Bạn có tin???
Bạn & Giấc mơ của chính mình
Đây là một đoạn trong phim “Pursuit of Happiness” – một bộ phim rất hay về quyết tâm theo đuổi Hạnh phúc của chính mình. Đoạn phim này là cuộc trò chuyện ngắn của hai cha con, trong đó người cha đã gửi gắm thông điệp giản dị nhưng vô cùng ý nghĩa cho đứa con nhỏ của mình.
“Này con, đừng để bất kỳ ai bảo con là con không thể làm gì đó. Kể cả bố.
Con có ước mơ thì con phải bảo vệ ước mơ đó.
Bản thân người ta không làm được điều đó nên họ mới bảo là con không thể làm được việc đó.
Nếu con muốn điều gì, hãy nỗ lực để đạt được nó. Chỉ vậy thôi!”
Thư cảm ơn – Chương trình Tư vấn cá nhân “Vượt qua nỗi sợ hãi”
Thân chào các bạn,
Lời đầu tiên, Khai Phá Bản Thân chân thành cám ơn bạn đã cho chúng tôi một cơ hội để lắng nghe và cùng bạn chia sẻ.
Bạn thân mến,
Tuy chủ đề của buổi Tư vấn cá nhân là “Vượt Qua Nỗi Sợ Hãi”, nhưng như bạn thấy đấy, có lẽ chúng ta đã thảo luận với nhau nhiều hơn thế. Qua câu chuyện mà bạn, cũng như những người bạn khác mang đến, Khai Phá Bản Thân nhận thấy đa số chúng ta đều rất quan tâm đến việc làm sao để nhận ra điểm mạnh, điểm yếu thực sự của mình, làm sao để vượt qua những giới hạn của mình, làm sao đểtìm thấy ước mơ thực sự của mình, xây dựng được niềm tin cốt lõi vào chính mình, hay nói cách khác, LÀM SAO ĐỂ THỰC HIỂU BẢN THÂN?
Khoảng thời gian quá ít ỏi của chương trình cũng là một cái khó cho cả bạn và Khai Phá Bản Thân để có thể giải quyết hết, nhưng qua những gì mà chúng ta đã chia sẻ cùng nhau, Khai Phá Bản Thân tin rằng bạn thật sự đã biết cách để tìm ra câu trả lời cho tất cả các câu hỏi đó, vấn đề nằm ở chỗ bạn muốn và nỗ lực đến đâu mà thôi.
Xin gửi đến bạn một câu chuyện, thay cho món quà nhỏ trên hành trình THỰC HIỂU BẢN THÂN, hãy đọc thật chậm bạn nhé.
———-
Một nhà hiền triết dẫn một toán học trò của mình đi ngao du khắp chốn trên đời. Trong vòng 10 năm trời thầy trò họ theo nhau đi hầu hết các nước, gặp gỡ hầu như tất cả những người có học vấn. Lúc này, thầy trò họ đã trở về, người nào người nấy kinh luân đầy một bụng, kinh nghiệm đầy mình.
Trước khi vào thành, nhà hiền triết ngồi nghỉ trên một bãi cỏ ở ngoại thành, nói với học trò của mình: “Mười năm ngao du, các con đều đã trở thành kẻ sĩ học rộng hiểu nhiều, lúc này đây sự học sắp kết thúc, ta sẽ giảng cho các con bài học sau cùng”.
Các học trò kéo đến ngồi vây quanh nhà hiền triết. Một lát sau, nhà hiền triết hỏi: Hiện chúng ta đang ngồi ở đâu? Các học trò đồng thanh trả lời rằng đang ngồi trên bãi cỏ hoang ở bên ngoài thành. Nhà hiền triết lại hỏi: Trên bãi cỏ hoang này có cây gì mọc lên? Học trò đồng thanh đáp, trên bãi hoang mọc toàn cỏ dại ạ!
Nhà hiền triết nói: Đúng! Trên bãi cỏ hoang này mọc toàn cỏ dại. Bây giờ ta muốn biết bằng cách gì để trừ hết thứ cỏ dại này đi? Các học trò nhìn nhau hết sức ngạc nhiên, họ thực sự không ngờ rằng, nhà hiền triết xưa nay vốn chỉ đi sâu nghiên cứu những điều huyền bí của cuộc sống, vậy mà trong bài học sau cùng này lại hỏi một vấn đề giản đơn như thế.
