Cung thủ mù, tay vợt một tay và bài học Olympic

Những ngày đầu tiên của Olympic London, thế giới sửng sốt về câu chuyện cung thủ người Hàn Quốc Im Dong-Hyun thị lực chỉ còn 20/200, tức là gần như mù vẫn cùng các đồng đội lập 2 KLTG. Khả năng của con người đúng là không có giới hạn.

Người ta còn sửng sốt hơn nhiều khi tay vợt người Ba Lan Natalia Partyka đã quyết định không thi Paralympic (Olympic của người khuyết tật) để cùng thi đấu với những đối thủ lành lặn trong môn bóng bàn. Natalia Partyka là một cô gái xinh đẹp nhưng lại không có bàn tay phải.

Nếu để lấy thành tích Partyka đã chọn Paralympic, nơi cô dễ dàng có những tấm HCV như ở Bắc Kinh 4 năm về trước. Và ở London, trước những đối thủ lành lặn, hàng đầu thế giới, Partyka vẫn thi đấu với quyết tâm cao nhất của mình.

Có những tấm huy chương dù không được trao nhưng làm người ta nhớ mãi. Đó là tấm huy chương cho tinh thần thể thao, tinh thần Olympic chân chính.

Ai cũng biết rằng: điều quan trọng nhất của Olympic không phải thành tích mà chính là được tham dự. Nói một cách ngắn gọn: “Tham gia quan trọng hơn chiến thắng”.

Câu chuyện của Thể thao Việt Nam: lực sỹ Trần Lê Quốc Toàn chỉ thiếu 2 kg là có thể đoạt HCĐ. Đoàn TTVN đứng trước nguy cơ trắng tay và ở đâu đó có người tiếc rằng khoản tiền 1 tỷ treo thưởng sẽ không có người đoạt được.

Tất nhiên, nếu không đưa ra những mục tiêu chiến thắng mà biến việc dự Olympic như một chuyến đi du lịch thì mọi chuyện có lẽ còn tồi tệ hơn.

Nhìn gương mặt lúc thi đấu của Trần Quốc Toàn, ai cũng biết anh đã cố gắng hết sức. Thua vì đối thủ giỏi hơn là chuyện rất bình thường trong thể thao. Sự cố gắng của Toàn cũng như nhiều thành viên của đoàn TTVN dự Olympic London cũng là điều đáng trân trọng.

Như câu nói mà không ít người cứ nhắc đi nhắc lại “hạnh phúc là trên hành trình chứ không phải đích đến”. Hóa ra, câu này cũng rất có tinh thần Olympic, thắng hay thua không quan trọng bằng việc anh đã chơi như thế nào.

Trong cuộc sống và trong những cuộc thi nhỏ hơn, nhiều người đánh đồng giữa thành công và thành tích.

qua, từ Olympic nhìn về “ao làng” V.League, có người bạn nói rằng, chuyện SLNA trở thành “cựu vô địch” khi V.League còn tới 3 vòng nữa là chuyện rất…bình thường bởi “mùa trước SLNA chỉ là đội đứng đầu BXH chứ không có bóng dáng của nhà vô địch, của một nhà vua”.

Thế đấy, đứng đầu một môn thi, một giải đấu chưa chắc đã là nhà vô địch thật sự. Ngược lại không có huy chương chắc gì đã là kẻ thất bại khi biết thi đấu hết mình, cố gắng vượt qua những thử thách cam go.

Những cuộc thể thao luôn đem lại những bài học. Không chỉ với HLV mà mỗi người chúng ta đều thấy ở tay cung mù Hàn Quốc, tay vợt một tay người Ba Lan có những bài học, để thấy những cam go mà mình phải đối mặt trong cuộc sống hàng ngày, rất đỗi bình thường.

Theo Thể thao & Văn hóa Online

This entry was posted in Sưu tầm and tagged , , , , , , , , . Bookmark the permalink.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>