính giả tham gia sẽ có kết luận riêng cho bản thân mình dựa trên những hiểu biết và cảm xúc riêng. Tuy nhiên, ở cuối chương trình này chia sẻ của anh Quốc Khánh đã được nhiều bạn tán thưởng, đó là hãy sống đúng với Bản Ngã của mỗi người, sống thật với chính bản thân, đừng đỗ lỗi cho cảm xúc, cho vô thức mà phải nhìn nhận rõ những sai lạc kém cỏi của mình mà sửa chữa và làm tròn trách nhiệm của mỗi người vời chính mình, với cuộc đời.

Con Mắt Nhị Phân kỳ 04 chủ đề “Lạ-Quen” đã kết thúc với nhiều cảm xúc, BTC chương trình hẹn gặp lại và mong muốn sự ủng hộ nhiều hơn từ các bạn ở chương trình kỳ sau với chủ đề chắc chắn rằng mỗi chúng ta đều phải đối mặt: “Biên”.
P.V

“Cháy” hết mình với đam mê

Có thứ hạnh phúc mang tên: CHÁY HẾT MÌNH VỚI ĐAM MÊ.

Nguyễn Thị Phương Anh, cô gái thật tuyệt vời! Chúc cô tiếp tục thành công trên con đường sắp tới. Giọng ca của cô sẽ “cứu rỗi” rất nhiều linh hồn đang khát khao một thứ âm nhạc khơi dậy nguồn cảm hứng và năng lượng từ bên trong.

 

Làm sao để ngừng so sánh và tự ti về bản thân

Hạn chế thói quen so sánh mình với những người khác

http://www.lamsao.com/Resources/CommunityUpload/huonghoang90/huonghoang902011519203451720_0.jpg

Tạo hóa ban tặng cho con người những đặc trưng riêng biệt về tính cách, ngoại hình, năng khiếu…Và con đường tìm kiếm hạnh phúc trong cuộc sống cũng chẳng ai giống ai. Dù vậy, con người vẫn luôn khát khao vươn đến sự hoàn hảo. Đây cũng là lý do tại sao ngày càng nhiều người nhờ đến công nghệ giải phẫu làm đẹp vì nghĩ rằng bản thân họ có những khiếm khuyết nào đó. Điều này chỉ làm lãng phí thời gian và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm sinh lý của chúng ta. Do đó, bạn cần sớm nhận ra và loại bỏ lối so sánh tiêu cực này.

Nên nhớ rằng mỗi người là một bản sắc khác biệt

http://www.lamsao.com/Resources/CommunityUpload/huonghoang90/huonghoang902011519203451861_1.jpg

Ngay từ khi sinh ra chúng ta đã mang những bản sắc khác biệt. Mỗi người có tính cách, sở thích, cảm xúc và trải nghiệm hoàn toàn khác nhau. Nên nhớ rằng không ai là hoàn hảo cả. Vì vậy tốt nhất là bạn hãy suy nghĩ thoáng hơn và chấp nhận mọi người cũng như bản thân mình với những tính cách vốn có.

Ngừng suy nghĩ tự ti về bản thân

http://www.lamsao.com/Resources/CommunityUpload/huonghoang90/huonghoang902011519203453376_2.jpg

Cho dù ngoại hình, màu da, tôn giáo, sắc tộc…của bạn là gì đi chăng nữa, hãy luôn tự tin về bản thân mình. Chỉ có chính bạn mới có thể ra lệnh cho mình làm gì, nghĩ gì và tin vào điều gì. Tất cả mọi người trên Thế giới đều được sinh ra, lớn lên và già đi như nhau. Vì vậy chẳng có lý do gì để bạn tự ti về bản thân mình yếu kém hơn những người khác cả.

Hãy rộng lượng với chính mình và rút ra bài học sau mỗi lần vấp ngã

http://www.lamsao.com/Resources/CommunityUpload/huonghoang90/huonghoang90201151920351548_3.jpg

Sự đố kị, ganh ghét với người khác chỉ khiến ngăn cản con đường bạn muốn tiến bước để đạt những điều mình muốn trong cuộc sống. Hãy tha thứ cho những sai lầm của bản thân, bình tĩnh, phân tích kỹ càng và rút ra những bài học kinh nghiệm sau mỗi lần vấp ngã để có thể tránh những tình huống tương tự xảy ra.

