Sức mạnh của ý nghĩ

Không ai biết rõ hơn chính chúng ta về thế giới phức tạp của những trải nghiệm chủ quan trong nội tâm bản thân mình. Niềm vui hay nỗi buồn, sự ghen tị hay lòng thương hại, nỗi giận dữ hoặc những cơn đau – các cảm xúc mà chúng ta trải nghiệm luôn luôn đa dạng. Và chúng ta chỉ có thể đánh giá về các trạng thái chủ quan của những người khác thông qua trải nghiệm của chính bản thân mình.

Nếu người khác cảm thấy đau đớn, thì chúng ta sẽ thông cảm với anh ta vì chúng ta cũng đã biết thế nào là đau đớn. Trong Khoa học Thần kinh, có những phương pháp gián tiếp để đánh giá tình trạng chủ quan của con người, thí dụ như máy phát hiện nói dối, hoạt động dựa trên những thay đổi trong hô hấp, nhịp tim, phản xạ qua da ở người cần kiểm tra…

Trên các công cụ khác để đo lường những dấu hiệu gián tiếp khác của nhà nước. Khi lập điện tâm đồ, chúng ta ghi lại nhịp tim, nhưng không bao giờ bằng cách này mà chúng ta biết được những gì con người đang cảm nhận. Giáo sư Evgueni Yumatov từ Trường Đại học Tổng hợp Moskva số 1 mang tên Setchenov đã đặt ra cho mình nhiệm vụ tìm hiểu bằng được bản chất trạng thái chủ quan của con người để xác định ranh giới mà ý nghĩ của chúng ta có thể lan tỏa đến và việc liệu chúng ta có thể sử dụng nó để điều khiển các đối tượng khác?

Trong một lần sinh nhật của con gái mình, một bác sĩ tâm thần, GS Evgeni Yumatov quyết định thử nghiệm một thiết bị đơn giản do ông chế tạo nên với những người có mặt trong buổi lễ. Thiết bị này trông giống như hai cái khung bằng kim loại, mà sau này được gọi là máy đo trạng thái chủ quan. GS Yumatov bước tới cạnh con gái với máy đo trong tay và ngay lập tức hai thanh kim loại, hai mũi tên, xoay cắt nhau ngay trên đầu người con gái.

Thế nhưng, khi GS Yumatov cũng làm như thế với những người khác thì lại không hề xảy ra chuyện gì tương tự. Và ngay khi đó GS Yumatov đã nảy ra câu hỏi: Việc gì sẽ xảy ra khi ông lại gần những người lạ và suy nghĩ về điều mà ông rất quan tâm? Khi ông tập trung vào  một ý nghĩ nhất định rồi tiến lại gần hơn thì ngay lập tức, hai mũi tên lại xoay cắt nhau ngay như theo một mệnh lệnh nào đó. Tuy nhiên, ở thời điểm đó, GS Yumatov còn chưa rõ nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này.

Kể từ đó tới nay GS Yumatov với các đồng nghiệp và sinh viên đã tiến hành rất nhiều thử nghiệm và vượt  qua được các cuộc kiểm tra của hàng chục các chuyên gia, nhà vật lý, các nhà tâm lý học, các nhà sinh lý học. Và phát hiện ra được hàng loạt những điều thú vị. Trước hết, tỉ lệ những cá nhân có phản ứng đối với trạng thái chủ quan của mình và làm cho hai mũi tên của máy đo xoay cắt nhau chỉ chiếm khoảng 10% số người tham gia thử nghiệm.

GS Yumatov không biết chính xác vì sao lại như vậy nhưng ông cho rằng, điều này phụ thuộc vào một dạng nhân cách nhất định – có những người có thể tập trung tư tưởng, chú tâm vào một việc gì đó. Mặt khác, hai mũi tên sẽ luôn luôn song song với nhau, nếu ta đến sát một người đang ở trong trạng thái trung tính.