Một người trong toán học trò lên tiếng trước: “Dạ thưa thầy, chỉ cần có một cái xẻng thôi là xong hết ạ!”
Nhà hiền triết khe khẽ gật đầu.
Một người học trò khác như phát hiện ra điều gì mới, nói tiếp: “Dạ thưa thầy, đốt lửa để diệt cỏ cũng là một cách rất hay đấy ạ!”
Nhà hiền triết im lặng mỉm cười, ra hiệu gọi một người khác.
Người học trò thứ ba nó: “Thưa thầy, rắc vôi lên cũng có thể diệt được hết tất cả các giống cỏ đấy ạ!”.
Tiếp ngay sau đó là người học trò thứ tư anh ta nói: “Diệt cỏ phải trừ tận gốc, chỉ cần nhổ được rễ lớn là xong hết!”.
Các học trò đã lần lượt nói hết suy nghĩ của mình, nhà hiền triết đứng dậy, nói: “Bài học hôm nay đến đây là hết, các con hãy về đi, rồi theo cách mình nghĩ, mỗi người hãy diệt cỏ ở một mảnh đất trên bãi hoang này. Nếu không diệt được cỏ, một năm sau quay lại đây ta nói chuyện sau”.
Một năm sau, mọi người quay trở lại, có điều khác là bãi cỏ năm trước không còn đầy cỏ dại nữa, mà đã trở thành cánh đồng ngô lúa xanh tươi. Toán học trò lại ngồi quây quần gần ruộng lúa, chờ nhà hiền triết tới nhưng chờ mãi vẫn không thấy ông tới.
Mấy năm sau nhà hiền triết ấy qua đời, những người học trò cũ của ông đã chỉnh lý lại những tài liệu, luận thuyết mà ông nêu ra, thấy ở một chương cuối, ông đã tự ghi thêm vào một câu: “Muốn diệt hết cỏ dại ở bãi hoang, chỉ có một cách hay nhất, đó là hãy trồng cấy mùa màng lên đấy. Cũng như vậy, muốn để tâm hồn không phải buồn lo tản mạn, thì cách duy nhất là hãy chiếm cứ nó bằng những suy nghĩ tích cực và lạc quan”.
(Sưu tầm)
———-
“Muốn nhổ cỏ, thì hãy trồng lúa”.
Nếu bạn muốn vượt qua những nỗi sợ hãi, hãy bắt đầu gieo những mầm sức mạnh trong tâm hồn mình, và quan trọng hơn, HÃY HÀNH ĐỘNG.
Trân trọng,
Khai Phá Bản Thân
Kenichi Ebina: Bước nhảy ma thuật
Đó chính là Kenichi Ebina – vũ công vĩ đại của thế kỷ 21 đấy các bạn! Nhìn thấy phong cách cũng như tài nghệ của anh, chắc hẳn các bạn sẽ phải rất kinh ngạc. Nhưng sẽ còn nhiều điều thú vị và đáng khâm phục hơn, đó là, tất cả đều do anh tự học hỏi và chuôi rèn niềm đam mê của mình!!!
Phát triển bản thân
Mỗi cá nhân là một cá thể có cấu trúc tâm sinh lý riêng đặc biệt. Chính vì lẽ đó, nhu cầu về khám phá, phát triển và hoàn thiện bản thân cũng như những vấn đề gặp phải ở mỗi người cũng không hoàn toàn giống nhau.
Nhằm đáp ứng nhu cầu Thấu hiểu và Phát triển bản thân của Bạn, Khai phá Bản thân hiện đang triển khai dịch vụ Phát triển bản thân dành cho cá nhân mang tên Huấn luyện cá nhân với nội dung cụ thể như sau:
1. Đối tượng: Cá nhân thật sự có nhu cầu Khai phá Bản thân, Phát triển năng lực cá nhân
2. Thời lượng: 1-1,5 tháng. Thời gian huấn luyện cụ thể tùy thuộc vào thương lượng giữa 2 bên để có sắp xếp phù hợp nhất.
