Góc cảm nhận

Nơi chia sẻ của khách hàng - những người bạn đã đồng hành và sử dụng sản phẩm của Khai Phá Bản Thân

Xem thêm

Kết nối

quản lý

Một góc nhìn về những giá trị cuộc sống (P.3)

Hãy nghĩ về thước đo sau này sẽ đánh giá cuộc đời bạn và quyết định sống mỗi ngày làm sao để cuối cùng cuộc đời bạn được đánh giá là thành công.

LTS: Đây là phần cuối của loạt bài “Một góc nhìn về những giá trị cuộc sống”.

Tránh lỗi “Chi phí biên”

Chúng ta được học trong môn kinh tế và tài chính là khi đánh giá lựa chọn những phương án đầu tư khác nhau, cần bỏ qua chi phí chìm và chi phí cố định, và tập trung vào các chi phí biên và lợi nhuận biên của từng phương án. Trong lớp học tôi đã chỉ ra rằng cách tiếp cận này làm các công ty tự giới hạn mình ở những thành tựu quá khứ, thay vì hướng đến xây dựng những năng lực cần thiết trong tương lai. Nếu chúng ta biết chắc rằng tương lai sẽ giống như quá khứ thì lý thuyết này là đúng. Nhưng nếu tương lai khác quá khứ – và thường là như thế – thì đây không phải là một cách tiếp cận hữu ích.

Lý thuyết này giải quyết câu hỏi thứ ba tôi đã đặt ra cho sinh viên – Làm sao để có một cuộc đời trong sạch (không tù tội). Chúng ta thường vô tình áp dụng lý thuyết chi phí biên vào cuộc đời khi lựa chọn giữa đúng và sai. Giọng nói trong đầu ta lên tiếng: “Mình biết là thông thường không ai làm như vậy. Nhưng trong tình huống có thể châm chước, mình chỉ làm một lần này cũng không sao.” Chi phí biên của việc làm sai “chỉ một lần này” luôn có vẻ thấp. Chính vì thế bạn mới dễ bị gạt, bạn sẽ không để ý tới toàn bộ hậu quả phía trước cũng như toàn bộ chi phí phát sinh từ lựa chọn làm sai. Lời giải thích cho sự bất nhất và thiếu trung thực đểu có thể tìm thấy trong lý thuyết chi phí biên cho lựa chọn “chỉ một lần này.”

Tôi muốn kể cho các bạn làm thế nào tôi hiểu được hậu quả tiềm tàng của cái gọi là “chỉ một lần này” trong cuộc đời. Khi là sinh viên, tôi chơi trong đội bóng rổ trường Oxford. Chúng tôi chơi ngày càng ăn ý và đến cuối mùa giải vẫn chưa để thua trận nào. Các thành viên trong đội là những người bạn tốt nhất tôi đã từng có trong cuộc đời. Đội tuyển của chúng tôi đã vào đến vòng chung kết và trận tranh chức vô địch dự kiến sẽ diễn ra vào Chủ nhật. Tuy nhiên năm 16 tuổi tôi đã từng thề trước Chúa rằng sẽ không bao giờ chơi bóng vào Chủ nhật. Vì vậy, tôi tới gặp huấn luyện viên để giải thích vấn đề của mình. Huấn luyện viên và bạn bè đều cảm thấy rất khó khăn bởi vì tôi chơi ở vị trí trung tâm. Mọi người đều thuyết phục: “Cậu phải chơi. Cậu không thể phá vỡ quy tắc chỉ một lần này sao?”

Tôi rất ngoan đạo, vì vậy tôi vẫn không vào sân và cầu nguyện cho những gì mình nên làm. Tôi cảm thấy mình không nên làm sai lời thề, vì vậy tôi đã không tham gia trận chung kết.

Nói chung đó chỉ là một quyết định nhỏ về một trong vài ngàn ngày Chủ nhật của cuộc đời. Về lý thuyết, tôi có thể vi phạm nguyên tắc chỉ một lần đó và không bao giờ lặp lại. Nhưng khi nhìn lại, quyết định kháng lại sức cám dỗ của tiếng nói “Trong tình huống có thể châm chước, mình chỉ làm một lần này cũng không sao” đã chứng minh là một trong những quyết định quan trọng nhất cuộc đời tôi. Tại sao ư? Cuộc đời tôi là một dòng chảy bất tận những “tình huống có thể châm trước,” nếu vượt qua nguyên tắc một lần, tôi hoàn toàn có khả năng lặp lại nhiều lần sau đó.Nghe

Bài học tôi rút ra từ việc này là giữ nguyên tắc suốt 100% cuộc đời sẽ dễ hơn so với 98% cuộc đời. Nếu bạn gật đầu “chỉ lần này thôi”, bạn sẽ phải hối tiếc vì kết cục sau này như trường hợp một số người bạn của tôi. Bạn phải xác định điều mà bạn tin tưởng và vạch ra một giới hạn an toàn cho bản thân.

Ghi nhớ tầm quan trọng của đức tính khiêm tốn

Tôi hiểu sâu sắc điều này khi được mời dạy một lớp về lòng khiêm tốn tại Harvard College. Tôi yêu cầu tất cả sinh viên miêu tả người có đức tính khiêm tốt nhất mà họ biết. Một đặc diểm nổi bật của những người khiêm tốn là họ đều có lòng tự trọng rất cao. Họ biết mình là ai và hài lòng về việc mình là ai. Chúng tôi cũng đồng ý rằng sự khiêm tốn không thể hiện qua hành vi hay thái độ tự hạ thấp bản thân mà nằm ở lòng quý trọng bạn dành cho mọi người. Hành vi tốt xuất phát tự nhiên từ sự khiêm tốn như vậy. Ví dụ, bạn sẽ không bao giờ trộm đồ của ai bởi vì bạn quý trọng người đó. Bạn cũng sẽ không nói dối ai vì bạn quý trọng họ.

Điều quan trọng là phải đưa sự khiêm tốn vào cuộc sống. Bởi khi bạn học trong một trường đại học hàng đầu, hầu như tất cả những gì bạn học được đều từ những người thông minh hơn và nhiều kinh nghiệm hơn bạn, đó là cha mẹ, giáo viên, sếp của bạn. Nhưng một khi bạn đã tốt nghiệp HBS hoặc bất kỳ trường đại học hàng đầu nào, đại đa số những người mà bạn sẽ tiếp xúc hàng ngày khó có thể thông minh hơn bạn. Nếu bạn giữ suy nghĩ chỉ có người thông minh hơn bạn mới có điểm đáng để bạn học tập thì cơ hội học tập của bạn sẽ rất hạn chế. Nhưng nếu bạn có được đức tính khiêm tốn và tinh thần ham học hỏi từ tất cả mọi người thì cơ hội học tập của bạn là không giới hạn. Nói chung, bạn chỉ có thể khiêm tốn một khi cảm thấy hài lòng về bản thân và bạn muốn giúp đỡ những người xung quanh cũng cảm thấy hài lòng về bản thân như bạn. Khi chúng ta bắt gặp những người hành động kiêu căng, ngạo mạn hoặc thích hạ thấp phẩm giá người khác, chính cách cư xử của họ đã tố cáo họ là người thiếu tự trọng. Họ phải hạ thấp người khác mới có thể có cảm giác hài lòng về bản thân.

Chọn thước đo đúng

Năm vừa qua tôi biết rằng mình bị ung thư và phải đối mặt với khả năng kết thúc cuộc sống sớm hơn dự định. May mắn là tình hình hiện giờ của tôi có vẻ có chuyển biến tốt hơn. Tuy nhiên tình huống trên đã giúp tôi có cơ hội nhìn rõ hơn vào cuộc đời mình.

