Góc cảm nhận

Nơi chia sẻ của khách hàng - những người bạn đã đồng hành và sử dụng sản phẩm của Khai Phá Bản Thân

Xem thêm

Kết nối

thế giới đó đây

Kenichi Ebina: Bước nhảy ma thuật

Mỗi người đều có một giấc mơ “crazy” của riêng mình. Tôi muốn trở thành một vũ công hip pop nổi tiếng. Còn bạn thì sao???


Đó chính là Kenichi Ebina – vũ công vĩ đại của thế kỷ 21 đấy các bạn! Nhìn thấy phong cách cũng như tài nghệ của anh, chắc hẳn các bạn sẽ phải rất kinh ngạc. Nhưng sẽ còn nhiều điều thú vị và đáng khâm phục hơn, đó là, tất cả đều do anh tự học hỏi và chuôi rèn niềm đam mê của mình!!!

Nào, chúng ta hãy cùng thưởng thức màn trình diễn ấn tượng này nhé!!!
 Kenichi Ebina là một vũ công bậc thầy của tất cả các thể loại nhạc freestyle như HipHop, Poppin’, Mime, House, Jazz, Ethnic và Contemporary. Với niềm đam mê cháy bỏng của mình, anh phát triển khả năng điều khiển cơ thể cùa mình, biến những điều không tưởng thành hiện thực tuyệt vời. Những bước nhảy nhanh nhẹn, linh hoạt, cực kỳ mạnh mẽ nhưng cũng không kém phần uyển chuyển. Anh thách thức giới hạn cơ thể của con người.
 
Năm 2001, anh được vinh dự trở thành vũ công Nhật Bản đầu tiên và duy nhất bước lên bục quán quân giải “Amateur Night” tại nhà hát Apolo. Thành công tiếp nối, anh trở thành vũ công vĩ đại vào năm 2007 sau 7 lần liên tiếp quán quân trong cuộc thi “Showtime at Apolo”. Kể từ sau đêm diễn solo chính thức tại Kennedy Center, Washington DC đầu năm 2008, Kenichi Ebina được vinh dự biểu diễn những show độc quyền cho những nhân vật tên tuổi như : Madonna và gia đình hoàng gia ở Morocco. Những show diễn dần trải dài từ Nam chí Bắc.
Không những thành công trên con đường sự nghiệp vũ công solo của mình, Kenichi Ebina còn được biết đến “gần xa” với cương vị là một biên đạo múa, một giáo sư dạy hiphop, đặc biệt hơn, người sáng lập nhóm nhảy huyền thoại BiTriP (Bi-Triangle Performance).
Không chỉ làm “say đắm” hàng ngàn con tim yêu nghệ thuật bởi những động tác độc đáo và chuẩn xác đến từng milimet, Kenichi Ebina còn khiến khán giả của mình “cười đến chảy nước mắt” bởi những câu chuyện hài dí dỏm được lồng một cách tinh tế vào đó.
Sự nghiệp của Kenichi Ebina sẽ còn vang mãi bởi con tim anh luôn cháy bỏng đam mê!!!
Hy vọng món quà tinh thần cuối tuần này sẽ giúp cho các bạn có thêm nhiệt huyết để làm những công việc mình yêu thích nhé. Và hãy nhớ, nếu bạn có ước mơ, hãy bằng mọi giá biến ước mơ đó thành hiện thực các bạn nhé.
 ——————-
Các video đẹp mắt khác:
——————
Nguồn: TED.com
Người viết: Lilly Việt Thảo

“Để gió cuốn đi…”

Giáng sinh năm nay với Khai Phá Bản thân là những trải nghiệm khó quên…

Chương trình “Bữa cơm ngày Giáng sinh” sau gần 1 tuần phát động đã thu hút được sự quan tâm, ủng hộ của rất nhiều nhà hảo tâm gần xa cũng như các bạn bè thân thiết. Với hơn 2 triệu đồng tiền mặt quyên góp được cùng với hơn 150kg gạo cùng nhiều bánh ngọt  cũng như sự tài trợ chính từ Tâm Đức Quán, Khai Phá Bản thân đã chuẩn bị được tổng cộng hơn 300 phần thức ăn/quà để gửi tặng đến những con người đang cần đến nó.