3. Phương pháp: Huấn luyện 1 kèm 1 với chương trình Huấn luyện được xây dựng dành riêng cho mỗi cá nhân dựa vào thực trạng, mong muốn và sự phù hợp của chính cá nhân đó. Chương trình được triển khai theo các bước: Hiểu bản thân – Thay đổi (nhận thức, thói quen) – Phát triển năng lực cá nhân
4. Mục tiêu: Giúp mỗi cá nhân:
- Nhận diện các vấn đề đang gặp phải ở bản thân khiến cuộc sống chưa thật sự thoải mái, hạnh phúc, thành công như mong muốn.
- Thảo luận về những vấn đề cần thay đổi để cuộc sống, công việc thuận lợi, tốt đẹp hơn.
- Lên kế hoạch thực hiện việc thay đổi, hoàn thiện bản thân và triển khai việc thực thi.
- Thực hiện việc khai phá và phát triển năng lực bản thân.
5. Quy trình thực hiện:
- Trò chuyện, thảo luận cùng khách hàng để nắm bắt các vấn đề, nhu cầu, mong muốn của khách hàng.
- Tiến hành khai phá bản thân thông qua các công cụ để nắm bắt Hình ảnh hiện tại, Điểm mạnh, Hạn chế của khách hàng
- Xây dựng chương trình Huấn luyện phù hợp dành riêng cho cá nhân đó.
- Triển khai chương trình Huấn luyện – Theo dõi, đánh giá kết quả – Thực hiện những điều chỉnh cần thiết (nếu có)
- Tiến hành chương trình hỗ trợ sau Huấn luyện.
6. Chi phí: Tùy thuộc vào mức độ và vấn đề đang gặp phải ở mỗi cá nhân để xây dựng chương trình riêng và tính toán chi phí. Riêng với đối tượng học sinh, sinh viên sẽ có chính sách ưu đãi.
Các bạn có nhu cầu, vui lòng liên lạc với chương trình qua:
- Email khaiphabanthan.vn@gmail.com;
- Nhắn tin: https://m.me/khaiphabanthan.fanpage
- Hotline: 0789.48.47.48
- Form đăng ký: https://forms.gle/rk2vfe2Hg7G5E85QA
Khai Phá Bản Thân: Đam mê – động lực vượt qua mọi chặng đường khó khăn
|
|
Hai thành viên sáng lập dự án Khai phá bản thân
(Hình chụp tại buổi giới thiệu dự án với cộng đồng)
|
|
|
Những buổi training đầu tiên cho các bạn Sinh viên ĐH Kinh tế TP.HCM |
Team Khai phá Bản thân hiện tại
(Hình chụp tại chương trình từ thiện ngày 25.12.2011- “Bữa cơm ngày Giáng sinh”)
|
Lắng nghe và quan sát chính mình với câu hỏi: Điều gì tôi đang say mê và theo đuổi? Điều gì khiến tôi có thể làm mọi việc mà không bao giờ cảm thấy mệt mỏi? Nếu đã câu trả lời cho mình, bạn còn chần chờ gì nữa để không BẮT ĐẦU NGAY! Nếu vẫn còn loay hoay chưa tìm ra đáp án, hãy kiên trì chờ đợi và tạo thêm nhiều cơ hội cho bản thân kiểm nghiệm trong thực tế công việc, cuộc sống và một ngày nào đó, bạn sẽ NHẬN RA ĐAM MÊ của mình.
|
|
Đồng hành cùng cuộc thi của các bạn Sinh viên |
|
|
“Chúng tôi là Khai phá Bản thân! ^_6” |
Chương trình “Khai phá Bí mật Cảm xúc” (25/12/11)
Cảm xúc là một thứ gia vị không thể thiếu trong cuốc sống mỗi người – dù bạn là người nhạy cảm, lãnh cảm hay vô cảm. Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi rằng mình đã thật sự hiểu cảm xúc của bản thân, kiểm soát cảm xúc của chính mình cũng như sử dụng các sức mạnh của cảm xúc một cách phù hợp?