Tôi biết những ý tưởng của mình đã đem về nguồn lợi nhuận khổng lồ cho các công ty như thế nào; tôi biết rằng mình có tầm ảnh hưởng lớn. Nhưng khi đương đầu với bệnh tật, tầm ảnh hưởng đó không còn quan trọng với tôi nữa. Tôi đã kết luận rằng thước đo mà Chúa dùng để đánh giá cuộc đời tôi không phải là tiền bạc mà là những con người đã được tôi giúp đỡ.

Tôi nghĩ đó là thước đo dành cho tất cả chúng ta. Đừng suy nghĩ vì sự nổi bật cá nhân bạn đã đạt được; hãy suy nghĩ về những người mà bạn đã giúp đỡ trở thành người tốt hơn. Lời khuyên cuối của tôi là: Hãy nghĩ về thước đo sau này sẽ đánh giá cuộc đời bạn và quyết định sống mỗi ngày làm sao để cuối cùng cuộc đời bạn được đánh giá là thành công.

Nguồn: Doanhnhan.net

Một góc nhìn về những giá trị cuộc sống (P.2)

Việc lựa chọn và theo đuổi thành công sự nghiệp là một công cụ để đạt được mục đích của bạn. Nhưng không có mục đích, cuộc sống sẽ trở thành vô nghĩa.

LTS: Đây là phần tiếp theo của bài viết Một góc nhìn về những giá trị cuộc sống.

Tạo dựng chiến lược cho cuộc đời bạn

Lý thuyết hữu ích cho việc trả lời câu hỏi thứ hai – Làm thế nào chắc rằng mối quan hệ vợ chồng, gia đình sẽ hạnh phúc dài lâu? – liên quan tới việc xác định và thực hiện chiến lược. Theo đó, chiến lược của công ty phụ thuộc rất nhiều vào việc lãnh đạo công ty muốn đầu tư vào những sáng kiến nào.

Nếu quá trình phân bổ nguồn lực của công ty không được quản lý tốt, kết quả sẽ vô cùng khác biệt so với những gì quản lý dự định. Chính vì hệ thống ra quyết định được thiết kế để “lái” đầu tư vào các sáng kiến đem lại hiệu quả nhanh chóng, rõ ràng nhất, nên các công ty không quan tâm xứng đáng đến các sáng kiến phục vụ cho chiến lược dài hạn.

Khi gặp lại các bạn học cùng lớp tại trường kinh doanh Harvard từ năm 1979 trong những lần họp lớp, tôi thấy ngày càng có nhiều người sống không hạnh phúc, phải ly dị và bị con cái đối xử lạnh nhạt. Tôi có thể đảm bảo rằng khi mới tốt nghiệp, không một ai trong số họ lên chiến lược ly dị và giáo dục những đứa con đối xử thờ ơ với cha mẹ. Tuy nhiên, họ lại thực hiện chiến lược đó. Lý do ư? Họ đã không kiên định lấy mục đích cuộc sống làm trọng tâm khi phân bổ thời gian và trí lực.

Thật bất ngờ khi phần lớn trong số 900 sinh viên trường kinh doanh Harvard tuyển chọn mỗi năm từ những cá nhân ưu tú nhất thế giới lại suy nghĩ rất ít về mục đích cuộc đời. Tôi nói với họ rằng thời gian học tập tại đây có thể là một trong những cơ hội cuối cùng để họ suy nghĩ. Nếu họ nghĩ rằng sau này sẽ có thêm thời gian và sức lực cho vấn đề này, họ đã nhầm, bởi vì cuộc sống chỉ đòi hỏi nhiều hơn mà thôi: Bạn phải trả nợ, phải làm việc 70 giờ một tuần, phải lo lắng cho vợ chồng, con cái.

Với tôi mà nói, có một mục đích rõ ràng trong cuộc đời luôn là điều then chốt. Nhưng điều đó khiến tôi phải suy nghĩ rất lâu mới hiểu được. Khi học tại Rhodes, chương trình rất nặng. Tôi quyết định dành ra một giờ mỗi đêm để đọc sách, suy nghĩ và cầu nguyện về việc vì sao Chúa đã cho tôi có mặt trên đời. Giữ được thói quen này rất khó vì mỗi giờ như vậy, tôi phải tạm ngưng việc học môn kinh tế lượng ứng dụng. Tôi phải tranh đấu vì việc lấy thời gian học ra để suy nghĩ, và bù lại, cuối cùng đã tìm ra mục đích cuộc đời.

Nếu cứ chăm chăm giữ một giờ mỗi ngày cho việc học để thành thạo giải quyết các bài toán kinh tế ứng dụng trong phân tích hồi quy, có thể tôi đã bỏ phí cả cuộc đời. Tôi áp dụng các công cụ kinh tế lượng vài lần một năm nhưng áp dụng suy nghĩ về mục đích cuộc đời cả 365 ngày trong năm. Đó là điều hữu ích nhất mà tôi từng biết.

Tôi hứa với sinh viên rằng nếu họ dành thời gian để xác định mục đích cuộc đời, sau này nhìn lại họ sẽ thấy đây là điều quan trọng nhất học được ở trường kinh doanh Harvard. Nếu không xác định mục đích cuộc đời, họ sẽ chỉ như con thuyền không lái chơi vơi giữa đại dương cuộc đời đầy sóng gió. Xác định rõ mục đích cuộc đời sẽ giúp bạn nhanh chóng lĩnh hội được những kiến thức về bảng điểm cân bằng, năng lực cốt lõi, sáng tạo đột phá, nguyên tắc 4P, mô hình năm áp lực.

Mục đích của tôi xuất phát từ đức tin tôn giáo nhưng đức tin không phải là điều duy nhất giúp con người có được định hướng. Ví dụ: một sinh viên cũ của tôi xác định mục đích cuộc đời là đem lại sự trung thực và thịnh vượng kinh tế cho đất nước và nuôi dạy con cái để sau này chúng cũng có tinh thần mục đích cuộc đời như cha mình. Mục đích của anh ta cũng giống tôi, là tập trung vào gia đình và những người xung quanh.

Việc lựa chọn và theo đuổi thành công sự nghiệp là một công cụ để đạt được mục đích của bạn. Nhưng không có mục đích, cuộc sống sẽ trở thành vô nghĩa.

Không có mục đích, cuộc sống sẽ trở thành vô nghĩa.

Phân bổ nguồn lực

Quyết định của bạn về phân bổ thời gian, sức lực, tài năng sẽ định hình chiến lược cho cuộc đời bạn.

Tôi có rất nhiều mục đích cạnh tranh lẫn nhau về nguồn lực: xây dựng quan hệ tốt với bà xã, nuôi dạy con cái thành tài, đóng góp cho cộng đồng, thành đạt trong sự nghiệp, làm công tác xã hội… Và tôi cũng gặp phải những vấn đề như một doanh nghiệp gặp phải. Tôi cũng chỉ có một lượng thời gian, sức lực, tài năng nhất định. Vậy phải phân bổ như thế nào cho những mục đích trên?

Phân bổ các lựa chọn có thể khiến cuộc sống của bạn đổi khác rất nhiều so với dự định ban đầu. Đôi khi điều đó là tốt: Cơ hội là những gì bạn không bao giờ định trước được. Nhưng nếu bạn đầu tư nguồn lực thiếu hợp lý, kết quả thu về sẽ không tốt. Khi tôi nghĩ về những người bạn học cũ với nhiều bất hạnh trong cuộc đời, tôi tin chắc rằng nguyên nhân chính vì họ quá tập trung vào những mục đích ngắn hạn.

