Góc cảm nhận

Nơi chia sẻ của khách hàng - những người bạn đã đồng hành và sử dụng sản phẩm của Khai Phá Bản Thân

Xem thêm

Kết nối

bản thân

Khám phá sức mạnh bản thân

“Mỗi ngày trong cuộc sống, tôi thức giấc với sức mạnh vũ trụ trong tầm kiểm soát của tôi. Sức mạnh này là khả năng lựa chọn những tư tưởng. Sức mạnh này là khả năng lựa chọn những ý tưởng. Với sức mạnh này, cuộc sống của tôi là sự diễn đạt tư tưởng phi thường của tôi, và tôi là người sáng tạo ra số phận tươi sáng nhất mà người ta có thể tưởng tượng được”.

Hãy xem tâm trí của bạn như là một khu vườn màu mỡ, được chăm sóc chu đáo, và bạn là người trông coi khu vườn đó. Bất kỳ tư tưởng nào bạn trồng trong khu vườn này sẽ phát triển và cho kết quả. Nếu bạn chăm sóc và gieo rắc vào tâm trí mình những tư tưởng tốt, bạn sẽ có được một cuộc sống tốt. Trái lại, nếu bạn bỏ hoang phế, nó sẽ đầy cỏ dại – những tư tưởng tiêu cực và phá hoại.

“Những gì bạn đã gặt được cho đến hôm nay là kết quả của những gì bạn đã gieo” - Mahatma Gandhi

Nếu bạn khao khát muốn biết những gì tạo nên thành quả hiện tại của bạn, hãy tự vấn lương tâm mình với những câu hỏi sau và nghiên cứu kỹ các câu trả lời:

- Nếu tôi không thích mùa vụ hiện tại, ai là người phải chịu trách nhiệm?

- Tôi sẽ tìm người đã trồng mùa vụ của tôi ở đâu?

- Tôi đã gieo được bao nhiêu hạt giống thành công một cách thường xuyên và kiên định trong suốt một năm qua?

- Gần đây, tôi có đọc những cuốn sách tự cải thiện bản thân không?

- Tôi có lập danh sách những ước mơ mạnh mẽ ghi lại mọi điều tôi muốn làm, muốn sáng tạo và thủ đắc trong suốt cuộc đời của mình không?

- Tôi có danh sách những giá trị quan trọng nhất đối với tôi ngay lúc này không?

- Tôi có thiết lập những mục tiêu ngắn hạn, dài hạn và suốt đời cùng những thời điểm hoàn thành những mục tiêu đó không?

- Tôi có thiết lập những kế hoạch hành động đặc biệt để thực hiện những mục tiêu vĩ đại nhất của mình, và viết chúng ra giấy không? Hôm nay, tôi đã có hành động nào để hoàn thành những mong ước của mình?

- Tôi có thực sự đang sống cuộc đời mơ ước mà tôi yêu thích nhất không? Nếu không, tôi có hiểu rằng tôi phải thay đổi bản thân trước khi cuộc sống của tôi thay đổi không?

Bạn có thể nhìn lại cuộc đời mình và đưa ra một vài kết luận trung thực. ImageCó lẽ bạn sẽ phải gieo một vài hạt giống tư tưởng trong khu vườn trong sáng, tích cực, mạnh mẽ, xây dựng và thành công vào khu vườn tinh thần của mình. Nếu hiện tại không như là bạn mong muốn, đừng thất vọng với sự thực hiện của mình. Trong tương lai, bạn sẽ phải gieo nhiều hạt giống tốt hơn nữa, chất lượng hơn nữa, và bạn sẽ gặt hái được nhiều điều tốt đẹp từ cuộc sống.

Nếu bạn gieo điều xấu, bạn sẽ gặt được điều xấu: Hạt giống cỏ dại sẽ cho ra cỏ dại. Những tư tưởng tiêu cực như căm ghét, giận giữ, trả thù, sợ hai, tham lam hay đố kỵ sẽ tạo nên một cuộc sống xấu xa, huỷ hoại và đầy tội lỗi.

Nếu bạn gieo điều tốt, bạn sẽ gặt được điều tốt: Giống lúa tốt sẽ cho ra một vụ lúa bội thu. Những tư tưởng tích cực xuất phát từ một bản chất trong sáng và xây dựng sẽ mang lại cho bạn cuộc sống vui tươi, may mắn, thịnh vượng và thành công.

Nếu bạn gieo một hạt, bạn sẽ gặt được nhiều hơn thế: Một lon hạt giống lúa sẽ sản xuất ra một giạ lúa. Khi bạn mang đến thế giới quanh mình sự hạnh phúc, nhiệt tình và tự tin, dù chỉ một chút, bạn sẽ nhận lại được rất nhiều phúc lành và sự tử tế.

Nếu không gieo gì thì bạn cũng chẳng gặt hái được gì: Nếu không gieo mạ thì bạn chẳng bao giờ gặt được lúa cả. Trong cuộc sống cũng vậy. Nếu không cố gắng, bạn sẽ chẳng có lấy một cơ hội để thành công và tất cả những khả năng sẽ tan biến. Bạn sẽ chẳng đạt được giá trị nào trừ khi hay cho đến khi bạn gieo những hạt giống tốt.

Tất cả những thành công trong công việc, trong xã hội hay trong thế giới tri thức đều là kết quả của sự suy nghĩ chính xác, có định hướng. Không ai ngoài bản thân bạn có thể lựa chọn những ý nghĩ của chính bản. Vì vậy, không ai ngoài bản thân bạn có thể thay đổi hoàn cảnh sống của chính bạn.

Nguồn: langmaster

—————————-

Sức mạnh bản thân nảy sinh từ lòng tự trọng lành mạnh. Khi chúng ta có được cái nhìn tích cực về bản thân và biết trân trọng những khả năng, cũng như những điểm mạnh của mình, thì đó là lúc chúng ta bắt đầu khám phá ra nguồn sức mạnh đang tiềm ẩn bên trong chính con người mình.

Từ khi được sinh ra chúng ta đã mang trong mình nguồn sức mạnh vô cùng to lớn, nhưng chúng ta lại lãng quên, và không quan tâm đến việc đi tìm cái vốn đã hiện hữu trong bản thân mình.

Có đôi khi là do người lớn không khuyến khích trẻ con tạo lập và phát triển lòng tự trọng, tính độc lập và óc sáng tạo ngay từ thuở nhỏ bởi chính họ cũng chưa bao giờ được giáo dục như vậy, để đến khi lớn lên việc tự hạn chế bản thân đã trở thành một thói quen không thể sửa đổi. Thế là, từ sự khiếm khuyết này đã tiếp tục phát sinh ra những khiếm khuyết khác. Một bà mẹ có tuổi thơ không được khuyến khích phát huy những xúc cảm riêng thì sẽ cảm thấy lo lắng khi đứa con càng lúc càng phát triển tính tự lập của nó và dường như không còn cần đến sự bảo bọc của mẹ. Các bà mẹ thường lo sợ đứa trẻ sẽ không còn yêu thương, gần gũi và nương tựa vào mình nữa. Họ không những không vui khi con mình ngày một chững chạc hơn mà còn tìm cách ngăn trở khả năng sáng tạo và những hành động đầy cá tính của con. Chính điều này vô tình đã kìm hãm sự phát triển mang tính tự nhiên của sức mạnh bản thân trong những đứa trẻ.

Khi lớn lên, chúng ta trở thành những con người thiếu tự tin vào năng lực bản thân. Chúng ta không dám đưa ra ý kiến, quan điểm của riêng mình chỉ vì sợ sự đánh giá hay nhận xét của người khác; thậm chí chúng ta còn nảy sinh suy nghĩ tiêu cực muốn hạn chế cả khả năng của những người xung quanh. Kết quả cuối cùng của những việc đó là chúng ta không thể thoát ra khỏi chính con người mình để bước tới thành công và mãi mãi chôn chân trong sự tù túng.