Khi bạn xem một bộ phim, nghe một bản nhạc, tận hưởng cảm giác chiến thắng hay chôn vùi bản thân trong nỗi buồn không tên, bạn có biết tất cả những cảm xúc có được khi đó đều có quy luật đằng sau đó. Bạn sống với cảm xúc hàng ngày, hàng giờ, từng phút, từng giây nhưng liệu có chắc rằng mình có thể định nghĩa, lý giải và gọi tên thứ cảm xúc mình đang có?
Bạn có biết rằng hầu như mọi quyết định của bạn đều có sự chi phối của cảm xúc? Nếu bạn không phải là người nhạy cảm thì vẫn có 90% quyết định của bạn là do cảm tính, còn chỉ có 10% là có tính logic. Còn nếu bạn hoàn toàn nhạy cảm thì tất cả những hành động của bạn đều do cảm tính. Làm sao để cảm xúc có tác động tích cực đến cuộc sống, các mối quan hệ cũng như những quyết định của bạn?
Không chỉ có thể ảnh hưởng lên chính bạn, biết cách sử dụng cảm xúc, bạn có thể chi phối thậm chí dẫn dắt tinh thần của người khác. Để làm được điều đó, liệu bạn đã biết cách để làm chủ quá trình thu – phát cảm xúc?
Hãy cùng chúng tôi “Khai phá Bí mật Cảm xúc” để nhận được chìa khóa để mở chiếc hộp bí ẩn cảm xúc để hiểu và sử dụng nó một cách thông minh nhất . Chương trình với sự phối hợp tổ chức của Cộng đồng tự học ZAGVillage, diễn ra tại Hội sở làng ZAG – Lầu 4, đường số 2, Cư xá Đô Thành, Q.3 lúc 08h sáng Chủ nhật, ngày 25/12/2011.
Xem thêm thông tin tại: http://zagvillage.org/home/2011/12/20/dam-me-va-khai-pha/
Hẹn gặp bạn tại chương trình!
Cuộc đời – Sao bạn thờ ơ???
Đôi khi, nhà hàng xóm gặp hoạn nạn, có người thân mắc phải tệ nạn xã hội, bạn cũng bàng quan như không hay biết, không hỏi han, cũng chẳng an ủi một vài lời. Trên đường đi, gặp người bị nạn, bạn bỏ đi, chẳng thèm quan tâm sống chết ra sao, hoặc có ghé lại thì cũng chỉ để thỏa mãn tính hiếu kỳ, giương đôi mắt ếch nhìn chung quanh, không hề giúp đỡ nạn nhân vì bạn sợ phải gánh trách nhiệm. Gặp kẻ bất hạnh, tàn tật nằm bên vệ đường, bạn chẳng những không thương xót mà còn khinh bỉ, rẻ rúng những con người kém may mắn đó.
Sao bạn thờ ơ với chính cuộc đời của bạn?
Do bản thân chính bạn thiếu tình yêu thương, thiếu lòng quảng đại; bạn sống bằng thứ lý trí sắt đá, tình cảm khô cằn của mình.
Lối sống ích kỷ, thực dụng, hưởng thụ là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy cuộc sống nhàm chán, đơn điệu, vô nghĩa điều này dẫn đến những xúc cảm đạo đức bị hạn chế, thậm chí bị triệt tiêu.
Do ngoại cảnh:
Khi một con người bị chính cái xấu hãm hại, khi mà những điều tốt đẹp không xảy đến với bản thân, thì họ sẽ trở nên hận đời và vô cảm trước cuộc đời. Họ không còn lòng tin vào điều tốt, thế nên họ vô cảm trước những điều tốt đẹp trên cuộc đời này.
Do gia đình:
Không nhiều bậc bố mẹ ngày nay coi trọng đến việc dạy con phải có sự đồng cảm, yêu thương, giúp đỡ và biết tha thứ cho người khác. Bởi vì chính họ cũng thiếu gương mẫu về đạo đức, về lối sống.
Họ lại không dạy con phải biết chia sẻ, quan tâm và có trách nhiệm với người thân, với bạn bè. Một đứa trẻ chỉ biết “nhận” chứ không biết “cho” sẽ nghèo nàn về cảm xúc, vô tâm trước đòi hỏi của tình người, và bàng quan trước nỗi đau của kẻ khác.