Không phải tất cả mọi việc đều như ý muốn

http://www.lamsao.com/Resources/CommunityUpload/huonghoang90/huonghoang90201151920351564_4.jpg

Có thể bạn từng nghe câu nói: “Không gì là không thể” để nói lên khả năng vô hạn của con người. Tuy nhiên, quan niệm này có thể tạo ra những hy vọng không thực tế. Bạn không thể thay đổi được thời tiết, quay ngược thời gian, thay đổi quá khứ hay thay đổi tính cách một ai đó nếu họ không chịu đổi thay. Rất nhiều điều không thể xảy ra trong thực tế cuộc sống khi bạn cứ mãi so sánh, hơn thua với những người xung quanh. Vì vậy hãy tĩnh tâm để suy nghĩ về tính cách của bản thân và xác định những điều mình mong muốn để tập trung tất cả cho các mục tiêu đó.

Học cách chấp nhận và thích nghi với những thay đổi

http://www.lamsao.com/Resources/CommunityUpload/huonghoang90/huonghoang90201151920351705_5.jpg

Nếu bạn thấy rằng mình cần phải thay đổi để thích nghi với cuộc sống thì hãy thực hiện ngay. Tuy nhiên, chắc chắn rằng những thay đổi này mang lại niềm hạnh phúc thực sự cho bản thân chứ không phải để gây ấn tượng với mọi người. Hãy bắt đầu bằng những điều nho nhỏ như giúp đỡ những người xung quanh, tạo thói quen suy nghĩ sâu sắc hay học những điều mới mẻ và các kỹ năng sống. Bạn có thể cải thiện kỹ năng đọc và viết của mình, tạo nhịp sống năng động với các bài tập thể dục, học cách quản lý thời gian hay thay đổi các thói quen để ngày càng hoàn thiện bản thân.

Thực hiện những điều trên đây với sự thích thú, bạn sẽ thấy cuộc sống của mình có nhiều thay đổi tích cực. Và hãy đừng quên câu nói nổi tiếng của Eleanor Roosevelt, Phu nhân của Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevel: “Không ai có thể làm bạn tổn thương nếu không được sự cho phép của chính bạn”.

Theo all4women

Nguồn: LamSao.com

Quản lý bản thân (Phần cuối)

Quản lý bản thân có nghĩa là học cách phát triển chính bản thân chúng ta, trong đó việc xác định được “tôi là ai” vô cùng quan trọng.

Phần tiếp theo trong bài viết của Peter về việc quản lý bản thân – bài viết từng được chọn là bài viết hay nhất năm 1999 của tạp chí Havard Business Review.

Những giá trị của tôi là gì?

Để quản lý bản thân, cuối cùng bạn sẽ phải thắc mắc, những giá trị của tôi là gì? Đây hoàn toàn không phải là một câu hỏi về đạo đức. Xét trên khía cạnh đạo đức, quy tắc là chung cho tất cả mọi người, và câu hỏi được trả lời một cách dễ dàng. Tôi sẽ gọi đây là “bài kiểm tra soi gương“. Trong những năm đầu của thế kỷ XX, nhà ngoại giao đáng kính nể nhất mọi thời đại là một đại sứ người Đức ở London. Số phận đã định ông ta phải làm những điều kì vĩ, ít nhất trở thành bộ trưởng ngoại giao đại diện cho quốc gia, nếu ông ta không làm thủ tướng. Tuy nhiên đến năm 1906, ông ta đột nhiên từ chối tham gia bữa tối tổ chức bởi các quan chức ngoại giao cho ngài Edward VII. Ông vua này nổi tiếng không đứng đắn và muốn thể hiện bữa tiệc theo ý mình. Người ta ghi lại lời nhà ngoại giao “tôi từ chối không nhìn thằng ma cô trong gương soi vào buổi sáng khi tôi cạo râu“.

Đó là “bài kiểm tra soi gương”. Đạo đức đòi hỏi bạn hãy tự hỏi bản thân mình, bạn muốn nhìn thấy mình là loại người nào khi bạn soi gương vào buổi sáng? Cái gì là chuẩn mực đạo đức trong một tổ chức này thì cũng đúng cho các tổ chức khác. Nhưng đạo đức chỉ là một phần của hệ thống giá trị – đặc biệt đối với hệ thống giá trị của một tổ chức.

SAGA - Bài kiểm tra gương soi

Một người có thể gặp bế tắc hoặc không thể hành động khi làm việc trong một tổ chức có hệ giá trị không thể chấp nhận hoặc không tương thích với hệ giá trị của riêng anh ta.

Hãy cân nhắc kinh nghiệm sau của một nhà tuyển dụng nhân sự người đã làm việc trong một công ty nhỏ đã được sáp nhập vào một tổ chức lớn hơn. Sau sự kiện sáp nhập, người ta thăng chức cho cô lên vào vị trí mà cô có thể làm tốt nhất, công việc bao gồm tuyển chọn những người phù hợp cho những vị trí quan trọng. Nhà tuyển dụng nhân sự nọ tin tưởng tuyệt đối rằng một công ty chỉ nên tuyển dụng nhân lực bên ngoài sau khi đã chắc chắn tất cả các khả năng không tìm được nhân sự bên trong công ty. Nhưng công ty mới của cô lại tin rằng đầu tiên phải đi tìm những người bên ngoài công ty.

