Mặt trăng cũng phải chạy theo con
Nếu có ai hỏi rằng điều tuyệt vời nhất trong việc làm mẹ là gì, tôi có thể trả lời ngay rằng: Đó là tìm ra những câu trả lời cùng con.
Các con luôn có những câu hỏi “xoáy” khiến cha mẹ bất ngờ |
Người lớn thì muốn thành trẻ con và trẻ con thì cứ mong mình sẽ thành người lớn. Vậy nên ngày nào con gái cũng hỏi tôi:
- Mẹ ơi, đến bao giờ thì con sẽ thành người lớn?
Thì tôi chỉ cười và nói rằng:
- Đến khi nào mẹ trả lời hết các câu hỏi của con.
Mới đầu, những câu hỏi của các bạn nhỏ thật ngộ nghĩnh và chỉ cần bố mẹ kiên nhẫn một chút là có thể trả lời được, kiểu như:
Con: Mẹ ơi, tại sao con khỉ lại trèo cây?
Mẹ: Để nó tìm chuối
Con: Tại sao con khỉ lại tìm chuối?
Mẹ: Vì nó thích ăn chuối.
Con: Tại sao con khỉ lại thích ăn chuối?
Mẹ: Vì ăn chuối sẽ khỏe mạnh.
Con: Tại sao con khỉ lại cần khỏe mạnh?
Mẹ: …Ừ, khỏe mạnh để nó có thể trèo cây.
Nhưng đến khi các con lớn hơn, bắt đầu đi học, bắt đầu tiếp xúc với nhiều bạn cùng lớp, cùng trường, tự chúng sẽ nhận ra những cách trả lời khác biệt cho từng sự vật, hiện tượng.
Con: Mẹ ơi, tại sao bố bạn Th bảo là trên mặt trăng không có Chị Hằng Nga với chú Cuội, thế mà mẹ lại bảo là có?
Mẹ: Bố bạn Th đã lên mặt trăng chưa con?
Con: Chưa ạ.
Mẹ: Vậy con đã lên đó chưa?
Con: Cũng chưa mẹ ạ
Mẹ: Vậy nếu chưa lên được đó, thì sao con không nghĩ đến những điều con muốn có nhất trên đó?
Con: Con thích trên mặt trăng có chị Hằng và chú Cuôi.
Mẹ: Mẹ cũng thích nghĩ như vậy hơn.
Nếu đứng ở một nơi thích hợp, đến mặt trăng cũng phải chạy theo con |
Và muốn tìm hiểu những khác biệt giữa mình và người khác. Để con biết rằng dù bản thân chưa phải tốt nhất nhưng là đặc biệt nhất và đáng trân trọng. Con sẽ không còn mặc cảm tự ti khi thấy da mình không trắng, miệng mình cười kém tươi hay giọng hát của mình không hay theo cách nghĩ của nhiều người:
Con: Mẹ ơi, người ta bảo con không xinh giống mẹ.
Mẹ: Tất nhiên, vì con xinh giống con mà.
Con: Nhưng mọi người nói nếu con giống mẹ thì con sẽ xinh hơn.
Mẹ: Con rất đặc biệt và quan trọng, nên con không phải giống ai cả, dù người đó có là mẹ .
Nếu hiểu những giá trị của mình, thì con sẽ biết rằng khi đứng ở một nơi thích hợp, đến mặt trăng cũng phải chạy theo con.
Nhưng điều khó khăn nhất mà chẳng cuấn sách làm cha me nào có thể dậy bạn, đó chính là giúp con hiểu sự khác biệt giữa cuộc sống và những gì con thấy trong truyện cổ tích. Không phải cứ buông thong một câu: “Đời mà!” như khi nói chuyện với một người lớn. Các con cần lời giải thích đúng đắn, hợp lý và có thể hiểu được ở tầm tuổi ấy.
Con: Mẹ ơi, có phải người tốt sẽ luôn gặp may mắn không mẹ?
Mẹ: Nhưng làm sao con biết được đâu là người tốt ?
Con: …
Mẹ: Mẹ nghĩ ai cũng có thể gặp khó khăn, nhưng người tốt là người dù gặp tình huống xấu thì họ vẫn cứ tốt. Ví dụ như một người tốt thì dù nghèo đến chả còn gì để ăn, họ cũng trả lại số tiền nhặt được chẳng hạn.