Khám phá Sức mạnh Bản thân sẽ giúp bạn khơi dậy những năng lực thực sự đang còn tiểm ẩn bên trong con người bạn. Sức mạnh đó sẽ tác động không chỉ đến suy nghĩ và cuộc sống của riêng bạn mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến những người mà bạn tiếp xúc hàng ngày. Có thể trước đây bạn chưa nhận ra nhưng sự thật là bạn đang sở hữu một tinh thần mạnh mẽ, lạc quan đang cần được khám phá.

Sách do First News thực hiện, biên dịch từ quyển Personal Power trong bộ sách Wisdom From Around The World của tác giả người Anh, Gillian Stokes.

(First News)

Buông & Xả – để thương lấy chính mình

Tối nay có dịp nói chuyện với một người bạn về 2 chữ “Buông xả” chợt nhớ ra mình đã nghĩ mãi là sẽ viết 1 bài về chủ đề này mà cứ lần lữa chưa bắt đầu. Ý thì đã có mà không biết bắt đầu từ đâu cho trọn vẹn, cho trôi chảy. Hình như cái cách nghĩ đó thôi cũng thấy mình đang Muốn nhiều quá thì phải

Mình vốn là một con người cầu toàn và luôn hướng đến sự hoàn hảo trong mọi việc. Hễ việc gì đến tay là mình phải làm cho vừa con mắt mình thì mới thôi. Nhiều khi làm việc cùng với ai đó mà thấy họ làm tệ quá cũng xắn tay vô làm lại từ đầu cho nó ra ngô ra khoai tử tế. Hồi đi học Thầy Cô thường khen cái tính tỉ mỉ, chi tiết này của mình. Cũng một thời sung sướng vì lời khen đó, nhưng càng ngày càng nhận ra mình Khổ vì cái tính “ôm toàn tập” này của mình rất nhiều. Vì cái gì cũng ôm (vì chẳng tin tưởng ai sẽ làm tốt như mình), cái gì cũng nghĩ chỉ có mình mới có thể làm tốt (nên cứ nghĩ rằng mình là người không thể thay thế được), cái gì cũng ham (thấy kiến thức nào hay hay cũng nhảy vô nghiên cứu, tìm tòi này nọ; lỡ xem 1 tập phim hay thì phải ráng xem cho hết bộ một cách sớm nhất;…), cái gì cũng không thấy vừa mắt (vì cảm thấy đó chưa phải là kết quả tốt nhất mà mình/ai đó có thể làm) nên thành ra cuối cùng mình như con thiêu thân: bán thời gian, bán sức khỏe, bán cảm xúc, bán tâm tư cho những thứ tuyệt đối và hoàn hảo trong cả công việc và cuộc sống. Kết quả là tuổi bay nhảy đã vèo vèo trôi qua, thành tích cuối cùng cũng chưa có gì đáng kể mà sức khỏe thì có giai đoạn đã giảm sút đến thê thảm, tinh thần sa sút, mất ngủ thường xuyên, thường căng thẳng, stress,…

Mình thường khắt khe với bản thân và những lỗi lầm (dù là của mình hay của người khác). Có lẽ vì thế mà mình thường được xem là một cô nàng khó tính, thậm chí một thời được mệnh danh là “tảng băng trôi”. Mình lại là đứa độc lập trong suy nghĩ nên cũng thường bỏ qua những lời nhận xét đó. Thế là bao nhiêu sai lầm đã có trong quá khứ mình luôn ghi nhớ trong lòng để một dịp nào đó lại trỗi dậy dằn vặt chính mình. Mỗi lần như thế mình lại cực kỳ khổ sở. Tâm lý bất ổn mà tâm cũng chẳng yên. Những khi đó nhìn cuộc đời đầy thê lương với con mắt đầy tội lỗi, buồn bã và đôi khi là giận dữ. Kết quả là đã có một thời gian, từ một đứa được mệnh danh là tràn trề năng lượng tích cực mình trở thành mầm mống gieo rắc những điều tiêu cực. Thú thật khi đó mình không hiểu nổi mình nữa!

Thật may mắn cho mình khi đã có quyết định dừng mọi việc lại 1 thời gian để … tìm lại chính mình. Thời gian đầu khi xa rời cái nhịp sống bận rộn (hoặc cố gắng làm cho nó bận rộn) chân tay cứ bồn chồn không quen, thấy mình như một đứa vô dụng nhất thế giới này. Nhưng chỉ một thời gian sau đó, khi có nhiều thời giờ để lắng mình hơn, mình đã tự nhìn nhận lại được rất nhiều điều…

 

Những ngày rảnh rỗi, thay vì nằm ường ở nhà để nghỉ vớ vẩn như hồi đầu, mình hẹn hò cafe với đồng bọn, bạn bè, em út. Nhờ những lần tám tít như thế, mình nhận ra rằng mọi người quan tâm mình nhiều lắm, chỉ là lâu giờ mình không chịu dành thời gian để họ có cơ hội thể hiện việc đó thôi. Mình cũng tìm thấy được rất nhiều niềm vui từ những lần gặp gỡ đó. Tự nhiên mình thấy lâu giờ mình dại quá. Ngày 24 tiếng thì đã dành gần 2/3 cho công việc rồi, chẳng có lấy một phút nào cho những cuộc hẹn bên ngoài (nói chi là đến việc yêu đương  ).

 

Nếu ngày xưa mở mắt dậy là cuống cuống mở tủ quần áo để chọn đồ mặc đi làm thì giờ việc đầu tiên sau khi mở mắt là nhìn ra ngoài cửa sổ để ngắm cành cây mận, để nhìn những chiếc lá ngày nào còn bị lũ sâu gặm nhấm đã lú nhú thêm những chiếc lá non, để nhận ra thì ra mùa đông cây vẫn đâm chồi. Rồi thì hít thở sâu, cười 1 cái thật sảng khoái :) . Những khi ấy, cảm thấy yên bình và thoải mái đến lạ!

 

Là một con người bình thường, mình đã mắc không ít lỗi lầm. Ấy vậy mà, những “chủ nợ của các lỗi lầm” ấy vẫn khoan dung mở rộng cánh tay quan tâm và lo lắng cho mình. Họ không hề tỏ ra một chút so đo thiệt hơn hay suy xét những việc làm cũ của mình mà luôn xuất hiện khi mình cần, chăm sóc và cho mình những lời khuyên cần thiết. Nhờ những con người đó, dần dần mình nhận ra việc nhận ra lỗi lầm đã làm một điều quý nhưng biết cách sửa chữa lỗi lầm và không tái phạm trong tương lai nữa mới là điều quan trọng nhất. Ngày xưa, mình chỉ chăm chăm nhìn vào lỗi mà quên đi tất cả, hỏi có buồn mình không? ^^

 

Khi dành thời gian để Tĩnh tâm và Rung động nhiều hơn, mình trở nên điềm tĩnh hơn. Khi dành nhiều nguồn lực hơn để lắng nghe và quan tâm đến chính mình thông qua các hoạt động đó mình mới chợt nhận ra mình đã là một ông chủ tồi với chính bản thân mình. Không có một chút đãi ngộ, tưởng thưởng xứng đáng nào ngoài việc ráng bóc lột hết sức chính mình để chạy đua, để thỏa mãn cái tính hiếu chiến, hiếu thắng và cầu toàn kia của bản thân. Thế rồi khi yêu thương bản thân hơn mình cũng bắt đầu biết đứng ở vị trí người khác để hiểu hoàn cảnh của họ hơn. Mình nhận ra rằng, ở hoàn cảnh đó mình phải suy nghĩ, hành xử như thế, nghĩa là mọi người cũng đều có những cái khó riêng của mình. Mình cũng hiểu hơn rằng hành vi không bao hàm bản chất, vẻ bên ngoài không quyết định nội dung và kết quả không phải là toàn bộ quá trình. Khi biết thông cảm cho chính mình hơn, hiểu hơn về các giá trị sống, những bài học từ xung quanh, mình cũng dần dà biết cảm thông và thương yêu mọi người hơn. Nhiều người trước đây có thể mình sẽ ghét cay ghét đắng vì hành xử của họ, giờ đây mình đã cố gắng để hiểu họ hơn và khoan dung nhiều hơn cho các lỗi lầm. Cũng nhờ đó, công việc, cuộc sống và các mối quan hệ của mình cũng dần đi vào con đường thuận lợi và tốt đẹp hơn.