Theo kinh nghiệm của tôi, xét trên cả hai cách tiếp cận vấn đề, cách thích hợp nhất là kết hợp cả hai. Tuy nhiên, hai cách tiếp cận này lại hoàn toàn trái ngược nhau, không phải chính sách trái ngược mà là hệ giá trị trái ngược. Hai cách này cho thấy những quan điểm về mối quan hệ giữa tổ chức và nhân công là khác nhau, quan điểm khác nhau về trách nhiệm của một tổ chức đối với nhân viên và khả năng phát triển của nhân viên, và quan điểm khác nhau về sự đóng góp quan trọng nhất của một cá nhân với một doanh nghiệp. Sau vài năm bế tắc, nhà tuyển dụng nọ bỏ việc – chịu một số thua thiệt về tài chính. Hệ giá trị của cô ấy đơn giản là không tương thích với hệ giá trị của công ty.

Tương tự, liệu một công ty dược phẩm nên cố đạt thành tựu bằng những cải tiến dần dần và nhỏ hay là thực hiện những đột phá mới mẻ, đắt đỏ và liều lĩnh không đơn giản chỉ là một vấn đề kinh tế. Kết quả của cả hai chiến lược có thể cũng giống nhau. Xét sâu hơn, đó là sự xung đột giữa hệ giá trị của vai trò một công ty phải giúp những dược sĩ làm tốt hơn những gì họ đang làm và hệ giá trị hướng tới những đột phá khoa học mới.

Liệu rằng một doanh nghiệp nên chú tâm vào những kết quả ngắn hạn hay tập trung vào kết quả dài hạn cũng chính là một câu hỏi về hệ giá trị. Những nhà phân tích tài chính tin rằng một công việc kinh doanh có thể thực hiện tốt đồng thời cả hai việc đó. Những doanh nhân thành công thậm chí còn biết điều đó rõ hơn. Để đảm bảo chắc chắn, một công ty phải có đạt được kết quả trong ngắn hạn. Nhưng để cân nhắc giữa những kết quả trong ngắn hạn và tăng trưởng trong dài hạn, mỗi công ty sẽ có những ưu tiên riêng cho từng mục tiêu. Đây không đơn giản chỉ là một tranh luận về kinh tế, mà cơ bản, đó là sự đối lập liên quan đến vai trò của công việc kinh doanh và trách nhiệm của sự quản lý.
ImageMediaRelation.jpg
Sự xung đột về giá trị không giới hạn trong một tổ chức kinh doanh. Một trong những những nhà thờ phát triển nhanh nhất ở Mỹ có cách xác định mức độ thành công bằng số lượng giáo dân mới. Những nhà lãnh đạo nhà thờ cho rằng vấn đề chính là bao nhiêu thành viên mới gia nhập giáo hội. Chúa sẽ đáp ứng những mong muốn tinh thần, ít nhất là phần trăm số lượng những nhu cầu. Một giáo phái khác, phái Phúc Âm lại tin rằng điều quan trọng là sự tăng trưởng trong tinh thần con người. Nhà thờ Phúc Âm sẽ gạch tên của những thành viên mới, những người tham gia nhưng không đạt được những yêu cầu về mặt tinh thần.

Lại một lần nữa, vấn đề không nằm ở số lượng. Đầu tiên ai cũng nghĩ rằng nhà thờ thứ hai sẽ phát triển chậm hơn. Nhưng nó lại giữ số lượng lớn những thành viên mới hơn là nhà thờ thứ nhất. Nói cách khác, sự tăng trưởng của nhà thờ thứ hai bền vững hơn. Đây không phải vấn đề lý thuyết, cũng không phải vấn đề mà bạn có thể xem nhẹ. Đó là vấn đề về hệ giá trị. Trong một cuộc tranh luận công khai, một giáo sỹ đã lý luận rằng, “trừ khi bạn đã đến nhà thờ dù chỉ một lần, bạn sẽ chẳng bao giờ tìm thấy cánh cổng dẫn đến Thiên đường.” “Không” một người khác phủ nhận. “Cho đến khi bạn lần đầu tiên thực sự tìm kiếm cánh cổng lên Thiên đàng, bạn sẽ không thuộc về nhà thờ.”

Cũng giống như con người, một tổ chức cũng có những giá trị. Những giá trị của cá nhân phải phù hợp với giá trị của tổ chức để cá nhân đó có thể làm việc hữu ích trong tổ chức. Những hệ giá trị đó không cần phải trùng khít lên nhau, nhưng nên đủ tương đồng để cùng tồn tại. Nếu không cá nhân sẽ lâm vào bế tắc và cũng chẳng làm được thành tựu gì..