Dòng người chờ đến lượt phát cơm

Chương trình diễn ra vào 3 giờ chiều Chủ nhật, ngày 25/12/2011 vừa qua tại số nhà 109 Trần Văn Kỷ, Q.Bình Thạnh – con đường nằm ở khu vực hai bệnh viện lớn: Bệnh viện Nhân dân Gia Định và Bệnh viện Ung Bướu. Thật bất ngờ khi chúng tôi đã thấy rất đông người đang đứng xếp hàng để chờ đợi từ rất sớm, với số người đông hơn những ngày thường (vì vào ngày Chủ nhật, bên Hội từ thiện không tiến hành phát cơm). May mắn thay 200 phần cơm chương trình chuẩn bị với thực đơn: cơm trắng, gà kho và canh trứng cà chua đã đáp ứng đủ cho dòng người kéo dài con đường nhỏ mà không bỏ sót một ai phải đi về tay không. Bên cạnh phần cơm nhận được, mỗi bệnh nhân/ người nhà bệnh nhân còn nhận được thêm một phần quà nhỏ kèm theo: bánh sandwich, bánh ngọt, sữa.

“Cho tui xin phần cơm cho 2 người mấy cô chú ơi!”

Nhìn cảnh lần lượt, lần lượt dòng người già-trẻ-lớn-bé rồng rắn xếp hàng, nối đuôi nhau chờ đến lượt để nhận những phần cơm, chúng tôi không khỏi chạnh lòng. Hầu hết mọi người đều có thể hiện sự nôn nóng phần vì người thân đang chờ ở bệnh viện, phần vì lo sẽ không nhận được phần ăn khi đến lượt mình…

     

Gửi quà thêm kèm phần cơm

Đến khoảng 4h15 việc phát cơm kết thúc. Chương trình đã gửi tặng Hội từ thiện thêm 100kg gạo để Hội sử dụng nấu cho những bữa ăn sau gửi tặng bệnh nhân và người nhà. Với hơn 100 phần quà còn lại, các thành viên của dự án quyết định tiếp tục sẽ chạy xe gửi tặng đến những người già neo đơn, khó khăn, lang thang kiếm sống dọc các tuyến đường quận Gò Vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận. Xuất hiện với món quà với lời chúc “Giáng sinh vui vẻ”, mỗi thành viên đều nhận được nụ cười hạnh phúc, lời cảm ơn rối rít của người nhận mà lòng vui đến lạ. Nhìn cảnh một ai đó sau khi nhận quà liền mở bánh ăn ngấu nghiến mà xót xa vô cùng, quay xe đi mà lòng cứ day dứt mãi một nỗi làm sao để giúp họ một cách dài hơi hơn khi mà số lượng quà đem phát chỉ như muối bỏ bể???

 

Đội quân phát cơm từ thiện

Đến buổi tối cùng ngày thì việc gửi tặng quà hoàn thành. Những người làm chương trình đều lấm tấm mệt nhưng không giấu nổi những cảm xúc khó tả khi tự tay mình trao phần quà giáng sinh cho những người đang thật sự cần đến nó. Đó là cậu bé tật nguyền ngồi xe lăn kiếm ăn ở một ngã tư, bà lão nhặt rác, cụ già mon mem nằm co ro ở một góc nhà trên phố, một người mẹ kham khổ bế con ở một góc bệnh viện Nhi đồng, một người mang dị tật ngồi xin ăn ở cổng nhà thờ, một người già bán vé số đang đi trên đường…

Co ro một góc đường…

 

… Lạc lõng giữa ngã tư đông đúc

Chương trình kết thúc tốt đẹp dù vẫn còn đó nhiều băn khoăn về những hoàn cảnh éo le mà các thành viên có dịp mục kích, chứng kiến trong quá trình thực hiện. Mong rằng sẽ có nhiều nhiều hơn nữa những sự sẻ chia của cộng đồng để những con người đó được thắp thêm động lực, niềm tin vào cuộc sống, vào lòng nhân ái và tình thương yêu để họ tiếp tục nỗ lực sống, cố gắng.

