Tại sao 1 số người thích nghe nhạc sầu não

Tôi đang sống ở Alexandria, nơi mà nhạc buồn có liên quan đến những cuộc chia tay và sự bất công trong cuộc sống trở nên rất phổ biến.

Tại sao 1 số người thích nghe những bản nhạc giải thích về cuộc đời tồi tệ như thế nào?

Trước khi bạn có thể hiểu được tại sao 1 số người thích nghe nhạc sầu não, bạn cần hiểu 1 vài khái niệm về tâm lý học âm nhạc.

Giả sử bạn tin rằng 1 công ty A cung cấp những dịch vụ kém vì bạn bị đối xử tệ, bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu tôi đến và nói với bạn rằng công ty A thực sự có dịch vụ kém. Chắc chắn bạn sẽ thích những điều tôi đã nói vì nó phù hợp với hệ thống niềm tin của bạn, ủng hộ quan điểm của bạn, làm giảm sự tội lỗi của bạn vì đã nói xấu công ty A và làm bạn cảm thấy bạn không đơn độc.

Vậy điều này có liên quan gì đến sự ưa thích nhạc sầu não?

Con người thích nhận được sự ủng hộ và cảm thấy họ đúng. Bất cứ khi nào 1 ai đó xây dựng nên những niềm tin hoặc quan điểm nào đó về cuộc đời, anh í sẽ thích bất kì ai ủng hộ những niềm tin đó của anh.

Khi 1 người đang đau khổ, anh í sẽ thường cần 1 ai đó trấn an mình rằng anh í có quyền được đau khổ và đó chính xác là những gì nhạc sầu não làm.

Nhạc sầu não nhắc nhở người đó về những niềm tin của anh í về cuộc đời, trấn an anh rằng anh í đúng và làm anh cảm thấy mình không phải là người duy nhất suy nghĩ theo cách đó. Đó là lí do tại sao người đang đau khổ thích nhạc sầu não.

Nó cũng là lí do tương tự giải thích tại sao người đang yêu thích nhạc lãng mạn và người đang hạnh phúc thích xem những video hài.

Chúng ta có xu hướng thích những bản nhạc khi nó phù hợp với những niềm tin của chúng ta và nếu chúng ta đang đau khổ thì nhạc buồn chắc chắn sẽ phù hợp với những ý nghĩ của chúng ta.

Nhưng tại sao 1 số người không đau khổ lại thích nghe nhạc buồn?

Con người thích nhạc buồn vì họ cảm thấy tốt về bản thân khi họ khám phá ra họ không đau khổ nhiều như ca sĩ đang đau khổ.

Cũng tương tự như những người có nhiều rắc rối trong cuộc sống của họ thích phim kinh dị. Vì họ phát hiện ra người khác đau khổ nhiều hơn họ (trong phim) và làm họ cảm thấy khá tốt về bản thân.

Mặt khác, nhạc buồn có thể được 1 số người thích vì chúng phù hợp với 1 số niềm tin của họ. Ví dụ, nếu bạn nghĩ rằng cuộc đời bất công thì khi đó bất cứ bài hát nào lặp đi lặp lại niềm tin đó trực tiếp hoặc gián tiếp sẽ thu hút bạn.

Nguồn: 2knowmyself

This entry was posted in Sưu tầm and tagged , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , . Bookmark the permalink.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>