Những điểm mạnh của một cá nhân và cách thức cá nhân đó hành động hiếm khi xung đột với nhau; chúng bổ sung cho nhau. Nhưng đôi khi có sự xung đột giữa hệ giá trị của cá nhân và những điểm mạnh của anh ta. Những việc mà một người làm tốt, thậm chí làm xuất sắc và rất thành công có thể lại không tương thích với hệ giá trị của anh ta. Trong trường hợp đó, công việc đó có vẻ như chẳng đáng để anh ta cống hiến cả đời (hay ít nhất là phần lớn cuộc đời).

Tôi xin mạn phép bạn đọc khi nói đến một ví dụ của cá nhân tôi. Nhiều năm trước, tôi cũng phải đứng trước quyết định giữa những giá trị và cái mà tôi đang thực hiện rất thành công. Tôi đang làm rất tốt với vị trí của một nhà đầu tư nhà băng ở London giữa những năm 1930, công việc này hẳn nhiên là rất phù hợp với khả năng của tôi. Tuy nhiên tôi lại chẳng thấy mình có thể đóng góp gì hữu ích với tư cách là một giám đốc quản lý tài sản. Tôi nhận thấy, con người là những giá trị của anh ta, và tôi thấy chẳng lợi lộc gì khi là con ma giàu nhất nghĩa địa. Tôi chẳng có tiền và cũng chẳng có hi vọng thăng tiến nào. Thay vì tiếp tục tình trạng suy nhược, tôi bỏ việc – và tôi đã làm đúng. Nói cách khác, hệ giá trị nên được coi là bài kiểm tra tối quan trọng.

Tôi thuộc về nơi nào?

Rất ít người biết ngay từ đầu nơi mà họ thuộc về. Những nhà toán học, nhạc sĩ, đầu bếp thường xuyên là nhà toán học, nhạc sĩ hay đầu bếp từ khi họ bốn hay năm tuổi. Những nhà vật lý thường quyết định nghề nghiệp tương lai khi họ là thiếu niên, thậm chí còn sớm hơn. Nhưng hầu hết mọi người, đặc biệt là những người có khả năng thiên phú, không thực sự biết họ thuộc về nơi nào cho đến khi họ đã đi qua cái tuổi 25. Tuy nhiên, ở cái tuổi đó, họ nên biết câu trả lời của mình cho ba câu hỏi: Những mặt mạnh của tôi là gì? Tôi hành động theo cách thức nào? Và hệ giá trị của tôi là gì? Và sau đó họ có thể quyết định và nên quyết định vị trí của họ.

Cũng tương tự như vậy, con người nên tự quyết định họ không thuộc về nơi nào. Khi một cá nhận nhận ra anh ta không thể hoàn thành tốt trong một tổ chức lớn thì anh ta cũng nên học cách từ chối vị trí đó. Một người hiểu rằng anh ta không phải là người có thể chịu trách nhiệm với các quyết định thì anh ta cũng nên học cách từ chối được bổ nhiệm vào vị trí của người đưa ra các quyết định. Tướng Patton (người có lẽ chưa bao giờ hiểu bản thân mình) đáng nhẽ nên học cách từ chối làm một tướng chỉ huy độc lập.

Việc biết câu trả lời cho những câu hỏi trên giúp một cá nhân có thể đồng ý với một cơ hội, một lời đề nghị hoặc một bổ nhiệm, là việc quan trọng không kém, “vâng, tôi sẽ làm việc đó. Nhưng tôi sẽ làm việc đó theo cách của mình. Đó là cách mà công việc sẽ được thiết kế. Đó là cách các mối quan hệ được thiết lập. Đó là những kết quả mà ông nên kỳ vọng ở tôi trong giai đoạn này, bởi vì đó là con người tôi”.

ideal.jpg
Một sự nghiệp thành công không được lên kế hoạch trước. Mà sự nghiệp đó thành công khi con người ta biết chuẩn bị cho những cơ hội bởi vì họ biết sức mạnh, phương pháp làm việc và hệ giá trị của mình. Việc nhận thức ra nơi bạn thuộc về có thể sẽ biến một con người bình thường – chăm chỉ làm việc và có năng lực trung bình – trở thành một người thành công xuất sắc.

Tôi nên đóng góp cái gì?