Ban đầu, GS Yumatov đã vấp phải không ít khó khăn. Ông đã phải mất khá nhiều thời gian để chứng minh rằng ở câu chuyện không hề có sự giả mạo nào cả và đó cũng không phải là trò ảo thuật. Hơn nữa, cơ cấu của  máy đo này về mặt nguyên tắc không thể cho phép bất cứ cái gì tác động tới chuyển dịch của hai mũi tên. Vậy điều gì đã khiến chúng xoay khi chúng ta thay đổi cảm xúc? Phóng viên Itogi đã có dịp được trực tiếp chứng kiến thử nghiệm của GS Yumatov.

Khi nhà khoa học lại gần nhà báo với máy đo trong tay, ông nói: “Bạn thấy đấy, không có phản ứng”. Rồi GS Yumatov tập trung suy nghĩ vào một hồi ức nào đó thì ngay lập tức hai mũi tên bắt đầu chuyển động. GS Yumatov nói rằng, người tham gia thử nghiệm như nhà báo là rất cần thiết bởi nếu không có một đối tượng sinh học sống như thế thì sẽ không thể nào làm chuyển động hai mũi tên được. Khi có những đối tượng như vậy thì thành công của thử nghiệm là 100%. Bao giờ cũng vậy!

Nhiều thí nghiệm của GS Yumatov liên quan tới đối tượng sống và thứ được chọn chính là máu người. Điều quan trọng, đó phải là máu của những người khỏe mạnh, thường là thuộc nhóm thứ nhất, và thường là đàn ông để không có bất kỳ “tạp chất” hormone nào lẫn vào được. Yếu tố mùa, thời gian, năm tháng không hề có ý nghĩa gì.

Máu của chính người tiến hành thí nghiệm hoàn toàn không phù hợp vì sẽ không gây ra bất cứ phản ứng gì. Thoạt tiên, các nhà khoa học đã quyết định kiểm tra xem trong một thí nghiệm như thế thì một trong những chỉ số quan trọng của máu là tốc độ lắng (ESR) sẽ thay đổi thế nào? Để làm điều này, người ta lấy ba cái giá ba chân. Trên giá thứ nhất có đặt loại máu mà không hề có ai tác động tới.

Trên cái giá thứ hai đặt loại máu đã bị tác động trong trạng thái chủ quan trung tính, còn trên cái giá thứ ba – loại máu đã được tác động ở trạng thái chủ quan rõ rệt (tức là đã tạo ra cảm xúc này hay cảm xúc khác khá mạnh). Kết quả cho thấy, khi ta lại gần cái giá trong trạng thái trung tính thì ESR không thay đổi. Nếu ta lại gần cái giá trong trạng thái cảm xúc mạnh thì ESR sẽ luôn luôn giảm. Trong thí nghiệm này, việc trạng thái cảm xúc hay tích cực không hề làm thay đổi phản ứng của máu.

Những thí nghiệm diễn ra với độ pH trong máu còn đáng ngạc nhiên hơn. Đó là chỉ số rất khó làm thay đổi. Để làm thí nghiệm, các nhà khoa học lại lấy máu của một người đàn ông khỏe mạnh, hòa vào trong một loại nước uống đóng chai, luôn luôn hơi có tính kiềm và đo chỉ số pH trước. Máu được pha loãng theo những tỷ lệ khác nhau và các thí nghiệm được không ngừng lặp đi lặp lại.

Sau tác động chủ quan đầu tiên, đã phát hiện ra rằng, không có bất cứ một thay đổi nào trong tất cả các lọ nước pha máu. Cũng không có gì xảy ra sau lần thí nghiệm thứ hai và thứ ba… Khi GS  Yumatov chuẩn bị ngưng chuỗi thí nghiệm thì đến lần thứ tám, độ pH bắt đầu thay đổi một cách từ từ nhưng rất chắc chắn. Và càng ngày nó càng tăng cao. GS Yumatov khẳng định: “Thí nghiệm của chúng tôi cho thấy rằng hoàn toàn có thể ghi nhận lại được tâm trạng chủ quan”.

Nhóm nghiên cứu do GS Yumatov lãnh đạo đã từng gặp không ít rắc rối vì bị cho là mang hơi hướng duy tâm quá đà. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, họ đã tranh thủ được sự ủng hộ của lãnh đạo và được coi là những người mở ra hướng nghiên cứu mới.