Khi một người luôn mong muốn thành công trong sự nghiệp – đây cũng là đặc điểm của tất cả sinh viên trường kinh doanh Harvard – có thêm nửa giờ hoặc thêm sức lực, họ sẽ phân bổ một cách vô thức cho các hoạt động có thể đem lại lợi ích dễ thấy nhất. Và sự nghiệp là cái thể hiện rõ ràng nhất bước tiến của chúng ta. Bạn vận chuyển một món hàng, hoàn thành thiết kế, bài phát biểu, việc bán hàng, dạy học, viết bài đăng báo; bạn sẽ được trả tiền và được thăng tiến.

Ngược lại, đầu tư thời gian và công sức vào mối quan hệ với vợ chồng, con cái thường không đem lại cảm giác thành công ngay. Trẻ con ngày nào cũng mắc lỗi. Phải đợi 20 năm bạn mới có thể thảnh thơi nói rằng: “Tôi đã dạy một đứa con nên người.” Bạn có thể xao nhãng mối quan hệ với vợ/chồng và việc này xem chừng cũng chẳng phá hủy điều gì. Những người luôn định hướng để thành công thường có xu hướng xao nhãng này – họ đầu tư quá ít cho gia đình và quá nhiều cho sự nghiệp dù những mối quan hệ gia đình với họ mới là nguồn hạnh phúc lớn lao, dài lâu nhất.

Nếu bạn nghiên cứu những thất bại trong kinh doanh, bạn sẽ thấy nguyên nhân chủ yếu là do người ta đã quá tập trung vào những mục đích ngắn hạn. Trong cuộc sống cá nhân cũng vậy, bạn sẽ thấy chúng ta đang để tâm ngày càng ít cho những việc mà chúng ta từng nói là quan trọng nhất.

Xây dựng văn hóa

Một mô hình quan trọng dạy trong lớp chúng tôi là Những công cụ hợp tác; mô hình này nói rằng là một nhà quản lý biết nhìn xa trông rộng không phải là tất cả. Những lãnh đạo có tầm nhìn xa và có khả năng định hình những bước đi tương lai của tổ chức chưa chắc đã có khả năng thuyết phục nhân viên cùng hợp tác nhằm đưa công ty tiến theo hướng đi mới. Khơi dậy sự hợp tác cần thiết nơi nhân viên là một kỹ năng quản lý quan trọng.

Mô hình này thể hiện sự hợp tác theo hai khía cạnh: (1) các nhân viên có chung mục đích làm việc, và (2) các nhân viên đồng thuận về những gì phải làm để đạt được mục đích. Khi sự đồng thuận ý kiến theo cả hai khía cạnh không cao, bạn phải sử dụng các “công cụ mạnh” như bắt buộc, cảnh cáo, phạt… để đảm bảo sự hợp tác. Nhiều công ty bắt đầu từ bước này, đó là lý do những người sáng lập phải xác định rõ việc phải làm và làm như thế nào. Nếu các nhân viên hợp tác giải quyết vấn đề thành công, sự đồng thuận bắt đầu được thiết lập.

Edgar Schein của MIT đã miêu tả quá trình này như một cơ chế mà thông qua đó văn hóa được xây dựng. Cuối cùng, mọi người thậm chí không phải nghĩ về việc liệu cách làm của họ có đem lại thành công hay không. Họ nắm lấy các ưu tiên và làm theo các quy trình một cách tự nhiên – nghĩa là họ đã tạo ra văn hóa. Văn hóa, theo luật bất thành văn, tạo ra các phương pháp được chấp nhận mà các thành viên trong nhóm sử dụng để giải quyết vấn đề lặp lại. Văn hóa cũng xác định mức độ ưu tiên cho các vấn đề khác nhau. Nó có thể là một công cụ quản lý mạnh.

Khi sử dụng mô hình này để giải quyết câu hỏi “Làm thế nào chắc rằng mối quan hệ vợ chồng, gia đình sẽ hạnh phúc dài lâu?”, sinh viên của tôi nhanh chóng nhận ra những cách thức đơn giản nhất mà các bậc cha mẹ sử dụng để có được sự hợp tác từ phía con trẻ chính là những biện pháp ép buộc. Tuy nhiên khi con cái đến tuổi thiếu niên, những biện pháp này thường hết tác dụng. Lúc đó, các ông bố bà mẹ bắt đầu ước rằng họ đã rèn luyện con từ rất nhỏ để xây dựng văn hóa gia đình trong đó lũ trẻ sống hòa thuận với anh chị em, vâng lời cha mẹ, biết chọn điều hay để làm một cách tự nhiên. Gia đình, giống như công ty, cũng có văn hóa. Và văn hóa ở đây có thể được xây dựng một cách vô thức.

Nếu bạn muốn con cái có lòng tự trọng và tự tin cao để chúng có thể giải quyết những vấn đề khó khăn, bạn phải hiểu những phẩm chất ấy sẽ không tự nhiên hình thành ở trường phổ thông. Bạn phải giúp trẻ xây dựng phẩm chất đó từ nền tảng văn hóa gia đình và bạn phải suy nghĩ về điều này từ rất sớm. Giống như các nhân viên trong công ty, trẻ em trong gia đình phải xây dựng lòng tự trọng bằng cách thực hiện những nhiệm vụ khó khăn và tìm hiểu xem việc gì là có tác dụng.

(còn nữa)

Nguồn: Doanhnhan.net

Không ai có thể thành công nếu phó mặc cuộc sống cho số phận

Bạn chẳng phải là nhà chiêm tinh hay tiên tri mới đoán trước được tương lai của một ai đó, nhưng bạn có thể nhìn thấy tương lai người khác bằng cách đặt cho họ một câu hỏi đơn giản: “Chính xác thì mục đích sống của bạn là gì – và bạn có kế hoạch gì để đạt được mục đích đó?”.

Nếu bạn đặt câu hỏi này cho 100 người, thì 98 người sẽ trả lời đại loại thế này: “Tôi muốn kiếm được nhiều tiền và thành đạt hết mức có thể”. Xét bề ngoài thì câu trả lời này rất có mục đích, nhưng nghĩ sâu hơn một chút, bạn sẽ thấy người trả lời thuộc tuýp người sống phó mặc cho số phận, họ sẽ chẳng bao giờ đạt được điều gì trong cuộc sống trừ những thành quả còn sót lại từ những người thực sự thành đạt – những người có một mục đích sống rõ ràng và có một kế hoạch cụ thể để đạt được mục đích đó. Để thành công, ngay lúc này, bạn cần xác định chính xác các mục tiêu của bạn là gì và vạch ra các bước đi để đạt được những mục tiêu đó.

Người hành động có mục đích và có kế hoạch thường có nhiều cơ hội thành công. Làm sao cuộc đời có thể đem lại cho bạn điều gì nếu bản thân bạn không biết bạn muốn gì? Làm sao người khác có thể giúp bạn thành công nếu bản thân bạn cũng chưa xác định được mình phải thành công bằng cách nào? Chỉ khi có mục đích rõ ràng, bạn mới có thể vượt qua những thất bại và nghịch cảnh cản trở đường đi của bạn.

Một trong những doanh nhân sở hữu “nhượng quyền kinh doanh” (franchise) đầu tiên và thành công nhất tại Mỹ là Lee Maranz – một người biết rõ mình muốn gì và làm thế nào để đạt được điều mình muốn. Là một kỹ sư cơ khí, Maranz đã phát minh ra máy làm kem tự động có thể làm ra kem mịn. Ông mơ ước có một chuỗi các cửa hàng kem trên khắp các bờ biển, và đã vạch ra một kế hoạch để biến ước mơ thành hiện thực.

