Góc cảm nhận

Nơi chia sẻ của khách hàng - những người bạn đã đồng hành và sử dụng sản phẩm của Khai Phá Bản Thân

Xem thêm

Kết nối

Uncategorized

Trắc nghiệm Định hướng Nghề nghiệp

Không cần giấy, bút, chỉ cần…click chuột. Trả lời 30 câu hỏi ngắn để đưa ra quyết định quan trọng khởi đầu cho tương lai.
Theo TS. J. L. Holand, có 6 nhóm sở thích nghề nghiệp là: R, I, E, S, A, C
R (Realistic): Nhóm có khả năng về kỹ thuật, công nghệ, hệ thống; thích làm việc với đồ vật, máy móc, động, thực vật; thích làm các công việc ngoài trời.
I (Investigative): Nhóm có khả năng về quan sát, khám phá, phân tích đánh giá và giải quyết các vấn đề.
A (Artistic): Nhóm có khả năng về nghệ thuật, khả năng về trực giác, khả năng tưởng tượng cao, thích làm việc trong các môi trường mang tính ngẫu hứng, không khuôn mẫu.
S (Social): Nhóm có khả năng về ngôn ngữ, giảng giải, thích làm những việc như cung cấp thông tin, chăm sóc, giúp đỡ, hoặc huấn luyện cho những người khác.
E (Enterprise): Nhóm có khả năng về kinh doanh, mạnh bạo, dám nghĩ dám làm, có thể gây ảnh hưởng, thuyết phục người khác; có khả năng quản lý.
C (Conventional): Nhóm có khả năng về số học, thích thực hiện những công việc chi tiết, thích làm việc với dữ liệu, theo chỉ dẫn của người khác hoặc các công việc văn phòng.
Lưu ý! Lưu ý! 

Để tìm ra nhóm ngành phù hợp nhất với mình bạn nên:

- Làm đủ cả 6 bài trắc nghiệm dưới đây
- Trả lời thành thật đấy nhé!
- Ghi nhớ hai bài trắc nghiệm có điểm có điểm số cao nhất

Căn cứ xác định để đi đến kết quả cuối cùng nè!

- Bài có điểm số cao nhất điều đó chứng tỏ thiên hướng nghề nghiệp của bạn phù hợp với nhóm ngành đó nhất.
- Bài có điểm số cao thứ Nhì chính là nhóm ngành bạn có khả năng làm tốt nhất.

Bây giờ thì… bắt đầu thôi! 

Chúc các bạn tìm ra nghề nghiệp phù hợp với mình nhé!

Hiểu bản thân để có sự đầu tư thích đáng

Sáng Chủ nhật (04.11.2012) vừa qua, khóa học KHÁM PHÁ BẢN THÂN do Công ty CP Tư vấn Quản lý – Đào tạo Việt (TMC) phối hợp cùng Khai Phá Bản Thân tổ chức đã diễn ra thành công tốt đẹp. Chương trình Miễn phí cho tất cả các đối tượng quan tâm và có nhu cầu tìm hiểu, khám phá chính mình.

Mở đầu chương trình với câu hỏi “Thành công là gì?” đã thu hút sự chia sẻ nhiệt tình của các bạn trẻ với nhiều góc nhìn khác nhau như: Thành công là được theo đuổi đam mê và theo đuổi đến cùng với giấc mơ; Thành công là trạng thái cân bằng và thỏa mãn cả về tinh thần và vật chất; Thành công có thể đơn giản là hoàn thành một công việc nào đó; Thành công là kết quả đánh giá từ những người bên ngoài; Thành công không tách rời các yếu tố Tâm – Tầm – Tài – Tiền –Tình trong công việc và cuộc sống;… Các ý kiến xoay quanh việc khắc họa chân dung của một người thành công trong sự vững chắc (về nền tảng thành quả đạt được), sự cân bằng (về mặt vật chất và tinh thần), sự hài hòa của các yếu tố (mối quan hệ xung quanh, sức khỏe,…). Con đường đến thành công đòi hỏi mỗi cá nhân phải biết mình đang ở đâu (tức nhận biết được các điểm mạnh yếu của bản thân để biết mình cần điều chỉnh, trang bị thêm những gì), và biết mình sẽ đi đến đâu (để lên kế hoạch để thực hiện).

Một vấn đề quan trọng được chia sẻ trong khóa học là: Hầu hết mọi người đánh giá sai bản thân. Điều này thể hiện ở việc “khi công việc có vẻ trôi chảy dễ dàng, những anh chàng hậu đậu nhất lại đinh ninh mình rất điêu luyện. Khi nhiệm vụ trở nên nặng nề, những người giỏi giang nhất thường đánh giá thấp mình” (Theo nghiên cứu từ trường kinh doanh của ĐH Michigan, ĐH Duke và ĐH Chicago). Mặt khác, con người lại có xu hướng khám phá thế giới bên ngoài nhiều hơn là đào sâu nghiên cứu chính mình khiến cho việc hiểu bản thân giống như một điều lạ lẫm. Chính vì lẽ đó, việc nắm bắt được các khả năng của bản thân và biến những tiềm năng của chính mình thành tài năng lại càng khó khăn.

Chia sẻ lợi ích của việc khám phá bản thân với mỗi người, thầy Trần Quang Trung – Tổng giám đốc TMC đã nhắn nhủ với các bạn trẻ việc phát hiện điểm mạnh cũng đồng thời chính là xác định lợi thế cạnh tranh của bản thân để có sự đầu tư thích đáng nhằm tạo ra những cơ hội mới trong tương lai của chính mình. Chỉ khi tìm ra các khả năng của mình, mang nó vào thực tiễn, thì tài năng mới tạo ra giá trị, và đến lượt nó, các giá trị được tạo ra sẽ trở thành động lực để mỗi cá nhân tiếp tục cố gắng phát triển, hoàn thiện.

Liên quan đến nội dung này, nhiều bạn trẻ cũng đã có những thảo luận, tranh luận thú vị dựa trên kiến thức và trải nghiệm của chính mình khiến cho buổi học thêm đa dạng về góc nhìn, phong phú về quan điểm. Ngoài ra, một số công cụ khá phổ biến được sử dụng hiện nay cũng được chương trình giới thiệu và hướng dẫn cách sử dụng, cách đọc các kết quả phân tích để hiểu hơn về bản thân như: Viết nhật ký (Ira Progoff), Cửa sổ Johari, Trắc nghiệm Thông minh đa phương diện (Howard Gardner), Trắc nghiệm Phân Loại Tính Cách – MBTI (Jung & Myers-Briggs), Trắc nghiệm BIG5 (Costa & McCrae), Thang đo EI (Daniel Goleman),…

Chương trình kết thúc với nhiều trải nghiệm mới mẻ cho người tham dự và hứa hẹn nhiều bất ngờ mới cho các chương trình tiếp sau.

Góc cảm nhận

đang cập nhật