Góc cảm nhận

Nơi chia sẻ của khách hàng - những người bạn đã đồng hành và sử dụng sản phẩm của Khai Phá Bản Thân

Xem thêm

Kết nối

tôi muốn

Định hướng nghề nghiệp

CHỌN NGHỀ – NÊN CHỌN THEO NĂNG LỰC, SỞ THÍCH HAY NHU CẦU THỊ TRƯỜNG ⁉️

Hiện nay, khi mà việc có được một cái nghề đã không còn quá khó, thì câu hỏi được đặt ra là: Làm thế nào để có được một cái nghiệp vững chắc cho tương lai?

Để có thể đưa ra quyết định phù hợp, trước hết, Bạn phải hiểu được hình ảnh hiện tại của con người mình:

  1. Bạn đang là ai?
  2. Bạn đang có những điểm mạnh, hạn chế gì?
  3. Bạn thật sự mong muốn điều gì?

-> Chỉ chọn nghề theo năng lực mà bỏ qua yếu tố yêu thích, đam mê thì có thể Bạn sẽ học tốt, làm tốt nhưng không tìm thấy nhiều cảm hứng trong quá trình học tập, làm việc và sẽ dễ cảm thấy chán nản khi gặp phải khó khăn và không bền lâu với nghề.

-> Chỉ chọn nghề theo sở thích nhất thời mà không dựa trên sở trường, điểm mạnh của bản thân thì những giới hạn về năng lực có thể sẽ trở thành lực cản trong việc phát triển nghề nghiệp, và để thành công Bạn sẽ phải nỗ lực gấp nhiều lần so với người khác.

-> Chỉ chọn nghề theo nhu cầu thị trường thì liệu rằng đến khi ngành, nghề mà Bạn chọn không còn “hot” nữa, Bạn còn đủ cảm hứng để tiếp tục học hỏi và kiên trì theo đuổi như lúc ban đầu?

Nếu Bạn nghiêm túc xem việc chọn nghề sau khi tốt nghiệp THPT là một bước ĐẦU TƯ QUAN TRỌNG cho tương lai, Bạn phải thật sự nghiêm túc ngay từ bước đầu tiên: LỰA CHỌN‼️

Còn nếu Bạn đã đi làm, việc xác định một nghề nghiệp phù hợp với bản thân sẽ là một bước tiến quan trọng để Bạn có thể tự tin nỗ lực đầu tư, phát triển sự nghiệp của mình. Giả như có không may trước đây đã chọn sai, đừng ngại ngần LỰA CHỌN LẠI‼️

Bạn có cùng suy nghĩ và đang băn khoăn với con đường lựa chọn ngành học và nghề nghiệp của bản thân

-> Hãy liên hệ ngay với Khai Phá Bản Thân để chúng ta cùng trò chuyện sâu sắc hơn nhé!

Công cụ và phương pháp luôn sẵn sàng, chỉ là Bạn có đủ mạnh mẽ để THẤU HIỂU BẢN THÂN và đưa ra những chọn lựa mang tính bước ngoặt phù hợp với chính mình hay không mà thôi!

Chúc Bạn sẽ có lựa chọn sáng suốt cho bản thân!

Các bạn có nhu cầu, vui lòng liên lạc với chương trình qua:

Bạn có tin???

Bạn sẽ tạo nên những kết quả phi thường khi bạn sống đúng với chính mìnhNăng khiếu + Đam mê ;-)
Bạn có nghĩ mình sẽ làm được không???

“Cháy” hết mình với đam mê

Có thứ hạnh phúc mang tên: CHÁY HẾT MÌNH VỚI ĐAM MÊ.

Nguyễn Thị Phương Anh, cô gái thật tuyệt vời! Chúc cô tiếp tục thành công trên con đường sắp tới. Giọng ca của cô sẽ “cứu rỗi” rất nhiều linh hồn đang khát khao một thứ âm nhạc khơi dậy nguồn cảm hứng và năng lượng từ bên trong.

 

Thư cảm ơn – Chương trình Tư vấn cá nhân “Vượt qua nỗi sợ hãi”

Thân chào các bạn,

Lời đầu tiên, Khai Phá Bản Thân chân thành cám ơn bạn đã cho chúng tôi một cơ hội để lắng nghe và cùng bạn chia sẻ.

Bạn thân mến,

Tuy chủ đề của buổi Tư vấn cá nhân là “Vượt Qua Nỗi Sợ Hãi”, nhưng như bạn thấy đấy, có lẽ chúng ta đã thảo luận với nhau nhiều hơn thế. Qua câu chuyện mà bạn, cũng như những người bạn khác mang đến, Khai Phá Bản Thân nhận thấy đa số chúng ta đều rất quan tâm đến việc làm sao để nhận ra điểm mạnh, điểm yếu thực sự của mình, làm sao để vượt qua những giới hạn của mình, làm sao đểtìm thấy ước mơ thực sự của mình, xây dựng được niềm tin cốt lõi vào chính mình, hay nói cách khác, LÀM SAO ĐỂ THỰC HIỂU BẢN THÂN?

Khoảng thời gian quá ít ỏi của chương trình cũng là một cái khó cho cả bạn và Khai Phá Bản Thân để có thể giải quyết hết, nhưng qua những gì mà chúng ta đã chia sẻ cùng nhau, Khai Phá Bản Thân tin rằng bạn thật sự đã biết cách để tìm ra câu trả lời cho tất cả các câu hỏi đó, vấn đề nằm ở chỗ bạn muốn và nỗ lực đến đâu mà thôi.

Xin gửi đến bạn một câu chuyện, thay cho món quà nhỏ trên hành trình THỰC HIỂU BẢN THÂN, hãy đọc thật chậm bạn nhé.

———-

Một nhà hiền triết dẫn một toán học trò của mình đi ngao du khắp chốn trên đời. Trong vòng 10 năm trời thầy trò họ theo nhau đi hầu hết các nước, gặp gỡ hầu như tất cả những người có học vấn. Lúc này, thầy trò họ đã trở về, người nào người nấy kinh luân đầy một bụng, kinh nghiệm đầy mình.

Trước khi vào thành, nhà hiền triết ngồi nghỉ trên một bãi cỏ ở ngoại thành, nói với học trò của mình: “Mười năm ngao du, các con đều đã trở thành kẻ sĩ học rộng hiểu nhiều, lúc này đây sự học sắp kết thúc, ta sẽ giảng cho các con bài học sau cùng”.

Các học trò kéo đến ngồi vây quanh nhà hiền triết. Một lát sau, nhà hiền triết hỏi: Hiện chúng ta đang ngồi ở đâu? Các học trò đồng thanh trả lời rằng đang ngồi trên bãi cỏ hoang ở bên ngoài thành. Nhà hiền triết lại hỏi: Trên bãi cỏ hoang này có cây gì mọc lên? Học trò đồng thanh đáp, trên bãi hoang mọc toàn cỏ dại ạ!

