Góc cảm nhận

Nơi chia sẻ của khách hàng - những người bạn đã đồng hành và sử dụng sản phẩm của Khai Phá Bản Thân

Xem thêm

Kết nối

Góc chuyên gia

Không ai có thể thành công nếu phó mặc cuộc sống cho số phận

Bạn chẳng phải là nhà chiêm tinh hay tiên tri mới đoán trước được tương lai của một ai đó, nhưng bạn có thể nhìn thấy tương lai người khác bằng cách đặt cho họ một câu hỏi đơn giản: “Chính xác thì mục đích sống của bạn là gì – và bạn có kế hoạch gì để đạt được mục đích đó?”.

Nếu bạn đặt câu hỏi này cho 100 người, thì 98 người sẽ trả lời đại loại thế này: “Tôi muốn kiếm được nhiều tiền và thành đạt hết mức có thể”. Xét bề ngoài thì câu trả lời này rất có mục đích, nhưng nghĩ sâu hơn một chút, bạn sẽ thấy người trả lời thuộc tuýp người sống phó mặc cho số phận, họ sẽ chẳng bao giờ đạt được điều gì trong cuộc sống trừ những thành quả còn sót lại từ những người thực sự thành đạt – những người có một mục đích sống rõ ràng và có một kế hoạch cụ thể để đạt được mục đích đó. Để thành công, ngay lúc này, bạn cần xác định chính xác các mục tiêu của bạn là gì và vạch ra các bước đi để đạt được những mục tiêu đó.

Người hành động có mục đích và có kế hoạch thường có nhiều cơ hội thành công. Làm sao cuộc đời có thể đem lại cho bạn điều gì nếu bản thân bạn không biết bạn muốn gì? Làm sao người khác có thể giúp bạn thành công nếu bản thân bạn cũng chưa xác định được mình phải thành công bằng cách nào? Chỉ khi có mục đích rõ ràng, bạn mới có thể vượt qua những thất bại và nghịch cảnh cản trở đường đi của bạn.

Một trong những doanh nhân sở hữu “nhượng quyền kinh doanh” (franchise) đầu tiên và thành công nhất tại Mỹ là Lee Maranz – một người biết rõ mình muốn gì và làm thế nào để đạt được điều mình muốn. Là một kỹ sư cơ khí, Maranz đã phát minh ra máy làm kem tự động có thể làm ra kem mịn. Ông mơ ước có một chuỗi các cửa hàng kem trên khắp các bờ biển, và đã vạch ra một kế hoạch để biến ước mơ thành hiện thực.

Cũng như nhiều cá nhân khác cùng thời, Maranz đã gặt hái thành công cho mình bằng cách giúp người khác thành công. Ông đã giúp nhiều người mở cửa hàng bán kem bằng việc nhượng quyền kinh doanh. Đây là một ý tưởng mang tính cách mạng vào thời đó. Ông đã bán những chiếc máy làm kem theo giá vốn và kiếm lời từ việc bán máy trộn kem. Vậy kết quả ra sao? Đó chính là sự ra đời của một chuỗi các cửa hàng mà Maranz quyết tâm xây dựng trên toàn nước Mỹ. Ông nói: “Nếu bạn có một niềm tin mãnh liệt vào bản thân, vào những việc bạn đang làm và việc bạn muốn làm, thì không có trở ngại nào là không thể vượt qua.”

Nếu bạn muốn thành đạt, hãy chọn hôm nay là ngày chấm dứt cuộc sống phó mặc cho số phận. Hãy xác định một mục tiêu rõ ràng cho mình. Hãy viết mục tiêu đó ra giấy và khắc cốt ghi tâm nó. Hãy xác định rõ bạn cần lên kế hoạch như thế nào để đạt được mục tiêu đó. Hãy bắt đầu bằng việc ngay lập tức biến kế hoạch thành hành động.

Tương lai của bạn là do bạn tạo nên. Ngay lúc này hãy là người quyết định tương lai của mình.

Trích Bí quyết làm giàu của Napoleon Hill

Một góc nhìn về những giá trị cuộc sống (P1)

Nhng lý thuyết qun tr kinh doanh không ch có ý nghĩa trong hot đng qun lý. Trong nhiu trường hp, nhng lý thuyết này t ra rt hu ích trong cuc sng nói chung.

LTS: GS. Clayton Christensen, truờng kinh doanh Harvard, là người đầu tiên đề xướng lý thuyết Chiến lược sáng tạo đột phá. Ông đã viết nhiều bài báo và sách về lĩnh vực này, cũng như thường xuyên được mời nói chuyện với các lãnh đạo doanh nghiệp tại các hội thảo về chiến lược kinh doanh. Tuy nhiên, bài viết dưới đây của ông lại về một chủ đề rộng hơn: ứng dụng của những lý thuyết quản trị kinh doanh trong cuộc sống nói chung.

Bài viết được tổng hợp từ trao đổi của GS. với những sinh viên trường kinh doanh Harvard, khóa học 2010, trong bối cảnh niềm tin vào kinh doanh và tương lai bị lung lay nghiêm trọng do những hậu quả của khủng hoảng kinh tế thế giới cũng như những vấn đề nước Mỹ đang phải đối mặt.

Trước khi xuất bản cuốn The Innovator’s Dilemma, tôi đã nhận được điện thoại của Andrew Grove, sau này là Chủ tịch tập đoàn Intel. Ông ta đã đọc một trong những bài viết đầu tiên của tôi về công nghệ đột phá và đề nghị tôi trình bày cách áp dụng các báo cáo, nghiên cứu của mình vào thực tiễn Intel. Tôi vui vẻ nhận lời tới Silicon Valley và Grove chỉ nói thế này: “Ông có 10 phút để trình bày. Hãy cho chúng tôi biết mô hình đột phá có thể giúp gì cho Intel.” Tôi yêu cầu 30 phút, tuy nhiên khi vừa nói được 10 phút thì Grove xen vào: “Xin lỗi, tôi hiểu mô hình của ông. Ông chỉ cần giải thích cho tôi mô hình này có ý nghĩa như thế nào đối với Intel.”

