Tại sao kinh nghiệm sống không phải lúc nào cũng là 1 điều tốt?

Nền văn hoá của chúng ta đề cao những người có kinh nghiệm. Hầu hết mọi người tin rằng có nhiều kinh nghiệm sống luôn là 1 điều tốt. Nếu 1 người từng trải nghiệm những điều bạn chưa từng trải nghiệm thì anh í phải hiểu biết tốt hơn bạn, đúng không?

Nhưng điều gì xảy ra nếu người đó lưu giữ kinh nghiệm này theo 1 cách thành kiến?

Sau đây là 1 số ví dụ:

1) Tất cả đàn ông đều xấu xa: 1 phụ nữ từng bị 1 người đàn ông phản bội bắt đầu tin rằng tất cả đàn ông đều không chung thuỷ. Và cô í bắt đầu phát triển chứng sợ cam kết và cô lập bản thân khỏi những người đàn ông.

2) Không có hy vọng: 1 người đàn ông tham vọng sau 3 lần kinh doanh thất bại quyết định sẽ không thử lại nữa. Kinh nghiệm của anh í ngăn không cho anh thử nữa.

Đâu là điểm chung giữa những kinh nghiệm sống đó?

Như bạn thấy, những kinh nghiệm mà chúng ta trải qua không phải lúc nào cũng dạy cho chúng ta những bài học đúng đắn vì cách chúng ta diễn giải những kinh nghiệm đó ảnh hưởng đến những niềm tin cốt lõi của chúng ta về cuộc sống.

Nói cách khác, nó sẽ không phải vấn đề quan trọng nếu 1 người đàn ông từng trải hơn 1 đứa bé trừ khi bạn đảm bảo rằng anh ta diễn giải đúng những tình huống anh ta từng trải qua.

Có 10 năm kinh nghiệm có thể không đáng giá nếu kinh nghiệm này được mã hoá trong tâm trí theo 1 cách định kiến.

Bao nhiêu người ngoài kia đang đau khổ vì dữ liệu kinh nghiệm của họ đầu những sự kiện sai?

Kinh nghiệm chỉ có thể là 1 điều tốt khi con người có được những đánh giá không thành kiến và do đó mã hoá nó đúng đắn trong não họ.

Còn kinh nghiệm sống của riêng bạn là gì?
Bạn có nghĩ là mình vô giá trị?
Bạn có thiếu tự tin?
Bạn có tin rằng bạn không thể thành công?
Bạn có đang sống 1 cuộc sống không hạnh phúc vì bạn thu được kinh nghiệm theo cách sai?

Nếu bất kì câu trả lời nào của bạn là có thì biết rằng cách bạn thu thập kinh nghiệm là gốc rễ của những vấn đề của bạn.

Tin tốt là không quá trễ để xây dựng lại dữ liệu kinh nghiệm của bạn. Bằng cách sàng lọc thông tin sai bạn sẽ có thể sử dụng tốt nhất những kinh nghiệm bạn đã thu thập.

Sau đây là cách bạn có thể làm:

1) Kiểm tra những niềm tin hiện tại của bạn: Bạn có bất kỳ niềm tin hạn chế nào không? Bạn lấy nó từ đâu?

2) Loại bỏ thông tin sai: Bạn có thể làm điều đó bằng cách thách thức thông tin sai này với kiến thức. Kiến thức là điều duy nhất có thể giúp bạn hiểu trải nghiệm bạn trải qua 1 cách đúng đắn. Phụ thuộc vào 1 mình kinh nghiệm sống và bạn sẽ kết thúc với những dữ liệu thành kiến hỗn độn về cuộc sống. Sử dụng kiến thức như 1 sự chỉ dẫn và bạn sẽ có thể xác định kinh nghiệm nào được diễn giải đúng và kinh nghiệm nào không.

Kinh nghiệm sống mà không có kiến thức chỉ dẫn sẽ chỉ dẫn đến dữ liệu kinh nghiệm sai lạc.

Nguồn: 2knowmyself

This entry was posted in Sưu tầm and tagged , , , , , , , , , , , , , , , , , , . Bookmark the permalink.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>