Nhà hiền triết nói: Đúng! Trên bãi cỏ hoang này mọc toàn cỏ dại. Bây giờ ta muốn biết bằng cách gì để trừ hết thứ cỏ dại này đi? Các học trò nhìn nhau hết sức ngạc nhiên, họ thực sự không ngờ rằng, nhà hiền triết xưa nay vốn chỉ đi sâu nghiên cứu những điều huyền bí của cuộc sống, vậy mà trong bài học sau cùng này lại hỏi một vấn đề giản đơn như thế.

Một người trong toán học trò lên tiếng trước: “Dạ thưa thầy, chỉ cần có một cái xẻng thôi là xong hết ạ!”

Nhà hiền triết khe khẽ gật đầu.

Một người học trò khác như phát hiện ra điều gì mới, nói tiếp: “Dạ thưa thầy, đốt lửa để diệt cỏ cũng là một cách rất hay đấy ạ!”

Nhà hiền triết im lặng mỉm cười, ra hiệu gọi một người khác.

Người học trò thứ ba nó: “Thưa thầy, rắc vôi lên cũng có thể diệt được hết tất cả các giống cỏ đấy ạ!”.

Tiếp ngay sau đó là người học trò thứ tư anh ta nói: “Diệt cỏ phải trừ tận gốc, chỉ cần nhổ được rễ lớn là xong hết!”.

Các học trò đã lần lượt nói hết suy nghĩ của mình, nhà hiền triết đứng dậy, nói: “Bài học hôm nay đến đây là hết, các con hãy về đi, rồi theo cách mình nghĩ, mỗi người hãy diệt cỏ ở một mảnh đất trên bãi hoang này. Nếu không diệt được cỏ, một năm sau quay lại đây ta nói chuyện sau”.

Một năm sau, mọi người quay trở lại, có điều khác là bãi cỏ năm trước không còn đầy cỏ dại nữa, mà đã trở thành cánh đồng ngô lúa xanh tươi. Toán học trò lại ngồi quây quần gần ruộng lúa, chờ nhà hiền triết tới nhưng chờ mãi vẫn không thấy ông tới.

Mấy năm sau nhà hiền triết ấy qua đời, những người học trò cũ của ông đã chỉnh lý lại những tài liệu, luận thuyết mà ông nêu ra, thấy ở một chương cuối, ông đã tự ghi thêm vào một câu: “Muốn diệt hết cỏ dại ở bãi hoang, chỉ có một cách hay nhất, đó là hãy trồng cấy mùa màng lên đấy. Cũng như vậy, muốn để tâm hồn không phải buồn lo tản mạn, thì cách duy nhất là hãy chiếm cứ nó bằng những suy nghĩ tích cực và lạc quan”.

(Sưu tầm)

———-

“Muốn nhổ cỏ, thì hãy trồng lúa”.

Nếu bạn muốn vượt qua những nỗi sợ hãi, hãy bắt đầu gieo những mầm sức mạnh trong tâm hồn mình, và quan trọng hơn, HÃY HÀNH ĐỘNG.

Trân trọng,

Khai Phá Bản Thân

Kenichi Ebina: Bước nhảy ma thuật

Mỗi người đều có một giấc mơ “crazy” của riêng mình. Tôi muốn trở thành một vũ công hip pop nổi tiếng. Còn bạn thì sao???


Đó chính là Kenichi Ebina – vũ công vĩ đại của thế kỷ 21 đấy các bạn! Nhìn thấy phong cách cũng như tài nghệ của anh, chắc hẳn các bạn sẽ phải rất kinh ngạc. Nhưng sẽ còn nhiều điều thú vị và đáng khâm phục hơn, đó là, tất cả đều do anh tự học hỏi và chuôi rèn niềm đam mê của mình!!!

Nào, chúng ta hãy cùng thưởng thức màn trình diễn ấn tượng này nhé!!!
 Kenichi Ebina là một vũ công bậc thầy của tất cả các thể loại nhạc freestyle như HipHop, Poppin’, Mime, House, Jazz, Ethnic và Contemporary. Với niềm đam mê cháy bỏng của mình, anh phát triển khả năng điều khiển cơ thể cùa mình, biến những điều không tưởng thành hiện thực tuyệt vời. Những bước nhảy nhanh nhẹn, linh hoạt, cực kỳ mạnh mẽ nhưng cũng không kém phần uyển chuyển. Anh thách thức giới hạn cơ thể của con người.
 
Năm 2001, anh được vinh dự trở thành vũ công Nhật Bản đầu tiên và duy nhất bước lên bục quán quân giải “Amateur Night” tại nhà hát Apolo. Thành công tiếp nối, anh trở thành vũ công vĩ đại vào năm 2007 sau 7 lần liên tiếp quán quân trong cuộc thi “Showtime at Apolo”. Kể từ sau đêm diễn solo chính thức tại Kennedy Center, Washington DC đầu năm 2008, Kenichi Ebina được vinh dự biểu diễn những show độc quyền cho những nhân vật tên tuổi như : Madonna và gia đình hoàng gia ở Morocco. Những show diễn dần trải dài từ Nam chí Bắc.
Không những thành công trên con đường sự nghiệp vũ công solo của mình, Kenichi Ebina còn được biết đến “gần xa” với cương vị là một biên đạo múa, một giáo sư dạy hiphop, đặc biệt hơn, người sáng lập nhóm nhảy huyền thoại BiTriP (Bi-Triangle Performance).
Không chỉ làm “say đắm” hàng ngàn con tim yêu nghệ thuật bởi những động tác độc đáo và chuẩn xác đến từng milimet, Kenichi Ebina còn khiến khán giả của mình “cười đến chảy nước mắt” bởi những câu chuyện hài dí dỏm được lồng một cách tinh tế vào đó.
Sự nghiệp của Kenichi Ebina sẽ còn vang mãi bởi con tim anh luôn cháy bỏng đam mê!!!
Hy vọng món quà tinh thần cuối tuần này sẽ giúp cho các bạn có thêm nhiệt huyết để làm những công việc mình yêu thích nhé. Và hãy nhớ, nếu bạn có ước mơ, hãy bằng mọi giá biến ước mơ đó thành hiện thực các bạn nhé.
 ——————-
Các video đẹp mắt khác:
——————
Nguồn: TED.com
Người viết: Lilly Việt Thảo

Phát triển bản thân

Mỗi cá nhân là một cá thể có cấu trúc tâm sinh lý riêng đặc biệt. Chính vì lẽ đó, nhu cầu về khám phá, phát triển và hoàn thiện bản thân cũng như những vấn đề gặp phải ở mỗi người cũng không hoàn toàn giống nhau.

