Cảm xúc dữ dội hay là niềm vui khi không cảm nhận điều gì

Hầu như tất cả mọi người đều muốn hạnh phúc, và công thức cảm xúc cho hạnh phúc có vẻ đơn giản: Bạn muốn có nhiều cảm xúc tích cực và càng ít cảm xúc tiêu cực càng tốt. Điều không may là, cuộc sống không phải lúc nào cũng hợp tác với bạn. Qua vài thập kỉ, các nhà nghiên cứu đã bắt đầu nhận ra 1 số người có nhiều trải nghiệm mãnh liệt (cả trải nghiệm tốt và xấu) , trong khi đó những người khác thì có tương đối ít trải nghiệm mãnh liệt.

1 trong những cách nghiên cứu có hệ thống nhất về sự khác biệt này dựa trên thang đo cường độ cảm xúc (Affect Intensity Measure) (AIM; Larsen & Diener, 1987). 1 số item mẫu từ thang đo là: “Khi tôi hạnh phúc, tôi cảm thấy như thể tôi đang bị nổ tung bởi niềm vui” và “Khi tôi lo lắng, tôi run rẩy khắp cả người.” Những người có số điểm thấp trong thang đo thì có tương đối ít những đáp ứng cảm xúc mãnh liệt, và chúng có xu hướng dịu đi. Ngược lại, người có số điểm cao thì có những cảm xúc mãnh liệt trước tất cả các kiểu sự kiện. Nhất quán với những định kiến truyền thống, 1 nghiên cứu (Sheldon, 1994) phát hiện thấy những sinh viên nghệ thuật có số điểm AIM cao hơn những sinh viên khoa học. Nó có nghĩa là những nghệ sĩ tương lai nhìn chung sống với nhiều cảm xúc cực độ, trong khi đó những nhà khoa học tương lai nhìn chung có đời sống cảm xúc êm dịu hơn.

Cái nào tốt hơn? Cường độ cảm xúc có vẻ như là 1 sự cân bằng chân thực. Người có số điểm AIM thấp có thể không trở nên quá lo lắng về những rắc rối và những căng thẳng, stress, nhưng họ cũng không cảm thấy bị cuốn đi với niềm vui đam mê rất thường xuyên. Ngược lại, đối với những người có cường độ cảm xúc cao thì cuộc sống như 1 con tàu lượn cao tốc. Do đó, cả 2 trường hợp đều có mặt tích cực lẫn tiêu cực.

Chất lượng của hoàn cảnh sống của bạn có thể quyết định đời sống cảm xúc nào được ưa thích hơn. Nếu cuộc sống của bạn là 1 con đường tích cực, nằm dưới sự kiểm soát của bạn, do đó hầu hết những kinh nghiệm là tích cực thì khi đó bạn có thể có được nhiều niềm vui đầy ý nghĩa nếu bạn có cường độ cảm xúc cao. Ngược lại, nếu cuộc sống của bạn đầy ắp những sự kiện không thể dự đoán được, không thể kiểm soát được, 1 số trong số những sự kiện đó là rất tiêu cực thì bạn có thể yêu thích cường độ cảm xúc thấp hơn.

Sự cân bằng này có thể ảnh hưởng đến hầu hết những mối quan hệ cá nhân. Người từng bị tổn thương trong tình yêu có thể không thích để cho bản thân họ yêu lại lần nữa. Các nhà sử học từng cho thấy ở những thế kỉ trước, con người không sẵn lòng yêu thương con cái của họ, vì tỷ lệ tử vong của trẻ em sẽ làm họ vô cùng đau khổ (Aries, 1962; Stone, 1977). Nếu 1 phụ nữ xuất thân từ 1 gia đình tốt đã sinh 1 đứa bé, thì cô í thường gửi đứa bé về nông thôn để được nuôi dưỡng, dù về mặt khách quan, cơ hội sống sót của nó khá thấp khi ở nông thôn (vì nông thôn nghèo hơn) so với nếu đứa bé sống với cô. Ngăn không cho phụ nữ nuôi con của cô ta để giữ cho những cảm xúc tình mẫu tử ở mức thấp nhất, do đó người mẹ sẽ ít bị tổn thương hơn nếu đứa bé chết. Những đứa trẻ lớn hơn thường được gửi đến sống ở những hộ gia đình khác bắt đầu khi chúng được 6 hoặc 7 tuổi, do đó bố mẹ của chúng không thể phát triển được mối gắn bó cảm xúc kéo dài với những đứa con của họ. Khi sức khỏe cộng đồng được cải thiện và hầu hết trẻ em được kì vọng sống sót đến tuổi trưởng thành thì bố mẹ có thể chịu đựng được nguy cơ của việc yêu thương đứa con của họ nhiều hơn, và họ bắt đầu giữ đứa bé ở với họ cho đến khi chúng gần trưởng thành.

Tham khảo “Social Psychology & Human Nature” – Roy F. Baumeister

This entry was posted in Sưu tầm and tagged , , , , , , , . Bookmark the permalink.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>