Do xã hội:
Căn bệnh vô cảm là kết quả của một lối sống thực dụng ngày càng ăn sâu vào văn hóa của xã hội ngày nay. Khi mà các giá trị sống, giá trị đạo đức tinh thần, lòng bao dung nhân ái, tình thương yêu đồng loại, sự hy sinh… đang dần bị thế chỗ cho chủ nghĩa vật chất, chủ nghĩa duy lợi và chủ nghĩa cá nhân, thì con người không còn cảm giác trước nỗi đau của đồng loại. Bên cạnh đó, do sự gia tăng những bất công xã hội, là tình trạng quan liêu, tham nhũng, lối sống “phong bì”, người lớn không còn là tấm gương đạo đức cho giới trẻ, khiến đạo đức bị suy giảm.
“Dường như đang có một cuộc khủng hoảng niềm tin trong xã hội hiện đại dẫn đến các bạn trẻ sống vô cảm”.
Hãy nhìn quanh, lắng nghe và mở lòng để thấy cuộc sống muôn màu tươi đẹp
Và bắt đầu nuôi dưỡng cảm xúc của chính bạn
+ Xác định rõ mục tiêu sống hạnh phúc.
+ Tập cảm nhận những điều nhỏ nhoi quanh ta.
+ Biết tổ chức cuộc sống cân bằng giữa công việc, gia đình và bản thân.
+ Tích cực học hỏi mở mang kiến thức để sống khoan dung và lạc quan hơn khi có thể chấp nhận bản thân, chấp nhận người khác và chấp nhận cuộc sống như nó đang diễn ra.
+ Đọc văn thơ, xem phim ảnh giàu cảm xúc nhân văn.
+ Tập tạo cho người khác những cảm xúc tích cực.
Hãy sống và nuôi dường cảm xúc của mình bằng những việc làm nhỏ nhất trong cuộc sống, hãy để cảm xúc của bạn được rung lên từng bậc như chính những gì bạn cảm nhận về cuộc sống! Để nó không bị trơ lì và mai một trước sự xô bồ của cuộc đời!
Và khi nhận được những cảm xúc tích cực thì người khác cũng sẽ đáp trả lại bạn bằng những cảm xúc tích cực vậy nên hãy tập “cho” để “nhận” lại những điều tốt đẹp!
Hoàng Thiện
Những điều hối tiếc của người sắp lìa đời
Bài này của một chị người Úc tên Bonnie Ware. Chị ấy làm nghề “palliative care”, chăm sóc sức khỏe cơ thể lẫn tinh thần cho người bị bệnh nặng, nằm nhà chờ chết. Thời gian qua các bệnh nhân đã tâm sự với chị ấy nhiều điều, trong đó có những hối tiếc thật sự xúc động. (Bài được một người bạn của tôi dịch sang tiếng Việt, dưới là link bài gốc tiếng Anh). Joe.
www.inspirationandchai.com/Regrets-of-the-Dying.html
Tôi có nhiều năm công tác trong lĩnh vực chăm sóc giảm nhẹ nỗi đau cho người bệnh. Đa số bệnh nhân của tôi đã về nhà nằm chờ thần chết mang đi. Có một vài kỷ niệm đặc biệt thật sự ấn tượng khi tôi chăm sóc họ trong quãng thời gian từ 3 đến 12 tuần cuối của cuộc đời mỗi bệnh nhân.
Người ta dường như trưởng thành hơn khi đối mặt với cái chết. Tôi học được một điều rằng không nên đánh giá thấp khả năng có thể xảy ra sự thay đổi của một ai đó. Một số người thay đổi đáng kinh ngạc. Mỗi người đều trải qua một chuỗi những cảm xúc khác nhau từ mong đợi, từ chối, sợ hãi, giận dữ, hối hận đến từ chối lần nữa và cuối cùng là chấp nhận sự thật. Mỗi người trong số họ đều tìm thấy sự bình yên của mình trước khi rời khỏi cõi đời. Tất cả họ đều như vậy.