Nhằm đáp ứng nhu cầu Thấu hiểu và Phát triển bản thân của Bạn, Khai phá Bản thân hiện đang triển khai dịch vụ Phát triển bản thân dành cho cá nhân mang tên Huấn luyện cá nhân với nội dung cụ thể như sau:

1. Đối tượng: Cá nhân thật sự có nhu cầu Khai phá Bản thân, Phát triển năng lực cá nhân

2. Thời lượng: 1-1,5 tháng. Thời gian huấn luyện cụ thể tùy thuộc vào thương lượng giữa 2 bên để có sắp xếp phù hợp nhất.

3. Phương pháp: Huấn luyện 1 kèm 1 với chương trình Huấn luyện được xây dựng dành riêng cho mỗi cá nhân dựa vào thực trạng, mong muốn và sự phù hợp của chính cá nhân đó. Chương trình được triển khai theo các bước: Hiểu bản thân – Thay đổi (nhận thức, thói quen) – Phát triển năng lực cá nhân

4. Mục tiêu: Giúp mỗi cá nhân:

  • Nhận diện các vấn đề đang gặp phải ở bản thân khiến cuộc sống chưa thật sự thoải mái, hạnh phúc, thành công như mong muốn.
  • Thảo luận về những vấn đề cần thay đổi để cuộc sống, công việc thuận lợi, tốt đẹp hơn.
  • Lên kế hoạch thực hiện việc thay đổi, hoàn thiện bản thân và triển khai việc thực thi.
  • Thực hiện việc khai phá và phát triển năng lực bản thân.

5. Quy trình thực hiện:  

  • Trò chuyện, thảo luận cùng khách hàng để nắm bắt các vấn đề, nhu cầu, mong muốn của khách hàng.
  • Tiến hành khai phá bản thân thông qua các công cụ để nắm bắt Hình ảnh hiện tại, Điểm mạnh, Hạn chế của khách hàng
  • Xây dựng chương trình Huấn luyện phù hợp dành riêng cho cá nhân đó.
  • Triển khai chương trình Huấn luyện – Theo dõi, đánh giá kết quả – Thực hiện những điều chỉnh cần thiết (nếu có)
  • Tiến hành chương trình hỗ trợ sau Huấn luyện.

6. Chi phí: Tùy thuộc vào mức độ và vấn đề đang gặp phải ở mỗi cá nhân để xây dựng chương trình riêng và tính toán chi phí. Riêng với đối tượng học sinh, sinh viên sẽ có chính sách ưu đãi.

Các bạn có nhu cầu, vui lòng liên lạc với chương trình qua:

“Tôi muốn làm người tự tin!”

Tôi là một người rụt rè hay lo sợ và nghi ngờ về khả năng của chính mình để rồi bỏ lỡ rất nhiều cơ hội. Tôi không dám thể hiện bản thân dù rằng tôi luôn khao khát tạo được sự chú ý cho riêng mình, tạo được ấn tượng bền vững trong lòng mọi người ở bất kỳ nơi đâu. Tôi muốn làm một người tự tin…

Tôi biết rằng tự tin và tự ti là hai thái cực luôn tồn tại song song trong mỗi chúng ta. Nếu tôi nuôi dưỡng, rèn luyện cho thái cực nào nhiều hơn thì thái cực ấy sẽ nổi bật, rực rỡ và vượt trội. Nhưng làm cách nào để nuôi dưỡng sự tự tin? Liệu bản thân tôi có nguồn lực nào để làm điều đó không?

Tôi băn khoăn đi tìm kiếm câu trả lời cho chính mình và bắt gặp Luật vạn vật hấp dẫn của Issac Newton: “Mọi vật chất trong vũ trụ đều hút nhau bởi một lực tương tác gọi là lực hấp dẫn.” Tôi chợt tự hỏi: “Liệu mình có sức hút nào không? Và nếu có, sức hút của mình mạnh đến cỡ nào và có thể hút được những gì?”

Chiêm nghiệm lại những gì mình từng nghe-nhìn-chứng kiến, tôi phát hiện ra rằng quả thật có những nhân vật lịch sử, những người nổi tiếng hoặc gần gũi hơn là những giảng viên được yêu mến, nể trọng hình như đều có khả năng hút về mình những ý tưởng đột phá, những cơ hội đặc biệt hoặc những sự ủng hộ nhiệt tình.“Vì sao họ làm được như thế? Vì sao họ có thể tạo ra một hấp lực mạnh mẽ đến vậy? Đơn thuần đó là phẩm chất có sẵn hay có được do sự rèn luyện?”. Tôi cũng muốn được như họ!!!

Một người bạn khi biết trăn trở này của tôi đã nói: “Không chỉ như những gì bạn có thể nhìn thấy hoặc cảm nhận thông thường, sức hút cá nhân thật sự là nguồn năng lượng vô tận và bí ẩn, là món quà đã luôn ở bên cạnh bạn từ khi mới chào đời. Đó cũng chính là ‘phương tiện’ bản năng và tự nhiên nhất để thu hút bất cứ điều gì bạn mong muốn. Và để nuôi dưỡng sự tự tin, để luôn thành công trong cuộc sống, trong công việc, trong mọi tình huống thì hãy bắt đầu với “sức hút cá nhân” của chính bạn”. Tôi đã thật sự vừa ngạc nhiên vừa nghi ngờ về điều này.

Nếu người bạn của tôi nói đúng thì rõ ràng tôi cũng không nằm ngoài quy luật đó, chính tôi cũng có sức hút của riêng mình. Và nếu tôi có thể nắm bắt và sử dụng sức mạnh này thì sự tự tin và thành công sẽ tìm đến với tôi theo thời gian.

Tôi nghĩ rằng mình sẽ tiếp tục tìm kiếm và lắng nghe bản thân để kiểm nghiệm những gì còn băn khoăn và nghi ngờ.

Tâm sự của  Hoàng Hôn (Sinh viên)

Phát huy tối đa năng lực bản thân

“Người Hy Lạp cổ xưa đã định nghĩa về hạnh phúc, đó là: hãy phát huy tối đa khả năng của bản thân, để vươn tới tầm xuất sắc.”

John F. Kennedy

Cậu bé Elon Graham mười bốn tuổi, sống cùng với mẹ ở Berkeley, bang California, Mỹ. Ngay từ khi còn nhỏ, cậu đã tỏ ra không thích những món thức ăn nhanh mà mẹ cậu thường mua về. Khi mới bốn tuổi, cậu đã đòi mẹ phải nấu những bữa ăn có rau cải xanh; và khi lên bảy tuổi, cậu đã luôn cùng mẹ làm món rau xà lách trộn dầu giấm để cả nhà dùng vào bữa tối.