Con: Vậy là người tốt cũng có thể không gặp may mẹ nhỉ?
Mẹ: Ừ, đôi khi phải qua những thử thách ta mới biết bản thân mình tốt đến đâu.
***
Vậy đó, nếu có ai hỏi rằng điều tuyệt vời nhất trong việc làm mẹ là gì, tôi có thể trả lời ngay rằng: Đó là tìm ra những câu trả lời cùng con. Vì làm gì có ai biết tất cả mọi thứ trên đời.
Con Mắt Nhị Phân kỳ 7: CHÊNH VÊNH
Có người nói: “Đau khổ là người không ai tin, nhưng người không tin ai còn đau khổ hơn” hay “Người không tin ai chẳng bao giờ hạnh phúc, người không tin chính mình càng đau khổ hơn”. Khi bạn mất đi niềm tin, hay bị người khác làm tổn thương niềm tin, bạn trở nên hoài nghi với tất cả mọi người, cuộc sống sẽ là chuỗi ngày ẩn uất, khổ sở. Làm sao để tiết chế sự tự tin thái quá? Làm sao để để đặt niềm tin cho đúng giữa bao nhiêu lọc lừa chực chờ? Liệu niềm tin có là sự cứu rỗi giúp ta vượt qua những khó khăn và cạm bẫy? Chương trình Con Mắt Nhị Phân kỳ số 07, chủ đề Chênh Vênh là buổi thảo luận nhóm đa chiều về những giá trị niềm tin.
Trả lời cho câu hỏi cơ sở của niềm tin là gì tựu trung đã có hai luồng ý kiến. Luồng ý kiến đầu tiên luôn lấy một giá trị nào đó làm cơ sở cho niềm tin. Bạn Quỳnh Trang tin vào tính thiện của con người, với Minh Hiệp đó là sự công bằng của luật nhân quả và cũng có bạn cho rằng cơ sở của niềm tin chính là kinh nghiệm, là lý trí. Ở luồng ý kiến thứ hai, anh Kiên Giang cho rằng niềm tin là giá trị của mỗi người, con người sẽ tổn thất khi không có niềm tin; hiều biết của mỗi người là hoàn toàn khác nhau vì vậy niềm nin hoàn toàn không có cơ sở, nó xuất phát từ mong muốn, kỳ vọng của mỗi con người. Như vậy niềm tin là một nhu cầu của cá nhân, ai cũng phải có. Vậy thì trong cuộc sống có điều gì là mãi mãi để chúng ta tin tưởng hay không? Theo Hồng Cương đó là tỉnh cảm của gia đình, riêng anh Kiên Gian gđã có phát biểu mang tính triết lý nhưng rất dí dỏm: anh luôn tin vào sự bất thường của niềm tin.
Làm thế nào để tạo dựng niềm tin với người khác cũng là câu hỏi lớn của chương trình. Tuy vậy, câu hỏi này có vẻ… dễ trả lời vì hầu hết mọi người đều đồng ý rằng chỉ cần sống thật với bản thân là đủ để người khác đặt niềm tin vào mình. Tất nhiên, muốn ai đó tin bạn thì bạn phải tin vào chính bạn trước.
Về vấn đề sự dối trá, trong phần bình luận của các bạn, với vai trò quan sát, người viết cho rằng ý kiến đưa ra vẫn còn nặng tính suy nghiệm từ lý thuyết. Các bạn trẻ đòi hỏi phải có hoàn cảnh, thời điểm mới đánh giá được sự dối trá, dối trá có thể tốt hoặc xấu. Niềm tin luôn có rủi ro, bạn phải chấp nhận đồng thời cần phải có sự bao dung, “tiên trách kỷ” khi đối mặt với sự dối trá là hai ý kiến đáng chu ý nhất ở phần thảo luận này. Khi sống thật với chính mình và người xung quanh, mọi giả dối đều bị hóa giải.