Tôi khẳng định cần thêm 10 phút nữa để mô tả sự đột phá đã ảnh hưởng như thế nào trong công nghệ đối với ngành công nghiệp thép – một ngành không hề liên quan tới công nghiệp bán dẫn – để Grove và những người khác hiểu rõ quá trình đột phá diễn ra như thế nào. Tôi kể lại chuyện tập đoàn thép Nucor và các hãng sản xuất nhỏ khác đã bắt đầu từ thị trường cấp thấp nhất với sản phẩm thanh cốt thép và thép cây, sau đó dần dần tiến lên thị trường cao hơn, bán giá thấp hơn so với các cơ sở sản xuất thép truyền thống.

Khi tôi kể xong, Grove nói: “Tôi đã hiểu. Tức là với Intel…,” và bắt đầu tự giảng giải một chiến lược tiếp cận thị trường cấp thấp để tung ra sản phẩm bộ vi xử lý Celeron trong thời gian tới.

Tôi suy nghĩ rất nhiều về ngày hôm đó: Nếu tôi sa đà vào chỉ ra cho Andy Grove những phương án kinh doanh bộ vi xử lý, tôi đã “chết chắc” rồi. Thay vì tư vấn cho ông ta nên nghĩ gì, tôi hướng dẫn ông ta cách suy nghĩ để tự giải đáp câu hỏi của mình.

Kinh nghiệm này để lại dấu ấn sâu sắc trong tôi. Từ đó, mỗi khi mọi người hỏi tôi nên làm gì, tôi đều hiếm khi trả lời thẳng mà chuyển câu hỏi này qua mô hình của tôi. Tôi sẽ mô tả quá trình trong mô hình diễn ra như thế nào trong một ngành hoàn toàn khác với ngành của họ. Thường thì sau đó người ta sẽ nói: “Tôi đã hiểu.” Và tự họ sẽ trả lời câu hỏi của mình thuyết phục hơn cả tôi.

Lớp tôi dạy tại HBS được tổ chức theo cách giúp sinh viên hiểu được thế nào là lý thuyết quản lý tốt và cách thức xây dựng lý thuyết quản lý tốt. Tôi đưa ra nhiều mô hình, lý thuyết khác nhau để sinh viên suy nghĩ về những khía cạnh khác nhau của công việc quản lý trong việc thúc đẩy sự đổi mới và phát triển. Trong mỗi buổi học chúng tôi lại nghiên cứu một công ty bằng các lý thuyết, sử dụng lý thuyết để giải thích tại sao công ty rơi vào tình trạng hiện tại và tìm ra hoạt động quản lý cần thiết để đem lại kết quả như mong đợi.

Trong buổi học cuối cùng, tôi yêu cầu các sinh viên hướng lăng kính lý thuyết vào bản thân để tìm câu trả lời thỏa đáng cho ba câu hỏi: (1) Làm thế nào chắc rằng mình sẽ hài lòng trong sự nghiệp? (2) Làm thế nào chắc rằng mối quan hệ vợ chồng, gia đình sẽ hạnh phúc dài lâu? (3) Làm thế nào chắc rằng sẽ không bao giờ phải ngồi tù? Câu hỏi cuối cùng nghe không được vui lắm nhưng không phải là thừa. Bằng chứng là hai trong số 32 bạn học ở lớp Rhodes của tôi đã từng ở trong tù. Người bạn cùng lớp của tôi tại HBS, cựu giám đốc điều hành Jeff Skilling của tập đoàn Enron cũng phải ngồi tù. Họ là những người tốt nhưng một số việc trong cuộc sống đã đẩy họ vào con đường sai trái.


Theo Frederick Herzberg, động lực mạnh mẽ nhất của chúng ta là cơ hội học hỏi, phát triển trong trách nhiệm, giúp đỡ người khác và được công nhận

Khi sinh viên thảo luận câu trả lời cho ba câu hỏi trên, tôi lấy cuộc đời mình làm ví dụ để họ hiểu được cách áp dụng các lý thuyết từ giảng đường để định hướng những quyết định sau này trong cuộc đời.

Một trong các lý thuyết làm rõ nhất câu hỏi đầu tiên – Làm thế nào chắc rằng mình sẽ hài lòng trong sự nghiệp? – là của Frederick Herzberg. Frederick khẳng định động lực mạnh mẽ trong cuộc sống của chúng ta không phải là tiền bạc mà là cơ hội để học hỏi và phát triển trong trách nhiệm, giúp đỡ người khác và được công nhận. Tôi kể cho sinh viên nghe về cách nhìn nhận vấn đề của mình khi còn tự điều hành một công ty ngày chưa chuyển sang dạy học. Tôi hình dung một nhân viên quản lý dưới quyền sáng ra đi làm với lòng tự trọng tương đối cao. Nếu không được đánh giá, trọng dụng, công nhận đúng mức, hẳn lòng tự trọng bị hạ thấp sẽ ảnh hưởng không tốt tới cách cư xử của cô ấy với con cái khi trở về nhà. Tôi cũng hình dung nếu một ngày người phụ nữ ấy trở về nhà với cảm giác lòng tự trọng được nâng lên (cô đã học hỏi được rất nhiều, được công nhận vì những thành tích đáng kể, đóng góp vào sự thành công của một số sáng kiến quan trọng), cô sẽ cư xử với chồng con vui vẻ hơn rất nhiều.