Mới đây, cậu bé đã nảy ra ý tưởng viết sách nấu ăn dành cho thiếu nhi. Cậu đã mày mò thử nấu đủ các món ăn khác nhau, và mẹ cậu thì đứng bên cạnh để ghi lại các công thức chế biến của cậu. Mới mười bốn tuổi, cậu đã bán được những cuốn sách viết về ẩm thực, chế biến món ăn, vì cậu mong muốn rằng, những bạn thiếu nhi khác cũng sẽ học được cách tự nấu những món ăn đơn giản ngay từ nhỏ.

Tôi biết Elon qua một bài giới thiệu ngắn gọn về em trên tờ báo địa phương San Francisco. Elon ước mơ sau này mình sẽ trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp. Chẳng phải thừa hưởng tài năng nấu bếp của bà hay mẹ, chính cậu bé với niềm say mê và quyết tâm đã sớm đặt ra cho bản thân một mục tiêu lớn trong cuộc đời để theo đuổi. Elon là một ví dụ sinh động cho chúng ta thấy cách làm thế nào để đóng góp khả năng của mình vào cuộc đời. Cậu bé đã rất may mắn khi tự phát hiện ra khả năng và niềm say mê của bản thân từ khi còn rất trẻ và đã được gia đình hết lòng khuyến khích, ủng hộ. Với một xuất phát điểm tốt đẹp như thế, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để hy vọng rằng, cậu bé sẽ còn tiếp tục gặt hái được nhiều thành quả mỹ mãn trong sự nghiệp của mình.

Những thiên tài toán học hay âm nhạc là những người có năng khiếu thiên bẩm mà ai cũng phải thừa nhận. Tuy nhiên, mỗi chúng ta lại không hề biết nhận ra những khả năng tiềm ẩn bên trong bản thân – mà bất kỳ ai cũng có: khả năng phân biệt điều thiện – ác, đúng – sai, khả năng thấu hiểu, yêu thương, cảm thông, động viên người khác…

Viện nghiên cứu thăm dò dư luận của Mỹ – Gallup, đã tiến hành một nghiên cứu về khả năng của con người, trên cơ sở lựa chọn ngẫu nhiên hai triệu người trên khắp thế giới. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mỗi người trong chúng ta có ít nhất từ năm đến sáu khả năng khác nhau, và nếu chúng ta biết nhận ra và phát huy chúng, thì chúng ta sẽ thành công hơn trong cuộc sống rất nhiều. Càng biết phát huy tối đa những khả năng của mình, chúng ta càng cảm nhận được sự mãn nguyện, hạnh phúc trong cuộc sống.

Nữ nhà văn viết truyện ngắn Flannery OConnor là một người đã chiến đấu không mệt mỏi với bệnh tật để hoàn tất những tác phẩm mà mình mơ ước. Cô mất khi mới 35 tuổi. Sinh thời, khi độc giả hỏi vì sao cô có thể viết được trong khi phải chống chọi với bệnh tật như vậy? Cô trả lời rằng: “Vì tôi yêu công việc của mình. Tôi biết tôi có khả năng viết truyện và tôi cố gắng phát huy nó trong từng giây phút của cuộc đời mình”. Bạn thấy không? Khi chúng ta biết cách phát huy tối đa khả năng của bản thân, chúng ta sẽ có cảm giác giống như một con ngựa đang phóng trên đường đua, có thể chạy nhanh hết mức có thể! Hơn thế nữa, khi biết phát huy tối đa khả năng của bản thân, chúng ta sẽ luôn cảm nhận niềm vui được sống, được cống hiến và vượt qua được nhiều thử thách khác, kể cả bệnh tật, như Flannery OConnor.

Chúng ta sẽ cảm nhận hạnh phúc trong bất cứ khoảnh khắc nào, một khi chúng ta ý thức được rằng mình đang nỗ lực phát huy tối đa khả năng. Sống như vậy thật là thú vị, như cậu bé Elon đã cảm nhận được điều đó khi cậu nấu ăn và thưởng thức các món ăn. Thế nhưng, thật đáng tiếc là, nhiều người trong chúng ta chẳng bao giờ trải nghiệm được niềm hạnh phúc đó. Bởi lẽ, chúng ta luôn tự cho rằng mình chẳng hề có khả năng gì cả. Nghĩ như vậy là hoàn toàn sai. Bất kỳ ai cũng có những khả năng riêng biệt, nhưng điều quan trọng là bản thân ta có cố gắng phát hiện ra được hay không mà thôi!

Khả năng đặc biệt của mỗi người, theo cách nghĩ thông thường, là khả năng xuất sắc trong toán học, thể thao, âm nhạc, văn chương,… Do đó, chúng ta đã lãng quên mất những khả năng khác cũng rất cần thiết cho cuộc sống. Chẳng hạn, khả năng tạo ra sự hòa hợp, thân ái giữa con người, khả năng hài hước, khả năng thuyết phục… Thế thì, tại sao chúng ta cứ luôn đề cao khả năng của người khác rồi lại tự coi rẻ khả năng của mình?

Khi tôi hai mươi tuổi, tôi chưa hề có ý thức gì về khả năng của mình. Tôi chỉ bắt đầu nhận ra khả năng của bản thân khi tôi làm công việc biên tập và tập tành viết sách. Bạn thấy đấy! Tôi là một người viết sách về đề tài sống đẹp, tôi biết mình không hề có khả năng về nghiên cứu khoa học như những nhà nghiên cứu nổi tiếng. Tôi cũng chẳng có khả năng sáng tác tiểu thuyết như những nhà văn. Thế nhưng, tôi vẫn có khả năng thấu hiểu người khác, khả năng học hỏi những kinh nghiệm sống khôn ngoan để chia sẻ với người khác… Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ để tôi nỗ lực phát huy tối đa những khả năng mình đang có và cảm thấy vô cùng hạnh phúc.

Tôi có một anh bạn là Jack – giám đốc phụ trách chi nhánh của một công ty lớn. Anh ta hỏi tôi về cách làm thế nào để có thể sống hạnh phúc, vì công việc hiện tại của anh thật là chán nản. Trước tiên, tôi khuyến khích anh nên dành thời gian đi nghỉ mát mỗi năm vài lần. Ngoài ra, anh nên dành thời gian tập thể dục đều dặn mỗi ngày, cố gắng đi làm về sớm hơn một chút và đừng nên ở lại công ty trễ quá! Jack đã làm theo lời khuyên của tôi, nhưng anh ta vẫn cảm thấy như mình sắp… chết đuối với công việc. Thế rồi, tình cờ tôi đọc cuốn sách “The Power of Full Engagement” (Sức mạnh của việc phát triển năng lực bản thân) của hai tác giả Jim Loehr và Tony Schwartz. Hai tác giả này chứng minh rằng, những người có thành tích cao trong cuộc sống đều là những người biết cách khai thác các sức mạnh thể chất, trí tuệ và cả cảm xúc của mình trong công việc. Nhờ đó, họ có thể vượt qua được những áp lực của công việc và tìm lại cho mình một sức sống mới, dù rằng họ vẫn làm việc vất vả chẳng kém ai!