Bên cạnh những câu hỏi lớn, các bạn tham gia chương trình còn chia sẽ nhiều khía cạnh nhỏ, chi tiết hơn xoay quanh niềm tin. Cuối chương trình, anh Nguyễn Kiêng Giang đã đọc tặng mọi người bài thơ Ngược Chiều do chính anh sáng tác. Xin mượn hai câu cuối của bài thơ cho phần kết của bài viết: “… ngược chiều là đối diện / mới hiểu được bao la!”
Tổng kết Con Mắt Nhị Phân, kỳ 4: Lạ – Quen
Thảng hoặc, trong đời sống, ta cảm thấy lạ lẫm. Lạ lẫm ký ức. Lạ lẫm thói quen. Lạ lẫm nỗi buồn. Lạ lẫm những niềm vui. Lạ lẫm cả với thân này. Lạ lẫm bất thần từ những dồn dập của cảm xúc, lạ lẫm bước ra từ những gẫy đổ của ái tình hay nhen nhóm từ những ngập ngừng của đôi chân mỏi mệt hoặc đơn giản chỉ là lạ lẫm với những chai lặng cảm xúc. Phải chăng ta đang lạc lối?
Ớ góc nhìn còn lại, Lạ-Quen chúng ta hoàn toàn không giải thích được bằng lý tinh mà phải nêu ra khái niệm mới có tinh chất tâm linh: Duyên, Nghiệp, Tiền kiếp. Tôn giáo của Phương Đông cho rằng, chúng ta gặp nhau, thân nhau hay gặp một hiện tượng, một biến cố, thậm chí là ăn được một món ăn ngon là do có duyên từ tiền kiếp. Sau khi chết, con người sẽ đầu thai chuyền kiếp sang một cuộc sống hoàn toàn mới, những việc chưa làm xong, những nợ nần của kiếp trước, kiếp này sẽ trả tiếp cho đến hết mới thôi. Có những trường hợp đã đầu thai nhưng vẫn còn lưu giữ những kí ức của kiếp trước (ví dụ như hiện tượng “con lộn”). Các nhà khoa học đã cố gắng giải thích hiện tượng tiền kiếp nhưng hầu như chưa đạt được kết quả mong muốn. Đối với Phương Tây, tôn giáo quan niệm mỗi người có linh hồn, khi chết linh hồn sẽ rời khỏi thể xác. Điều đó được ghi nhận trong những ca chết lâm sàng, người chết khi được cấp cứu hồi tỉnh có thể diễn tả lại từng hành động của nhân viên y tế khi sơ cứu như một người chứng kiến đứng ở đầu giường bệnh nhân. Lịch sử cũng ghi nhận rất nhiều trường hợp tiên tri trước sự việc hiện tượng như là người đó đang sống trong thời tương lai để kể lại sự việc. Rõ ràng cảm giác Lạ-Quen trong trường hợp này không thể giái thích được bằng nhận thức. Bạn Thanh Nguyên cho rằng, tôn giáo, tâm linh chỉ nên là điềm tựa tinh thần đề từ đó chúng ta có thể sống tốt, sống đẹp, sống cống hiến cho xã hội. Chúng ta biết chúng ta đang là ai, hãy sống vì điều đó, đừng quan tâm chúng ta đã từng ra sao, như thế nào là tinh thần mà chị Diệu Huyền muốn chia sẻ thông qua góc nhìn tâm linh.
Như định hướng từ đầu của chương trình, Con Mắt Nhị Phân không đưa ra kết luận chung mà chỉ mở ra những góc nhìn, thính giả tham gia sẽ có kết luận riêng cho bản thân mình dựa trên những hiểu biết và cảm xúc riêng. Tuy nhiên, ở cuối chương trình này chia sẻ của anh Quốc Khánh đã được nhiều bạn tán thưởng, đó là hãy sống đúng với Bản Ngã của mỗi người, sống thật với chính bản thân, đừng đỗ lỗi cho cảm xúc, cho vô thức mà phải nhìn nhận rõ những sai lạc kém cỏi của mình mà sửa chữa và làm tròn trách nhiệm của mỗi người vời chính mình, với cuộc đời.
Tổng kết Con Mắt Nhị Phân, kỳ 5: Biên
Sáng Chủ Nhật 09/09/2012, tại S30 cà phê đã diễn ra chương trình CON MẮT NHỊ PHÂN kỳ 5 với chủ đề “BIÊN” do Khai Phá Bản Thân và Lớp Học Vui Vẻ phối hợp tổ chức.