Xuyên suốt lịch sử, phần lớn con người chẳng bao giờ hỏi “Tôi nên đóng góp cái gì?“. Người khác bảo họ học nên đóng góp cái gì, và nhiệm vụ của họ là cống hiến cho công việc hoặc chứng minh kỹ năng hoàn hảo của mình – đối với các nghệ nhân – làm việc giống như những người phụ thuộc. Cho đến tận ngày nay, hầu hết mọi người đều cho rằng việc mình là trợ lý và làm những gì mình được phân công là điều hiển nhiên. Thậm chí đến những năm 1950 và 1960, những công nhân tri thức mới (những người được coi là người của tổ chức) vẫn phụ thuộc vào bộ phận nhân sự lên kế hoạch cho công việc của họ. Cuối những năm 60, không ai muốn bị sai bảo phải làm gì nữa. Những con người mới bắt đầu đặt ra câu hỏi, tôi muốn làm gì?

Và câu trả lời họ tìm thấy cho phương thức để cống hiến là “làm việc của chính bạn”. Nhưng giải pháp này cũng sai lầm như chính những công nhân tri thức này đã từng. Rất ít người tin rằng làm việc của chính mình sẽ đóng góp cho tổ chức, đạt được thành công, thành tựu.

Nhưng chúng ta vẫn chưa có kết quả cho cách trả lời cũ là chấp nhận làm những gì bạn được phân công. Những công nhân tri thức đặc biệt là phải học cách hỏi những câu hỏi chưa ai hỏi trước đó: “Tôi nên cống hiến cái gì?“. Để trả lời câu hỏi này, họ nên chú tâm vào ba yếu tố cơ bản: “Tình huống này yêu cầu những gì?“, “Với những sở trường, cách thức làm việc và những giá trị của tôi, tôi có thể đóng góp cho cái gì nhiều nhất và tôi cần làm gì?“. Cuối cùng, “Tôi cần đạt những kết quả thế nào để có sự khác biệt?“.

Bây giờ chúng ta sẽ xét đến những kinh nghiệm của những nhà quản lý bệnh viện mới được bổ nhiệm. Một bệnh viện lớn và danh giá, nhưng danh tiếng trong 30 năm nay của nó đang trượt dốc. Một nhà quản lý mới quyết định trách nhiệm của ông ta là phải thiết lập tiêu chuẩn cho việc hoàn thành xuất sắc trong một lĩnh vực quan trọng trong thời gian hai năm. Ông ta chọn tập trung vào những phòng cấp cứu, những phòng to, ướt át và bẩn thỉu. Ông ta ra quyết định một bệnh nhân vừa được đưa vào phòng cấp cứu phải có được sự chăm sóc của một y tá đạt tiêu chuẩn trong vòng 60 giây. Chỉ trong vòng 12 tháng, phòng cấp cứu của bệnh viện trở thành hình mẫu cho tất cả các bệnh viện khắp nước Mỹ, và trong vòng 2 năm tiếp theo, cả bệnh viện này hoàn toàn thay đổi.

Như chúng ta có thể thấy trong ví dụ này, hiếm khi người ta có thể đạt thành công khi mong chờ quá xa xôi. Một kế hoạch thường dài 18 tháng vẫn rõ ràng, hợp lý và chi tiết. Vì thế câu hỏi trong tất cả các trường hợp nên là,nơi nào và làm như thế nào để tôi có thể đạt kết quả, làm nên sự khác biệt trong vòng một năm rưỡi? Câu trả lời nên cân bằng một vài yếu tố. Đầu tiên, mục tiêu đạt được nên khó khăn để thực hiện – theo cách nói thời thượng bây giờ, các mục tiêu này cần được “duỗi ra”. Nhưng chúng cũng cần có cơ sở bên trong. Hướng vào những mục tiêu mà không thể hoàn thành – hoặc trong những trường hợp hầu như không tưởng – thì không phải là hoài bão mà chỉ là một sự ngu ngốc. Thứ hai, các mục tiêu cần đạt tới nên có ý nghĩa nào đó. Các mục tiêu này làm nên sự khác biệt. Cuối cùng, kết quả nên nhìn thấy được, và nếu có thể thì nên đo lường được. Từ những mong muốn trên, ta có một chuỗi các hành động: Tôi phải làm gì, tôi nên bắt đầu từ đâu và bắt đầu như thế nào, và những mục tiêu và hạn chót để hoàn thành mục tiêu là khi nào.

 Theo Havard Business Review | Lãnh đạo

Nguồn: Saga

Quản lý bản thân (Phần 1)

Lịch sử thuộc về những người thành công – một Napoleon, một Da Vinci, một Mozart – họ luôn biết cách quản lý bản thân. Nói chung, chính điều đó đã khiến họ trở thành những người thành công vĩ đại…Có người nói rằng, muốn quản lý người khác, trước hết chúng ta phải có khả năng quản lý chính mình. Theo Peter Drucker, quản lý bản thân có nghĩa là học cách phát triển chính bản thân chúng ta. Chúng ta phải định vị bản thân tại nơi mà chúng ta có thể đóng góp nhiều nhất cho tổ chức và cộng đồng.