Khi được hỏi rằng điều gì làm cho họ hối tiếc hoặc nếu được làm lại liệu họ có làm khác đi không, có một số chủ đề rất quen thuộc luôn được đề cập tới. Và sau đây là 5 tình huống trả lời phổ biến nhất:
1. Ước gì tôi đủ can đảm để sống một cuộc sống cho bản thân mình, không phải sống cuộc đời mà người khác trông chờ ở tôi
Đây gần như là điều mà mọi người hối tiếc nhất. Càng gần với cái chết, người ta càng nhận thấy mình có quá nhiều ước mơ còn dang dở. Hầu như mọi người đã không cho phép mình thực hiện thậm chí là chỉ một nửa ước mơ của mình, để rồi họ phải chết trong cảm giác điều đó là do họ đã hoặc chưa thực hiện.
Hãy cố gắng và trân trọng ít nhất một vài ước mơ của mình trong hành trình cuộc đời bạn, điều này rất quan trọng. Đừng để khi bạn ốm đau bệnh tật mới nhận ra điều đó, đã quá muộn rồi. Sức khỏe mang lại cho bạn sự tự do thoải mái mà rất ít người nhận ra, cho đến khi bạn không còn sở hữu được nó.
2. Ước gì tôi đã không làm việc quá cật lực
Đây là câu trả lời của nhiều nam bệnh nhân mà tôi chăm sóc. Họ đã bỏ lỡ thời niên thiếu của con cái mình và bỏ phí luôn cả khoảng thời gian êm đềm bên cạnh người bạn đời của mình. Nữ bệnh nhân cũng hối tiếc về điều này. Nhưng đa số câu trả lời đến từ thế hệ người lớn tuổi, những người phụ nữ không phải là trụ cột gia đình. Đa số những người đàn ông tôi chăm sóc đều rất hối tiếc vì đã mất quá nhiều thời gian quay cuồng trong công việc.
Bằng cách đơn giản hóa cuộc sống và thực hiện những chọn lựa tỉnh táo thì bạn sẽ không quan tâm đến vấn đề thu nhập như bây giờ. Và bằng cách tạo ra nhiều không gian hơn trong cuộc sống, bạn sẽ trở nên hạnh phúc hơn và cởi mở hơn với các cơ hội mới, những cái phù hợp với lối sống mới của bạn.
3. Ước gì tôi đã can đảm biểu lộ những cảm xúc của mình
Rất nhiều người tự kiềm nén cảm xúc chỉ vì muốn giữ hòa bình với những người khác. Kết quả là, họ chấp nhận một cuộc sống tầm thường và không bao giờ trở thành những người mà họ thực sự có khả năng trở thành. Nhiều căn bệnh liên quan đến sự cay đắng và oán giận mà họ phải gánh chịu.
Chúng ta không thể kiểm soát được phản ứng của người khác. Ban đầu mọi người có thể phản ứng khi thấy bạn thay đổi, nhưng khi bạn nói chuyện một cách trung thực thẳng thắn, thì có thể mối quan hệ của bạn sẽ được nâng lên một tầm cao mới và bền chặt hơn. Hoặc có thể là mối quan hệ lỏng lẻo này sẽ biến mất khỏi cuộc sống của bạn. Dù cái nào xảy ra đi chăng nữa, bạn cũng là người chiến thắng.
4. Ước gì tôi vẫn giữ liên lạc với bạn bè của mình.
Thường thì họ sẽ không thực sự nhận ra sự quan trọng cần thiết của những người bạn cũ cho đến những tuần cuối cùng khi cái chất cận kề và đến lúc ấy thì không dễ dàng gì để liên lạc gặp gỡ. Nhiều người bị cuốn vào cuộc sống riêng của mình và để cho tình bạn quý giá trượt dốc trong những năm qua. Nhiều người đã rất hối tiếc về việc không dành nhiều thời gian cho tình bạn và nỗ lực vì mối quan hệ này. Mọi người đều nhớ đến bạn bè của mình khi đang chết dần đi.