Chương trình gồm hai phần chính: Khái niệm về những giới hạn bên trong con người (định nghĩa, đặc điểm, phân loại) và gợi ý về một số cách thức vượt giới hạn trong chính bản thân mình.
Giới hạn ở góc độ chủ quan là những gì con người NGHĨ và THẬT SỰ không vượt qua được, không thể làm được, thể hiện dưới hai hình thức: giới hạn về thể chất (thể lực, độ bền, sức tập trung,…) và giới hạn về tinh thần (thái độ, quan điểm). Trong đó, yếu tố “tinh thần” có khả năng chi phối thể chất. Ví dụ như, câu chuyện của người bạn anh Anh Tuấn dù bệnh nặng nhưng đã về nhì trong cuộc đua lên đỉnh Phanxipang, hay câu chuyện về một người bạn khác trong vòng 3 tháng đã đạt dược IELTS 6.5 trong khi trước đó rất tệ ngoại ngữ. Vượt giới hạn đối với cá nhân, hay đối với xã hội chính là SÁNG TẠO. Sự sáng tạo đối với cá nhân, tập thể này có thể là một việc bình thường với cá nhân, tập thể khác. Và sáng tạo là để tăng khả năng thay đổi, thích ứng với môi trường thế giới vốn dĩ hiện nay đang rất biến động.
Giới hạn của từng cá nhân trong cùng một lĩnh vực là khác nhau, và của từng cá nhân trong các lĩnh vực khác nhau cũng không giống nhau. Chính vì vậy, con người cần cố gắng vượt lên chính mình để hoàn thiện bản thân chứ không phải để trở thành một ai khác. Mỗi con người là một sáng tạo duy nhất của tự nhiên, vì vậy, chỉ cần người ấy hiểu và phát triển bản thân, họ trở thành “tác phẩm sáng tạo”. Thêm vào đó, việc càng hiểu biết nhiều, càng trải nghiệm nhiều sẽ giúp việc ra quyết định tốt hơn, nhiều phương án mới hơn – đúng với các đặc trưng của Sáng tạo: Tính mới và tính tích cực. Để có được một tư duy rộng mở, con người cần có ý thức về việc rèn luyện để có tư duy mở, dám làm, dám sai. Các cách rèn luyện có thể là tập tranh luận với tập thể, tham gia vào một môn nghệ thuật, chơi game Brain Age, sử dụng Mind Map khi suy nghĩ…
Chương trình cũng thảo luận về thái độ và tốc độ phản ứng của con người đối với những tác phẩm sáng tạo: những tác phẩm sáng tạo càng hữu hình, thực dụng thường được chấp nhận nhanh hơn những sáng tạo về mặt tư tưởng, tinh thần. Những đột phá càng mang tính cơ bản toàn diện càng phải trải qua thời gian dài. Muốn vượt qua “biên” của bản thân, con người phải xác định mục tiêu đầy đủ trên các mảng đời sống. Trong tình huống con người có mục tiêu vượt giới hạn, nhưng vẫn không thực hiện được thì hoặc do họ không chịu thay đổi (tiến lên – vượt lên chính mình), hoặc do đó không phải là mục tiêu thật sự, hoặc do năng lực thật sự của họ chưa đủ. Hiểu được điều này để chúng ta tiếp tục cố gắng, tìm hiểu bản thân và chấp nhận được thực tế của chính mình.
CMNP kỳ 5 chủ đề BIÊN đã kết thúc với nhiều cảm xúc, BTC chương trình hẹn gặp lại và mong muốn sự ủng hộ nhiều hơn từ các bạn ở chương trình kỳ sau với chủ đề chắc chắn rất quen thuộc mà ai trong chúng ta cũng phải trải qua: TÌNH CẦM – buổi trò chuyện xoay quay những trải nghiệm trong tình yêu.