 

Cái Tôi của mình vốn rất bự. Dù không nói ra nhưng mình luôn có sẵn sự kiêu hãnh riêng của một đứa thích lãnh đạo, sinh vào chòm sao Sư tử và tự tin vào sự hiểu biết của mình. Đến một ngày, khi đã trải qua một quá trình nhìn nhận lại bản thân mình ngộ ra mình còn vô cùng nông cạn và nhỏ bé. Những người giỏi hơn mình là nhiều vô cùng, mình chỉ là hạt cát bé tí teo giữa đại dương mênh mông. Không có mình cuộc đời vẫn cứ trôi, công việc vẫn cứ chạy. Thì ra, sự nỗ lực và tinh thần cống hiến mới là sợi dây liên kết mình vào mạng lưới của thế giới này. Mình nể phục những con người biết vượt lên nghịch cảnh để chiến thắng bản thân và đạt được những giấc mơ của họ. Mình nể phục những con người không ồn ào nhưng luôn có những ý tưởng, những việc làm và những đóng góp thiết thực cho mục tiêu chung, cho tổ chức, cho cộng đồng… Và mình cũng nhận ra, khi hiểu được điều này, mình biết cố gắng hơn trong cuộc sống, biết sống chan hòa hơn và biết nghĩ cho cộng đồng hơn, từ đó mà cái tâm cũng thanh thản hơn, bản thân cũng tìm thấy nhiều động lực hơn để phấn đấu, để đến được với những ước mơ…

 

Những sự việc, những vấn đề trước đây có thể khiến mình nổi điên ngay lập tức để ra quyết định “hủy”, “bỏ” thì giờ đây mình bình tĩnh hơn để suy xét mọi việc và cho chính mình và người khác cơ hội để thay đổi. Khi chứng kiến một ai đó vì “tham lam” (như một thời của mình) để ôm lấy nhiều việc, ôm lấy nhiều cái Muốn mà thất thoát nguồn lực (bởi thiếu sự tập trung), không thật sự sống cho chính mình (bởi bị lạc giữa vô vàn cái Muốn nên không tìm ra đam mê thật sự của bản thân),… thì mình thấy Thương hơn là giận như hồi xưa. Thấy một người không dám nói Thật suy nghĩ, cảm xúc của mình vì không muốn làm mất lòng ai đó, vì sợ mất mát gì một tí quyền lợi mình cũng thấy họ thật khổ sở. Thấy một người tự tin rằng mình có thể tạo những mối quan hệ sâu sắc nhưng nhìn lại mạng lưới bạn bè của họ xét cho cùng vẫn là những quan hệ làm ăn, còn bạn bè đúng nghĩa với trái tim trong sáng, vô tư thì phần nhiều lại giữ một khoảng cách với họ vì sợ sẽ bị họ lợi dụng điều gì đó, bất giác mình buồn thay cho họ. Thấy một người mãi loay hoay với nhịp sống bận rộn mà không đủ thời gian để ngủ 1 giấc tử tế, ăn 1 bữa thật ngon lành hay có cái đầu nhẹ tênh tênh không vướng bận, mình lo lắng cho họ vô cùng. Thấy một người vẫn phải luôn thường trực một nụ cười xã giao mà trong lòng còn biết bao rối bời không thể tháo gỡ, giải quyết, mình thấy họ đau khổ… Điều mình mong mỏi khi chứng kiến những con người đó là hy vọng rằng họ sẽ sớm dành cho bản thân những khoảng lắng để hiểu hơn về bản thân và biết sống thật với những mong muốn thật sự của mình. Nếu họ bớt muốn tham đi 1 tí, bớt muốn chinh phục để khẳng định bản lĩnh của mình đi một tí, bớt cầu toàn các quyền lợi để dành lấy bình yên, thư giãn, nghĩ ngơi cho bản thân đi 1 tí, bớt… để thật sự xả hết những vướng bận thì có thể họ đã hạnh phúc, đã vui vẻ nhiều hơn và chí ít cũng đã “giàu có” hơn rất nhiều chứ không chỉ đầy đủ đơn thuần về vật chất như hiện tại.

 

Giờ đây, sau khi chấp nhận buông đi nhiều điều mình cảm thấy cuộc sống bây giờ chất lượng hơn rất nhiều. Nỗi lo cơm áo gạo tiền dù vẫn còn đó nhưng không còn là mục tiêu phấn đấu hay là động lực để “cày cuốc” chăm chỉ nữa. Mình nỗ lực mỗi ngày, cố gắng thêm mỗi ngày với mong muốn sẽ khai phá sâu sắc hơn bản thân, hoàn thiện bản thân và sống ý nghĩa hơn. Mình dành thời gian nhiều hơn cho gia đình và các mối quan hệ thân thiết, biết đãi ngộ xứng đáng hơn với bản thân, biết tha thứ và bao dung hơn với chính mình và mọi người, biết lắng nghe và học hỏi hơn. Mỗi ngày trôi qua, mình tìm thấy những niềm vui dù giản dị, nhỏ bé thôi nhưng rất thật và nó khơi lên niềm vui thật sự từ tận sâu tâm hồn mình. Mình biết thưởng thức cuộc sống hơn và không còn tìm những lý do để ngụy biện cho lối sống ích kỷ và quá hao phí như hồi xưa nữa. Và, mình cảm thấy thế đã là quá ĐỦ.

 

Mình nhận ra 1 bài học ý nghĩa cho bản thân từ những điều đã trải qua: Buông không có nghĩa là mt đi, X không có nghĩa là tht thoát mà đơn gin Buông & X là trước hết đ thương ly chính mình, sau là sng cho trn vn tng phút giây vi đi, vi người!

Diệu Huyền

Arianna Huffington: Làm thế nào để thành công? Hãy ngủ thêm vào

Arianna Huffington chia sẻ một ý tưởng nhỏ có thể đánh thức những điều lớn lao hơn: đó là sức mạnh của một giấc ngủ tốt. Thay vì khoe khoang về chuyện ngủ được ít, cô thuyết phục chúng ta nhắm mắt lại và nhìn vào một viễn cảnh lớn: Chúng ta có thể ngủ theo cách của mình để tăng khả năng làm việc và hạnh phục và đưa ra những quyết định thông minh hơn.
 
The Huffington Post

Arianna Huffington là một nhà báo, người đồng sáng lập và là biên tập cấp cao của The Huffington Post, một tập san của các nhà bình luận trong nước, và là tác giả của nhiều cuốn sách. Cùng với Mary Matailin, cô cũng là người cùng thực hiện chương trình rađio công chúng nổi tiếng bàn luận về chính trị “Left, Right & Center”, và chương trình rađio hàng tuần “Both Sides Now” của Mark Green. Tháng 5/2005, cô ra báo The Huffington Post, đây là trang tin và blog đã nhanh chóng trở thành một địa chỉ Internet uy tín được xem, chia sẻ và cập nhật thường xuyên nhất.

 
Một độc giả hâm mộ viết về A.H.
“Cô ấy đã đi một chặng đường dài qua Beltway, trở thành một người phụ nữ đáng trọng trong một thế giới mà phái nam vẫn là chiếm lĩnh. Cô ấy là một đỉnh cao của “thế giới truyền thông thế hệ mới”, vì vậy có thể nói như banner trên trang web của cô ”, Nava, một người hâm mộ A.H viết về cô.
Hãy ghé thăm trang báo The Huffington Post và Blog Google+
Nguồn: TED.com

Vì sao năng lượng sáng tạo của chúng ta bị tắc nghẽn?