Điều này rất phổ biến với những ai đang quay cuồng trong cuộc sống bận rộn mà không nhận ra mối quan hệ bạn bè của mình trượt dốc. Nhưng khi bạn đang phải đối mặt với cái chết đến gần, các chi tiết thực tế trong cuộc sống sẽ mất đi sự quan trọng. Tất nhiên với nhiều người, nếu có thể thì họ muốn giải quyết cho xong các vấn đề về tài chính. Bản thân các vấn đề đó không thật sự quan trọng với họ; họ muốn làm những điều đó cho lợi ích của những người mà họ yêu thương. Nhưng thường họ quá yếu và không đủ sức đảm nhiệm công việc này. Những gì còn lại trong những tuần cuối cùng luôn chỉ là tình yêu và các mối quan hệ.
5. Ước gì tôi đã để cho bản thân mình được hạnh phúc hơn.
Điều này thật đáng ngạc nhiên. Nhiều người cho đến cuối đời mới nhận ra rằng: hạnh phúc là một sự lựa chọn. Họ đã mắc kẹt trong các mô hình cũ và thói quen. Cái được gọi là “tiện nghi” quen thuộc tràn vào cảm xúc của họ, cũng như cuộc sống vật chất. Lo sợ thay đổi thì họ giả vờ cho người khác, và bản thân của họ, rằng họ cảm thấy hạnh phúc. Nhưng ẩn sâu bên trong, họ mong muốn cười đúng cách và được ngu ngốc trong cuộc sống của họ một lần nữa.
Khi đang trên giường bệnh, những gì người khác nghĩ về bạn là một chặng đường dài từ tâm trí của bạn. Tuyệt vời làm sao khi sẵn sàng đi tiếp và mỉm cười một lần nữa, rất lâu trước khi bạn sắp lìa đời.
Cuộc sống là sự lựa chọn. Đó là cuộc sống CỦA BẠN. Chọn một cách có ý thức, chọn một cách khôn ngoan, chọn một cách trung thực. Chọn lựa hạnh phúc.
Dâu Tây
Nguồn: https://www.facebook.com/mrdautay
Làm chủ cảm xúc của bạn
Trong cuộc sống giữa đời thường, với bao nhiêu là bận bịu, ưu tư, lo toan mà bạn cần phải giải quyết, phải phấn đấu để vượt qua. Đôi lúc có những vấn đề bất như ý đến với ta, nếu ta không có đủ sức chịu đựng và sự vững tâm thì chúng ta sẽ ngã đổ ngay bất cứ lúc nào. Những lúc mà tâm tư của bạn, cảm xúc của bạn cảm thấy bất an, chán nản và thất vọng là những lúc mà bạn cần phải rất cẩn thận để gìn giữ lấy mình.
Những lúc như vậy, bạn cần phải có sự bình tĩnh, tỉnh táo để thấy rằng mình đang có những cảm xúc khó chịu, bất an và vận dụng những phương pháp thiền tập, những lời Phật dạy để giúp mình đi qua những giai đoạn khó khăn như vậy. Ai cũng có những lúc khó khăn, xung đột trong tâm thức như vậy cả. Và mỗi lần ta vượt qua những khó khăn đó thì ta sẽ có thêm kinh nghiệm và lớn khôn lên với chính mình. Vậy bạn hãy thực tập làm sao để bạn có thể làm chủ cảm xúc của mình trong những lúc khó khăn là điều rất quan trọng.
Đây là một vài kinh nghiệm trong sự tu tập có thể giúp bạn trong những lúc bạn cảm thấy yếu đuối, bất an.
Những lúc ta lâm vào các trạng thái thất vọng, chán nản, lo lắng, hoặc giận hờn, chúng ta có cảm tưởng như là mình đi ngang qua một cơn bão tố. Lúc đó ta thấy mình như là một thân cây đang đứng trong cơn lốc. Nếu nhìn lên ngọn cây bạn sẽ thấy cành lá oằn oại như có thể bị gãy ngã hoặc cuốn theo cơn lốc bất cứ lúc nào. Nhưng nếu bạn nhìn xuống thân cây – nhất là cội cây – và biết rằng các rễ cây đang bám rất vững chắc trong lòng đất thì lúc đó bạn sẽ thấy thân cây vững chãi hơn và bạn sẽ an tâm hơn. Thân và tâm của chúng ta cũng vậy. Trong cơn lốc của cảm xúc, nếu bạn biết dừng lại và làm chủ cảm xúc của mình thì những cảm xúc kia sẽ qua đi mà không gây tác hại cho bạn. Những lúc như thế, bạn nên rời ngay khỏi vùng bão tố, tức là những suy nghĩ, lo toan của tâm trí và di chuyển sự chú tâm định xuống nơi bụng của bạn rồi bạn thực tập theo dõi hơi thở: Thở những hơi thật sâu và thật chậm, chú ý đến sự vào ra, phồng lên và xẹp xuống của bụng bạn. Thực tập như vậy trong vòng một vài phút, bạn sẽ thấy rất vững vàng và định tĩnh trở lại. Bạn không chỉ là cảm xúc khó chịu mà thôi, cảm xúc khó chịu đến rồi đi chứ không hề tồn tại lâu dài, và bằng sự thực tập của bạn, ban sẽ khôi phục lại con người của bạn. Bạn sẽ lấy lại sự bình an, định tĩnh một cách dễ dàng.