Cũng như nhiều cá nhân khác cùng thời, Maranz đã gặt hái thành công cho mình bằng cách giúp người khác thành công. Ông đã giúp nhiều người mở cửa hàng bán kem bằng việc nhượng quyền kinh doanh. Đây là một ý tưởng mang tính cách mạng vào thời đó. Ông đã bán những chiếc máy làm kem theo giá vốn và kiếm lời từ việc bán máy trộn kem. Vậy kết quả ra sao? Đó chính là sự ra đời của một chuỗi các cửa hàng mà Maranz quyết tâm xây dựng trên toàn nước Mỹ. Ông nói: “Nếu bạn có một niềm tin mãnh liệt vào bản thân, vào những việc bạn đang làm và việc bạn muốn làm, thì không có trở ngại nào là không thể vượt qua.”

Nếu bạn muốn thành đạt, hãy chọn hôm nay là ngày chấm dứt cuộc sống phó mặc cho số phận. Hãy xác định một mục tiêu rõ ràng cho mình. Hãy viết mục tiêu đó ra giấy và khắc cốt ghi tâm nó. Hãy xác định rõ bạn cần lên kế hoạch như thế nào để đạt được mục tiêu đó. Hãy bắt đầu bằng việc ngay lập tức biến kế hoạch thành hành động.

Tương lai của bạn là do bạn tạo nên. Ngay lúc này hãy là người quyết định tương lai của mình.

Trích Bí quyết làm giàu của Napoleon Hill

Một góc nhìn về những giá trị cuộc sống (P1)

Nhng lý thuyết qun tr kinh doanh không ch có ý nghĩa trong hot đng qun lý. Trong nhiu trường hp, nhng lý thuyết này t ra rt hu ích trong cuc sng nói chung.

LTS: GS. Clayton Christensen, truờng kinh doanh Harvard, là người đầu tiên đề xướng lý thuyết Chiến lược sáng tạo đột phá. Ông đã viết nhiều bài báo và sách về lĩnh vực này, cũng như thường xuyên được mời nói chuyện với các lãnh đạo doanh nghiệp tại các hội thảo về chiến lược kinh doanh. Tuy nhiên, bài viết dưới đây của ông lại về một chủ đề rộng hơn: ứng dụng của những lý thuyết quản trị kinh doanh trong cuộc sống nói chung.

Bài viết được tổng hợp từ trao đổi của GS. với những sinh viên trường kinh doanh Harvard, khóa học 2010, trong bối cảnh niềm tin vào kinh doanh và tương lai bị lung lay nghiêm trọng do những hậu quả của khủng hoảng kinh tế thế giới cũng như những vấn đề nước Mỹ đang phải đối mặt.

Trước khi xuất bản cuốn The Innovator’s Dilemma, tôi đã nhận được điện thoại của Andrew Grove, sau này là Chủ tịch tập đoàn Intel. Ông ta đã đọc một trong những bài viết đầu tiên của tôi về công nghệ đột phá và đề nghị tôi trình bày cách áp dụng các báo cáo, nghiên cứu của mình vào thực tiễn Intel. Tôi vui vẻ nhận lời tới Silicon Valley và Grove chỉ nói thế này: “Ông có 10 phút để trình bày. Hãy cho chúng tôi biết mô hình đột phá có thể giúp gì cho Intel.” Tôi yêu cầu 30 phút, tuy nhiên khi vừa nói được 10 phút thì Grove xen vào: “Xin lỗi, tôi hiểu mô hình của ông. Ông chỉ cần giải thích cho tôi mô hình này có ý nghĩa như thế nào đối với Intel.”

Tôi khẳng định cần thêm 10 phút nữa để mô tả sự đột phá đã ảnh hưởng như thế nào trong công nghệ đối với ngành công nghiệp thép – một ngành không hề liên quan tới công nghiệp bán dẫn – để Grove và những người khác hiểu rõ quá trình đột phá diễn ra như thế nào. Tôi kể lại chuyện tập đoàn thép Nucor và các hãng sản xuất nhỏ khác đã bắt đầu từ thị trường cấp thấp nhất với sản phẩm thanh cốt thép và thép cây, sau đó dần dần tiến lên thị trường cao hơn, bán giá thấp hơn so với các cơ sở sản xuất thép truyền thống.

Khi tôi kể xong, Grove nói: “Tôi đã hiểu. Tức là với Intel…,” và bắt đầu tự giảng giải một chiến lược tiếp cận thị trường cấp thấp để tung ra sản phẩm bộ vi xử lý Celeron trong thời gian tới.

Tôi suy nghĩ rất nhiều về ngày hôm đó: Nếu tôi sa đà vào chỉ ra cho Andy Grove những phương án kinh doanh bộ vi xử lý, tôi đã “chết chắc” rồi. Thay vì tư vấn cho ông ta nên nghĩ gì, tôi hướng dẫn ông ta cách suy nghĩ để tự giải đáp câu hỏi của mình.

Kinh nghiệm này để lại dấu ấn sâu sắc trong tôi. Từ đó, mỗi khi mọi người hỏi tôi nên làm gì, tôi đều hiếm khi trả lời thẳng mà chuyển câu hỏi này qua mô hình của tôi. Tôi sẽ mô tả quá trình trong mô hình diễn ra như thế nào trong một ngành hoàn toàn khác với ngành của họ. Thường thì sau đó người ta sẽ nói: “Tôi đã hiểu.” Và tự họ sẽ trả lời câu hỏi của mình thuyết phục hơn cả tôi.

Lớp tôi dạy tại HBS được tổ chức theo cách giúp sinh viên hiểu được thế nào là lý thuyết quản lý tốt và cách thức xây dựng lý thuyết quản lý tốt. Tôi đưa ra nhiều mô hình, lý thuyết khác nhau để sinh viên suy nghĩ về những khía cạnh khác nhau của công việc quản lý trong việc thúc đẩy sự đổi mới và phát triển. Trong mỗi buổi học chúng tôi lại nghiên cứu một công ty bằng các lý thuyết, sử dụng lý thuyết để giải thích tại sao công ty rơi vào tình trạng hiện tại và tìm ra hoạt động quản lý cần thiết để đem lại kết quả như mong đợi.

Trong buổi học cuối cùng, tôi yêu cầu các sinh viên hướng lăng kính lý thuyết vào bản thân để tìm câu trả lời thỏa đáng cho ba câu hỏi: (1) Làm thế nào chắc rằng mình sẽ hài lòng trong sự nghiệp? (2) Làm thế nào chắc rằng mối quan hệ vợ chồng, gia đình sẽ hạnh phúc dài lâu? (3) Làm thế nào chắc rằng sẽ không bao giờ phải ngồi tù? Câu hỏi cuối cùng nghe không được vui lắm nhưng không phải là thừa. Bằng chứng là hai trong số 32 bạn học ở lớp Rhodes của tôi đã từng ở trong tù. Người bạn cùng lớp của tôi tại HBS, cựu giám đốc điều hành Jeff Skilling của tập đoàn Enron cũng phải ngồi tù. Họ là những người tốt nhưng một số việc trong cuộc sống đã đẩy họ vào con đường sai trái.


Theo Frederick Herzberg, động lực mạnh mẽ nhất của chúng ta là cơ hội học hỏi, phát triển trong trách nhiệm, giúp đỡ người khác và được công nhận

Khi sinh viên thảo luận câu trả lời cho ba câu hỏi trên, tôi lấy cuộc đời mình làm ví dụ để họ hiểu được cách áp dụng các lý thuyết từ giảng đường để định hướng những quyết định sau này trong cuộc đời.