Hiệp Trần
Chương trình Đại sứ Khai Phá Bản Thân
Bạn là sinh viên hay học sinh phổ thông, đang chuẩn bị thi đại học hay đang đi làm? Có bao giờ bạn loay hoay tìm hiểu mình thật sự cần gì, mong muốn điều gì, phù hợp với điều gì? Có bao giờ bạn bối rối bởi các mâu thuẫn từ bản thân, hay từ những mối quan hệ khác? Có bao giờ bạn đặt câu hỏi vì sao mình rơi vào tình huống khó khăn trong cuộc sống?
Khai Phá Bản Thân sẽ hỗ trợ bạn trên con đường trả lời những câu hỏi trên khi bạn thật sự mong muốn. Hãy trở thành Đại sứ Khai Phá Bản Thân để cùng nhau đồng hành và lan tỏa giá trị của chương trình.
Đến với chương trình một cách tự nguyện, thực hiện những công việc của một Đại sứ với một niềm vui lan tỏa các giá trị của việc Khai Phá Bản Thân cũng như giúp đỡ mọi người – Đại sứ Khai Phá Bản Thân là một sứ giả, sẽ bắt cầu nối truyền tải giá trị của Khai Phá Bản Thân đến những bạn trẻ khác, những người có cùng mong muốn như các bạn, mong muốn được hiểu bản thân, để biết năng lực mình ở đâu, phù hợp với những việc gì. Chiếc cầu nối do Đại sứ tạo ra có thể là một bài viết, hoặc đơn thuần chỉ là những tâm sự chia sẻ chân tình, hay là hỗ trợ cho những chương trình của Khai Phá Bản Thân (thiết kế, event, …). Bạn sẽ cảm nhận được ý nghĩa khi tham gia xây dựng chiếc cầu này.
Làm sao để trở thành Đại sứ của Khai Phá Bản Thân? Rất đơn giản, tải Đơn đăng ký – ĐẠI SỨ KHAI PHÁ BẢN THÂN, điền đầy đủ thông tin và gởi mail về địa chỉ khaiphabanthan.vn@gmail.com để hoàn tất thủ tục. Chúng tôi sẽ sắp xếp và thông tin lịch phỏng vấn đến các bạn.
Những thắc mắc của các bạn về chương trình “Tìm kiếm Đại sứ Khai Phá Bản Thân”, xin liện hệ qua số điện thoại 097.765.0546 để gặp người hỗ trợ.
Còn chờ gì nữa, hãy nhanh tay đăng ký tham gia để trở thành Đại sứ Khai Phá Bản Thân!
Định hướng nghề nghiệp
CHỌN NGHỀ – NÊN CHỌN THEO NĂNG LỰC, SỞ THÍCH HAY NHU CẦU THỊ TRƯỜNG ⁉️
Hiện nay, khi mà việc có được một cái nghề đã không còn quá khó, thì câu hỏi được đặt ra là: Làm thế nào để có được một cái nghiệp vững chắc cho tương lai?
Để có thể đưa ra quyết định phù hợp, trước hết, Bạn phải hiểu được hình ảnh hiện tại của con người mình:
- Bạn đang là ai?
- Bạn đang có những điểm mạnh, hạn chế gì?
- Bạn thật sự mong muốn điều gì?
-> Chỉ chọn nghề theo năng lực mà bỏ qua yếu tố yêu thích, đam mê thì có thể Bạn sẽ học tốt, làm tốt nhưng không tìm thấy nhiều cảm hứng trong quá trình học tập, làm việc và sẽ dễ cảm thấy chán nản khi gặp phải khó khăn và không bền lâu với nghề.
-> Chỉ chọn nghề theo sở thích nhất thời mà không dựa trên sở trường, điểm mạnh của bản thân thì những giới hạn về năng lực có thể sẽ trở thành lực cản trong việc phát triển nghề nghiệp, và để thành công Bạn sẽ phải nỗ lực gấp nhiều lần so với người khác.
-> Chỉ chọn nghề theo nhu cầu thị trường thì liệu rằng đến khi ngành, nghề mà Bạn chọn không còn “hot” nữa, Bạn còn đủ cảm hứng để tiếp tục học hỏi và kiên trì theo đuổi như lúc ban đầu?
