Góc cảm nhận

Nơi chia sẻ của khách hàng - những người bạn đã đồng hành và sử dụng sản phẩm của Khai Phá Bản Thân

Xem thêm

Kết nối

bài học

‘Giải mã sức hút cá nhân’ để thành công trong giao tiếp

Cựu tổng thống Bill Clinton, ca sĩ Madonna, hoặc một danh nhân nào đó khiến mọi người yêu thích, mến mộ. Bạn cũng có thể giống họ nếu biết cách ‘giải mã’ điều gì mang đến sự thành công cho các nhân vật này.

Khi tìm hiểu về một nhân vật lịch sử, một danh nhân văn hóa hoặc đơn giản là một người lãnh đạo được nhân viên yêu mến, nể trọng trong công ty, chắc bạn sẽ không ít lần tự hỏi: “Vì sao họ lại được như thế? Vì sao từ họ toát lên một sức hấp dẫn cá nhân mạnh mẽ? Vì sao mỗi lời họ nói ra lại có tác dụng hiệu triệu và kêu gọi nhiều người hưởng ứng?”.

Không ai trong cuộc sống lại không muốn bản thân mình là một cá thể hấp dẫn, đáng quý và dễ thương trong cách nhìn nhận của người khác. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, đôi khi bạn may mắn thành công trong nhiều mối quan hệ chằng chịt của xã hội, nhưng lắm khi, hoàn toàn một cách tự nhiên, bạn trở nên vụng về, vô tình để lại ấn tượng không tốt với đối tượng giao tiếp. Đơn giản chỉ vì bạn trót đưa ra một lời nói, một cử chỉ không phù hợp; hoặc do bạn không “bắt được đúng tần số” mà người khác đang muốn liên lạc với bạn.

Giải Mã Sức Hút Cá Nhân

Cuốn sách Giải mã sức hút cá nhân của tác giả Andrew Leigh (bản tiếng Việt do Lê Huy Lâm dịch) chỉ ra rằng, sức hút cá nhân không phải hoàn toàn do bẩm sinh mà tùy vào việc cá nhân trong xã hội tạo dựng mối quan hệ giữa bản thân với người khác như thế nào.

Không là thứ sẵn có cũng không là thứ bất biến, sức hút cá nhân là thứ cần được rèn luyện và có thể thay đổi, điều chỉnh để phù hợp với từng thời điểm.

Với văn phong súc tích, giàu hình ảnh và dồi dào tư liệu, dẫn chứng cụ thể, rút tỉa từ kinh nghiệm của nhiều bậc danh nhân, tác giả Andrew Leigh cố gắng tổng hợp khá đầy đủ các yếu tố giúp một người có thể phát huy năng lực giao tiếp của bản thân. Tác giả cuốn sách quy các yếu tố này thành phương pháp có tên gọi là A-B-C, một phương pháp mà theo ông hiệu quả cho người học tự trau dồi để mang lại nét hấp dẫn từ trong ngoại hình, cảm xúc và trí tuệ.

Tuy vậy, trên cả những dẫn chứng, ví dụ và bài tập thực hành được nêu ra để độc giả rèn sức hấp dẫn, điều quan trọng mà cuốn sách gửi gắm là lời khuyên bạn hãy sống thật với chính con người mình, với cả đầy đủ khuyết điểm và ưu điểm. Để từ đó, mỗi người thấy tự tin, hiểu rõ bản thân hơn và đối nhân xử thế khôn khéo mà vẫn chân thành.

Nguồn: VnExpress

Phát huy tối đa năng lực bản thân

“Người Hy Lạp cổ xưa đã định nghĩa về hạnh phúc, đó là: hãy phát huy tối đa khả năng của bản thân, để vươn tới tầm xuất sắc.”

John F. Kennedy

Cậu bé Elon Graham mười bốn tuổi, sống cùng với mẹ ở Berkeley, bang California, Mỹ. Ngay từ khi còn nhỏ, cậu đã tỏ ra không thích những món thức ăn nhanh mà mẹ cậu thường mua về. Khi mới bốn tuổi, cậu đã đòi mẹ phải nấu những bữa ăn có rau cải xanh; và khi lên bảy tuổi, cậu đã luôn cùng mẹ làm món rau xà lách trộn dầu giấm để cả nhà dùng vào bữa tối.

Mới đây, cậu bé đã nảy ra ý tưởng viết sách nấu ăn dành cho thiếu nhi. Cậu đã mày mò thử nấu đủ các món ăn khác nhau, và mẹ cậu thì đứng bên cạnh để ghi lại các công thức chế biến của cậu. Mới mười bốn tuổi, cậu đã bán được những cuốn sách viết về ẩm thực, chế biến món ăn, vì cậu mong muốn rằng, những bạn thiếu nhi khác cũng sẽ học được cách tự nấu những món ăn đơn giản ngay từ nhỏ.