Bài viết của ông về việc quản lý bản thân từng được chọn là bài viết hay nhất năm 1999 của tạp chí Havard Business Review.

Thành công trong nền kinh tế tri thức chỉ đến với những người biết rõ bản thân họ – những mặt mạnh, những giá trị của họ, và cách tốt nhất mà họ có thể làm việc.

Chúng ta đang sống trong một kỉ nguyên của những cơ hội chưa từng có trong lịch sử. Nếu bạn có hoài bão hoặc trí thông minh, bạn có thể đạt đến đỉnh cao trong chuyên môn mà bạn đã chọn, bất chấp điểm mốc mà bạn đã xuất phát.

drucker.jpgNhưng cơ hội đi kèm với trách nhiệm. Các công ty trong thời đại ngày nay không quản lý công việc của nhân viên, những công nhân trí thức phải biết cách trở thành nhà quản lý của chính mình một cách hiệu quả. Điều đó phụ thuộc vào bạn có tìm cho mình một vị trí, có biết khi nào thì nên thay đổi công việc, làm việc tận tâm và năng suất trong suốt cuộc đời làm việc có thể kéo dài đến hơn 50 năm. Để làm tốt những việc trên, bạn cần có sự hiểu biết sâu sắc về bản thân – không chỉ các sở trường và sở đoản mà cả cách bạn học tập, cách bạn làm việc với những người khác, những giá trị của bạn, và nơi mà con có thể đóng góp nhiều nhất. Bởi vì chỉ khi bạn có thể vận dụng những khả năng của mình, bạn mới có thể đạt được thành công xuất sắc thật sự.

Lịch sử thuộc về những người thành công – một Napoleon, một Da Vinci, một Mozart – họ luôn biết cách quản lý bản thân. Nói chung, chính điều đó đã khiến họ trở thành những người thành công vĩ đại. Nhưng họ là những trường hợp ngoại lệ hiếm có, họ quá khác thường cả về tài năng và những thành tựu đạt được để có thể xếp họ vào ranh giới của những con người bình thường. Hiện nay, hầu hểt chúng ta, kể cả những người có khả năng khiêm tốn nhất, đều phải học cách quản lý bản thân. Chúng ta sẽ phải học cách phát triển bản thân. Chúng ta sẽ phải học cách định vị nơi nào chúng ta có thể đóng góp nhiều nhất. Và chúng ta phải luôn giữ được sự linh hoạt và tận tâm trong suốt 50 năm làm việc, điều này có nghĩa là biết làm thế nào và khi nào phải thay đổi công việc chúng ta đang làm.

Những điểm mạnh của tôi là gì?

Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng họ biết mình có khả năng làm tốt cái gì. Họ thường xuyên sai lầm. Thường thì, mọi người biết họ giỏi ở cái gì, và thậm chí sau đó nhiều người sai hơn là đúng. Một người chỉ có thể thực hiện từ điểm mạnh của mình. Họ không thể xây dựng cách thực hiện từ những điểm yếu. Trong lịch sử, con nguời có ít nhu cầu biết về điểm mạnh của họ. Một người khi sinh ra đã được sắp sẵn một vị trí, và vị trí đó trong chuỗi dây chuyền lao động: con của một người nông dân thì sẽ là một nông dân; con gái của một thợ thủ công sẽ là vợ của một thợ thủ công, và cứ thế tiếp diễn. Nhưng thời đại ngày nay con người có nhiều sự lựa chọn. Chúng ta biết những mặt mạnh của mình để có thể nhận thức được chúng ta thuộc về nơi nào.

Cách duy nhất để khám phá sức mạnh của bạn là qua phân tích những thông tin phản hồi. Bất cứ khi nào bạn phải ra một quyết định hay một hành động quan trọng, hãy viết ra những gì bạn mong muốn sẽ xảy ra. Chín hay mười hai tháng sau, so sánh kết quả thực sự so với mong muốn của bạn trong quá khứ.

Tôi đã thực hành biện pháp này từ 15 đến 20 năm nay, và mỗi khi tôi thực hiện biện pháp này, tôi đều phải ngạc nhiên. Phân tích thông tin phản hồi đã chứng minh cho tôi thấy rằng tôi có sự thấu hiểu trực giác với những người làm trong lĩnh vực kĩ thuật, dù rằng họ là những kĩ sư, kế toán viên hay nhà nghiên cứu thị trường. Biện pháp này cũng chứng minh rằng tôi không hùa theo đa số.