Một trong các lý thuyết làm rõ nhất câu hỏi đầu tiên – Làm thế nào chắc rằng mình sẽ hài lòng trong sự nghiệp? – là của Frederick Herzberg. Frederick khẳng định động lực mạnh mẽ trong cuộc sống của chúng ta không phải là tiền bạc mà là cơ hội để học hỏi và phát triển trong trách nhiệm, giúp đỡ người khác và được công nhận. Tôi kể cho sinh viên nghe về cách nhìn nhận vấn đề của mình khi còn tự điều hành một công ty ngày chưa chuyển sang dạy học. Tôi hình dung một nhân viên quản lý dưới quyền sáng ra đi làm với lòng tự trọng tương đối cao. Nếu không được đánh giá, trọng dụng, công nhận đúng mức, hẳn lòng tự trọng bị hạ thấp sẽ ảnh hưởng không tốt tới cách cư xử của cô ấy với con cái khi trở về nhà. Tôi cũng hình dung nếu một ngày người phụ nữ ấy trở về nhà với cảm giác lòng tự trọng được nâng lên (cô đã học hỏi được rất nhiều, được công nhận vì những thành tích đáng kể, đóng góp vào sự thành công của một số sáng kiến quan trọng), cô sẽ cư xử với chồng con vui vẻ hơn rất nhiều.

Từ đó có thể kết luận: Quản lý là nghề cao quý nhất trong các nghề nếu nó được phát huy đúng. Không nghề nào có thể đem lại nhiều cơ hội giúp người khác học hỏi và tiến bộ, chịu trách nhiệm và được công nhận, đóng góp cho thành công của tổ chức như nghề quản lý. Tuy nhiên, đáng buồn thay khi ngày càng có nhiều người đi học MBA nghĩ rằng sự nghiệp trong kinh doanh là mua, bán và đầu tư vào những công ty. Họ phải hiểu rằng tập trung vào những hoạt động đó không thể nào mang lại những giá trị sâu sắc như tập trung vào xây dựng con người.

Tôi muốn các sinh viên khi rời lớp học hiểu được điều đó.

(còn tiếp)

Nguồn: Doanhnhan.net

Đừng bao giờ bỏ cuộc

Bạn có phải là người có nhiều tham vọng hay không? Nếu câu trả lời là có, tôi chắc hẳn không ít lần các bạn vấp ngã. Trong những lúc như thế, bạn làm gì? Để thành công và đạt được điều mình muốn thì bạn không được bỏ cuộc, phải vượt qua rào cản và nghịch cảnh. Tại sao ư? Bạn đọc bài viết sau đây để có câu trả lời

Mọi người rất hay hỏi tôi về bí quyết của thành công. Có rất nhiều thứ, nhưng đứng đầu danh sách của tôi là hai niềm tin:

1. Bn cn phi là mt người khao khát đu tranh.

2. Người khao khát đu tranh đó không bao gi b cuc.

Qua nhiều năm tháng tôi hiểu được rằng thành công phần lớn đeo đuổi người ở lại khi mà những người khác đã bỏ đi.

Khi bạn nghiên cứu nhng người thc s thành công bn s thy rng h tng mc phi nhiu li lm, nhưng khi h b gc gã thì h gng gượng dy… và dy…và dy. Giống như chú thỏ Bunny trong quảng cáo pin Energiner tiếp tục đi…và đi… và đi.

Abraham Lincoln thất bại trong kinh doanh, thua cuộc trong nhiều cuộc bầu cử, bị người tình bỏ rơi và đã từng bị suy nhược thần kinh. Nhưng ông không bao giờ bỏ cuộc. Ông vẫn tiếp tục cố gắng và đối với nhiều người ông là vị tổng thống vĩ đại nhất. Chúng ta hãy xem thêm một số ví dụ sau:

- Cuốn sách về trẻ em đầu tiên của tiến sỹ Seuss đã bị 23 nhà xuất bản từ chối.
- Michael Jordan đã từng bị loại khỏi đội tuyển bóng rổ của trường trung học.
- Henry Ford đã thất bại và bị phá sản năm lần trước khi đạt được thành công cuối cùng.
- Franklin D.Roosovelt đã bị quật ngã bởi bệnh nhiễm khuẩn làm viêm tuỳ sống đến bại liệt, nhưng ông không bao giờ chịu bỏ cuộc.
- Helen Keller, một người hoàn toàn điếc và mù, đã tốt nghiệp với lời khen ngợi của trường Đại học Radcliffe, và bà đã trở thành một nhà văn, một giảng viên nổi tiếng.
- Adam Clark đã phải nỗ lực 40 năm để viết lời chú giải Kinh Thánh.
- Ernest Hemingway đã chỉnh sửa tác phẩm Ông già và biển cả đến 80 lần trước khi đưa bản thảo cho nhà xuất bản.
- Trường Đại học của Bern đã không chấp nhận luận văn tiến sỹ của Albert Einstein vì cho rằng luận văn đó không thiết thực.

Tôi yêu thích câu chuyện về người huấn luyện viên bóng rổ trường trung học, ông đã cố gắng thúc đẩy những cầu thủ giữ gìn phong độ trong suốt mùa giải cam go. Giữa mùa giải, ông đã đứng trước đội và nói: “Michael Jordan đã bao giờ bỏ cuộc chưa?”, toàn đội đáp lại: “Chưa!” Ông nói to: “Anh em nhà Wright thì thế nào? Họ đã bao giờ bỏ cuộc chưa?” “Chưa!”, toàn đội lại nói lớn. “MuhuammadAli đã bao giờ bỏ cuộc chưa?”, một lần nữa đội lại nói to: “Chưa!” “Elmer McAlister đã bao giờ bỏ cuộc chưa?”

Yên tĩnh một lúc lâu, cuối cùng, một cầu thủ đã bạo dạn lên tiếng: “Ai là Elmer McAlister? Chúng tôi chưa từng nghe đến ông ấy”. Ngài huấn luyện viên trả lời ngay: “Tất nhiên là các bạn chưa từng nghe đến ông ấy – ông ấy đã bỏ cuộc!”

Các bạn có thể thấy, điều quan trọng là đừng bao giờ bỏ cuộc. Tôi biết một vận động viên đua ngựa trẻ tuổi đã thất bại tại cuộc đua đầu tiên của mình, cuộc đua lần thứ 200 và 250. Cuối cùng Eddie Arcaro có được chiến thắng ở vòng đua và trở thành một trong những vận động viên xuất sắc nhất của thời đại.

Even Babe Ruth được các nhà sử học về thể thao đánh giá là cầu thủ bóng chày xuất sắc nhất mọi thời đại nhưng ông cũng từng thất bại rất nhiều lần. Ông đã thua 1330 lần.

Winston Churchill, vốn là một người chưa bao giờ bỏ cuộc trong cuộc đời nhiều thất bại của mình, ông đã đọc bài diễn văn ngắn nhất và hào hùng nhất chưa từng có trong lễ trao giải. Mặc dù ông đã mất ba năm mới qua được chương trình lớp tám vì gặp rắc rối với môn ngữ pháp tiếng Anh, nhưng sau này Churchill đã được vào thẳng trường đại học Oxford. Khi ông tiến lên bục cùng với điếu xì gà thương hiệu của mình, cây gậy ba toong, cái mũ trên chóp đầu, ông kêu lên: “Đng bao gi t b!”. Sau đó, ông ấy ngồi xuống.

Trích t cun Pushing the Envelope ca Harvey Mackay

Ngun:  Conduongthanhcong

Bạn có phi lý trí? ;)

“Khi đưa ra các quyết đnh trong cuc đi, chúng ta thường cho mình là người kim soát và s la chn ca mình là sáng sut, lý trí. Nhưng liu có đúng như vy?”