Từ đó có thể kết luận: Quản lý là nghề cao quý nhất trong các nghề nếu nó được phát huy đúng. Không nghề nào có thể đem lại nhiều cơ hội giúp người khác học hỏi và tiến bộ, chịu trách nhiệm và được công nhận, đóng góp cho thành công của tổ chức như nghề quản lý. Tuy nhiên, đáng buồn thay khi ngày càng có nhiều người đi học MBA nghĩ rằng sự nghiệp trong kinh doanh là mua, bán và đầu tư vào những công ty. Họ phải hiểu rằng tập trung vào những hoạt động đó không thể nào mang lại những giá trị sâu sắc như tập trung vào xây dựng con người.

Tôi muốn các sinh viên khi rời lớp học hiểu được điều đó.

(còn tiếp)

Nguồn: Doanhnhan.net

Đừng bao giờ bỏ cuộc

Bạn có phải là người có nhiều tham vọng hay không? Nếu câu trả lời là có, tôi chắc hẳn không ít lần các bạn vấp ngã. Trong những lúc như thế, bạn làm gì? Để thành công và đạt được điều mình muốn thì bạn không được bỏ cuộc, phải vượt qua rào cản và nghịch cảnh. Tại sao ư? Bạn đọc bài viết sau đây để có câu trả lời

Mọi người rất hay hỏi tôi về bí quyết của thành công. Có rất nhiều thứ, nhưng đứng đầu danh sách của tôi là hai niềm tin:

1. Bn cn phi là mt người khao khát đu tranh.

2. Người khao khát đu tranh đó không bao gi b cuc.

Qua nhiều năm tháng tôi hiểu được rằng thành công phần lớn đeo đuổi người ở lại khi mà những người khác đã bỏ đi.

Khi bạn nghiên cứu nhng người thc s thành công bn s thy rng h tng mc phi nhiu li lm, nhưng khi h b gc gã thì h gng gượng dy… và dy…và dy. Giống như chú thỏ Bunny trong quảng cáo pin Energiner tiếp tục đi…và đi… và đi.

Abraham Lincoln thất bại trong kinh doanh, thua cuộc trong nhiều cuộc bầu cử, bị người tình bỏ rơi và đã từng bị suy nhược thần kinh. Nhưng ông không bao giờ bỏ cuộc. Ông vẫn tiếp tục cố gắng và đối với nhiều người ông là vị tổng thống vĩ đại nhất. Chúng ta hãy xem thêm một số ví dụ sau:

- Cuốn sách về trẻ em đầu tiên của tiến sỹ Seuss đã bị 23 nhà xuất bản từ chối.
- Michael Jordan đã từng bị loại khỏi đội tuyển bóng rổ của trường trung học.
- Henry Ford đã thất bại và bị phá sản năm lần trước khi đạt được thành công cuối cùng.
- Franklin D.Roosovelt đã bị quật ngã bởi bệnh nhiễm khuẩn làm viêm tuỳ sống đến bại liệt, nhưng ông không bao giờ chịu bỏ cuộc.
- Helen Keller, một người hoàn toàn điếc và mù, đã tốt nghiệp với lời khen ngợi của trường Đại học Radcliffe, và bà đã trở thành một nhà văn, một giảng viên nổi tiếng.
- Adam Clark đã phải nỗ lực 40 năm để viết lời chú giải Kinh Thánh.
- Ernest Hemingway đã chỉnh sửa tác phẩm Ông già và biển cả đến 80 lần trước khi đưa bản thảo cho nhà xuất bản.
- Trường Đại học của Bern đã không chấp nhận luận văn tiến sỹ của Albert Einstein vì cho rằng luận văn đó không thiết thực.

Tôi yêu thích câu chuyện về người huấn luyện viên bóng rổ trường trung học, ông đã cố gắng thúc đẩy những cầu thủ giữ gìn phong độ trong suốt mùa giải cam go. Giữa mùa giải, ông đã đứng trước đội và nói: “Michael Jordan đã bao giờ bỏ cuộc chưa?”, toàn đội đáp lại: “Chưa!” Ông nói to: “Anh em nhà Wright thì thế nào? Họ đã bao giờ bỏ cuộc chưa?” “Chưa!”, toàn đội lại nói lớn. “MuhuammadAli đã bao giờ bỏ cuộc chưa?”, một lần nữa đội lại nói to: “Chưa!” “Elmer McAlister đã bao giờ bỏ cuộc chưa?”

Yên tĩnh một lúc lâu, cuối cùng, một cầu thủ đã bạo dạn lên tiếng: “Ai là Elmer McAlister? Chúng tôi chưa từng nghe đến ông ấy”. Ngài huấn luyện viên trả lời ngay: “Tất nhiên là các bạn chưa từng nghe đến ông ấy – ông ấy đã bỏ cuộc!”

Các bạn có thể thấy, điều quan trọng là đừng bao giờ bỏ cuộc. Tôi biết một vận động viên đua ngựa trẻ tuổi đã thất bại tại cuộc đua đầu tiên của mình, cuộc đua lần thứ 200 và 250. Cuối cùng Eddie Arcaro có được chiến thắng ở vòng đua và trở thành một trong những vận động viên xuất sắc nhất của thời đại.

Even Babe Ruth được các nhà sử học về thể thao đánh giá là cầu thủ bóng chày xuất sắc nhất mọi thời đại nhưng ông cũng từng thất bại rất nhiều lần. Ông đã thua 1330 lần.