Phân tích thông tin phản hồi chẳng có gì mới mẻ cả. Biện pháp này được phát minh khoảng thế kỷ 14 bởi một nhà thần học người Đức không mấy tiếng tăm và 150 năm sau, được phân tích một cách ngẫu nhiên bởi John Calvin và Ignatius của vùng Loyola. Cả hai người đã tích hợp phương pháp này trong thực hành thực hiện bởi những người theo sau. Trên thực tế, chính việc tập trung phân tích hành động và kết quả của thói quen phân tích phản hồi giải thích tại sao những tổ chức do hai người đàn ông này sáng lập, nhà thờ Calvinist và dòng tu Jesuit, đã thống trị của Châu Âu trong suốt 30 năm.

Hãy thực hành bền bỉ, phương pháp đơn giản này sẽ chỉ cho bạn thấy đâu là những điểm mạnh của mình chỉ trong khoảng thời gian khá ngắn, có lẽ 2 hoặc 3 năm. Đây chính là điều quan trọng nhất bạn nên biết. Phương pháp này sẽ chỉ cho bạn rằng bạn đang làm cái gì và thất bại khi làm cái gì đã ngăn cản bạn có được những ích lợi cao nhất trong khả năng. Biện pháp này cũng chỉ ra bạn đặc biệt không có khả năng ở lĩnh vực nào. Và cuối cùng, nó cũng chỉ ra lĩnh vực nào bạn chẳng có khả năng và do đó không thể tiếp tục với lĩnh vực đó.

Một vài gợi ý hành động sau khi quá trình phân tích thông tin phản hồi. Đầu tiên và quan trọngheadhunter.jpg nhất là hãy tập trung vào những mặt mạnh của mình. Hãy đặt bản thân vào những nơi bạn có thể phát huy tối đa kết quả.

Thứ hai, hãy làm việc để cải thiện những điểm mạnh của mình hơn nữa. Những phân tích sẽ nhanh chóng cho biết chỗ nào bạn cần cải thiện các kỹ năng hoặc đòi hỏi thêm các kỹ năng mới. Biện pháp này còn chỉ ra những thiếu sót trong kiến thức của bạn và những kiến thức đó thường có thể tiếp tục được bổ sung thêm. Tài năng toán học là bẩm sinh, nhưng tất cả mọi người đều có thể học lượng giác.

Thứ ba, hãy tìm ra nơi nào mà sự tự mãn về tri thức đang khiến bạn không thể nhận ra sự ngu dốt của mình và hãy vượt qua sự tự mãn đó. Có quá nhiều người – đặc biệt là những chuyên gia trong lĩnh vực của mình – coi thường những tri thức thuộc ngành khác hoặc họ tin rằng kiến thức uyên thâm trong một lĩnh vực có thể thay thế cho tri thức ở các lĩnh vực khác. Ví dụ như những kĩ sư hàng đầu có xu hướng tự hào khi mình chẳng biết một chút nào về con người. Họ tin rằng, con người là sinh vật quá vô tổ chức đối với trí tuệ kĩ thuật. Ngược lại, những chuyên gia nguồn nhân lực lại tự hào về bản thân khi họ chẳng biết gì về kế toán cơ bản hoặc những phương pháp định lượng. Nhưng tự hào về sự ngu dốt của mình là tự lừa phỉnh mình mà thôi. Hãy tích luỹ những kỹ năng và kiến thức bạn cần để nhận thức một cách đầy đủ nhất những điểm mạnh của bạn.

Việc sửa chữa những thói quen xấu của bạn – những việc bạn làm hoặc làm nhưng thất bại đã ngăn cản sự hiệu quả và thành công của bạn – cũng quan trọng không kém. Những thói quen xấu này sẽ nhanh chóng bị phát hiện trong thông tin phản hồi. Ví dụ như, một nhà hoạch định có thể nhận ra dự án tuyệt hảo của mình thất bại bởi vì anh ta không theo dõi dự án một cách toàn diện. Giống như nhiều người xuất sắc khác, anh ta tin rằng với ý tưởng người ta có thể dời non lấp bể. Nhưng chính máy ủi đất mới dịch chuyển được núi, những ý tưởng chỉ ra nơi nào xe ủi đất nên đến làm việc. Nhà hoạch định này phải biết rằng công việc còn chưa xong khi kế hoạch chưa hoàn thành. Anh ta phải tìm ra người sẽ thực hiện kế hoạch và giải thích kế hoạch cho người mới. Anh ta phải thích nghi và thay đổi kế hoạch trong quá trình thực tế. Và cuối cùng, anh ta phải quyết định khi nào thì nên dừng việc thực thi dự án.