Từ thời niên thiếu, trong những lúc đối mặt với những trải nghiệm đau đớn của đời sống, chúng ta cố gắng một cách tự động để không cảm nhận đau khổ nữa. Thông thường chúng ta cô lập cái đau thể xác bằng cách ít chú ý đến điểm đau trên cơ thể mà ta phải chịu. Chúng ta trấn an và loại bỏ sự sợ hãi về tinh thần bằng cách co cơ bắp và đưa nỗi sợ hãi vào quên lãng. Và để giữ cho nỗi lo sợ đó không có cơ hội xuất hiện trở lại, ta vùi đầu vào hoạt động nhộn nhịp của đời sống thậm chí có nhiều người buông thả cho ma tuý, thuốc lá hay rượu. Những người khác cố gắng một cách khiêm cưỡng để trở thành người tốt hơn… hoặc xấu hơn. Đáng lẽ chúng ta phải tự giải quyết những vấn đề của chính mình, chúng ta lại phóng chiếu những vấn đề của chúng ta lên một người khác. Như vậy, chúng ta hao phí một lượng lớn năng lượng để bóp nghẹt cảm giác đau đớn, đồng thời xóa cảm giác và các biểu hiện của chính chúng ta lúc đó. Chúng ta tin rằng làm như thế là không còn đau đớn bất ổn nữa, nhưng thực ra đó chỉ là một cách tự lừa dối mình. Chúng ta phủ nhận cái giá phải trả, vậy mà cái giá đó lại chính là sự sống của chúng ta.

Tôi nghĩ rằng cách duy nhất để chấm dứt và hóa giải nổi đau đó là chính là làm cách nào để ngăn chặn dòng năng lượng chứa nỗi đau ấy. Mỗi một sự khổ đau cho dù là thể chất, tình cảm hay tinh thần đều tương ứng với một dòng năng lượng đặc biệt đó. Đau đớn chỉ là một thành phần của dòng năng lượng ấy. Như vậy đau đớn chỉ là một nhân tố, nên khi phong tỏa năng lượng tiêu cực của nổi đau, sự giận dữ  hoặc sự sợ hãi, đồng thời chúng ta cũng ngăn chặn luôn năng lượng tích cực bao hàm trong đó có các mặt hoạt động thể chất, tình cảm và tinh thần.

Chúng ta cũng không còn ý thức được quá trình này vì chúng ta đã có thói quen như thế từ lúc còn trẻ thơ. Chúng ta đóng kín lại những vết thương của mình. Làm như vậy chúng ta cũng xây bức tường ngăn lối vào hạt nhân trung tâm của chúng ta, tại đó có quá trình sáng tạo. Từ đó, chúng ta đã hoàn toàn loại bỏ đời sống nội tâm phong phú ra khỏi ý thức hàng ngày của chúng ta và chỉ quan tâm tới đời sống xô bồ, hỗn loạn bên ngoài mà thôi.

TẬP HỢP CÁC GIAI ĐOẠN TÂM LÝ BỊ ĐÓNG BĂNG

Ngay từ tuổi thơ ấu, chúng ta đã bắt đầu kiềm chế nỗi đau rồi, thậm chí ngay cả trước khi chúng ta sinh ra, lúc còn là thai nhi nữa kia. Vì vậy, cứ mỗi lần chúng ta làm ngưng  dòng chảy năng lượng tiếp theo sau một sự cố đau đớn, chúng ta làm băng giá sự cố đó trong năng lượng và cả trong thời gian nữa, lâu ngày tạo ra một sự tắc nghẽn trong trường hào quang của chúng ta. Vì trường hào quang được tạo thành nhờ năng lượng ý thức, một sự tắc nghẽn được tạo ra bởi năng lượng ý thức bị đóng băng. Một phần tâm lý của chúng ta kết hợp với sự cố này cũng bị đóng băng ngay vào thời điểm ta đã hết đau đớn những nó vẫn tồn tại lâu dài mãi về sau. Chẳng hạn sự cố đau đớn xảy ra lúc ta mới một tuổi, phần tâm lý có liên quan không luôn luôn chỉ kéo dài một năm mà còn tác động mãi đến khi nào dòng năng lượng khác mạnh hơn giải tỏa được nó và làm cho chúng ta mới được lành hẳn bệnh.

Trong mỗi người chúng ta đều có những khối năng lượng ý thức bị đóng băng như vậy. Chỉ trong một ngày, có bao nhiêu lần con người ứng xử như một người trưởng thành? Có lẽ rất ít. Trong mối quan hệ giao tiếp hàng ngày của chúng ta với mọi người, có biết bao giai đoạn tâm lý bị ức chế và tác động vào, như vậy biết bao tình tiết khác nhau về tâm lý không ngừng can thiệp. Trong quá trình tương tác mãnh liệt, hết giai đoạn ức chế này đến giai đoạn ức chế khác can thiệp vào đã biến thực tại nội tâm của người trưởng thành trở nên bộ mặt của một cậu bé bị tổn thương trong quá khứ. Chính sự chuyển đổi tâm tính không ngừng này làm cho việc giao tiếp thông cảm giữa người và người càng khó khăn hơn.

Những tắc nghẽn tâm lý có nét đặc trưng đáng sợ là tự nó làm đông cứng lại một số năng lượng rồi dần dần tạo thành nhiều giai đoạn tâm lý bị đóng băng chồng chất lên nhau. Chẳng hạn năng lượng tâm trạng bị bỏ rơi. Để minh họa luận điểm này, chúng tôi nêu ra trường hợp của một thanh niên tên làMộng (trong thực tế cậu ta không tồn tại, nhưng câu chuyện của cậu ta gợi ra tình huống của nhiều bệnh nhân của chúng tôi, chúng tôi để Mộng xuất hiện trong cả phần này để chỉ ra rằng những gì xảy ra khi mới đẻ có thể tiếp tục được hình thành trong suốt cuộc đời, mà đó cũng có thể là cuộc đời của mỗi chúng ta).

Ngay từ lúc mới sinh, Mộng đã phải sống cách ly khỏi mẹ vì bà ta sinh khó và được gây mê phẫu thuật lấy con ra. Một năm sau, Mộng lại phải xa mẹ một lần nữa khi bà đến nhà hộ sinh để đẻ đứa thứ hai. Đứa bé vốn rất yêu mẹ, do hai lần bị xa cách nhau, cảm thấy mình bị bỏ rơi bởi người mà nó yêu quí nhất trên đời.Cứ thế về sau hễ thấy tín hiệu bị bỏ rơi là bé cảm thấy bị một sức mạnh tàn phá tâm hồn và thể chất của bé như lần đầu tiên vậy.

Từ một chấn thương tâm thần sâu xa như vậy, chúng ta thấy nổi lên một hình ảnh kết luận dựa trên trãi nghiệm, và ở đây là sự bỏ rơi theo logic của một đứa trẻ, trong tâm thức bé xuất hiện một hình ảnh có tính quyết định, đó là hình ảnh bị bỏ rơi: Nếu tôi yêu, tôi sẽ bị bỏ rơi”. Từ đấy trở đi, hình ảnh quyết định đó sẽ can thiệp vào những tình huống tương tự. Tất nhiên, chỉ mới một tuổi Mộng không ý thức được sự suy luận này. Nhưng chấn thương tâm thần đó đã trở thành một thực thể trong niềm tin vô thức của bé. Trong tâm lý của nó hai sự kiện cũ có liên hệ tới giai đoạn mà mẹ của Mộng cư xử với nó. Khi nó được mười tuổi, mẹ bé lại xa bé để đi nghĩ hè và tức thì trong tâm thức của bé, hai biến cố ngày trước lại liên kết với biến cố chia ly hiện tại. Khi có một tình huống tương tự như vậy xảy ra, hình ảnh quyết định ngày trước lại chi phối lối ứng xử của bé làm cho bé có cách ứng xử không tương xứng theo tình hình thực tại, tạo ra một loạt phản ứng về cảm xúc rất sai biệt với hoàn cảnh thực tế.