 

Miếng ăn vội cho khỏa lấp cơn đói nguyên ngày nay

Nhân bài viết này, Khai phá Bản thân cũng muốn gửi lời tri ân sâu sắc đến các những nhà hảo tâm đã ủng hộ cho chương trình, đến những người bạn đã nhiệt tình cổ vũ tinh thần cho các thành viên và đặc biệt là nhà tài trợ chính Tâm Đức Quán với những phần cơm ngon, nóng hổi cho các bệnh nhân, người nhà bệnh nhân. Ban tổ chức hy vọng sẽ tiếp tục nhận được sự đóng góp, ủng hộ của các bạn trong những chương trình tiếp theo của Khai Phá Bản Thân.

 

Phần quà gửi tặng ấm áp nghĩa tình từ ZAGVillage

Lời cuối cùng, Khai Phá Bản Thân thân gửi đến cả nhà lời chúc hạnh phúc, bình an với một năm mới ngập tràn niềm vui! >:D<

“Bữa cơm ngày Giáng sinh”…

Phố phường đèn vẫn đỏ xanh, lung linh như Sài Gòn bao mùa vẫn thế…

Dòng người vẫn tấp nập ngược xuôi, đông vui như Sài Gòn bao giờ vẫn thế…

Tạm biệt với những tất bật đó để tìm đến con đường nhỏ Nguyễn Huy Lượng bên cạnh bệnh viện Ung bướu vào hai buổi sáng chiều trong ngày, bạn sẽ nhìn thấy đoàn người xếp hàng nối đuôi nhau. Họ là người nhà của bệnh nhân, đến nhận suất cơm từ thiện cho người thân và cả chính mình. Bữa ăn đạm bạc thôi mà chan chứa tình người khi mà đa số các bệnh nhân ở đây đều có hoàn cảnh khó khăn. Nhiều người còn phải khăn gói từ các tỉnh ở xa về đây chữa bệnh, đã khó lại không người thân quen…

Mỗi lần đi qua con đường đó là mỗi lần lòng lại quặn lên xót xa khi thấy dòng người cứ vẫn mãi dài trong cái nắng, cái mưa của Sài thành bận rộn. Số cơm thì có hạn mà số người đứng chờ thì ngày ngày vẫn tăng lên, nghĩa là đâu đó, có những người sẽ không nhận được suất cơm qua ngày trong những ngày chống chọi với bệnh tật hoặc chăm sóc người nhà đang chữa trị.

Khai phá Bản thân quyết định làm chương trình nhỏ “BỮA CƠM NGÀY GIÁNG SINH” vào dịp Giáng sinh năm nay với việc quyên góp tiền, tặng thêm những suất cơm từ thiện cho dòng người đang còn đông mãi kia. Dự kiến chương trình sẽ diễn ra vào chiều Chủ nhật – 25/12/2011. Hiện chương trình đã có nhà tài trợ chính là Tâm Đức quán (quán ăn của bạn Thắm – đồng sáng lập dự án Khai phá Bản thân) và muốn kêu gọi thêm sự ủng hộ của các tấm lòng hảo tâm gần xa. Thêm một phần đóng góp là thêm một bữa no cho những người đang rất rất cần những tấm lòng sẻ chia…

Không lớn lao, to tát, ồn ào, chỉ cần một tấm lòng, cùng với nhau, chúng ta sẽ làm được một điều gì đó thiết thực và ý nghĩa trong Giáng sinh này. Những điều nhỏ bé thôi, nhưng đủ để trở thành kỳ diệu đối với những người thật sự cần nó.