Đang làm dự án Khai phá bản thân với phương châm “Làm chủ bản thân – Thay đổi cuộc đời”, mình đã phải đặt một dấu hỏi to đùng khi đọc cái lời dẫn trên của cuốn Phi lý trí của tác giả Dan Ariely. Nhưng khi đọc hết từng chương và cả cuốn sách này, mình thật sự tâm đắc. Tâm đắc bởi tác giả đã chỉ ra và chứng minh cho người đọc thấy một điều tưởng như đơn giản nhưng luôn hiện hữu trong cuộc sống của chúng ta: chúng ta luôn và vẫn sẽ tiếp tục mắc những sai lầm ngớ ngẩn bởi cảm xúc bản thân và những thành kiến nội tại.

Thử để ý lại những việc đã làm, những điều đã nghĩ trong quá khứ chúng ta sẽ thấy rất rõ vấn đề trong đó. Ví dụ như ta luôn nghĩ “tiền nào của nấy” nhưng có thật sự cái gì giá cao hơn thì chất lượng sẽ luôn tốt hơn hay là do ta bị ám ảnh bởi điều đó? Ví dụ như ta luôn nghĩ với khả năng nhận thức đầy đủ và sáng suốt của mình thì trong tình huống nào mình cũng sẽ hành xử như thế, nhưng nhớ lại cái lần giận dữ gần đây nhất của bạn mà xem, có phải là là bạn đã có những lời nói, thái độ rất khác với những lúc bạn đang “bình thường”? Ví dụ như bạn đang có n anh chàng/cô nàng đang theo đuổi vậy vì sao bạn vẫn thấy khó khăn trong việc chọn lấy một anh/cô làm người yêu, hay trong hàng tá người đang yêu bạn vì sao bạn vẫn thấy khó khăn để chọn lấy một anh/cô để cưới? Ví dụ như bạn đi ăn ốc ở một quán vỉa hè, bạn sẽ nhận đến đồng tiền lẻ cuối cùng được thối nhưng khi đi ăn ở một khách sạn 4,5 sao, bạn sẵn sàng bỏ ít tiền tip cho người phục vụ (dù rằng số tiền tip đó có khi cũng gần tương đương với bữa ốc vỉa hè của bạn)? Vì sao là cafe có thể được pha từ cùng 1 gói cafe bột của Trung Nguyên nhưng uống ở Bệt hay Hàn Thuyên bạn thấy nó cũng chỉ là một thứ nước uống, nhưng khi nhâm nhi ở Trung Nguyên cafe thì bạn thấy đó là cả một sự thưởng thức? Vì sao cùng là khởi nghiệp mà có công ty thì xây dựng được một dàn nhân sự sống chết với dự án, có công ty thì sau khi hụt vốn thì nhân sự hụt hơi và bỏ đi luôn? v.v…Tất cả đều do sự tác động của phi lý trí!

Nhiều khi ta cứ nghĩ đơn giản và không cần để tâm, nhưng nó cũng tai hại lắm lắm. Những yếu tố phi lý trí này khiến ta không còn là ta trong hình dung, trong suy nghĩ mà ta luôn dành cho ta. Nếu quyết định cần đưa ra không quan trọng nhiều thì thông thường bạn chỉ cảm thấy bối rối giữa các lựa chọn (thức ăn, áo quần, việc chi tiêu,…). Nhưng nếu mức độ và hệ quả của việc quyết định là lớn hơn, mà không hiểu đúng về ảnh hưởng của phi lý trí để có cách phòng ngừa, chuẩn bị thì có khi bạn sẽ đánh mất nhiều thứ quan trọng cho bản thân (khi hưng phấn tình dục lên cao, khi bạn giận dữ, khi bạn đứng trước các quyết định lớn về đam mê, sự nghiệp, hôn nhân,…).

Trước khi đọc cuốn sách, mình từng muốn đọc xong ngay để phản biện về việc “dám” khẳng định con người không thể làm chủ bản thân mình trước các tình huống. Nhưng đọc xong rồi mới hiểu cái dụng ý của tác giả là chỉ ra những % không thể kiểm soát, những việc lý trí, nhận thức, đạo đức không thể can thiệp để giúp ta có cái nhìn khách quan và đúng đắn hơn về những yếu tố này. Sau đó là hình dung ta trong những hoàn cảnh mà những yếu tố phi lý trí có thể ảnh hưởng để có sự né tránh hoặc đối phó phù hợp nhằm giảm thiểu những hậu quả không mong muốn cũng như sống hợp lý và tốt đẹp hơn.

“Con người được to hóa ban tng mt quyn năng mnh m nht, đó là lý trí. Con người luôn hành đng theo lý trí, mt lý trí đng nghĩa vi vic chúng ta không còn là con người theo đúng nghĩa.” Nhưng “chúng ta đôi khi phi lý trí hơn chúng ta tưởng, thm chí là thường xuyên phi lý trí và phi lý trí có h thng”. Hy vọng rằng, với cái nhìn sâu sắc hơn về nguồn gốc hành vi của bản thân, chúng ta sẽ sớm tìm ra được những phương án tốt hơn để cải thiện tính phù hợp, đúng đắn trong các quyết định của mình trong cuộc sống.

Cảm ơn một cuốn sách rất hay. Cảm ơn tác giả đã dày công nghiên cứu và biên soạn. Cảm ơn anh nguytai đã giới thiệu và cho em mượn cuốn sách này.

Chúc những điều tốt lành đến với mọi người!

Diu Huyn

Quản lý bản thân bằng “5S + 4D”

5S là mô hình quản lý chất lượng hàng hóa hiện đại, được áp dụng nhiều trong các công ty lớn của Nhật. Còn 4D là những tố chất cần thiết của một doanh nhân do các chuyên gia kinh tế Canada nghĩ ra.

Song nếu biết vận dụng khéo léo mô hình này để quản lý bản thân, bạn sẽ có một cuộc sống lành mạnh và thành đạt.

5S

1. Seiri (Sàng lọc): Con người luôn phải đối mặt với những sự đánh đổi. Vì thế, học cách chấp nhận những gì mình có và biết cách phân loại, lựa chọn cái gì phù hợp nhất là nội dung của quy tắc này. Để làm được điều đó, một tinh thần thoải mái và tỉnh táo là vô cùng cần thiết.

2. Seiton (Sắp xếp): Sinh viên hiện nay vẫn thường xuyên bị “quá tải” và có giờ giấc sinh hoạt không khoa học bởi không biết bố trí, sắp xếp công việc hợp lý. Điều quan trọng là cần có một kế hoạch và thời gian biểu rõ ràng.

3. Seiso (Sạch sẽ): Thỉnh thoảng hãy dành thời gian cho việc sắp xếp lại đồ đạc trong phòng và quét dọn chúng. Ngoài ra, luôn nghĩ tới những điều tốt đẹp, có một môi trường sống lành mạnh và an toàn.

4. Seiketsu (Săn sóc): Hãy nghĩ đến việc nghỉ ngơi. Ngay cả máy móc cũng cần phải được bảo dưỡng định kỳ kia mà? Bạn đừng nghĩ những buổi đi chơi hàng tuần với bạn bè là lãng phí thời gian.

5. Shisuke (Sẵn sàng): Một cỗ máy được lựa chọn kỹ càng, dụng cụ ngăn nắp, sạch sẽ, thường xuyên được bảo dưỡng là đã có thể sẵn sàng hoạt động tốt. Đảm bảo 4 quy tắc trên là bạn đã có đủ những yếu tố để sẵn sàng khởi động cho một mùa học mới.

