Mặt trăng cũng phải chạy theo con
Nếu có ai hỏi rằng điều tuyệt vời nhất trong việc làm mẹ là gì, tôi có thể trả lời ngay rằng: Đó là tìm ra những câu trả lời cùng con.
Các con luôn có những câu hỏi “xoáy” khiến cha mẹ bất ngờ |
Người lớn thì muốn thành trẻ con và trẻ con thì cứ mong mình sẽ thành người lớn. Vậy nên ngày nào con gái cũng hỏi tôi:
- Mẹ ơi, đến bao giờ thì con sẽ thành người lớn?
Thì tôi chỉ cười và nói rằng:
- Đến khi nào mẹ trả lời hết các câu hỏi của con.
Mới đầu, những câu hỏi của các bạn nhỏ thật ngộ nghĩnh và chỉ cần bố mẹ kiên nhẫn một chút là có thể trả lời được, kiểu như:
Con: Mẹ ơi, tại sao con khỉ lại trèo cây?
Mẹ: Để nó tìm chuối
Con: Tại sao con khỉ lại tìm chuối?
Mẹ: Vì nó thích ăn chuối.
Con: Tại sao con khỉ lại thích ăn chuối?
Mẹ: Vì ăn chuối sẽ khỏe mạnh.
Con: Tại sao con khỉ lại cần khỏe mạnh?
Mẹ: …Ừ, khỏe mạnh để nó có thể trèo cây.
Nhưng đến khi các con lớn hơn, bắt đầu đi học, bắt đầu tiếp xúc với nhiều bạn cùng lớp, cùng trường, tự chúng sẽ nhận ra những cách trả lời khác biệt cho từng sự vật, hiện tượng.
Con: Mẹ ơi, tại sao bố bạn Th bảo là trên mặt trăng không có Chị Hằng Nga với chú Cuội, thế mà mẹ lại bảo là có?
Mẹ: Bố bạn Th đã lên mặt trăng chưa con?
Con: Chưa ạ.
Mẹ: Vậy con đã lên đó chưa?
Con: Cũng chưa mẹ ạ
Mẹ: Vậy nếu chưa lên được đó, thì sao con không nghĩ đến những điều con muốn có nhất trên đó?
Con: Con thích trên mặt trăng có chị Hằng và chú Cuôi.
Mẹ: Mẹ cũng thích nghĩ như vậy hơn.
Nếu đứng ở một nơi thích hợp, đến mặt trăng cũng phải chạy theo con |
Và muốn tìm hiểu những khác biệt giữa mình và người khác. Để con biết rằng dù bản thân chưa phải tốt nhất nhưng là đặc biệt nhất và đáng trân trọng. Con sẽ không còn mặc cảm tự ti khi thấy da mình không trắng, miệng mình cười kém tươi hay giọng hát của mình không hay theo cách nghĩ của nhiều người:
Con: Mẹ ơi, người ta bảo con không xinh giống mẹ.
Mẹ: Tất nhiên, vì con xinh giống con mà.
Con: Nhưng mọi người nói nếu con giống mẹ thì con sẽ xinh hơn.
Mẹ: Con rất đặc biệt và quan trọng, nên con không phải giống ai cả, dù người đó có là mẹ .
Nếu hiểu những giá trị của mình, thì con sẽ biết rằng khi đứng ở một nơi thích hợp, đến mặt trăng cũng phải chạy theo con.
Nhưng điều khó khăn nhất mà chẳng cuấn sách làm cha me nào có thể dậy bạn, đó chính là giúp con hiểu sự khác biệt giữa cuộc sống và những gì con thấy trong truyện cổ tích. Không phải cứ buông thong một câu: “Đời mà!” như khi nói chuyện với một người lớn. Các con cần lời giải thích đúng đắn, hợp lý và có thể hiểu được ở tầm tuổi ấy.
Con: Mẹ ơi, có phải người tốt sẽ luôn gặp may mắn không mẹ?
Mẹ: Nhưng làm sao con biết được đâu là người tốt ?
Con: …
Mẹ: Mẹ nghĩ ai cũng có thể gặp khó khăn, nhưng người tốt là người dù gặp tình huống xấu thì họ vẫn cứ tốt. Ví dụ như một người tốt thì dù nghèo đến chả còn gì để ăn, họ cũng trả lại số tiền nhặt được chẳng hạn.