Tôi biết Elon qua một bài giới thiệu ngắn gọn về em trên tờ báo địa phương San Francisco. Elon ước mơ sau này mình sẽ trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp. Chẳng phải thừa hưởng tài năng nấu bếp của bà hay mẹ, chính cậu bé với niềm say mê và quyết tâm đã sớm đặt ra cho bản thân một mục tiêu lớn trong cuộc đời để theo đuổi. Elon là một ví dụ sinh động cho chúng ta thấy cách làm thế nào để đóng góp khả năng của mình vào cuộc đời. Cậu bé đã rất may mắn khi tự phát hiện ra khả năng và niềm say mê của bản thân từ khi còn rất trẻ và đã được gia đình hết lòng khuyến khích, ủng hộ. Với một xuất phát điểm tốt đẹp như thế, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để hy vọng rằng, cậu bé sẽ còn tiếp tục gặt hái được nhiều thành quả mỹ mãn trong sự nghiệp của mình.

Những thiên tài toán học hay âm nhạc là những người có năng khiếu thiên bẩm mà ai cũng phải thừa nhận. Tuy nhiên, mỗi chúng ta lại không hề biết nhận ra những khả năng tiềm ẩn bên trong bản thân – mà bất kỳ ai cũng có: khả năng phân biệt điều thiện – ác, đúng – sai, khả năng thấu hiểu, yêu thương, cảm thông, động viên người khác…

Viện nghiên cứu thăm dò dư luận của Mỹ – Gallup, đã tiến hành một nghiên cứu về khả năng của con người, trên cơ sở lựa chọn ngẫu nhiên hai triệu người trên khắp thế giới. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mỗi người trong chúng ta có ít nhất từ năm đến sáu khả năng khác nhau, và nếu chúng ta biết nhận ra và phát huy chúng, thì chúng ta sẽ thành công hơn trong cuộc sống rất nhiều. Càng biết phát huy tối đa những khả năng của mình, chúng ta càng cảm nhận được sự mãn nguyện, hạnh phúc trong cuộc sống.

Nữ nhà văn viết truyện ngắn Flannery OConnor là một người đã chiến đấu không mệt mỏi với bệnh tật để hoàn tất những tác phẩm mà mình mơ ước. Cô mất khi mới 35 tuổi. Sinh thời, khi độc giả hỏi vì sao cô có thể viết được trong khi phải chống chọi với bệnh tật như vậy? Cô trả lời rằng: “Vì tôi yêu công việc của mình. Tôi biết tôi có khả năng viết truyện và tôi cố gắng phát huy nó trong từng giây phút của cuộc đời mình”. Bạn thấy không? Khi chúng ta biết cách phát huy tối đa khả năng của bản thân, chúng ta sẽ có cảm giác giống như một con ngựa đang phóng trên đường đua, có thể chạy nhanh hết mức có thể! Hơn thế nữa, khi biết phát huy tối đa khả năng của bản thân, chúng ta sẽ luôn cảm nhận niềm vui được sống, được cống hiến và vượt qua được nhiều thử thách khác, kể cả bệnh tật, như Flannery OConnor.

Chúng ta sẽ cảm nhận hạnh phúc trong bất cứ khoảnh khắc nào, một khi chúng ta ý thức được rằng mình đang nỗ lực phát huy tối đa khả năng. Sống như vậy thật là thú vị, như cậu bé Elon đã cảm nhận được điều đó khi cậu nấu ăn và thưởng thức các món ăn. Thế nhưng, thật đáng tiếc là, nhiều người trong chúng ta chẳng bao giờ trải nghiệm được niềm hạnh phúc đó. Bởi lẽ, chúng ta luôn tự cho rằng mình chẳng hề có khả năng gì cả. Nghĩ như vậy là hoàn toàn sai. Bất kỳ ai cũng có những khả năng riêng biệt, nhưng điều quan trọng là bản thân ta có cố gắng phát hiện ra được hay không mà thôi!

Khả năng đặc biệt của mỗi người, theo cách nghĩ thông thường, là khả năng xuất sắc trong toán học, thể thao, âm nhạc, văn chương,… Do đó, chúng ta đã lãng quên mất những khả năng khác cũng rất cần thiết cho cuộc sống. Chẳng hạn, khả năng tạo ra sự hòa hợp, thân ái giữa con người, khả năng hài hước, khả năng thuyết phục… Thế thì, tại sao chúng ta cứ luôn đề cao khả năng của người khác rồi lại tự coi rẻ khả năng của mình?