Chúng ta sẽ nhận thấy những hình ảnh quyết định cách ứng xử của chúng ta, và có xu hướng tái tạo các chấn thương tâm thần tương tự như lúc ban đầu. Chẳng hạn như trường hợp bé Mộng nói trên sau này khi trưởng thành, tự trong thâm tâm, cậu sẽ có cảm tưởng trong một hoàn cảnh nào đó bị vợ hoặc người yêu của cậu sẽ bỏ rơi cậu. Vì cậu ta chuẩn bị sẵn sàng tư thế chờ đợi mình bị bỏ rơi nên cậu sẽ đối xử với vợ mình hay người yêu của mình như đối với người sẵn sàng bỏ rơi mìnhCậu luôn đòi hỏi họ phải biểu hiện liên tục tình yêu đối với cậu hoặc cậu kết án họ khi sắp đoạn tuyệt với cậu. Một sự khiêu khích vô ý thức như vậy có thể dẫn đến hậu quả không thể sữa chữa được. Sự thật và là vấn đề nghiêm trọng của Mộng, là tự coi mình như đáng bị bỏ rơi, và kết quả là cậu bị bỏ rơi thật.

Như chúng ta sẽ thấy, không bao giờ được đánh giá thấp sức mạnh những hình ảnh quyết định ấy. Chỉ có phát hiện được chúng, chúng ta mới tìm cách khắc phục và hướng đến con đường sức khỏe và hạnh phúc. Vậy mà, các hình ảnh tai hại ấy chất đầy trong tâm thức của chúng ta, kết tinh lại thành những tình tiết tâm lý đóng băng trong chúng ta. Do đó, mỗi người cần cố gắng tẩy sạch những hình ảnh đau thương ấy đang tồn tại trong mỗi người chúng ta.

Để dựng nên một hình ảnh có tính quyết định như vậy, năng lượng bị phong tỏa phải được kết tụ dần dần và thật là sai lầm khi nghĩ rằng các chấn thương tâm thần xảy ra rời rạc cách xa nhau về thời gian thì cũng cách xa nhau về mặt cảm xúc. Thật vậy, mỗi phần nhỏ của các tập hợp tâm lý bị đóng băng là một mãnh năng lượng có ý thức bị hóa đá do biến cố đau thương trong quá khứ tạo nên, nhưng trên thực tế cho dù một trãi nghiệm đã qua, nhưng các trãi nghiệm có liên hệ vẫn gắn kết với nhau dù cho có sự xa cách về thời gian.

Do đó, việc chữa bệnh đầu tiên là phải giải phóng một giai đoạn nhỏ trong tổng giai đoạn của tâm lý bị đóng băng và đến lượt nó giải phóng tiếp các giai đoạn tâm lý bị đóng băng còn lại. Trở lại câu chuyện của cậu Mộng, cứ mỗi lần được giải phóng khỏi năng lượng bị đóng băng, cậu cảm thấy như được sống lại vào thời điểm biến cố đau thương xảy ra trước đó. Chẳng hạn lúc cậu ba mươi tuổi, có người ta giải phóng năng lượng bị đóng băng cho cậu, cậu cảm nhận tình huống lúc cậu mười tuổi và cứ thế khi giải tỏa nỗi đau thương của cậu lúc mười tuổi, cậu lại trở về tâm trạng lúc mới một tuổi…

Cứ mỗi lần năng lượng được giải phóng hòa nhập  vào trường năng lượng của con người nối kết với tiến trình sáng tạo của đời người thì đời sống sẽ thay đổi. Chính vì vậy đời sống của cậu Mộng sẽ được cải tạo nhờ vào sự tái cấu trúc mới, như vậy cuộc sống của cậu Mộng từ nay sẽ tham gia và hòa nhập vào cuộc sống hiện tại và tái nhập vào quá trình sáng tạo.

Cậu trở nên lạc quan yêu đời, cậu thôi chán nản và có một cố gắng vô thức để người ta quan tâm đến cậu, khác khi trước cậu ta sẽ tự lo cho mình trong niềm tin là mọi người đều quan tâm đến cậu và sẵn sàng nhận trách nhiệm vì cậu biết rằng kể từ nay cậu đủ khả năng và xứng đáng tìm được một người bạn đời mới. Một khi đã có mối liên hệ mới này với bản thân, Mộng có thể làm cho một cô gái, không có cảm nhận bị bỏ rơi người yêu mình, từ đó hai người tạo nên một tình yêu vững bền. Dĩ nhiên là cậu sẽ gặp nhiều trắc trở trước khi cậu gặp được người phụ nữ của đời mình.

ĐAU THƯƠNG DO TIỀM THỨC ĐỂ LẠI

Nhờ có sự hồi tưởng về quá khứ qua thôi miên người ta đã nghiên cưú nhiều về tiềm thức. Các cuộc nghiên cứu này nhằm tìm hiểu nguồn gốc của nỗi đau tâm lý kinh niên là các trãi nghiệm đã xảy ra trong tiềm thức. Người ta có thể đọc một báo cáo chi tiết về những trãi nghiệm đó trong công trình của Roger Woolger “Other lives, other selves” (Những cuộc đời khác, những thân phận khác). Người ta tường thuật lại khá tỉ mỉ về vấn đề này. Theo phương pháp chữa bệnh hồi tưởng về tiềm thức do ông đề xướng thì một khi người bệnh được sống lại và được chữa lành bệnh đã mắc phải trong quá khứ làm cho bệnh nhân có thể lành một số bệnh tương tự trong hiện tại này mà những phương pháp trị liệu khác đành bó tay.

Các giai đoạn tâm lý bị đóng băng cũng bao gồm cả tiềm thức, chúng xích lại gần nhau bởi tính giống nhau của năng lượng, và vì không bị tách rời bởi thời gian chúng được gắn kết với các giai đoạn của mọi cuộc đời của chúng ta. Tất nhiên, để với tới được một giai đoạn bị đóng băng của một tiềm thức cần phải có một năng lượng mạnh hơn vì nó đã có từ quá lâu và mang nặng các sự cố sau đó, nhưng người ta vẫn đạt được kết quả sau các buổi chữa bệnh. Việc này sẽ được thực hiện khi người bệnh đã sẵn sàng.

Theo sự quan sát của chúng tôi trong thời gian qua, các chấn thương tâm thần của một tiềm thức bao giờ cũng là nền tảng cho các bệnh mạn tính khó điều trị trong hiện tại. Khi áp dụng Năng lượng Cảm xạ can thiệp vào để loại bỏ từng phần những chấn thương tâm thần gần đây nhất, người ta thấy nổi lên bề mặt xưa cũ là chấn thương đã được điều trị nhưng chưa hoàn toàn bị loại bỏ. Kỹ thuật chữa bệnh này đem lại một sự thay đổi toàn thể đời sống của bệnh nhân hơn là về mặt sinh lý, vật lý. Việc giải tỏa một chấn thương từ tiềm thức bằng cách hướng dẫn họ luyện tập Rung động thư giãn và Vô thức trị liệu bao giờ cũng kéo theo những thay đổi lớn. Hình thức điều trị này, quan trọng là đã làm cho bệnh nhân thiết lập nhằm khơi dậy được mối liên hệ trong sáng của một giai đoạn tiềm thế bị đóng băng với các hoàn cảnh hiện tại, để từ đó có thể tiến tới giải phóng toàn bộ trạng thái tâm lý có vấn đề trong hiện tại.