GS Yumatov nói: “Chúng tôi đã ghi lại được một trường vật chất mới, đó là trường tâm lý! Thực ra bây giờ chúng tôi vẫn còn chưa biết một cách rõ ràng, đó thực sự là cái gì. Từ trước tới nay chúng ta chỉ mới biết rằng có ba dạng vật chất, đó là dạng trường, dạng chất và dạng không gian vũ trụ mà như bây giờ chúng ta đã hiểu ra, đó không phải là một khoảng trống mà có thể chứa cả hai loại dạng trên. Dạng trường, đó thí dụ như là trường điện từ mà hiện nay tất cả chúng ta đều biết về sự tồn tại của nó. Tuy nhiên, ở thời mà Newton sống chẳng hạn, thì đã không hề có ai biết gì về điện từ trường. Nhưng như thế không có nghĩa là nó đã không tồn tại. Cũng có thể nói tương tự như vậy về trường tâm lý. Hoàn toàn có thể là đang tồn tại rất nhiều loại trường khác mà hiện nay chúng ta chưa hề biết gì về chúng cả”.

Trường tâm lý ở trong não liên quan như thế nào với các quy trình, cơ cấu ở đó? GS Yumatov mô tả não bộ trong hình thức của một tảng băng trôi nổi trên đại dương. Đại dương – đó là thế giới xung quanh. Phần nổi của tảng băng chính là tất cả hệ thống thần kinh, tất cả những gì có thể ghi nhận lại được nhờ hàng loạt các thiết bị vật lý.

Ông nói: “Tôi không muốn xem thường vai trò của bộ môn Thần kinh học, bởi vì tôi cũng xuất phát từ đó. Tuy nhiên, những quy luật mà các nhà thần kinh học phát hiện ra giờ đây không thể áp dụng được với các hoạt động tinh thần của bộ não. Nếu sử dụng các phương pháp hiện đại thì ta có thể nhìn thấy rõ tất cả các tế bào thần kinh của não bộ, và đó là một bức tranh mê hồn. Nhưng chúng tôi không bao giờ nhìn thấy ở trong chúng những cảm xúc, ý nghĩ và ý thức”.

Khoa học, giống như một phụ nữ nhút nhát, cụp hàng mi xuống và không chịu nhìn ra sự thật là, không hề có bất cứ một cuộc sống nội tâm nào có thể bị giấu diếm ở con người. Các nhà triết học, các nhà sinh vật học, các nhà tâm lý học nghiên cứu về ý thức theo những cách riêng của họ. Và không ai có được một cách nhìn chung về việc, đó rốt cuộc là cái gì? GS Yumatov nói: “Vấn đề cơ bản này vẫn đang bị để ngỏ. Có nhiều khả năng là, câu chuyện đó liên quan tới quá trình lượng tử mà cho tới nay vẫn chưa được tìm hiểu rõ”…

Hiện nay hướng nghiên cứu “giao diện não-máy tính” đang được phát triển mạnh. Trên thực tế, điều này rất thú vị, thí dụ như việc sử dụng sức mạnh ý chí để điều phối chân tay giả.  Trong Trường Đại học quốc gia Moskva mang tên Lomonosov (MGU), hướng nghiên cứu này đang được GS Kaplan triển khai. Nhà khoa học nổi tiếng này khẳng định rằng ông có thể điều khiển được tư duy qua máy tính.

Thế nhưng, theo GS Yumatov, đó không phải là điều khiển tư duy mà chỉ là thu nhận được một phần phản ứng của quá trình suy nghĩ. Khi ta nghĩ về một cái gì đó và nhấp vào chuột máy tính thì ý  nghĩ được chuyển đổi thành chuyển động, và chính chuyển động này đã được ghi nhận lại. Hiện nay, chưa ai ghi nhận được bản thân ý nghĩ

  Trần Thanh
This entry was posted in Sưu tầm and tagged , , , , , , , , , , , , , , . Bookmark the permalink.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>