Winston Churchill, vốn là một người chưa bao giờ bỏ cuộc trong cuộc đời nhiều thất bại của mình, ông đã đọc bài diễn văn ngắn nhất và hào hùng nhất chưa từng có trong lễ trao giải. Mặc dù ông đã mất ba năm mới qua được chương trình lớp tám vì gặp rắc rối với môn ngữ pháp tiếng Anh, nhưng sau này Churchill đã được vào thẳng trường đại học Oxford. Khi ông tiến lên bục cùng với điếu xì gà thương hiệu của mình, cây gậy ba toong, cái mũ trên chóp đầu, ông kêu lên: “Đng bao gi t b!”. Sau đó, ông ấy ngồi xuống.

Trích t cun Pushing the Envelope ca Harvey Mackay

Ngun:  Conduongthanhcong

Diễn biến tâm trạng con người với thuyết toàn đồ (P.5)

Diễn biến thứ năm của thuyết toàn đồ

CHẤP NHẬN

Khi qua sự cố sức về năng lượng và tập trung, bạn đã vượt qua được bốn thời kỳ trên thì sức khỏe của bạn không còn gây cho bạn sự suy sụp và giận dữ nữa. Bạn đã có dịp thanh lọc các tình cảm của mình bằng cách biểu thị sự ganh tỵ của bạn đối với những người khỏe mạnh và sự giận dữ của bạn đối với những người mà bệnh tật không động tới. Bạn đã vứt bỏ sự mất mát đã uy hiếp bạn. Có thể bạn mong muốn một sự yên tĩnh hay một sự thông cảm không lời, bởi vì bạn đã ở ngưỡng cửa của một sự thay đổi. Bây giờ đến lúc bạn phải học tập “lắng nghe chính mình” để tự biết mình hơn và khác trước. Bạn đặt lại vấn đề đối với các yếu tố đã đưa bạn đến bệnh tật. Bạn bắt đầu cảm nhận được những nhu cầu đích thực của bạn và tìm kiếm một cách sống mới. Bạn sẽ đến với những người bạn mới, và có thể từ bỏ những người bạn cũ không còn phù hợp với giai đoạn mới này trong cuộc đời của bạn. Cuộc sống của bạn sẽ thay đổi để tạo sự dễ dàng cho việc chữa trị, mọi thứ sẽ qua đi nhanh chóng hơn và bạn sẽ thấy giảm đau rất nhiều, mặc dù quá trình chữa bệnh chưa kết thúc.

Khi bạn đã đạt tới thời kỳ chấp nhận, mọi thứ bớt chao đảo bởi vì từ bây giờ chỉ còn có vấn đề là thực hiện các nhu cầu của bạn mà thôi, nó sẽ giúp bạn kiểm soát tốt hơn cuộc đời của mình. “Nói lên sự thực, đó là điều tôi thực sự cần, nó sẽ giải phóng cho tôi. Tôi không còn phán xét mà chỉ có những nhu cầu và khi tôi càng nói ra các nhu cầu thì càng được thực hiện, thực là kỳ diệu!”

Với người khác, cách đi là ngược lại. Họ đã phải bỏ đi mọi sự kiểm soát và đầu hàng, điều này làm họ sợ hãi. Sự khỏi bệnh càng tiến triển thì càng biểu hiện sự bất lực của họ, trước đó là dấu hiệu của sự yếu đuối, nay trở thành biểu tượng của sức mạnh trong bối cảnh mới của cuộc đời họ. Phải có lòng tin và sự vững vàng để chiến thắng, và họ nhận ra cứ để thả mình theo chiều hướng đó, họ càng vươn tới tình yêu và sức mạnh vốn có trong họ cũng như chung quanh họ. Sự chấp nhận đến dần từng đợt từng đợt trước khi quyết định. “Tôi cảm nhận sâu sắc tầm quan trọng của quyết định, trải nghiệm này dạy tôi phải hợp tác với các nhân viên y tế và những người khác và không còn nhấn mạnh việc tự làm lấy mọi việc”.

Sự chấp nhận đến theo từng bước: Lúc đầu là quyết định, rồi sau đó đến việc nằm điều trị trong bệnh viện, cũng trong lúcnày họ tiếp tục dao động giữa các thời kỳ khác nhau, đi từ việc tự chối bỏ đến sự giận dữ, ghét bỏ mọi nhân viên y tế. May mắn thay trong lúc đó có một người bạn tốt sẵn sàng giúp đỡ họ. “Một phần quan trọng của sự đầu hàng củabạnchính là chấp nhận sự giúp đỡ của các bạn hữu của bạn

Bác sĩ Dư Quang Châu

Nguồn: Cảm xạ học

Diễn biến tâm trạng con người với thuyết toàn đồ (P.4)

Diễn biến thứ tư của thuyết toàn đồ

SUY SỤP

Sự suy sụp là những gì ta cảm nhận được khi năng lượng của chúng ta càng ngày càng yếu. Chúng ta thất vọng vì không đạt được điều chúng ta mong muốn như chúng ta đã hằng ao ước. Chúng ta cho mình không quan tâm đến nó, nhưng đó là không đúng chúng ta không thể biểu thị nỗi buồn đã cảm nhận. Chúng ta trở nên u ám và ghét bỏ sự tiếp xúc với người khác. Sự suy sụp là sự giảm đi các tình cảm. Đối với trường năng lượng của con người, sự suy sụp tương đương với sự giảm đi dòng năng lượng, như vậy một phần có liên hệ đến tình cảm. Khi chúng ta nghĩ đến suy sụp là chúng ta cũng nghĩ đến các tình cảm suy sụp.

Sự suy sụp có 3 nguyên nhân:

Nguyên nhân thứ nhất đến từ sự tước đoạt mặc cả mà ta vừa nói đến, người ta thử tự chữa cho mình bằng cách từ bỏ bản thân và tự nhận lấy trách nhiệm thay vì tìm kiếm một giải pháp trung thực.