Jack và tôi đã cùng nhau suy nghĩ về ý kiến mà hai tác giả đã đưa ra trong quyển sách đó. Như vậy, vấn đề mà Jack đang đương đầu không phải là chuyện sức khỏe hay áp lực công việc, mà rất có thể là do Jack chưa biết khai thác hết những khả năng của bản thân để hoàn thành công việc. Jack cần một công việc có nhiều thử thách hơn, chứ không phải là cần một công việc ít tốn thời gian hơn hay ít áp lực hơn. Công việc mới sẽ tạo động lực thúc đẩy Jack tự khai thác toàn bộ sức mạnh thể chất, trí tuệ và cả cảm xúc của mình để làm việc. Và rồi, Jack được tổng giám đốc thuyên chuyển sang làm việc ở một chi nhánh khác với áp lực công việc cao hơn. Từ lúc chuyển sang vị trí công tác mới, Jack đã hoàn toàn thay đổi cách nhìn nhận đối với công việc. Anh làm việc với một tinh thần hăng hái, biết tìm thấy niềm vui trong công việc và biết phát triển mọi khả năng của bản thân để có thể gặt hái thành quả mỹ mãn.

Câu chuyện của Jack thực sự là một minh chứng sống động cho sự mãn nguyện khi ta biết cách khai thác tối đa những khả năng của bản thân mình. Cả cơ thể, trí não, tâm hồn ta đều có khả năng làm việc. Vậy thì tại sao chúng ta lại chỉ khai thác cái này mà bỏ quên cái kia? Chẳng hạn, đến một ngày, bạn cảm thấy mệt mỏi với tất cả mọi thứ quanh mình: công việc, trách nhiệm, nghĩa vụ… Bạn muốn từ bỏ hết tất cả các mối quan hệ xã hội. Sở dĩ bạn rơi vào tình trạng như vậy do bạn chỉ chú trọng đến những áp lực từ đời sống thường nhật mà quên mất đời sống tinh thần của chính mình. Khi biết phát huy sức mạnh tinh thần, tâm hồn bạn sẽ trở nên thư thái, bạn sẽ cảm nhận được sự thú vị đến từ công việc cũng như từ các phương diện khác của đời sống.

Trước đây, tôi cũng không hề biết khai thác tối đa những khả năng của bản thân mình. Suốt hơn hai chục năm, tôi làm biên tập viên và cảm thấy hạnh phúc khi được làm công việc mình yêu thích. Nhưng rồi, có một khoảng thời gian tôi cảm thấy chán nản đối với công việc biên tập. Sau một thời gian dài lúng túng, mất định hướng, tôi quyết định rằng mình sẽ dành thời gian để làm một số công việc khác nữa, chẳng hạn: viết sách, tư vấn khách hàng… Nhờ vậy mà tôi đã khai thác được tối đa những khả năng của mình và cảm thấy hạnh phúc hơn!

Nếu không cảm thấy hài lòng với những gì hiện có, bạn có thể tự hỏi mình những câu hỏi như: Mình cần phải làm gì để có thể lấy lại được sức sống tươi mới cho bản thân? Mình có nhất thiết phải làm thêm một công việc mới mẻ nào đó để nâng cao kiến thức, học hỏi kinh nghiệm? Liệu mình đã sẵn sàng phát huy tối đa năng lực bản thân để tiếp cận với công việc mới hay chưa?

Phải gắn bó với công việc nào đó trong thời gian quá dài đôi khi cũng trở thành một áp lực đối với bạn. Dù ban đầu bạn rất yêu thích công việc đó, nhưng rồi cũng đến lúc bạn cảm thấy nhàm chán, tù túng. Trong trường hợp đó, một công việc mới sẽ đem lại cho bạn cơ hội cảm nhận những điều mới mẻ, rèn luyện những kỹ năng mới. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy rằng, hóa ra mình cũng có khả năng làm được nhiều việc khác nhau đấy chứ, kể cả những việc mà bấy lâu nay bạn ít khi nào dám nghĩ tới. Và khi mỗi người chúng ta được làm những việc mình yêu thích với tất cả sức lực thể chất, trí tuệ, cộng với cả niềm say mê, yêu thích của bản thân, chắc chắn chúng ta sẽ cảm thấy mình thật hạnh phúc!

Do vậy, tìm cách phát hiện và sử dụng khả năng của bản thân là bí quyết then chốt cho hạnh phúc cá nhân của mỗi người. Thành công trong cuộc đời bạn phụ thuộc vào những khả năng bạn có, và quan trọng hơn, vào cách bạn phát huy tối đa khả năng của mình. Chúng ta phải luôn tâm niệm rằng: “Tôi đang làm công việc của tôi với nỗ lực cao nhất để tạo ra thành quả tốt nhất. Chỉ có như vậy, tôi mới vươn tới tầm xuất sắc!”.

Trích Hạnh phúc không khó tìm - First News và NXB Tổng hợp TPHCM

Nguồn: Tuổi trẻ

Quản lý bản thân (Phần cuối)

Quản lý bản thân có nghĩa là học cách phát triển chính bản thân chúng ta, trong đó việc xác định được “tôi là ai” vô cùng quan trọng.

Phần tiếp theo trong bài viết của Peter về việc quản lý bản thân – bài viết từng được chọn là bài viết hay nhất năm 1999 của tạp chí Havard Business Review.

Những giá trị của tôi là gì?

Để quản lý bản thân, cuối cùng bạn sẽ phải thắc mắc, những giá trị của tôi là gì? Đây hoàn toàn không phải là một câu hỏi về đạo đức. Xét trên khía cạnh đạo đức, quy tắc là chung cho tất cả mọi người, và câu hỏi được trả lời một cách dễ dàng. Tôi sẽ gọi đây là “bài kiểm tra soi gương“. Trong những năm đầu của thế kỷ XX, nhà ngoại giao đáng kính nể nhất mọi thời đại là một đại sứ người Đức ở London. Số phận đã định ông ta phải làm những điều kì vĩ, ít nhất trở thành bộ trưởng ngoại giao đại diện cho quốc gia, nếu ông ta không làm thủ tướng. Tuy nhiên đến năm 1906, ông ta đột nhiên từ chối tham gia bữa tối tổ chức bởi các quan chức ngoại giao cho ngài Edward VII. Ông vua này nổi tiếng không đứng đắn và muốn thể hiện bữa tiệc theo ý mình. Người ta ghi lại lời nhà ngoại giao “tôi từ chối không nhìn thằng ma cô trong gương soi vào buổi sáng khi tôi cạo râu“.