Những bạn quan tâm và muốn đóng góp về chương trình, xin vui lòng liên hệ trực tiếp với Huyền tại Văn phòng dự án Khai phá Bản thân – 4/1/1 Hoàng Việt, Q.Tân Bình hoặc với Thắm tại Tâm Đức quán – 65bis Phan Văn Trị, Q.Bình Thạnh.

Hoặc chuyển khoản theo thông tin sau: Trần Thị Diệu Huyền – NH Sacombank, phòng giao dịch Phan Xích Long, số TK  060013589510.

Thời gian nhận tiền ủng hộ: 19 – 24/12/2011

Hãy cho đi vì có một ai đó đang rất cần sự giúp sức của bạn.

Hãy cho đi vì bạn đủ may mắn để có thể làm gì đó để sẻ chia.

Cùng chung tay, chúng ta có thể tạo nên một mùa đông ấm áp tình người.

Sài Gòn đang vào Giáng sinh – mùa của những đoàn tụ và yêu thương…

Dị nhân ngửi được độc tố trên mọi thực phẩm

Bước sang tuổi 83, bà Đàm Thị Yên sống tại thôn Đồng Bụt xã Yên Bình (Hữu Lũng-Lạng Sơn) hơn 40 năm nay đã mang trong mình biệt tài phát hiện độc tố trong các loại thực phẩm, rau, hoa quả, gạo… bán ở chợ bà chỉ cần ngửi là biết có sử dụng thuốc trừ sâu trong quá trình canh tác hay không.

Có khả năng đặc biệt sau một lần đi phun thuốc trừ sâu

Bà Đàm Thị Yên sinh năm 1928, có lẽ sẽ chẳng ai biết đến bà nếu không có một ngày bà trở nên có biệt tài đặc biệt ấy. Và chính cái ngày ấy cách đây hơn 40 năm đã làm bà trở nên nổi tiếng trong con mắt của những người trong làng và nó dần trở nên quen thuộc. Lúc nào có ai hỏi đến bà thì lập tức người làng có thể chỉ ngay về nhà bà. Khả năng đặc biệt ấy theo cách nói của người làng là bà có thể phát hiện được trong thực phẩm có chứa những chất độc tố.

Dị nhân ngửi được độc tố trên mọi thực phẩm Cụ bà Đàm Thị Yên

Bà kể: Hơn 40 năm trước trong một lần đi phun thuốc trừ sâu cho lúa, hôm đó phải phun cố cho xong, đến trưa trời nắng chang chang tôi thấy người bị hoa mắt chóng mặt, tự nhiên có cảm giác ngây ngấy với mùi vị của thuốc. Cứ tưởng do mình làm quá sức nên mới bị như vậy, khi về nhà thay quần áo tắm rửa sạch sẽ mà vẫn có cảm giác buồn nôn, sau đó khoảng một hai tuần thì không còn cảm giác đó nữa mà xuất hiện triệu trứng mới.

Trước đó mấy ngày bà vẫn ăn cơm bình thường nhưng từ sau khi phun thuốc được khoảng hai tuần cú vào bữa ăn cầm bát cơm lên là ngửi thấy toàn mùi thuốc sâu (do trong quá trình canh tác có sử dụng thuốc trừ sâu). Ban đầu bà vẫn cố ăn cho xong bữa, một thời gian sau ăn vào có hiện tượng khó chịu buồn nôn và không ăn được nữa.

Do vậy nên hàng năm gia đình thường để ra khoảng một sào (1 sào Bắc Bộ là 360m2) không phun thuốc lấy thóc để riêng cho bà, nếu nhiều bọ xít quá thì phải đi bắt thủ công. Có năm bị nhiễm rầy nâu lúa chết gần hết mà không dám phun nên năng suất rất thấp, biết vậy cũng đành phải chấp nhận vì có phun thì bà cũng không ăn được. Khi hết bà lại đi ra chợ đong, nhiều khi bà đi cả 3- 4 phiên mà không đong được nên đành ăn loại mì tôm nấu với rau trong vườn cho qua ngày.