Nếu Bạn nghiêm túc xem việc chọn nghề sau khi tốt nghiệp THPT là một bước ĐẦU TƯ QUAN TRỌNG cho tương lai, Bạn phải thật sự nghiêm túc ngay từ bước đầu tiên: LỰA CHỌN‼️
Còn nếu Bạn đã đi làm, việc xác định một nghề nghiệp phù hợp với bản thân sẽ là một bước tiến quan trọng để Bạn có thể tự tin nỗ lực đầu tư, phát triển sự nghiệp của mình. Giả như có không may trước đây đã chọn sai, đừng ngại ngần LỰA CHỌN LẠI‼️
Bạn có cùng suy nghĩ và đang băn khoăn với con đường lựa chọn ngành học và nghề nghiệp của bản thân
-> Hãy liên hệ ngay với Khai Phá Bản Thân để chúng ta cùng trò chuyện sâu sắc hơn nhé!
Công cụ và phương pháp luôn sẵn sàng, chỉ là Bạn có đủ mạnh mẽ để THẤU HIỂU BẢN THÂN và đưa ra những chọn lựa mang tính bước ngoặt phù hợp với chính mình hay không mà thôi!
Chúc Bạn sẽ có lựa chọn sáng suốt cho bản thân!
Các bạn có nhu cầu, vui lòng liên lạc với chương trình qua:
- Email khaiphabanthan.vn@gmail.com;
- Nhắn tin: https://m.me/khaiphabanthan.fanpage
- Hotline: 0789.48.47.48
- Form đăng ký: https://forms.gle/rk2vfe2Hg7G5E85QA
Hôm nay mùng 8 tháng 3
“Con gái là chúa hay hờn
Nhiều khi không có chi trơn cũng buồn
Con gái là chúa ừ suông
Hẹn người ta đến lại chuồn mất tiêu
Con gái là chúa tự kiêu
Im im…bắt họ phải chiều chết cha
Con gái là chúa ăn quà
Lên trường xí muội, về nhà ô mai
Con gái là chúa lôi thôi
Quần này áo nọ…chao ôi đủ điều !
Con gái dễ ghét dễ yêu
Dễ vui, dễ giận, dễ liều…khó ưa
Khóc thì như gió như mưa
Đến khi cười ngỡ…giao thừa pháo ran
Con gái là chúa ăn gian
Chuyên môn liếc trộm đấy chàng ngốc ơi !
Con gái là chúa dở hơi
Hở ra là có ngay lời giáo khuyên
Con gái là chúa làm duyên
Môi son, má phấn, mắt huyền…dễ kinh !
Con gái coi vậy mà…xinh
Coi vậy mà lại…thông minh nhất đời
Con trai dầm đất kêu trời
Không có con gái buồn ơi là buồn !“
(Sưu tầm Internet)
Ảnh: Dân trí
Cảm nhận về chương trình Tư vấn cá nhân “Vượt qua nỗi sợ hãi”
Bạn Nguyễn Trần Vũ (1992)
“Sau buổi tư vấn và ăn cơm trưa cùng mấy anh chị, em đã nhận ra rất nhiều điều. Em cảm ơn các anh, chị rất nhiều. Chúc chương trình thành công!”
—
Bạn Huỳnh Trí Huy (1992)
“Chào ban điều hành Khai Phá Bản Thân,
Cảm ơn các anh, chị, các bạn đã cho tôi một câu chuyện thật ý nghĩa.
Mọi cảm xúc đều tùy thuộc vào sự lựa chọn của con người.
Chúc niềm hạnh phúc, may mắn và thành công luôn ở bên cạnh mọi người!”
—
Bạn Võ Thị Cẩm Tú (1993)
“Khai Phá Bản Thân thân mến,
Muốn thoát khỏi nỗi sợ hãi, không hẳn lúc nào cũng phải nghĩ đến phải loại bỏ tận gốc nó một cách trực tiếp. Mà đôi khi, ta phải biết đặt một điều gì đó khác có ý nghĩa hơn và nhất định phải thưc hiện được điều đó. Cứ như thế, nỗi sợ hãi của ta sẽ dần dần giảm đi và một ngày nào đó nó sẽ tự biến mất.