NGUỒN GỐC CỦA KHỔ ĐAU VÀ VẾT THƯƠNG ĐAU ĐẦU ĐỜI

Theo quan niệm của tôi, nguồn gốc của khổ đau được giấu kín sâu xa hơn là năng lượng bị ngăn chặn bởi nỗi đau đớn về thể chất của tiềm thức tạo nên. Đó là do ta tin rằng mỗi người trong chúng ta đều cách biệt với người khác và vũ trụ. Nhiều người trong chúng ta tưởng tượng rằng cái giá phải trả cho sự cá biệt hóa là sự chia ly. Chúng ta tự tách mình ra khỏi mọi thứ, bao gồm cả gia đình chúng ta, bạn bè, các nhóm, tổ quốc, các dân tộc và cả hành tinh của ta nữa. Chúng ta định nghĩa quan niệm tách ra đó bằng từ sợ hãi”, vậy mà sự sợ hãi lại là mẹ đẻ ra mọi xúc cảm tiêu cực”. Một khi chúng ta đã tạo ra các xúc cảm tiêu cực đó, chúng ta tự tách mình ra, và bằng quá trình này làm tăng thêm nỗi đau và ảo tưởng của ta cho đến khi các nút dây của phản ứng tiêu cực này được gỡ ra hoặc bị đảo ngược lại bởi sự chữa trị cá nhân. Đề nghị của của tôi là phải làm sao lật ngược cái vòng lẩn quẩn bằng cách sống một cuộc đời thanh thản, thoải mái, lạc quan và trong sáng trong mọi tình cảm và quan hệ ở đời. Bí quyết để đạt tới điều đó là tình yêu thương và mối liên hệ với những gì hiện hữu trên đời này.

Tình yêu thương” là bằng chứng cho sự liên hệ của ta với năng lượng và vũ trụ, năng lượng có mặt mọi nơi, trong mọi thứ, ở bên trên chúng ta, bên dưới chúng ta, quanh ta và trong ta. Ánh sáng lung linh diệu kỳ đó tồn tại và hiện diện trong mỗi người chúng ta, là tâm thức của ta. Nó là đại diện nhân cách của ta.Bao giờ chúng ta thực sự nối kết được với năng lượng của vũ trụ và tâm thức ta, bấy giờ chúng ta được hoàn toàn có cuộc sống bình thản, tự do và an lạc.

Chuyên gia Cảm xạ Dư Quang Châu

Nguồn: Cảm xạ học

Làm sao để ngừng so sánh và tự ti về bản thân

Hạn chế thói quen so sánh mình với những người khác

http://www.lamsao.com/Resources/CommunityUpload/huonghoang90/huonghoang902011519203451720_0.jpg

Tạo hóa ban tặng cho con người những đặc trưng riêng biệt về tính cách, ngoại hình, năng khiếu…Và con đường tìm kiếm hạnh phúc trong cuộc sống cũng chẳng ai giống ai. Dù vậy, con người vẫn luôn khát khao vươn đến sự hoàn hảo. Đây cũng là lý do tại sao ngày càng nhiều người nhờ đến công nghệ giải phẫu làm đẹp vì nghĩ rằng bản thân họ có những khiếm khuyết nào đó. Điều này chỉ làm lãng phí thời gian và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm sinh lý của chúng ta. Do đó, bạn cần sớm nhận ra và loại bỏ lối so sánh tiêu cực này.

Nên nhớ rằng mỗi người là một bản sắc khác biệt

http://www.lamsao.com/Resources/CommunityUpload/huonghoang90/huonghoang902011519203451861_1.jpg

Ngay từ khi sinh ra chúng ta đã mang những bản sắc khác biệt. Mỗi người có tính cách, sở thích, cảm xúc và trải nghiệm hoàn toàn khác nhau. Nên nhớ rằng không ai là hoàn hảo cả. Vì vậy tốt nhất là bạn hãy suy nghĩ thoáng hơn và chấp nhận mọi người cũng như bản thân mình với những tính cách vốn có.

Ngừng suy nghĩ tự ti về bản thân

http://www.lamsao.com/Resources/CommunityUpload/huonghoang90/huonghoang902011519203453376_2.jpg

Cho dù ngoại hình, màu da, tôn giáo, sắc tộc…của bạn là gì đi chăng nữa, hãy luôn tự tin về bản thân mình. Chỉ có chính bạn mới có thể ra lệnh cho mình làm gì, nghĩ gì và tin vào điều gì. Tất cả mọi người trên Thế giới đều được sinh ra, lớn lên và già đi như nhau. Vì vậy chẳng có lý do gì để bạn tự ti về bản thân mình yếu kém hơn những người khác cả.

Hãy rộng lượng với chính mình và rút ra bài học sau mỗi lần vấp ngã

http://www.lamsao.com/Resources/CommunityUpload/huonghoang90/huonghoang90201151920351548_3.jpg

Sự đố kị, ganh ghét với người khác chỉ khiến ngăn cản con đường bạn muốn tiến bước để đạt những điều mình muốn trong cuộc sống. Hãy tha thứ cho những sai lầm của bản thân, bình tĩnh, phân tích kỹ càng và rút ra những bài học kinh nghiệm sau mỗi lần vấp ngã để có thể tránh những tình huống tương tự xảy ra.

Không phải tất cả mọi việc đều như ý muốn

http://www.lamsao.com/Resources/CommunityUpload/huonghoang90/huonghoang90201151920351564_4.jpg

Có thể bạn từng nghe câu nói: “Không gì là không thể” để nói lên khả năng vô hạn của con người. Tuy nhiên, quan niệm này có thể tạo ra những hy vọng không thực tế. Bạn không thể thay đổi được thời tiết, quay ngược thời gian, thay đổi quá khứ hay thay đổi tính cách một ai đó nếu họ không chịu đổi thay. Rất nhiều điều không thể xảy ra trong thực tế cuộc sống khi bạn cứ mãi so sánh, hơn thua với những người xung quanh. Vì vậy hãy tĩnh tâm để suy nghĩ về tính cách của bản thân và xác định những điều mình mong muốn để tập trung tất cả cho các mục tiêu đó.

Học cách chấp nhận và thích nghi với những thay đổi

http://www.lamsao.com/Resources/CommunityUpload/huonghoang90/huonghoang90201151920351705_5.jpg

Nếu bạn thấy rằng mình cần phải thay đổi để thích nghi với cuộc sống thì hãy thực hiện ngay. Tuy nhiên, chắc chắn rằng những thay đổi này mang lại niềm hạnh phúc thực sự cho bản thân chứ không phải để gây ấn tượng với mọi người. Hãy bắt đầu bằng những điều nho nhỏ như giúp đỡ những người xung quanh, tạo thói quen suy nghĩ sâu sắc hay học những điều mới mẻ và các kỹ năng sống. Bạn có thể cải thiện kỹ năng đọc và viết của mình, tạo nhịp sống năng động với các bài tập thể dục, học cách quản lý thời gian hay thay đổi các thói quen để ngày càng hoàn thiện bản thân.

Thực hiện những điều trên đây với sự thích thú, bạn sẽ thấy cuộc sống của mình có nhiều thay đổi tích cực. Và hãy đừng quên câu nói nổi tiếng của Eleanor Roosevelt, Phu nhân của Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevel: “Không ai có thể làm bạn tổn thương nếu không được sự cho phép của chính bạn”.

Theo all4women

Nguồn: LamSao.com

Nigel Marsh: Làm sao để cân bằng cuộc sống và công việc

Sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, theo Nigel Marsh, thì nó quá quan trọng để bị bỏ quên trên tay của ông chủ của bạn. Tại TEDxSydney, Marsh đưa ra một ngày cân bằng lí tưởng giữa đời sống gia đình, thời gian riêng tư và hiệu quả công việc — cũng như những lời động viên nhiệt tình để thực hiện một ngày lí tưởng như thế.
Nigel Marsh là tác giả và là một dân chuyên Marketing.
 
Mọi người bị cuốn hút bởi phong cách hài hước và cá tính của anh

Vì sao chúng ta nên lắng nghe anh?