Nguyên nhân thứ hai đến từ các tình cảm về sự mất mát. Mọi bệnh tật có nghĩa là từ bỏ các thói quen của cuộc sống hay của cơ quan trong cơ thể, ngăn chặn các cảm giác mất mát làm cho suy sụp, cảm nhận sự mất mát và để tống tiễn nó ra đi hòng làm giảm đi sự suy sụp. Nhưng cho dù có tống tiễn nó đi, nó vẫn là một dòng chảy tự do. Mọi sự mất mát dẫn tới việc bạn nghĩ đến chuyện tống tiễn nó, trong khi đó nó lại có thể can thiệp vào các thời kỳ khác nhau của quá trình chữa bệnh. Tốt nhất là bạn đừng từ chối các tình cảm mất mát đó khi chúng tràn ngập bạn, bởi vì cuối cùng chúng cũng sẽ dẫn bạn đến thời kỳ “chấp nhận”.

Cuối cùng, nguyên nhân thứ ba gắn với hiệu ứng của  các cách chữa trị kiểu tấn công và quá mạnh,của gây mê và phẫu thuật làm mất cân bằng cơ thể về mặt hóa học và làm cho suy sụp thêm. Khi cân bằng được lập lại, sự suy sụp được giảm đi khi dòng năng lượng được nối lại, sự suy sụp biến mất. Chữa trị bằng cách đặt những viên đá thạch anh có khả năng giải tỏa trường năng lượng đang bị bế tắc, giúp người bệnh hồi phục được sức khỏe nhanh hơn.

Có trường hợp sự suy sụp ở dạng từ bỏ bản thân mình. Họ sẽ tự khép mình lại và khóc lóc: “Tôi cảm thấy mình xấu xa, nếu trước đây tôi tốt hơn, tôi có thể tự chữa khỏi bệnh”. Họ có cảm giác phải tự chữa được sự bất lực của mình trước khi người ta chữa bệnh cho họ, có điều gì không ổn trong họ? Không bao giờ họ có thể tự chữa bệnh được cho mình?, và điều đó là khủng khiếp vì họ đã tưởng rằng đó là số phận của họ.

Nhưng, tất cả mọi thứ đều làm họ sợ, và họ cảm thấy mình không còn là người tốt. Thật kinh khủng biết bao khi bạn đang ở trong tình trạng đó, bạn bị bao vây bởi những tình cảm tiêu cực đó, bạn hãy nghĩ tới những cuộc sống mà bạn đã trải qua và bạn cảm thấy bị trừng phạt vì sự thiếu sót của mình.

Họ đã phải từ bỏ nhiều điều, họ cho rằng bản thân họ không thể thực sự trong nom nhà cửa hoặc tập trung vào việc thực hành chữa bệnh. Chúng tôi dự định đi chơi xa nhưng không thể thực hiện được vì bị đau quá. Với bất cứ việc gì, họ đều phải cố gắng, kể từ lúc mới dậy vào buổi sáng. Khi nằm trên giường họ đã thấy đau, khi đứng dậy họ còn cảm thấy đau hơn, và không còn biết làm gì nữa.

Họ không có lòng tin ở bản thân, và ở bất kỳ ai. Đôi lúc, có người thử áp dụng thể dục liệu pháp nhưng tình hình còn tồi tệ hơn. Họ đành bỏ cuộc và cuối cùng chịu đựng việc phẫu thuật vì biết rằng đó là giải pháp duy nhất.

Hơn nữa họ phải chia tay với những việc làm thường ngày mà họ đang theo đuổi, điều này làm cho họ rất đau khổ, họ mong muốn có một cách chữa bệnh thực sự giúp họ đảm trách được mọi việc trong khi vẫn cảm thấy được sự  sáng tạo và trí tuệ nơi mình. Họ không thể thực hiện được những công việc xưa cũ nữa, bởi vì có thể sau cuộc phẫu thuật họ mất đi những khả năng sẵn có, đó là một sự mất mát nặng nề. Họ hoàn toàn bị suy sụp sau ca mổ.

Sự suy sụp của họ cũng chỉ là sự phán xét và từ bỏ bản thân. “Tôi còng lưng dưới sức nặng của sự từ bỏ bản thân. Tôi cảm thấy không có khả năng để khỏi bệnh

Một hôm, họ tỉnh dậy bởi cảm giác đau rất mạnh ở bụng bên phải, và tự bảo có lẽ mình không kéo dài được lâu nữa. Họ không biết đó là do nguyên nhân tâm lý hay vật chất và không biết gặp ai được tư vấn. Nếu lúc đó bạn cảm thấy không thể đến khám tại thầy thuốc của mình, hãy gọi đến chúng tôi, những nhà Cảm xạ. Bạn đã không có ý thức về việc này, và từ đó mọi thứ thay đổi. Bạn đã nghĩ lại rất nhiều về ca mổ, coi như một sự từ bỏ các phán xét chống lại bản thân, và thấy được cách đích thực về tự giúp mình. Sau cuộc nói chuyện giữa chúng tôi, tấm màn ngăn cách bị xé và bạn sẽ đến gặp ngay một bác sĩ. Và bạn sẽ có một quyết định đúng đắn, và mọi việc đã được đâu vào đấy.

Khi mà bạn thôi việc từ bỏ bản thân và đi đến một quyết định thì sự  suy sụp rời khỏi bạn, và bạn bước sang thời kỳ chấp nhận.