Đó là một trong những điều quý giá mà em nhận được từ chương trình. Các anh chị đã nói, sau khi rời khỏi chương trình, em sẽ có câu trả lời cho riêng mình. Và thật sự, em đã có câu trả lời cho bản thân em. Có lẽ xác định hướng đi mới cho bản thân em chỉ mới là bước đầu trong con đường đi “khai phá bản thân” và những bước đi tiếp theo còn rất nhiều khó khăn, gian khổ. Nhưng em tin rằng với những “ngọn lửa” mà các anh chị trong chương trình đã nhen lên trong em sẽ giúp em vượt qua những khó khăn, gian khổ đó.
Em sẽ chia sẻ với Khai Phá Bản Thân những kết quả tích cực từ sự thay đối của bản thân em một ngày gần nhất.
Thân chào!”
—
Bạn Lê Thị Vương (1993)
“That su em rat cam on anh chi trong ct VUOT QUA NOI SO HAI, cam on nhung chia se het suc chan thanh cua anh chi. em cam thay minh tran day tu tin chi sau chung ay thoi gian ngan ngui. hivong, khi gap lai anh chi, em se mang den cho anh chi su bat ngo nhung tran ngap niem vui! em iu anh chi nhieu! ( ‘ : ‘ )”
—
Bạn Quách Uy Phong (1993)
“Cám ơn Khai Phá Bản Thân về câu truyện và những lời khuyên bổ ích trong buổi tư vấn ngày hôm nay! thật sự qua buổi tư vấn mình cũng phần nào nhận ra được mình cần phải làm gì,phải làm như thế nào… và mình nghĩ rằng mình có thể làm được! I can do it!^^ rất mong sẽ còn cơ hội tham dự các hội thảo do Khai Phá Bản Thân tổ chức
Chân thành cảm ơn!
Phong”
—
Bạn Nguyễn Thế Vĩ (1992)
“hj Anh Chị , em là Nguyễn Thế Vĩ. một lần nữa em muốn nói lời cảm ơn anh chị !, qua cuộc nói chuyện tuy không nhiều với anh chị, nhưng em đã nhận ra được nhiều thứ , em đã có thời gian để tĩnh tâm lại, nhìn nhận lại mình…và vạch ra các mục tiêu, định hướng của riêng mình ..hi“. em rất mong có dịp nào đó mình lại được gặp và sẽ chia nhiều hơn.”
Bạn có tin???
Thư cảm ơn – Chương trình Tư vấn cá nhân “Vượt qua nỗi sợ hãi”
Thân chào các bạn,
Lời đầu tiên, Khai Phá Bản Thân chân thành cám ơn bạn đã cho chúng tôi một cơ hội để lắng nghe và cùng bạn chia sẻ.
Bạn thân mến,
Tuy chủ đề của buổi Tư vấn cá nhân là “Vượt Qua Nỗi Sợ Hãi”, nhưng như bạn thấy đấy, có lẽ chúng ta đã thảo luận với nhau nhiều hơn thế. Qua câu chuyện mà bạn, cũng như những người bạn khác mang đến, Khai Phá Bản Thân nhận thấy đa số chúng ta đều rất quan tâm đến việc làm sao để nhận ra điểm mạnh, điểm yếu thực sự của mình, làm sao để vượt qua những giới hạn của mình, làm sao đểtìm thấy ước mơ thực sự của mình, xây dựng được niềm tin cốt lõi vào chính mình, hay nói cách khác, LÀM SAO ĐỂ THỰC HIỂU BẢN THÂN?
Khoảng thời gian quá ít ỏi của chương trình cũng là một cái khó cho cả bạn và Khai Phá Bản Thân để có thể giải quyết hết, nhưng qua những gì mà chúng ta đã chia sẻ cùng nhau, Khai Phá Bản Thân tin rằng bạn thật sự đã biết cách để tìm ra câu trả lời cho tất cả các câu hỏi đó, vấn đề nằm ở chỗ bạn muốn và nỗ lực đến đâu mà thôi.
Xin gửi đến bạn một câu chuyện, thay cho món quà nhỏ trên hành trình THỰC HIỂU BẢN THÂN, hãy đọc thật chậm bạn nhé.