Khi tôi hai mươi tuổi, tôi chưa hề có ý thức gì về khả năng của mình. Tôi chỉ bắt đầu nhận ra khả năng của bản thân khi tôi làm công việc biên tập và tập tành viết sách. Bạn thấy đấy! Tôi là một người viết sách về đề tài sống đẹp, tôi biết mình không hề có khả năng về nghiên cứu khoa học như những nhà nghiên cứu nổi tiếng. Tôi cũng chẳng có khả năng sáng tác tiểu thuyết như những nhà văn. Thế nhưng, tôi vẫn có khả năng thấu hiểu người khác, khả năng học hỏi những kinh nghiệm sống khôn ngoan để chia sẻ với người khác… Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ để tôi nỗ lực phát huy tối đa những khả năng mình đang có và cảm thấy vô cùng hạnh phúc.

Tôi có một anh bạn là Jack – giám đốc phụ trách chi nhánh của một công ty lớn. Anh ta hỏi tôi về cách làm thế nào để có thể sống hạnh phúc, vì công việc hiện tại của anh thật là chán nản. Trước tiên, tôi khuyến khích anh nên dành thời gian đi nghỉ mát mỗi năm vài lần. Ngoài ra, anh nên dành thời gian tập thể dục đều dặn mỗi ngày, cố gắng đi làm về sớm hơn một chút và đừng nên ở lại công ty trễ quá! Jack đã làm theo lời khuyên của tôi, nhưng anh ta vẫn cảm thấy như mình sắp… chết đuối với công việc. Thế rồi, tình cờ tôi đọc cuốn sách “The Power of Full Engagement” (Sức mạnh của việc phát triển năng lực bản thân) của hai tác giả Jim Loehr và Tony Schwartz. Hai tác giả này chứng minh rằng, những người có thành tích cao trong cuộc sống đều là những người biết cách khai thác các sức mạnh thể chất, trí tuệ và cả cảm xúc của mình trong công việc. Nhờ đó, họ có thể vượt qua được những áp lực của công việc và tìm lại cho mình một sức sống mới, dù rằng họ vẫn làm việc vất vả chẳng kém ai!

Jack và tôi đã cùng nhau suy nghĩ về ý kiến mà hai tác giả đã đưa ra trong quyển sách đó. Như vậy, vấn đề mà Jack đang đương đầu không phải là chuyện sức khỏe hay áp lực công việc, mà rất có thể là do Jack chưa biết khai thác hết những khả năng của bản thân để hoàn thành công việc. Jack cần một công việc có nhiều thử thách hơn, chứ không phải là cần một công việc ít tốn thời gian hơn hay ít áp lực hơn. Công việc mới sẽ tạo động lực thúc đẩy Jack tự khai thác toàn bộ sức mạnh thể chất, trí tuệ và cả cảm xúc của mình để làm việc. Và rồi, Jack được tổng giám đốc thuyên chuyển sang làm việc ở một chi nhánh khác với áp lực công việc cao hơn. Từ lúc chuyển sang vị trí công tác mới, Jack đã hoàn toàn thay đổi cách nhìn nhận đối với công việc. Anh làm việc với một tinh thần hăng hái, biết tìm thấy niềm vui trong công việc và biết phát triển mọi khả năng của bản thân để có thể gặt hái thành quả mỹ mãn.

Câu chuyện của Jack thực sự là một minh chứng sống động cho sự mãn nguyện khi ta biết cách khai thác tối đa những khả năng của bản thân mình. Cả cơ thể, trí não, tâm hồn ta đều có khả năng làm việc. Vậy thì tại sao chúng ta lại chỉ khai thác cái này mà bỏ quên cái kia? Chẳng hạn, đến một ngày, bạn cảm thấy mệt mỏi với tất cả mọi thứ quanh mình: công việc, trách nhiệm, nghĩa vụ… Bạn muốn từ bỏ hết tất cả các mối quan hệ xã hội. Sở dĩ bạn rơi vào tình trạng như vậy do bạn chỉ chú trọng đến những áp lực từ đời sống thường nhật mà quên mất đời sống tinh thần của chính mình. Khi biết phát huy sức mạnh tinh thần, tâm hồn bạn sẽ trở nên thư thái, bạn sẽ cảm nhận được sự thú vị đến từ công việc cũng như từ các phương diện khác của đời sống.

Trước đây, tôi cũng không hề biết khai thác tối đa những khả năng của bản thân mình. Suốt hơn hai chục năm, tôi làm biên tập viên và cảm thấy hạnh phúc khi được làm công việc mình yêu thích. Nhưng rồi, có một khoảng thời gian tôi cảm thấy chán nản đối với công việc biên tập. Sau một thời gian dài lúng túng, mất định hướng, tôi quyết định rằng mình sẽ dành thời gian để làm một số công việc khác nữa, chẳng hạn: viết sách, tư vấn khách hàng… Nhờ vậy mà tôi đã khai thác được tối đa những khả năng của mình và cảm thấy hạnh phúc hơn!