Bác sĩ Dư Quang Châu

Nguồn: Cảm xạ học

Patricia Kuhl: Thiên tài ngôn ngữ ở trẻ em

Tại TEDxRainier, Patricia Kuhl chia sẻ những phát hiện rất thú vị về cách trẻ em học ngôn ngữ — bằng cách lắng nghe những người xung quanh chúng nói chuyện và “thu thập thống kê” của những âm mà những đứa trẻ cần phải biết. Các thí nghiệm khéo léo (và chụp hình não) cho thấy những đứa trẻ sáu tháng tuổi dùng những cách tư duy rất sắc sảo để hiểu được tế giới xung quanh chúng.

Pactricia Kuhl nghiên cứu chúng ta học ngôn ngữ như thế nào khi còn nhỏ, quan sát cái cách mà bộ não của chúng ta tiếp thu ngôn ngữ như thế nào.

Nguồn: TEDvn

Diễn biến tâm trạng con người với thuyết toàn đồ (P.3)

Diễn biến thứ ba của thuyết toàn đồ

MẶC CẢ

Khi sự giận dữ đã không đem lại cho bạn điều gì, có lẽ bạn sẽ thử làm một cuộc thương lượng, và bạn không ý thức bằng cách làm một điều thiện để có được cái mà bạn muốn. Người ta thường làm thỏa thuận này với Thượng đế, bằng những lời nói ẩn ý, và thường dựa trên một tội lỗi tiềm tàng là đã không làm một việc gì đáng lẽ “phải làm”. Việc tìm ra và nhổ tận rể cái tội lỗi đó rất là quan trọng, nó tăng thêm sự mặc cả và dẫn đến sự suy sụp. Bạn hãy nghĩ đến những điều bạn “cần phải làm và hãy tưởng tượng chúng bị tan biến. Khi bạn đã đi qua bảy thời kỳ, có thể bạn sẽ khám phá ra sự thay đổi bạn mong muốn trong cuộc đời của bạn, nhưng lúc đó không phải là do sợ hãi như lần này.

Có người thương lượng lối thoát khỏi bệnh tật, bằng cách nhờ bất kỳ ai giúp đỡ mình, trừ các bác sĩ phẫu thuật. Các bạn không giải thích được lý do gì có sự mặc cả, nhưng lại bảo mình hãy cố gắng thêm như: thiền định, tắm hơi, xoa bóp và luyện tập các môn dưỡng sinh, khí công, như thế bạn sẽ không cần phải mổ. Bạn tự nhủ rằng nếu chuyên tâm vào tập luyện các môn, như vậy bạn sẽ khỏi được bệnh.

Có bạn lưỡng lự giữa chấp nhận với hy vọng vào tác động thần kỳ của bất kỳ một phương pháp nào, bạn đã tìm hàng nghìn lý do để ngăn cản. Bạn không tin tưởng ở bác sĩ và bất kỳ ai vì bạn cũng không tin ngay cả chính mình.

Có người lại tiến hành cuộc thương lượng bằng cách “cầu nguyện với thượng đế” cứu giúp, và họ sẽ làm mọi việc mà người muốn nếu như còn sống sót họ sẽ hiến dâng cuộc đời mình cho Thượng đế dưới bấy kỳ hình thức nào. Bạn càng mặc cả thì càng cảm thấy mình yếu đuối hơn.

Bác sĩ Dư Quang Châu

Nguồn: Cảm xạ học

Diễn biến tâm trạng con người với thuyết toàn đồ (P.2)

Diễn biến thứ hai của thuyết toàn đồ

GIẬN DỮ

Thời kỳ thứ nhất, từ chối không kéo dài vĩnh viễn sẽ đến lúc chắc chắn bạn cảm nhận thấy giận dữ, điên cuồng, ghen ghét và thù hận. “Tại sao tôi chứ không là ông A – cái kẻ say rượu hay đánh vợ mình, ông B chỉ làm những điều tồi tệ…”. Những người ở quanh bạn có thể phải chịu đựng và đương đầu với cái giận dữ của bạn. Phản ứng đầu tiên bắt đầu từ gia đình, nỗi buồn, rồi nước mắt, cảm giác tội lỗi và xa lánh. Sự giận dữ của bạn càng dấy mạnh lên và nặng nề, bạn hãy vững vàng vì đây chỉ là một thời kỳ.

Dù sao, bạn cũng có lý khi giận dữ, bạn phải ngừng các hoạt động, bạn không còn có khả năng làm một số việc, và phải tiêu tiền vào việc chữa bệnh, thay vì dùng tiền để đi du lịch. Bất cứ ai, phải qua quá trình chữa bệnh đều cảm nhận được giận dữ ở mức độ nào đó, khác nhau ở chỗ có người đi đến sự bùng nổ, và có những người không bao giờ để sự giận dữ biểu lộ ra bên ngoài. Lại có người khi bước sang thời kỳ thứ hai, sự giận dữ không còn giới hạn. Họ giận Thượng đế, người đã làm cho tay của họ bị liệt và rồi họ không sử dụng được cánh tay, mà chúng lại chính là phương tiện để bạn phát huy trí tuệ và sáng tạo…

Trái lại, đối với một số người, sự giận dữ chỉ là một xúc cảm như các xúc cảm khác.

Bạn bị nhấn chìm trong mọi thứ tình cảm, trong đó có sự giận dữ chỉ gắn liền với việc thiếu tiện nghi, không có gì hơn. Nhiều khi bạn lại giận những người không có khả năng chữa bệnh cho bạn, bao gồm cả các bác sĩ. Bạn dao động giữa sự giận dữ và sự thỏa thuận đã đưa bạn sang thời kỳ thứ ba, thời kỳ “mặc cả” mà bạn cũng như mọi người sẽ thấy nó rất thú vị.