Đó là “bài kiểm tra soi gương”. Đạo đức đòi hỏi bạn hãy tự hỏi bản thân mình, bạn muốn nhìn thấy mình là loại người nào khi bạn soi gương vào buổi sáng? Cái gì là chuẩn mực đạo đức trong một tổ chức này thì cũng đúng cho các tổ chức khác. Nhưng đạo đức chỉ là một phần của hệ thống giá trị – đặc biệt đối với hệ thống giá trị của một tổ chức.

SAGA - Bài kiểm tra gương soi

Một người có thể gặp bế tắc hoặc không thể hành động khi làm việc trong một tổ chức có hệ giá trị không thể chấp nhận hoặc không tương thích với hệ giá trị của riêng anh ta.

Hãy cân nhắc kinh nghiệm sau của một nhà tuyển dụng nhân sự người đã làm việc trong một công ty nhỏ đã được sáp nhập vào một tổ chức lớn hơn. Sau sự kiện sáp nhập, người ta thăng chức cho cô lên vào vị trí mà cô có thể làm tốt nhất, công việc bao gồm tuyển chọn những người phù hợp cho những vị trí quan trọng. Nhà tuyển dụng nhân sự nọ tin tưởng tuyệt đối rằng một công ty chỉ nên tuyển dụng nhân lực bên ngoài sau khi đã chắc chắn tất cả các khả năng không tìm được nhân sự bên trong công ty. Nhưng công ty mới của cô lại tin rằng đầu tiên phải đi tìm những người bên ngoài công ty.

Theo kinh nghiệm của tôi, xét trên cả hai cách tiếp cận vấn đề, cách thích hợp nhất là kết hợp cả hai. Tuy nhiên, hai cách tiếp cận này lại hoàn toàn trái ngược nhau, không phải chính sách trái ngược mà là hệ giá trị trái ngược. Hai cách này cho thấy những quan điểm về mối quan hệ giữa tổ chức và nhân công là khác nhau, quan điểm khác nhau về trách nhiệm của một tổ chức đối với nhân viên và khả năng phát triển của nhân viên, và quan điểm khác nhau về sự đóng góp quan trọng nhất của một cá nhân với một doanh nghiệp. Sau vài năm bế tắc, nhà tuyển dụng nọ bỏ việc – chịu một số thua thiệt về tài chính. Hệ giá trị của cô ấy đơn giản là không tương thích với hệ giá trị của công ty.

Tương tự, liệu một công ty dược phẩm nên cố đạt thành tựu bằng những cải tiến dần dần và nhỏ hay là thực hiện những đột phá mới mẻ, đắt đỏ và liều lĩnh không đơn giản chỉ là một vấn đề kinh tế. Kết quả của cả hai chiến lược có thể cũng giống nhau. Xét sâu hơn, đó là sự xung đột giữa hệ giá trị của vai trò một công ty phải giúp những dược sĩ làm tốt hơn những gì họ đang làm và hệ giá trị hướng tới những đột phá khoa học mới.

Liệu rằng một doanh nghiệp nên chú tâm vào những kết quả ngắn hạn hay tập trung vào kết quả dài hạn cũng chính là một câu hỏi về hệ giá trị. Những nhà phân tích tài chính tin rằng một công việc kinh doanh có thể thực hiện tốt đồng thời cả hai việc đó. Những doanh nhân thành công thậm chí còn biết điều đó rõ hơn. Để đảm bảo chắc chắn, một công ty phải có đạt được kết quả trong ngắn hạn. Nhưng để cân nhắc giữa những kết quả trong ngắn hạn và tăng trưởng trong dài hạn, mỗi công ty sẽ có những ưu tiên riêng cho từng mục tiêu. Đây không đơn giản chỉ là một tranh luận về kinh tế, mà cơ bản, đó là sự đối lập liên quan đến vai trò của công việc kinh doanh và trách nhiệm của sự quản lý.
ImageMediaRelation.jpg
Sự xung đột về giá trị không giới hạn trong một tổ chức kinh doanh. Một trong những những nhà thờ phát triển nhanh nhất ở Mỹ có cách xác định mức độ thành công bằng số lượng giáo dân mới. Những nhà lãnh đạo nhà thờ cho rằng vấn đề chính là bao nhiêu thành viên mới gia nhập giáo hội. Chúa sẽ đáp ứng những mong muốn tinh thần, ít nhất là phần trăm số lượng những nhu cầu. Một giáo phái khác, phái Phúc Âm lại tin rằng điều quan trọng là sự tăng trưởng trong tinh thần con người. Nhà thờ Phúc Âm sẽ gạch tên của những thành viên mới, những người tham gia nhưng không đạt được những yêu cầu về mặt tinh thần.

Lại một lần nữa, vấn đề không nằm ở số lượng. Đầu tiên ai cũng nghĩ rằng nhà thờ thứ hai sẽ phát triển chậm hơn. Nhưng nó lại giữ số lượng lớn những thành viên mới hơn là nhà thờ thứ nhất. Nói cách khác, sự tăng trưởng của nhà thờ thứ hai bền vững hơn. Đây không phải vấn đề lý thuyết, cũng không phải vấn đề mà bạn có thể xem nhẹ. Đó là vấn đề về hệ giá trị. Trong một cuộc tranh luận công khai, một giáo sỹ đã lý luận rằng, “trừ khi bạn đã đến nhà thờ dù chỉ một lần, bạn sẽ chẳng bao giờ tìm thấy cánh cổng dẫn đến Thiên đường.” “Không” một người khác phủ nhận. “Cho đến khi bạn lần đầu tiên thực sự tìm kiếm cánh cổng lên Thiên đàng, bạn sẽ không thuộc về nhà thờ.”

Cũng giống như con người, một tổ chức cũng có những giá trị. Những giá trị của cá nhân phải phù hợp với giá trị của tổ chức để cá nhân đó có thể làm việc hữu ích trong tổ chức. Những hệ giá trị đó không cần phải trùng khít lên nhau, nhưng nên đủ tương đồng để cùng tồn tại. Nếu không cá nhân sẽ lâm vào bế tắc và cũng chẳng làm được thành tựu gì..

Những điểm mạnh của một cá nhân và cách thức cá nhân đó hành động hiếm khi xung đột với nhau; chúng bổ sung cho nhau. Nhưng đôi khi có sự xung đột giữa hệ giá trị của cá nhân và những điểm mạnh của anh ta. Những việc mà một người làm tốt, thậm chí làm xuất sắc và rất thành công có thể lại không tương thích với hệ giá trị của anh ta. Trong trường hợp đó, công việc đó có vẻ như chẳng đáng để anh ta cống hiến cả đời (hay ít nhất là phần lớn cuộc đời).