———-
Một nhà hiền triết dẫn một toán học trò của mình đi ngao du khắp chốn trên đời. Trong vòng 10 năm trời thầy trò họ theo nhau đi hầu hết các nước, gặp gỡ hầu như tất cả những người có học vấn. Lúc này, thầy trò họ đã trở về, người nào người nấy kinh luân đầy một bụng, kinh nghiệm đầy mình.
Trước khi vào thành, nhà hiền triết ngồi nghỉ trên một bãi cỏ ở ngoại thành, nói với học trò của mình: “Mười năm ngao du, các con đều đã trở thành kẻ sĩ học rộng hiểu nhiều, lúc này đây sự học sắp kết thúc, ta sẽ giảng cho các con bài học sau cùng”.
Các học trò kéo đến ngồi vây quanh nhà hiền triết. Một lát sau, nhà hiền triết hỏi: Hiện chúng ta đang ngồi ở đâu? Các học trò đồng thanh trả lời rằng đang ngồi trên bãi cỏ hoang ở bên ngoài thành. Nhà hiền triết lại hỏi: Trên bãi cỏ hoang này có cây gì mọc lên? Học trò đồng thanh đáp, trên bãi hoang mọc toàn cỏ dại ạ!
Nhà hiền triết nói: Đúng! Trên bãi cỏ hoang này mọc toàn cỏ dại. Bây giờ ta muốn biết bằng cách gì để trừ hết thứ cỏ dại này đi? Các học trò nhìn nhau hết sức ngạc nhiên, họ thực sự không ngờ rằng, nhà hiền triết xưa nay vốn chỉ đi sâu nghiên cứu những điều huyền bí của cuộc sống, vậy mà trong bài học sau cùng này lại hỏi một vấn đề giản đơn như thế.
Một người trong toán học trò lên tiếng trước: “Dạ thưa thầy, chỉ cần có một cái xẻng thôi là xong hết ạ!”
Nhà hiền triết khe khẽ gật đầu.
Một người học trò khác như phát hiện ra điều gì mới, nói tiếp: “Dạ thưa thầy, đốt lửa để diệt cỏ cũng là một cách rất hay đấy ạ!”
Nhà hiền triết im lặng mỉm cười, ra hiệu gọi một người khác.
Người học trò thứ ba nó: “Thưa thầy, rắc vôi lên cũng có thể diệt được hết tất cả các giống cỏ đấy ạ!”.
Tiếp ngay sau đó là người học trò thứ tư anh ta nói: “Diệt cỏ phải trừ tận gốc, chỉ cần nhổ được rễ lớn là xong hết!”.
Các học trò đã lần lượt nói hết suy nghĩ của mình, nhà hiền triết đứng dậy, nói: “Bài học hôm nay đến đây là hết, các con hãy về đi, rồi theo cách mình nghĩ, mỗi người hãy diệt cỏ ở một mảnh đất trên bãi hoang này. Nếu không diệt được cỏ, một năm sau quay lại đây ta nói chuyện sau”.
Một năm sau, mọi người quay trở lại, có điều khác là bãi cỏ năm trước không còn đầy cỏ dại nữa, mà đã trở thành cánh đồng ngô lúa xanh tươi. Toán học trò lại ngồi quây quần gần ruộng lúa, chờ nhà hiền triết tới nhưng chờ mãi vẫn không thấy ông tới.
Mấy năm sau nhà hiền triết ấy qua đời, những người học trò cũ của ông đã chỉnh lý lại những tài liệu, luận thuyết mà ông nêu ra, thấy ở một chương cuối, ông đã tự ghi thêm vào một câu: “Muốn diệt hết cỏ dại ở bãi hoang, chỉ có một cách hay nhất, đó là hãy trồng cấy mùa màng lên đấy. Cũng như vậy, muốn để tâm hồn không phải buồn lo tản mạn, thì cách duy nhất là hãy chiếm cứ nó bằng những suy nghĩ tích cực và lạc quan”.
(Sưu tầm)
———-
“Muốn nhổ cỏ, thì hãy trồng lúa”.
Nếu bạn muốn vượt qua những nỗi sợ hãi, hãy bắt đầu gieo những mầm sức mạnh trong tâm hồn mình, và quan trọng hơn, HÃY HÀNH ĐỘNG.
Trân trọng,
Khai Phá Bản Thân