Bác sĩ Dư Quang Châu

Nguồn: Cảm xạ học

Diễn biến tâm trạng con người với thuyết toàn đồ (P.1)

Tôi nhận thấy rằng trong quá trình chữa trị, kết quả trị liệu đi theo một dòng chảy không đều. Lúc đầu sự cải thiện từ bên trong hầu như tự động và tiếp theo là một sự thụt lùi. Bệnh nhân nghi ngờ cách chữa trị, vì cảm thấy không được tốt bằng lúc đầu. Nhưng trường năng lượng của họ rõ ràng được cải thiện, mất cân bằng ít hơn và các cơ quan vận hành tốt hơn. Tuy nhiên, họ lại cảm nhận thấy mất cân bằng nhiều hơn và đang còn tồi tệ hơn. Thực ra, họ chịu đựng kém hơn những gì trước kia được coi là bình thường, bởi vì họ đã khỏe hơn.

Tôi cũng nhận thấy có các kỳ riêng biệt, vốn có trong quá trình thay đổi của con người. Sự chữa khỏi bệnh dẫn đến những thay đổi về tinh thần, xúc cảm và tâm hồn cũng như  vật chất. Mỗi người phải đánh giá được sự thay đổi đó có ý nghĩa gì và đưa nó vào trong bối cảnh mới.

Điều cần thiết đầu tiên là chấp nhận, có vấn đề và trải nghiệm nó, không quay lưng lại nó. Tôi nhận thấy một người bệnh “Cảm thấy đau ốm hơn” khi đang phải đương đầu với hoàn cảnh và ý thức được một mặt khác của vấn đề. Sự giận dữ anh ta cảm thấy không phải từ trạng thái của mình xấu đi mà là từ tất cả những gì anh ta phải làm. Trong trường hợp này hầu hết bệnh nhân chọn một giải pháp dễ dàng lấy cớ họ đã có nhiều cố gắng và không muốn đối mặt nữa. Nhưng trái lại, những người có dũng khí liền lập tức lao ngay vào vấn đề và nói: “Nào, can đảm lên!”.

Sự chữa trị, cũng như phương pháp chữa trị là một quá trình theo chu kỳ hút người bệnh vào vào một dòng xoáy kiến thức. Một chu kỳ sẽ có độ uyển chuyển lớn hơn khi người bệnh càng đi sâu vào bản chất đích thực của mình. Và mỗi người chúng ta tự do quyết định một cách khác nhau về diễn tiến của cuộc hành trình.

Mọi bệnh tật đòi hỏi người bệnh phải thay đổi để giúp cho quá trình chữa trị, và mọi thay đổi tương đương với một sự từ chối, từ chối với cái chết, từ chối một phần của người bệnh như thói quen, công việc, lối sống, lòng tin hay một cơ quan vật chất của cơ thể. Bản thân bạn, nhân danh là bệnh nhân, nhà Cảm xạ chữa bệnh hãy trải nghiệm qua thời kỳ của bệnh tật, qua mô tả bởi Tiến sĩ Elisabeth Kubler – Ross trong quyển “On Death and DyingTừ chối, giận dữ, mặc cả, suy sụp, chấp nhận. Cuối cùng bạn cũng sẽ qua hai thời kỳ phụ: hồi sinh, sáng tạo cuộc đời mới. Tất cả các thời kỳ là một phần của quá trình và nhà Cảm xạ chữa trị có nghĩa vụ phải tôn trọng các thời kỳ mà bệnh nhân đi qua, không cố gắng kéo người bệnh ra khỏi thời kỳ đó trừ trường hợp có nguy hiểm đến cơ thể vật chất, và với một sự tế nhị lớn.

Diễn biến thứ nhất của thuyết toàn đồ

THÁCH THỨC

Mỗi người cảm nhận được lúc này hay lúc khác có cái “nhu cầu từ chối”. Tất cả mọi người chúng ta đều muốn loại bỏ các trải nghiệm nặng nề của cuộc sống, vì sợ không thể hoặc không muốn đương đầu với chúng. Khi bị đau ốm, phản ứng đầu tiên là sự từ chối vẫn có thể xuất hiện. Đó là một sự tự vệ nhất thời, bước đầu trên con đường chấp nhận. Nếu bạn phải đương đầu với một bệnh nặng, bạn sẽ không chịu nổi nếu nói nhiều về vấn đề này, đó là điều tự nhiên bạn phải có thời gian để quen, bạn hãy sử dụng thời gian đó.

Bạn sẽ dễ dàng kể về bệnh tật của bạn với gia đình, bạn bè và các nhà chuyên môn về Y tế, nhưng không phải với các người khác, điều này cũng là bình thường, mọi thứ đều tùy thuộc vào lòng tin của bạn với người đối thoại, bạn hãy cần lưu ý điều này và tình cảm của họ đối với sức khỏe của họ và sức khỏe của bạn. Có thể bạn phản ứng với những gì xảy ra nơi họ (Các nhà chuyên môn về sức khỏe biết được tầm quan trọng của những phản ứng của họ với bệnh tật và hậu quả của chúng lên tình trạng người bệnh được họ chữa trị).

Bạn đừng quên rằng sự từ chối là việc hoàn toàn bình thường, và tất cả chúng ta đều làm như thế, ít ra cũng là không muốn được coi như một người điên! Nhưng khi bạn đã có khả năng đương đầu, sự từ chối đó biến mất. Việc kiên trì từ chối có thể có những hậu quả nặng nề. Nhưng phải đề cập vấn đề với lòng trắc ẩn tình yêu thương đối với bản thân bạn và từ phía người khác. Bạn hãy bắt đầu bằng cách tập hợp quanh bạn những người mà bạn yêu thương, tin cậy, với họ bạn có thể được chia sẻ.