Đồng thời, phân thích thông tin phản hồi cũng cho thấy khi nào vấn đề này thiếu một cách thức ứng xử thích hợp để xử lý. Cách thức ứng xử là dầu bôi trơn cho cả một tổ chức. Quy luật tự nhiên là ma sát sẽ xuất hiện khi hai vật thể đang chuyển động tiếp xúc với nhau. Cách ứng xử – đơn giản như nói “làm ơn” và “cảm ơn” và việc nhớ tên một người hay hỏi thăm gia đình người đó – làm cho hai người có thể làm việc chung với nhau và liệu rằng họ có ưa người kia hay không. Những cá nhân xuất sắc, đặc biệt là những cá nhân trẻ xuất sắc, thường không hiểu điều này. Nếu như các phân tích chỉ ra rằng khi công việc đòi hỏi sự hợp tác với người khác, ai đó xuất sắc nhưng thất bại hết lần này đến lần khác, thì rất có thể đâu đó thiếu đi sự nhã nhặn, thiếu đi một cách ứng xử đúng mực.

Việc so sánh mục tiêu bạn hy vọng với kết quả thực tế cũng chỉ ra cái gì không nên làm. Chúng ta đều có vô số những lĩnh vực mà chúng ta không có khả năng hay kỹ năng hoặc thậm chí chẳng có cơ hội trở thành một người trung bình trong lĩnh vực đó. Trong những lĩnh vực này, một cá nhân – đặc biệt trong trường hợp một công nhân tri thức – không nên nhận làm. Một người nên nỗ lực càng ít càng tốt khi cố cải thiện những lĩnh vực mà mình chẳng có khả năng. Việc cải thiện từ yếu kém lên hạng trung bình làm tiêu tốn nhiều năng lượng và khối lượng công việc lớn hơn nhiều việc cải thiện khả năng làm việc tốt nhất của bạn lên hạng xuất sắc. Tuy nhiên vẫn có nhiều người – đặc biệt là hầu hết các giáo viên và hầu hết các tổ chức – tập trung vào biến những người hạng yếu kém trong một lĩnh vực nào đó lên hạng trung bình. Thay vào đó năng lượng, các nguồn lực và thời gian nên được đầu tư biến một người có khả năng thành một ngôi sao chói sáng trong lĩnh vực của họ.

kaizen.gifTôi thực hiện bằng cách nào?

Điều ngạc nhiên là hầu như không ai biết cách thức họ làm việc. Thực tế, hầu hết chúng ta thậm chí còn không biết rằng những người khác nhau thì cách họ thực thi công việc cũng khác nhau. Quá nhiều người làm việc theo cách không phải của họ, và điều đó hầu như chắc chắn không mang lại kết quả nào cả. Đối với những công nhân tri thức, “Tôi thực hiện bằng cách nào?” có lẽ còn quan trọng hơn cả câu hỏi “điểm mạnh của tôi là gì?”

Cũng giống như những điểm mạnh của một cá nhân, cách thức mà một cá nhân thực hiện cũng là độc nhất vô nhị. Đó là vấn đề cá tính. Liệu rằng cá tính có được do tự nhiên hay do nuôi dạy, thì ta đều có thể chắc chắn rằng cá tính cũng đã được hình thành rất lâu trước khi chúng ta bắt đầu làm việc. Và cách thức cá nhân hành động cũng giống như việc cá nhân có khả năng hay không có khả năng làm gì đã được xác định từ trước. Cách thức một người hành động có thể thay đổi đôi chút nhưng cách thức đó không có khả năng thay đổi hoàn toàn một cách dễ dàng. Giống như việc con người đạt được thành công khi họ làm cái họ làm cái mà họ có thể làm tốt, họ cũng sẽ thành công khi làm việc theo cách mà họ có thể hành động tốt nhất. Một vài đặc điểm tính cách thông thường sẽ quyết định cách thức một người hành động.

Peter Drucker
(còn nữa)

———–***———

* Peter Drucker (1909 – 2005) sinh ra trong một gia đình trung lưu ở Áo. Ông lấy bằng tiến sĩ luật dân sự và quốc tế tại Đại học Frankfurt năm 1931. Ông từng làm việc ở nhiều lĩnh vực như ngân hàng, tư vấn và báo chí. Năm 1937 ông sang Mỹ, sau đó trở lại với công tác giảng dạy chính trị, triết học, kinh tế, quản trị học, bắt đầu là ở Đại học New York, sau đó ở Đại học Claremont.

Peter Drucker có khoảng 30 cuốn sách được dịch sang hơn 20 ngôn ngữ khác nhau và hàng ngàn bài viết trên các tờ báo kinh tế hàng đầu. Ông được đánh giá là nhà quản trị quan trọng nhất thế kỷ 20.

 

Theo Havard Business Review|Lãnh đạo

Nguồn: Saga