Nigel Marsh là tác giả của quyển sách “Fat, Forty and Fired” và ”Overworked and Underlaid”. Anh là Giám đốc khu vực Australia và New Zealand của Young & Rubicam Brands. Năm 2005 anh về kế cuối trong cuộc đua vượt biển từ Bondi tới Bronte.
Là tác giả của nhiều quyển sách bán chạy nhất, đồng thời cũng được biết đến như một giám đốc điều hành và huấn luyện viên trình diễn, Nigel Marsh là một diễn giả cá tính và có sức thu hút mạnh mẽ.
Trong sự nghiệp của mình, Nigel đã từng làm việc với một loạt các doanh nghiệp lớn, trong đó bao gồm cả những công ty hàng đầu thế giới (Virgin, McDonald, Pepsi, British Airways, PhilipMorris, Proctor & Gamble và Mars). Những kinh nghiệm này đã hình thành trong ông một tầm nhìn rõ ràng về những gì thực sự có thể mang đến hiệu suất cao nhất trong thế giới kinh doanh.
Kể từ khi chuyển tới Australia vào năm 2001, Nigel đã lãnh đạo hai trong những công ty thay đổi ấn ​​tượng nhất màngành công nghiệp truyền thông từng chứng kiến.
Ngoài việc là một trong những người sáng lập của sự kiệnGiờ Trái đất - sáng kiến ​​về môi trường nổi tiếng toàn cầu, Nigel hiện còn là Giám đốc điều hành của Tập đoàn ANZ Y & R - một trong những tập đoàn truyền thông lớn nhất của Úc. Tập đoàn Y & R bao gồm các công ty tiêu biểu như George Patterson, The Campaign Palace và Wunderman, với hơn 1000 nhân viên ở các văn phòng trên khắp khu vực. Trước khi đến Y & R, Nigel là Giám đốc điều hành của LeoBurnett Australia. Trong suốt thời gian làm việc của mình tại Leo Burnett, cơ quan này đã được trao giải thưởng năm về  “Công ty đáng mong ước của ngành công nghiệp”, không chỉ một mà đến hai lần.

Được Viện điều tra về cuộc sống mô tả là ”một trong những nhà văn và nhà bình luận nổi bật nhất Australia”, Nigel diễn thuyết trực tiếp từ kinh nghiệm cá nhân của mình, chia sẻ những quan điểm về việc làm thế nào để đạt được các thành tựu tốt nhất trong kinh doanh, cuộc sống và những lĩnh vực xung quanh bạn
Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về ông và các tác phẩm của ông trên website cá nhân: www.nigelmarsh.com
Nguồn: TED.com

Jessa Gamble: Chu kỳ ngủ nghỉ tự nhiên của loài người

Trong thế giới hiện đại, khi phải cân bằng giữa học tập, làm việc, chăm sóc con cái và những thứ khác, hầu hết chúng ta chỉ hy vọng có được 8 tiếng một ngày để ngủ. Xem xét khía cạnh khoa học ẩn giấu sau chiếcđồng hồ sinh học của con người, Jessa Gamble đã đưa ra một công trình nghiên cứu đáng nể và đáng kinh ngạc về giấc ngủ – mà chúng ta không nên bỏ qua.

Jessa Gamble viết về giấc ngủ và thời gian, chỉ ra làm thế nào đồng hồ sinh học của chúng ta đấu tranh chống lại văn hóa toàn cầu.

Tại sao chúng ta nên lắng nghe cô:

Jessa Gamble là một nhà văn từng đoạt giải thưởng Oxford, sống ở vùng cận Bắc Cực của Canada. Thời đại bây giờ là thời đại mà nhân loại đã di chuyển xuống định cư tại các cực của trái đất và trải qua một ngày làm việc 24/24, Gamble lập luận rằng đồng hồ sinh học của con người đấu tranh chống lại xu thế đô thị hóa của chính chúng ta. Công việc của bà là ghi lại những trình tự xung quanh nhịpsống hàng ngày của chúng ta; cùng với các ngôn từ bản địa cũng như niềm tin - mà sự đa dạng của chúng đang dần mất đi trong nền văn hóa toàn cầu và chịu thua một loại chủ nghĩa đế quốc sinh học.

Được ví như một tiếng nói mới năng động trong khoa họcthường thức, Gamble được trao giải thưởng khoa học năm 2007 tại lễ trao giải thưởng báo chí của Hiệp hội Khoa học Nhà văn Canada dành cho người đầu tiên có công nghiên cứu về cuộc sống hàng ngày tại trạm thời tiếtvùng cao của Bắc Cực Eureka. Bà là tác giả của ”Giấc ngủ trưa” (The Siesta) và Ánh mặt trời lúc nửa đêm: Làm thế nào để chúng ta đo lường và trải nghiệm thời gian.” (The Midnight Sun:  How We Measure and Experience Time.)
Nguồn: TEDvn

Liệu có cần thay đổi???

Trăn trở về câu hỏi “Tht s người ta mun thay đi không?”, sau khi mở topic “Liu có cn thay đi” trên diễn đàn IPL, mình đã nhận được rất nhiều ý kiến có giá trị. Mình tổng hợp và post lên blog này để mọi người cùng tham khảo.
Khi nào thì s thay đi (1 con người) là cn thiết?Sự thay đổi là cần thiết khi con người ấy không muốn/không thể ở nguyên vị trí như hiện tại. Chỉ có bản thân chủ thể mới xác định được lúc nào là cần thiết. Cái tác động đến sự thay đổi bản thân nhiều là do Môi trường. Chủ thể ít khi nhận thức được mình phải thay đổi nếu không có tác động nào đó vào chủ thể. Họ sẽthay đổi khi nhận thấy sự bất ổn. Khi một người đã hài lòng và cảm thấy “an toàn” với nấc nhu cầu mong muốn của họ, họ sẽ không (hoặc rất ít) ý thức vềsự thay đổi. Khi nhận thức việc thay đổi (tâm lý, tư tưởng, hành động) sẽ mang lại cho người đó hoặc: sức khỏe; hoặc tiền bạc; hoặc sự bình an; hoặc sẽ giúp người đó có 1 công việc tốt hay đôi khi chỉ đơn giản là để người đó tìm thấy niềm vui trong công việc và cuộc sống thì họ sẽ đặt lại vấn đề thay đổi.Thay đổi là phần không thể thiếu của sự trưởng thành/tiến bộ. Tuy nhiên một điều quan trọng không kém là sự thay đổi chỉ có thể diễn ra khi người ta muốn thay đổi. Con đường, hoàn cảnh, xuất thân và khả năng của mỗi người rất khác nhau, nhưng nếu vấn đề không xuất phát từ chính họ thì cho dù có gợi mở thì điều cần thiết sẽ không bao giờ được coi là cần thiết đối với họ. Một người thấy được sự cần thiết phải thay đổi thì họ sẽ bắt đầu tự đặt câu hỏi chính mình.

Nói về cách tác động vào môi trường để khiến con người thay đổi có các luồng ý kiến:
- Cần có tấm gương sáng (người thật, việc thật, hoặc nhưng câu chuyện nhỏ)
- Tạo môi trường
- Áp đặt sự thay đổi (kể cả sử dụng biện pháp mạnh)

Trong trường hợp chủ thể không muốn thay đổi, hoặc dùng chiêu “mưa dầm thấm đất”, “hữu xạ tự nhiên hương”, hoặc lựa chọn thời điểm “chín muồi”, hoặc gây áp lực (tư tưởng, tinh thần), hoặc tạm thời để lại đó để thay đổi những con người đang có nhu cầu, khao khát thay đổi. Lựa chọn phương cách nào là tùy thuộc vào đối tượng cần thay đổi, hoàn cảnh và nguồn lực của chính mình.