Anh Phạm Văn Bình, con trai bà cho biết: Có lẽ từ khi có khả năng đặc biệt đó, bà trở thành một con người khác biệt, đôi khi phát hiện ra gạo hay thực phẩm có nhiễm độc thì nhất quyết không ăn, nhiều người lại cho là bà kén ăn, kén uống. Cũng vậy mà từ đó bà cũng không dám đi chơi xa, có lần đi chơi con gái lấy chồng trên thành phố Lạng Sơn và Hải Phòng bà cũng phải mang gạo từ nhà đi. Mỗi lần như vậy cảm thấy rất ngại vì sợ người ta hiểu lầm mình.

Cũng từ khả năng đặc biệt đó, nhiều lần đã từng làm bà bị nhiều phen hú vía. Có hôm ở nhà trời mưa mà ngoài sân đang phơi thóc nhưng già không dám hót vì chỉ cần lại gần là mùi thuốc sâu nồng nặc bốc lên lại nôn thốc nôn tháo.

Bà cụ kể tiếp: “Có đợt già đi ăn cỗ cưới, vốn tính kén ăn nên chỉ gắp đôi miếng để tránh sự dị nghị người ta mời lại không ăn, đến lúc do chưa ngửi nên đã gắp vào miếng bí, sau đó bị nôn thốc, nôn tháo, tai thì ù ù, cứ ngỡ như có sấm nổ bên tai… ”

Hơn 40 năm chưa động đến một viên thuốc

Bà cho biết hơn 40 năm nay  chưa động đến viên thuốc nào. Bà tuy đã 83 tuổi nhưng da dẻ của bà vẫn trắng trẻo, mái tóc của bà vẫn còn nguyên một màu đen, bà trùm khăn, đi dép lê và đôi mắt đặc biệt rất sáng. Nhìn dáng vóc đi lại của bà và từng hoạt động của bà chúng tôi cũng không dám nghĩ bà đã ngần ấy tuổi. Bà tự mình làm tất cả những việc nhà từ giặt giũ đến nấu ăn. Bà cũng chỉ ăn những hạt lúa do chính tay bà trồng. Bà cho chúng tôi xem một vốc gạo và giải thích cho chúng tôi: “Những loại gạo như thế này thì già không ăn được đâu vì nó có mùi thuốc sâu, chưa nhìn đã thấy nồng nặc. Già chỉ ăn những gạo sạch thôi”.

Có lẽ chính với những thói quen ăn sạch như thế mà bà cho biết suốt từ trước đến giờ chưa bao giờ có biểu hiện của đau ốm kể cả những đau ốm vặt. Lúc trò chuyện bà không ngớt cười cười nói nói, những lời chia sẻ của bà phần nào cũng làm chúng tôi vui lây. Bà luôn mang theo bên mình cây gậy gỗ, nhưng việc đi lại của bà không hề có biểu hiện nặng nề.

“Nhìn thế này thôi, nhưng lưng già vẫn còn thẳng chán”, bà khoe có vẻ tự hào “ở xã này những người bằng tuổi già giờ chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, người ở lại sức khỏe cũng đã yếu”. Bà kể tỉ mỉ cho chúng tôi nghe về những chuyện đã xảy ra trước đây với cuộc sống của bà, có những lúc bà phải ăn mì như thế nào vì không ăn được cơm nấu từ gạo có  độc tố .

Bà tâm sự: “Giờ già cũng đã ở cái tuổi này, nhà thì neo người, may có gia đình con út lo lắng và chăm sóc nhưng tại cái tính mình tham làm lại thương các cháu nên giờ cố gắng được đến đâu thì cũng đỡ phần nào chú à”.

Hoàng Việt – Hứa Phương
Nguồn: Nguoiduatin