Con: Vậy là người tốt cũng có thể không gặp may mẹ nhỉ?
Mẹ: Ừ, đôi khi phải qua những thử thách ta mới biết bản thân mình tốt đến đâu.
***
Vậy đó, nếu có ai hỏi rằng điều tuyệt vời nhất trong việc làm mẹ là gì, tôi có thể trả lời ngay rằng: Đó là tìm ra những câu trả lời cùng con. Vì làm gì có ai biết tất cả mọi thứ trên đời.
Con Mắt Nhị Phân kỳ 7: CHÊNH VÊNH
Có người nói: “Đau khổ là người không ai tin, nhưng người không tin ai còn đau khổ hơn” hay “Người không tin ai chẳng bao giờ hạnh phúc, người không tin chính mình càng đau khổ hơn”. Khi bạn mất đi niềm tin, hay bị người khác làm tổn thương niềm tin, bạn trở nên hoài nghi với tất cả mọi người, cuộc sống sẽ là chuỗi ngày ẩn uất, khổ sở. Làm sao để tiết chế sự tự tin thái quá? Làm sao để để đặt niềm tin cho đúng giữa bao nhiêu lọc lừa chực chờ? Liệu niềm tin có là sự cứu rỗi giúp ta vượt qua những khó khăn và cạm bẫy? Chương trình Con Mắt Nhị Phân kỳ số 07, chủ đề Chênh Vênh là buổi thảo luận nhóm đa chiều về những giá trị niềm tin.
Trả lời cho câu hỏi cơ sở của niềm tin là gì tựu trung đã có hai luồng ý kiến. Luồng ý kiến đầu tiên luôn lấy một giá trị nào đó làm cơ sở cho niềm tin. Bạn Quỳnh Trang tin vào tính thiện của con người, với Minh Hiệp đó là sự công bằng của luật nhân quả và cũng có bạn cho rằng cơ sở của niềm tin chính là kinh nghiệm, là lý trí. Ở luồng ý kiến thứ hai, anh Kiên Giang cho rằng niềm tin là giá trị của mỗi người, con người sẽ tổn thất khi không có niềm tin; hiều biết của mỗi người là hoàn toàn khác nhau vì vậy niềm nin hoàn toàn không có cơ sở, nó xuất phát từ mong muốn, kỳ vọng của mỗi con người. Như vậy niềm tin là một nhu cầu của cá nhân, ai cũng phải có. Vậy thì trong cuộc sống có điều gì là mãi mãi để chúng ta tin tưởng hay không? Theo Hồng Cương đó là tỉnh cảm của gia đình, riêng anh Kiên Gian gđã có phát biểu mang tính triết lý nhưng rất dí dỏm: anh luôn tin vào sự bất thường của niềm tin.
Làm thế nào để tạo dựng niềm tin với người khác cũng là câu hỏi lớn của chương trình. Tuy vậy, câu hỏi này có vẻ… dễ trả lời vì hầu hết mọi người đều đồng ý rằng chỉ cần sống thật với bản thân là đủ để người khác đặt niềm tin vào mình. Tất nhiên, muốn ai đó tin bạn thì bạn phải tin vào chính bạn trước.
Về vấn đề sự dối trá, trong phần bình luận của các bạn, với vai trò quan sát, người viết cho rằng ý kiến đưa ra vẫn còn nặng tính suy nghiệm từ lý thuyết. Các bạn trẻ đòi hỏi phải có hoàn cảnh, thời điểm mới đánh giá được sự dối trá, dối trá có thể tốt hoặc xấu. Niềm tin luôn có rủi ro, bạn phải chấp nhận đồng thời cần phải có sự bao dung, “tiên trách kỷ” khi đối mặt với sự dối trá là hai ý kiến đáng chu ý nhất ở phần thảo luận này. Khi sống thật với chính mình và người xung quanh, mọi giả dối đều bị hóa giải.
Bên cạnh những câu hỏi lớn, các bạn tham gia chương trình còn chia sẽ nhiều khía cạnh nhỏ, chi tiết hơn xoay quanh niềm tin. Cuối chương trình, anh Nguyễn Kiêng Giang đã đọc tặng mọi người bài thơ Ngược Chiều do chính anh sáng tác. Xin mượn hai câu cuối của bài thơ cho phần kết của bài viết: “… ngược chiều là đối diện / mới hiểu được bao la!”