4D

1. Desire (Khát vọng): Hoài bão của bạn là gì? Không trả lời được câu hỏi này đồng nghĩa với việc bạn buông rơi tương lai của mình.

2. Drive (Động lực): Có ước mơ, có hoài bão, vậy cái gì khiến bạn thực hiện nó? Hiểu rõ “động cơ” hành động sẽ giúp bạn tăng tốc nhanh chóng.

3. Discipline (Kỷ luật): Theo SVVN, đừng quá khắt khe với bản thân nhưng cũng đừng “nuông chiều” chính mình. Sống có kỷ luật sẽ rèn cho bạn đức tính kiên trì và bản lĩnh.

4. Determination (Quyết tâm): Bạn đã có khát vọng? Vậy hãy quyết tâm để thực hiện nó cho bằng được.

Nguồn:  Việt Báo

Quản lý bản thân (Phần 1)

Lịch sử thuộc về những người thành công – một Napoleon, một Da Vinci, một Mozart – họ luôn biết cách quản lý bản thân. Nói chung, chính điều đó đã khiến họ trở thành những người thành công vĩ đại…Có người nói rằng, muốn quản lý người khác, trước hết chúng ta phải có khả năng quản lý chính mình. Theo Peter Drucker, quản lý bản thân có nghĩa là học cách phát triển chính bản thân chúng ta. Chúng ta phải định vị bản thân tại nơi mà chúng ta có thể đóng góp nhiều nhất cho tổ chức và cộng đồng.

Bài viết của ông về việc quản lý bản thân từng được chọn là bài viết hay nhất năm 1999 của tạp chí Havard Business Review.

Thành công trong nền kinh tế tri thức chỉ đến với những người biết rõ bản thân họ – những mặt mạnh, những giá trị của họ, và cách tốt nhất mà họ có thể làm việc.

Chúng ta đang sống trong một kỉ nguyên của những cơ hội chưa từng có trong lịch sử. Nếu bạn có hoài bão hoặc trí thông minh, bạn có thể đạt đến đỉnh cao trong chuyên môn mà bạn đã chọn, bất chấp điểm mốc mà bạn đã xuất phát.

drucker.jpgNhưng cơ hội đi kèm với trách nhiệm. Các công ty trong thời đại ngày nay không quản lý công việc của nhân viên, những công nhân trí thức phải biết cách trở thành nhà quản lý của chính mình một cách hiệu quả. Điều đó phụ thuộc vào bạn có tìm cho mình một vị trí, có biết khi nào thì nên thay đổi công việc, làm việc tận tâm và năng suất trong suốt cuộc đời làm việc có thể kéo dài đến hơn 50 năm. Để làm tốt những việc trên, bạn cần có sự hiểu biết sâu sắc về bản thân – không chỉ các sở trường và sở đoản mà cả cách bạn học tập, cách bạn làm việc với những người khác, những giá trị của bạn, và nơi mà con có thể đóng góp nhiều nhất. Bởi vì chỉ khi bạn có thể vận dụng những khả năng của mình, bạn mới có thể đạt được thành công xuất sắc thật sự.

Lịch sử thuộc về những người thành công – một Napoleon, một Da Vinci, một Mozart – họ luôn biết cách quản lý bản thân. Nói chung, chính điều đó đã khiến họ trở thành những người thành công vĩ đại. Nhưng họ là những trường hợp ngoại lệ hiếm có, họ quá khác thường cả về tài năng và những thành tựu đạt được để có thể xếp họ vào ranh giới của những con người bình thường. Hiện nay, hầu hểt chúng ta, kể cả những người có khả năng khiêm tốn nhất, đều phải học cách quản lý bản thân. Chúng ta sẽ phải học cách phát triển bản thân. Chúng ta sẽ phải học cách định vị nơi nào chúng ta có thể đóng góp nhiều nhất. Và chúng ta phải luôn giữ được sự linh hoạt và tận tâm trong suốt 50 năm làm việc, điều này có nghĩa là biết làm thế nào và khi nào phải thay đổi công việc chúng ta đang làm.

Những điểm mạnh của tôi là gì?

Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng họ biết mình có khả năng làm tốt cái gì. Họ thường xuyên sai lầm. Thường thì, mọi người biết họ giỏi ở cái gì, và thậm chí sau đó nhiều người sai hơn là đúng. Một người chỉ có thể thực hiện từ điểm mạnh của mình. Họ không thể xây dựng cách thực hiện từ những điểm yếu. Trong lịch sử, con nguời có ít nhu cầu biết về điểm mạnh của họ. Một người khi sinh ra đã được sắp sẵn một vị trí, và vị trí đó trong chuỗi dây chuyền lao động: con của một người nông dân thì sẽ là một nông dân; con gái của một thợ thủ công sẽ là vợ của một thợ thủ công, và cứ thế tiếp diễn. Nhưng thời đại ngày nay con người có nhiều sự lựa chọn. Chúng ta biết những mặt mạnh của mình để có thể nhận thức được chúng ta thuộc về nơi nào.

Cách duy nhất để khám phá sức mạnh của bạn là qua phân tích những thông tin phản hồi. Bất cứ khi nào bạn phải ra một quyết định hay một hành động quan trọng, hãy viết ra những gì bạn mong muốn sẽ xảy ra. Chín hay mười hai tháng sau, so sánh kết quả thực sự so với mong muốn của bạn trong quá khứ.

Tôi đã thực hành biện pháp này từ 15 đến 20 năm nay, và mỗi khi tôi thực hiện biện pháp này, tôi đều phải ngạc nhiên. Phân tích thông tin phản hồi đã chứng minh cho tôi thấy rằng tôi có sự thấu hiểu trực giác với những người làm trong lĩnh vực kĩ thuật, dù rằng họ là những kĩ sư, kế toán viên hay nhà nghiên cứu thị trường. Biện pháp này cũng chứng minh rằng tôi không hùa theo đa số.

Phân tích thông tin phản hồi chẳng có gì mới mẻ cả. Biện pháp này được phát minh khoảng thế kỷ 14 bởi một nhà thần học người Đức không mấy tiếng tăm và 150 năm sau, được phân tích một cách ngẫu nhiên bởi John Calvin và Ignatius của vùng Loyola. Cả hai người đã tích hợp phương pháp này trong thực hành thực hiện bởi những người theo sau. Trên thực tế, chính việc tập trung phân tích hành động và kết quả của thói quen phân tích phản hồi giải thích tại sao những tổ chức do hai người đàn ông này sáng lập, nhà thờ Calvinist và dòng tu Jesuit, đã thống trị của Châu Âu trong suốt 30 năm.

Hãy thực hành bền bỉ, phương pháp đơn giản này sẽ chỉ cho bạn thấy đâu là những điểm mạnh của mình chỉ trong khoảng thời gian khá ngắn, có lẽ 2 hoặc 3 năm. Đây chính là điều quan trọng nhất bạn nên biết. Phương pháp này sẽ chỉ cho bạn rằng bạn đang làm cái gì và thất bại khi làm cái gì đã ngăn cản bạn có được những ích lợi cao nhất trong khả năng. Biện pháp này cũng chỉ ra bạn đặc biệt không có khả năng ở lĩnh vực nào. Và cuối cùng, nó cũng chỉ ra lĩnh vực nào bạn chẳng có khả năng và do đó không thể tiếp tục với lĩnh vực đó.

Một vài gợi ý hành động sau khi quá trình phân tích thông tin phản hồi. Đầu tiên và quan trọngheadhunter.jpg nhất là hãy tập trung vào những mặt mạnh của mình. Hãy đặt bản thân vào những nơi bạn có thể phát huy tối đa kết quả.