Khi nào thì biết mt người tht s mun thay đi?Sự thay đổi thường đến sau khi người ta chịu một cú shock nào đó, hay trải nghiệm một điều gì đó, hay mong muốn cái gì đó hay đơn giản hơn, tiếp cận được với một ánh sáng nào đó.Không có quy luật hay biểu hiện nào là cụ thể mà nó phụ thuộc vào từng cá nhân cụ thể. Tuy nhiên có một số biểu hiện thường gặp ở những người đang thật sự muốn thay đổi:

- Người ta sẽ bắt đầu làm một việc gì đó như: nói lên mong muốn thay đổi của mình, nói nhiều đến dự định, ước mơ,… bắt đầu hành động (tìm hiểu cái mình muốn, tự vấn, nhờ tư vấn, đi học,…).

- Họ sẽ luôn đề cập (một cách ý thức hoặc vô ý thức) về điều đó mỗi khi trao đổi. Rất có thể dễ để nhận ra điều trăn trở của họ, bởi trong rất nhiều lần trò truyện sẽ có cùng một chủ đề họ muốn xoay quanh.

- Họ sẽ bắt đầu trăn trở và tự đặt những câu hỏi về chính mình và nhìn lại chính mình


Mt cam kết thay đi s được th hin như thế nào  mt người?Công việc của người hỗ trợ/muốn giúp đỡ là giúp người cần thay đổi nhận ra mục đích, động lực của việc thay đổi. Sau đó, hãy để họ tự cam kết với hạnh phúc, với tương lai của họ. Điều này tùy thuộc nhiều vào ý chí và nỗ lực của cá thể.Cam kết thay đổi thể hiện qua những hành động mới dựa trên tư tưởng, nhận thức mới. Cam kết được thể hiện yếu ớt hoặc mạnh mẽ ở một người. Điều này không phân biệt bằng hình thức thể hiện bên ngoài như hét to thì nghĩa là cam kết mạnh mẽ hơn. Nó, được thể hiện qua ánh mắt mạnh mẽ, nhìn thẳng, và những lúc mà cá nhân đó phải đối mặt với quyết định. Và cũng được thử thách qua thời gian. Cam kết sẽ có hai hướng: một là tiến lên bằng hành động thay đổi (quyết tâm), hai là quyết không chấp nhận hoàn cảnh cũ (kiên định).

Những người đang thay đổi bắt đầu nói về hành động. Họ thường có xu hướng nói hoặc nghĩ về những việc mình sẽ làm và cảm thấy thích thú mỗi khi được suy nghĩ về điều đó … Mỗi lần nhắc về điều đó là một lần những lời cam kết hành động được nhắc lại. Họ bắt đầu hành động và làm khác đi những gì họ đã làm. Hoặc làm tốt hơn, hiệu quả hơn những gì họ đang làm.


Nếu mt người đã không mun thay đi, mình có nên giúp h không?Ai cũng cần giúp đỡ để thay đổi. Nếu giúp được, hãy cho họ một tấm bản đồ và động lực để đi.Tất cả các vấn đề đều xuất phát từ chính họ, chúng ta chỉ là một nhân tố đối vớihọ. Đâu phải muốn người khác thay đổi thì họ sẽ thay đổi… Quan trọng là cách thực hiện. Hãy chia sẻ, lắng nghe và để người đó quyết định là nên thay đổi hay không. Việc đầu tiên cần thay đổi ở họ là mang đến cho họ ý thức cần thay đổi.

Với một người không muốn thay đổi thì chả giúp được ngay lập tức. Cái gì không muốn thì rất khó ép, tốt nhất là làm cho họ hiểu ra việc thay đổi là cần thiết. Có thể dẫn dụ họ mở rộng thế giới quan của mình bằng cách giới thiệu cho họnhững hiểu biết mới, cho họ một cái nhìn rộng hơn hoàn cảnh hiện tại. Hoặc chỉra cho họ thấy họ đang ở đâu (mà có khi họ không biết). Khi ấy tự người ta sẽcó mong muốn thay đổi hay không. Vì một trong những nguyên nhân người không muốn thay đổi đó là cứ nghĩ cuộc sống nó chỉ có thế, mà không biết là có những khía cạnh khác, những môi trường hay cuộc sống khác nữa.

Để giúp một người thay đổi phải nhìn ra được họ đang mong muốn nấc nhu cầu nào không? Họ đã hài lòng với nấc nhu cầu đó chưa? (Nếu có thì hài lòng ở mức độ nào? Có muốn “tốt hơn” không?); rồi linh động dùng cách phù hợp. Còn không đủ thời gian để ”nhìn” ra vấn đề của mỗi người thì chủ động định hướng họ. (phân tích tháp nhu cầu Maslow –> đánh trúng tim đen “tham – sân – si” của họ ^^).

Có những người không có khả năng nhìn nhận chính bản thân mình; cũng không biết mình có muốn/cần thay đổi không? –> Việc định hướng và tạo điều kiện cho họ tiếp cận + hòa nhập vào những môi trường (mà mình thấy họ nên hòa nhập) là cần thiết; Việc tiếp xúc với con người mới, môi trường mới thường sẽtạo động lực để họ muốn “làm mới” mình, và khi họ đã muốn rồi thì có vô vàn cách để giúp họ thay đổi.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý chưa chắc “sự thay đổi” nào cũng là tốt (và nên có); chưa chắc sự tác động nào cũng mang lại hiệu quả tích cực. Do đó, phải tác động đúng lúc, phù hợp và thuận theo tự nhiên.


Đ to ra hing thay đi tích cc, nên tác đng t nhng người đang khao khát mun thay đi (nhưng đang  tng nhn thc/mc đ gây nh hưởng đến người khác/v trí còn thp) hay tác đng vào nhng người cónh hưởng, uy tín (dù xác sut h mun thay đi mình chưa d đoán được)?Thay đổi là một trạng thái đến từ bên trong trước. Nó yêu cầu người ta phải Ngộra hoàn cảnh của mình, Ngộ ra mong ước của mình. Nếu đến từ những lực hút bên ngoài thì đó không bền vững và mang tính mê muội.Một số trường hợp thì tác động lên những người có ảnh hưởng, họ dễ nổi bật lên trên và là một tấm gương đối chiếu cho những người đang mong muốn thay đổi. Đó là một kiểu chiến lược. Tuy nhiên với đối tượng này có thể gặp nhiều khó khăn bởi thông thường họ sẽ chỉ nghe những người có ảnh hưởng và uy tín cao hơn họ.

Còn lại thì vẫn tác động và tạo hiệu ứng lên những người muốn thay đổi và những người cần thay đổi, chỉ ra cho họ cách hiểu về mình, hiểu về thế giới, giới thiệu cho họ các công cụ,… để họ có thể đi tới đích nếu muốn.

Dù tác động lên đối tượng nào, điều quan trọng là sự kiên trì và cái tâm mình dành cho họ. Nếu không đủ một bồ triết lý, hay là một nhà tư tưởng có sức truyền tải cao, thì hãy lấy những giá trị từ chính mình và những suy nghĩ chất chứa về họ để mong họ một phần nhìn ra vấn đề. Con đường ngắn nhất từ con người đến con người là “từ trái tim đến trái tim”. Cứ thẳng thắn chia sẻ lòng mình với những gì mình đã trải nghiệm, tự họ sẽ chọn con đường phù hợp với họ :) Mỗi người đều có sự tác động nhất định tới người khác tùy vào nức độ quan tâm, khả năng ảnh hưởng nhưng dù sao, hãy cứ chia sẻ, dù bạn là ai. Hãy cứquan tâm, dù người đó có thế nào đi chăng nữa…

Khi chưa đủ lực, hãy tập trung tác động đến những người bạn có thể tác động sau đó từ từ lan tỏa hiệu ứng, dần dần mở rộng đối tượng. (Khi bản thân đã đủlực & có những đồng minh cùng chí hướng, hãy tạo ra một cuộc cách mạng. ^^)

Diệu Huyền  tổng hợp