Tôi xin mạn phép bạn đọc khi nói đến một ví dụ của cá nhân tôi. Nhiều năm trước, tôi cũng phải đứng trước quyết định giữa những giá trị và cái mà tôi đang thực hiện rất thành công. Tôi đang làm rất tốt với vị trí của một nhà đầu tư nhà băng ở London giữa những năm 1930, công việc này hẳn nhiên là rất phù hợp với khả năng của tôi. Tuy nhiên tôi lại chẳng thấy mình có thể đóng góp gì hữu ích với tư cách là một giám đốc quản lý tài sản. Tôi nhận thấy, con người là những giá trị của anh ta, và tôi thấy chẳng lợi lộc gì khi là con ma giàu nhất nghĩa địa. Tôi chẳng có tiền và cũng chẳng có hi vọng thăng tiến nào. Thay vì tiếp tục tình trạng suy nhược, tôi bỏ việc – và tôi đã làm đúng. Nói cách khác, hệ giá trị nên được coi là bài kiểm tra tối quan trọng.

Tôi thuộc về nơi nào?

Rất ít người biết ngay từ đầu nơi mà họ thuộc về. Những nhà toán học, nhạc sĩ, đầu bếp thường xuyên là nhà toán học, nhạc sĩ hay đầu bếp từ khi họ bốn hay năm tuổi. Những nhà vật lý thường quyết định nghề nghiệp tương lai khi họ là thiếu niên, thậm chí còn sớm hơn. Nhưng hầu hết mọi người, đặc biệt là những người có khả năng thiên phú, không thực sự biết họ thuộc về nơi nào cho đến khi họ đã đi qua cái tuổi 25. Tuy nhiên, ở cái tuổi đó, họ nên biết câu trả lời của mình cho ba câu hỏi: Những mặt mạnh của tôi là gì? Tôi hành động theo cách thức nào? Và hệ giá trị của tôi là gì? Và sau đó họ có thể quyết định và nên quyết định vị trí của họ.

Cũng tương tự như vậy, con người nên tự quyết định họ không thuộc về nơi nào. Khi một cá nhận nhận ra anh ta không thể hoàn thành tốt trong một tổ chức lớn thì anh ta cũng nên học cách từ chối vị trí đó. Một người hiểu rằng anh ta không phải là người có thể chịu trách nhiệm với các quyết định thì anh ta cũng nên học cách từ chối được bổ nhiệm vào vị trí của người đưa ra các quyết định. Tướng Patton (người có lẽ chưa bao giờ hiểu bản thân mình) đáng nhẽ nên học cách từ chối làm một tướng chỉ huy độc lập.

Việc biết câu trả lời cho những câu hỏi trên giúp một cá nhân có thể đồng ý với một cơ hội, một lời đề nghị hoặc một bổ nhiệm, là việc quan trọng không kém, “vâng, tôi sẽ làm việc đó. Nhưng tôi sẽ làm việc đó theo cách của mình. Đó là cách mà công việc sẽ được thiết kế. Đó là cách các mối quan hệ được thiết lập. Đó là những kết quả mà ông nên kỳ vọng ở tôi trong giai đoạn này, bởi vì đó là con người tôi”.

ideal.jpg
Một sự nghiệp thành công không được lên kế hoạch trước. Mà sự nghiệp đó thành công khi con người ta biết chuẩn bị cho những cơ hội bởi vì họ biết sức mạnh, phương pháp làm việc và hệ giá trị của mình. Việc nhận thức ra nơi bạn thuộc về có thể sẽ biến một con người bình thường – chăm chỉ làm việc và có năng lực trung bình – trở thành một người thành công xuất sắc.

Tôi nên đóng góp cái gì?

Xuyên suốt lịch sử, phần lớn con người chẳng bao giờ hỏi “Tôi nên đóng góp cái gì?“. Người khác bảo họ học nên đóng góp cái gì, và nhiệm vụ của họ là cống hiến cho công việc hoặc chứng minh kỹ năng hoàn hảo của mình – đối với các nghệ nhân – làm việc giống như những người phụ thuộc. Cho đến tận ngày nay, hầu hết mọi người đều cho rằng việc mình là trợ lý và làm những gì mình được phân công là điều hiển nhiên. Thậm chí đến những năm 1950 và 1960, những công nhân tri thức mới (những người được coi là người của tổ chức) vẫn phụ thuộc vào bộ phận nhân sự lên kế hoạch cho công việc của họ. Cuối những năm 60, không ai muốn bị sai bảo phải làm gì nữa. Những con người mới bắt đầu đặt ra câu hỏi, tôi muốn làm gì?

Và câu trả lời họ tìm thấy cho phương thức để cống hiến là “làm việc của chính bạn”. Nhưng giải pháp này cũng sai lầm như chính những công nhân tri thức này đã từng. Rất ít người tin rằng làm việc của chính mình sẽ đóng góp cho tổ chức, đạt được thành công, thành tựu.

Nhưng chúng ta vẫn chưa có kết quả cho cách trả lời cũ là chấp nhận làm những gì bạn được phân công. Những công nhân tri thức đặc biệt là phải học cách hỏi những câu hỏi chưa ai hỏi trước đó: “Tôi nên cống hiến cái gì?“. Để trả lời câu hỏi này, họ nên chú tâm vào ba yếu tố cơ bản: “Tình huống này yêu cầu những gì?“, “Với những sở trường, cách thức làm việc và những giá trị của tôi, tôi có thể đóng góp cho cái gì nhiều nhất và tôi cần làm gì?“. Cuối cùng, “Tôi cần đạt những kết quả thế nào để có sự khác biệt?“.

Bây giờ chúng ta sẽ xét đến những kinh nghiệm của những nhà quản lý bệnh viện mới được bổ nhiệm. Một bệnh viện lớn và danh giá, nhưng danh tiếng trong 30 năm nay của nó đang trượt dốc. Một nhà quản lý mới quyết định trách nhiệm của ông ta là phải thiết lập tiêu chuẩn cho việc hoàn thành xuất sắc trong một lĩnh vực quan trọng trong thời gian hai năm. Ông ta chọn tập trung vào những phòng cấp cứu, những phòng to, ướt át và bẩn thỉu. Ông ta ra quyết định một bệnh nhân vừa được đưa vào phòng cấp cứu phải có được sự chăm sóc của một y tá đạt tiêu chuẩn trong vòng 60 giây. Chỉ trong vòng 12 tháng, phòng cấp cứu của bệnh viện trở thành hình mẫu cho tất cả các bệnh viện khắp nước Mỹ, và trong vòng 2 năm tiếp theo, cả bệnh viện này hoàn toàn thay đổi.