Thứ hai, hãy làm việc để cải thiện những điểm mạnh của mình hơn nữa. Những phân tích sẽ nhanh chóng cho biết chỗ nào bạn cần cải thiện các kỹ năng hoặc đòi hỏi thêm các kỹ năng mới. Biện pháp này còn chỉ ra những thiếu sót trong kiến thức của bạn và những kiến thức đó thường có thể tiếp tục được bổ sung thêm. Tài năng toán học là bẩm sinh, nhưng tất cả mọi người đều có thể học lượng giác.

Thứ ba, hãy tìm ra nơi nào mà sự tự mãn về tri thức đang khiến bạn không thể nhận ra sự ngu dốt của mình và hãy vượt qua sự tự mãn đó. Có quá nhiều người – đặc biệt là những chuyên gia trong lĩnh vực của mình – coi thường những tri thức thuộc ngành khác hoặc họ tin rằng kiến thức uyên thâm trong một lĩnh vực có thể thay thế cho tri thức ở các lĩnh vực khác. Ví dụ như những kĩ sư hàng đầu có xu hướng tự hào khi mình chẳng biết một chút nào về con người. Họ tin rằng, con người là sinh vật quá vô tổ chức đối với trí tuệ kĩ thuật. Ngược lại, những chuyên gia nguồn nhân lực lại tự hào về bản thân khi họ chẳng biết gì về kế toán cơ bản hoặc những phương pháp định lượng. Nhưng tự hào về sự ngu dốt của mình là tự lừa phỉnh mình mà thôi. Hãy tích luỹ những kỹ năng và kiến thức bạn cần để nhận thức một cách đầy đủ nhất những điểm mạnh của bạn.

Việc sửa chữa những thói quen xấu của bạn – những việc bạn làm hoặc làm nhưng thất bại đã ngăn cản sự hiệu quả và thành công của bạn – cũng quan trọng không kém. Những thói quen xấu này sẽ nhanh chóng bị phát hiện trong thông tin phản hồi. Ví dụ như, một nhà hoạch định có thể nhận ra dự án tuyệt hảo của mình thất bại bởi vì anh ta không theo dõi dự án một cách toàn diện. Giống như nhiều người xuất sắc khác, anh ta tin rằng với ý tưởng người ta có thể dời non lấp bể. Nhưng chính máy ủi đất mới dịch chuyển được núi, những ý tưởng chỉ ra nơi nào xe ủi đất nên đến làm việc. Nhà hoạch định này phải biết rằng công việc còn chưa xong khi kế hoạch chưa hoàn thành. Anh ta phải tìm ra người sẽ thực hiện kế hoạch và giải thích kế hoạch cho người mới. Anh ta phải thích nghi và thay đổi kế hoạch trong quá trình thực tế. Và cuối cùng, anh ta phải quyết định khi nào thì nên dừng việc thực thi dự án.

Đồng thời, phân thích thông tin phản hồi cũng cho thấy khi nào vấn đề này thiếu một cách thức ứng xử thích hợp để xử lý. Cách thức ứng xử là dầu bôi trơn cho cả một tổ chức. Quy luật tự nhiên là ma sát sẽ xuất hiện khi hai vật thể đang chuyển động tiếp xúc với nhau. Cách ứng xử – đơn giản như nói “làm ơn” và “cảm ơn” và việc nhớ tên một người hay hỏi thăm gia đình người đó – làm cho hai người có thể làm việc chung với nhau và liệu rằng họ có ưa người kia hay không. Những cá nhân xuất sắc, đặc biệt là những cá nhân trẻ xuất sắc, thường không hiểu điều này. Nếu như các phân tích chỉ ra rằng khi công việc đòi hỏi sự hợp tác với người khác, ai đó xuất sắc nhưng thất bại hết lần này đến lần khác, thì rất có thể đâu đó thiếu đi sự nhã nhặn, thiếu đi một cách ứng xử đúng mực.

Việc so sánh mục tiêu bạn hy vọng với kết quả thực tế cũng chỉ ra cái gì không nên làm. Chúng ta đều có vô số những lĩnh vực mà chúng ta không có khả năng hay kỹ năng hoặc thậm chí chẳng có cơ hội trở thành một người trung bình trong lĩnh vực đó. Trong những lĩnh vực này, một cá nhân – đặc biệt trong trường hợp một công nhân tri thức – không nên nhận làm. Một người nên nỗ lực càng ít càng tốt khi cố cải thiện những lĩnh vực mà mình chẳng có khả năng. Việc cải thiện từ yếu kém lên hạng trung bình làm tiêu tốn nhiều năng lượng và khối lượng công việc lớn hơn nhiều việc cải thiện khả năng làm việc tốt nhất của bạn lên hạng xuất sắc. Tuy nhiên vẫn có nhiều người – đặc biệt là hầu hết các giáo viên và hầu hết các tổ chức – tập trung vào biến những người hạng yếu kém trong một lĩnh vực nào đó lên hạng trung bình. Thay vào đó năng lượng, các nguồn lực và thời gian nên được đầu tư biến một người có khả năng thành một ngôi sao chói sáng trong lĩnh vực của họ.

kaizen.gifTôi thực hiện bằng cách nào?

Điều ngạc nhiên là hầu như không ai biết cách thức họ làm việc. Thực tế, hầu hết chúng ta thậm chí còn không biết rằng những người khác nhau thì cách họ thực thi công việc cũng khác nhau. Quá nhiều người làm việc theo cách không phải của họ, và điều đó hầu như chắc chắn không mang lại kết quả nào cả. Đối với những công nhân tri thức, “Tôi thực hiện bằng cách nào?” có lẽ còn quan trọng hơn cả câu hỏi “điểm mạnh của tôi là gì?”

Cũng giống như những điểm mạnh của một cá nhân, cách thức mà một cá nhân thực hiện cũng là độc nhất vô nhị. Đó là vấn đề cá tính. Liệu rằng cá tính có được do tự nhiên hay do nuôi dạy, thì ta đều có thể chắc chắn rằng cá tính cũng đã được hình thành rất lâu trước khi chúng ta bắt đầu làm việc. Và cách thức cá nhân hành động cũng giống như việc cá nhân có khả năng hay không có khả năng làm gì đã được xác định từ trước. Cách thức một người hành động có thể thay đổi đôi chút nhưng cách thức đó không có khả năng thay đổi hoàn toàn một cách dễ dàng. Giống như việc con người đạt được thành công khi họ làm cái họ làm cái mà họ có thể làm tốt, họ cũng sẽ thành công khi làm việc theo cách mà họ có thể hành động tốt nhất. Một vài đặc điểm tính cách thông thường sẽ quyết định cách thức một người hành động.

Peter Drucker
(còn nữa)

———–***———

* Peter Drucker (1909 – 2005) sinh ra trong một gia đình trung lưu ở Áo. Ông lấy bằng tiến sĩ luật dân sự và quốc tế tại Đại học Frankfurt năm 1931. Ông từng làm việc ở nhiều lĩnh vực như ngân hàng, tư vấn và báo chí. Năm 1937 ông sang Mỹ, sau đó trở lại với công tác giảng dạy chính trị, triết học, kinh tế, quản trị học, bắt đầu là ở Đại học New York, sau đó ở Đại học Claremont.

Peter Drucker có khoảng 30 cuốn sách được dịch sang hơn 20 ngôn ngữ khác nhau và hàng ngàn bài viết trên các tờ báo kinh tế hàng đầu. Ông được đánh giá là nhà quản trị quan trọng nhất thế kỷ 20.

 

Theo Havard Business Review|Lãnh đạo

Nguồn: Saga