Có sự từ chối được biểu thị là do không biết những thông điệp phát đi từ cơ thể và hệ thống làm cho ổn định của chính chúng ta. “Tôi nhớ, tôi đau đớn ở vai lan đến tận khuỷu tay, và tôi tự bảo đấy là do tuổi tác, có thể là một chút thấp khớp, tôi không cần chú ý, chắc rồi sẽ khỏi thôi mà. Rồi dần dà khi chải tóc bạn sử dụng tay có cảm giác khó khăn và càng về lâu về dài cơn đau từng cơn biến thành đau liên tục… bạn mất hết sức lực nơi bàn tay và cánh tay và ngay việc mở cúc áo bạn cũng phải nhờ đến người khác giúp đỡ… Bạn đã từ chối sự hiển nhiên mà chỉ luôn nghĩ đến đó là viêm khớp và không muốn lo lắng đến nó.

Cánh tay cũng yếu đi từng lúc, và bạn quên đi tuy có những lúc hốt hoảng vì không cầm được túi đi chợ, bạn xua đuổi nỗi sợ hãi bằng cách đổi tay cầm túi. Nhưng chúng tôi tin rằng phản ứng từ chối đó là cần thiết để chữa bệnh phát triển đến lúc cần phải mổ, mà hiện nay thì chưa phải lúc. Nếu bạn biết sớm hơn, và được chẩn đoán bệnh cho bạn sớm hơn, nhưng thực sự mà nói, bạn thích thái độ từ chối đó hơn.

Lúc này bạn mới thấy tầm quan trọng của tâm thể là như thế nào. Và bạn đừng bao giờ nghĩ chỉ khi thấy bất lực, bạn mới nhờ đến sự giúp đỡ của người khác.

Bất lực là có ý nghĩa thế nào? Và phải học cách buông xuôi để cảm thấy được an toàn. Và bạn cần hiểu rõ điểm này bằng cách phân tích các thời kỳ của chữa trị.

Sự từ chối cũng là một dạng của sự không biết đến đau đớn. Và chỉ khi đến lúc bệnh trở nên trầm trọng bạn mới nhận ra được sự từ  chối. Bạn đau đớn, nhức nhối rất nhiều, nhưng lại cứ  tự bảo mình có thể tự khỏi được bệnh”.

Cái sợ làm cơ sở cho sự từ chối, sợ những gì phải đương đầu và vượt qua nguyên nhân của bệnh tật. Có thể bạn sợ không thể chữa khỏi bệnh cho mình, bạn sợ bệnh viện, sợ sự bất lực vật chất được tạo ra bởi ca mổ. Bạn sợ chết tuy không có lý do gì. Nỗi sợ đó làm cho bạn từ chối việc chữa bệnh mặc dù bệnh đã rất lâu.

Có bạn lại nghĩ: “Tôi sợ phải mổ, sợ những hệ lụy kéo theo vì đây không phải là cách chữa khỏi bệnh một cách tự nhiên”. Tôi sợ nếu bệnh phải mổ thì sau này cánh tay không sử dụng được nữa, bởi vì nhờ vào bàn tay bạn có thể làm một hoạt động sáng tạo.

Những nỗi sợ của chúng ta đôi khi không hợp lý lẽ, nhưng chúng lại có thực và mạnh mẽ.

Có bạn bị bướu độc (bazedow) nghĩ: “Tôi sợ người ta cắt cổ mình, nếu tôi có vấn đề ở cổ, như thế thì là hết sức khủng khiếp”. Chúng ta phải trải qua hai chu kỳ của các thời kỳ khác nhau: từ chối – giận dữ – mặc cả – chấp nhận; một thời kỳ trước lúc được bác sĩ chẩn đoán, thời kỳ kia sau lúc bác sĩ bảo bạn đến khám tại khoa nhà phẫu thuật để có ý kiến. Bạn sẽ phải thốt lên: “Không, không phải thế!”.

Có người sẽ hỏi tại sao bạn lại sợ phải mổ đến như vậy.

Bạn sẽ trả lời là không biết tại sao, nhất là trong trường hợp của người đã có lần phải trải qua phẫu thuật, họ cảm thấy khủng khiếp vì cảm nhận người ta xâm phạm đến một phần sự sống của cuộc đời họ và có thể chết vì nó. Nỗi sợ hãi đó đã làm hoãn lại mọi công việc và bạn không muốn đến gặp bác sĩ vì tin chắc chắn rằng mình sẽ bị cắt cổ. Khi đến gặp bác sĩ phẫu thuật, có người vừa khóc, vừa nói “Tôi không muốn đi, tôi không thể chịu được, tại sao một việc như vậy lại đến với tôi chứ”.

Trong lúc này bạn cần có sự giúp đỡ và động viên của gia đình và bạn bè, và chia sẻ nỗi sợ của mình với họ, nói ra được nỗi sợ là rất quan trọng dù nó là sự thực hay không phải là sự thật. Sự chia sẻ sẽ làm thay đổi sợ hãi, nếu không được chia sẻ và thông cảm nó biến thành giận dữ.

(còn nữa)

Bác sĩ Dư Quang Châu

Nguồn: Cảm xạ học

Ron Gutman: Sức mạnh tiềm ẩn của nụ cười

Ron Gutman đã tìm hiểu rất nhiều nghiên cứu về nụ cười và tìm ra những kết quả đáng ngạc nhiên. Bạn có biết rằng nụ cười có thể là dấu hiệu dự đoán tuổi thọ cũng như có một ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe toàn cuộc đời bạn? Hãy chuẩn bị để co giãn một số cơ mặt khi bạn tìm hiều thêm về hành vi mang tính lây truyền ấy.
Ron Gutman là nhà sáng lập kiêm CEO của HealthTap, một trang thông tin sức khỏe cá nhân đang được thử nghiệm. Anh cũng là nhà tổ chức của chương trình TEDxSiliconValley.
Nguồn: TEDvn