Như chúng ta có thể thấy trong ví dụ này, hiếm khi người ta có thể đạt thành công khi mong chờ quá xa xôi. Một kế hoạch thường dài 18 tháng vẫn rõ ràng, hợp lý và chi tiết. Vì thế câu hỏi trong tất cả các trường hợp nên là,nơi nào và làm như thế nào để tôi có thể đạt kết quả, làm nên sự khác biệt trong vòng một năm rưỡi? Câu trả lời nên cân bằng một vài yếu tố. Đầu tiên, mục tiêu đạt được nên khó khăn để thực hiện – theo cách nói thời thượng bây giờ, các mục tiêu này cần được “duỗi ra”. Nhưng chúng cũng cần có cơ sở bên trong. Hướng vào những mục tiêu mà không thể hoàn thành – hoặc trong những trường hợp hầu như không tưởng – thì không phải là hoài bão mà chỉ là một sự ngu ngốc. Thứ hai, các mục tiêu cần đạt tới nên có ý nghĩa nào đó. Các mục tiêu này làm nên sự khác biệt. Cuối cùng, kết quả nên nhìn thấy được, và nếu có thể thì nên đo lường được. Từ những mong muốn trên, ta có một chuỗi các hành động: Tôi phải làm gì, tôi nên bắt đầu từ đâu và bắt đầu như thế nào, và những mục tiêu và hạn chót để hoàn thành mục tiêu là khi nào.

 Theo Havard Business Review | Lãnh đạo

Nguồn: Saga

Hiểu rõ bản thân: Không đơn giản

“Hãy phác thảo tính cách, con người của bạn”. Đây là bài tập về nhà dành cho sinh viên Khoa Quản trị du lịch của một trường ĐH. Kết quả khiến nhiều người giật mình, có không ít SV đang rất lơ mơ về bản thân.

Tôi là ai?

Một câu hỏi tưởng chừng đơn giản, rất dễ trả lời, nhưng có nhiều bạn đã lúng túng khi “định vị” mình. Dưới đây là những đoạn trích “tự bạch” của một số bạn SV.

“Tôi luôn sống trong sự bảo bọc, chăm sóc quá kỹ của gia đình. Tôi chẳng bao giờ phải bận lòng lớn lên tôi sẽ làm gì? Từ khi tôi còn bé, ba đã thường xuyên thủ thỉ với tôi: “Con lớn nhanh để tiếp quản công ty của gia đình”. Và tôi cũng không bao giờ phải nghĩ tới việc làm thêm, kiếm tiền như các bạn đồng trang lứa, vì ba mẹ tôi luôn khẳng định: “Ba mẹ vất vả làm việc, kiếm tiền tất cả là để lo cho con”. Cứ thế, cuộc đời, tương lai của tôi dường như đã được ba mẹ “lập trình”. Sáng tôi cắp cặp đi học, chiều về là xem như hoàn thành nhiệm vụ. 20 tuổi, tôi thấy mình vẫn như một đứa trẻ, hoàn toàn phụ thuộc vào gia đình, không tự lập, không ước mơ, không biết mình giỏi, dở cái gì…?”.

“Tôi muốn học giỏi, nhưng lại lười. Chỉ đến khi ba mẹ nhắc nhở, thúc ép, giám sát thì tôi mới chịu tập trung học. Tôi rất muốn tham gia các hoạt động tình nguyện, nhưng nếu không có ai rủ rê thì tôi nằm ỳ ở nhà chơi game hay ngồi quán cà phê. Tôi muốn đi làm thêm để tích lũy kinh nghiệm cho nghề nghiệp sau này, nhưng tôi không biết bắt đầu từ đâu và nếu không có người cầm tay chỉ việc, có lẽ tôi sẽ không làm được. Vì vậy, tôi cũng không biết sau này mình sẽ làm gì, phù hợp với công việc nào và tương lai ra sao”.

“Tôi thấy mình giống một con sâu. Một con sâu chỉ biết phá hoại, làm cho gia đình buồn, chứ chưa mang đến ích lợi cho ai. Nhưng dù sao tôi cũng chỉ là một con sâu nhỏ bé, gây tác hại ít và hậu quả cũng chưa lớn lắm. Tôi sẽ cố gắng để mình thoát khỏi kiếp sâu, bắt đầu bằng việc bớt chơi game, giảm đi chơi và tập trung vào học tập. Tôi biết điều này chẳng dễ, nhưng tôi sẽ cố gắng”.

“Tôi vào học ngành du lịch, theo quyết định của ba mẹ. Thật sự, tôi không biết mình có phù hợp với ngành đang học và ra trường có xin được việc hay không. Nhiệm vụ của tôi là hoàn thành chương trình học, tốt nghiệp, còn việc làm là chuyện của… ba mẹ tôi”…

Tôi muốn gì?

Hiểu mình, hiểu người và muốn người khác hiểu mình là mong muốn, nhu cầu của mỗi người. Bởi điều này sẽ giúp chúng ta không hiểu sai hay bị ảo tưởng, ngộ nhận về bản thân mình cũng như sẽ được người khác tin tưởng và yêu mến nhiều hơn. Theo các chuyên gia tâm lý, đó chính là những nền tảng cơ bản giúp con người có được thành công, hạnh phúc trong nghề nghiệp, cuộc sống.

“Hiểu mình” – mới nghe cứ tưởng là dễ dàng nhưng thực sự là chuyện không đơn giản. Nhiều bạn trẻ ngày nay có thể nắm bắt được nhiều thông tin, sự kiện trong nước, thế giới, nhưng khi được yêu cầu giới thiệu về sở trường, sở đoản, ưu khuyết điểm, năng lực, quan điểm sống của mình… thì các bạn lại lộ rõ sự bối rối. Điều này lý giải vì sao nhiều bạn trẻ phân vân không biết chọn trường, ngành học, nghề nghiệp nào phù hợp với mình. Khi không hiểu bản thân mình sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy: định hướng tương lai, nghề nghiệp không chính xác; ngộ nhận, ảo tưởng về bản thân.

Peter Druker – người được xem là “cha đẻ” của ngành quản trị kinh doanh hiện đại đã nói: “Thành công trong nền kinh tế tri thức sẽ đến với những ai hiểu rõ được bản thân mình, thế mạnh của mình, văn hóa của mình và cách mà mình làm tốt nhất”.

Trong chuyên đề “Quản trị cuộc đời”, ông Giản Tư Trung – người sáng lập Tổ hợp giáo dục PACE cho rằng, việc thường xuyên tự đặt câu hỏi cho mình sẽ giúp các bạn trẻ hiểu rõ được bản thân. Những câu hỏi như: Thế mạnh, sở trường của tôi là gì? Đâu là sở đoản, điểm yếu khó khắc phục của tôi? Tôi thuộc típ người nào? Cách mà tôi có thể làm việc tốt nhất với người khác? Cách nào giúp tôi có thể học tốt nhất? Công việc, ngành nghề nào phù hợp với tôi? Tôi sống để làm gì?… Khi đi tìm câu trả lời cho mỗi câu hỏi đó tức là bạn đang từng bước khám phá chính mình và đó chính là cơ sở để hoạch định tương lai, cuộc đời mình.

Nguồn: phunuonline