Dưới sự trấn ngự của cảm xúc, nếu bạn không biết trở về để làm chủ cảm xúc của mình thì bạn sẽ có cảm tưởng rất mong manh, dễ tan vỡ và bạn có thể đánh mất sự trầm tĩnh và bình an của bạn một cách dễ dàng. Có nhiều người vì không biết xử lý những cảm xúc mãnh liệt của họ nên khi khổ đau quá – do thất vọng, sợ hãi hay giận dữ – họ nghĩ rằng phương pháp duy nhất để chấm dứt khổ đau là chấm dứt cuộc đời họ, hoặc là sự buông xuôi mặc cho hoàn cảnh đưa đẩy đến đâu thì đến. Nghĩ như vậy thì rất là tai hại và nguy hiểm. Họ đã quên mất rằng: Chính mình là người chịu trách nhiệm các hành vi của mình, là chủ nhân của cuộc đời mình.
Vì vậy, lúc bị những cảm xúc mạnh trấn ngự thì bạn hãy nên bình tĩnh để giữ gìn, chăm sóc cảm xúc của mình. Bạn hãy thực tập thở như phương pháp ở trên. Bạn có thể đi vào trong phòng riêng của bạn, ngồi xếp bằng trong tư thế hoa sen (kiết già hay bán già) một cách vững chãi – hoặc giả lúc đó bạn đang rất yếu đuối, mệt mỏi thì bạn có thể nằm xuống giường – để thực tập quán niệm về hơi thở, về cảm xúc của bạn. Bạn chú tâm theo dõi sự vào ra của hơi thở và sự phồng lên xẹp xuống của bụng mình bằng tất cả sự thương yêu và ý thức của bạn. Thực tập như vậy, dần dần bạn sẽ đi ra khỏi vùng bão tố, cho đến khi tâm hồn bạn lắng dịu, nhẹ nhàng, tức là bạn đã thành công. Đây là phương pháp mà kinh thường gọi là Quán niệm về hơi thở, rất mầu nhiệm và thực tiễn, có khả năng giúp chúng ta khôi phục lại chính mình và làm chủ cảm xúc của mình một cách nhanh chóng.
Thực tập hơn thở ý thức, giúp chúng ta lấy lại sự định tâm, lắng dịu và an lạc của tâm hồn và nhất là giúp ta trong những lúc bất an, khó chịu. Thấy được như vậy thì bạn nên thực tập quán niệm về hơi thở mỗi ngày, không nên đợi đến khi có tâm trạng bất an, khổ đau rồi mới thực tập. Bạn hãy thực tập hàng ngày để có thói quen tốt và chính nhờ công phu thực tập đó nên mỗi khi có cảm xúc bất an, khó chịu và đau khổ đến, bạn sẽ tự nhiên biết cách để điều phục chúng một cách dễ dàng.
Hạnh phúc hay khổ đau, tất cả đều do bạn, nhưng tôi sẽ không vui chút nào khi thấy bạn khổ đau. Vì vậy tôi chúc bạn tu tập thành công để có hạnh phúc trong cuộc sống.
Trích SỐNG TỈNH THỨC TRONG CUỘC ĐỜI
Tu Viện Kim Sơn ấn hành năm 2003 – Phật lịch 2547
Thích Nhuận Hải