Nếu không cảm thấy hài lòng với những gì hiện có, bạn có thể tự hỏi mình những câu hỏi như: Mình cần phải làm gì để có thể lấy lại được sức sống tươi mới cho bản thân? Mình có nhất thiết phải làm thêm một công việc mới mẻ nào đó để nâng cao kiến thức, học hỏi kinh nghiệm? Liệu mình đã sẵn sàng phát huy tối đa năng lực bản thân để tiếp cận với công việc mới hay chưa?

Phải gắn bó với công việc nào đó trong thời gian quá dài đôi khi cũng trở thành một áp lực đối với bạn. Dù ban đầu bạn rất yêu thích công việc đó, nhưng rồi cũng đến lúc bạn cảm thấy nhàm chán, tù túng. Trong trường hợp đó, một công việc mới sẽ đem lại cho bạn cơ hội cảm nhận những điều mới mẻ, rèn luyện những kỹ năng mới. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy rằng, hóa ra mình cũng có khả năng làm được nhiều việc khác nhau đấy chứ, kể cả những việc mà bấy lâu nay bạn ít khi nào dám nghĩ tới. Và khi mỗi người chúng ta được làm những việc mình yêu thích với tất cả sức lực thể chất, trí tuệ, cộng với cả niềm say mê, yêu thích của bản thân, chắc chắn chúng ta sẽ cảm thấy mình thật hạnh phúc!

Do vậy, tìm cách phát hiện và sử dụng khả năng của bản thân là bí quyết then chốt cho hạnh phúc cá nhân của mỗi người. Thành công trong cuộc đời bạn phụ thuộc vào những khả năng bạn có, và quan trọng hơn, vào cách bạn phát huy tối đa khả năng của mình. Chúng ta phải luôn tâm niệm rằng: “Tôi đang làm công việc của tôi với nỗ lực cao nhất để tạo ra thành quả tốt nhất. Chỉ có như vậy, tôi mới vươn tới tầm xuất sắc!”.

Trích Hạnh phúc không khó tìm - First News và NXB Tổng hợp TPHCM

Nguồn: Tuổi trẻ

Khám phá sức mạnh bản thân

“Mỗi ngày trong cuộc sống, tôi thức giấc với sức mạnh vũ trụ trong tầm kiểm soát của tôi. Sức mạnh này là khả năng lựa chọn những tư tưởng. Sức mạnh này là khả năng lựa chọn những ý tưởng. Với sức mạnh này, cuộc sống của tôi là sự diễn đạt tư tưởng phi thường của tôi, và tôi là người sáng tạo ra số phận tươi sáng nhất mà người ta có thể tưởng tượng được”.

Hãy xem tâm trí của bạn như là một khu vườn màu mỡ, được chăm sóc chu đáo, và bạn là người trông coi khu vườn đó. Bất kỳ tư tưởng nào bạn trồng trong khu vườn này sẽ phát triển và cho kết quả. Nếu bạn chăm sóc và gieo rắc vào tâm trí mình những tư tưởng tốt, bạn sẽ có được một cuộc sống tốt. Trái lại, nếu bạn bỏ hoang phế, nó sẽ đầy cỏ dại – những tư tưởng tiêu cực và phá hoại.

“Những gì bạn đã gặt được cho đến hôm nay là kết quả của những gì bạn đã gieo” - Mahatma Gandhi

Nếu bạn khao khát muốn biết những gì tạo nên thành quả hiện tại của bạn, hãy tự vấn lương tâm mình với những câu hỏi sau và nghiên cứu kỹ các câu trả lời:

- Nếu tôi không thích mùa vụ hiện tại, ai là người phải chịu trách nhiệm?

- Tôi sẽ tìm người đã trồng mùa vụ của tôi ở đâu?

- Tôi đã gieo được bao nhiêu hạt giống thành công một cách thường xuyên và kiên định trong suốt một năm qua?

- Gần đây, tôi có đọc những cuốn sách tự cải thiện bản thân không?

- Tôi có lập danh sách những ước mơ mạnh mẽ ghi lại mọi điều tôi muốn làm, muốn sáng tạo và thủ đắc trong suốt cuộc đời của mình không?

- Tôi có danh sách những giá trị quan trọng nhất đối với tôi ngay lúc này không?

- Tôi có thiết lập những mục tiêu ngắn hạn, dài hạn và suốt đời cùng những thời điểm hoàn thành những mục tiêu đó không?

- Tôi có thiết lập những kế hoạch hành động đặc biệt để thực hiện những mục tiêu vĩ đại nhất của mình, và viết chúng ra giấy không? Hôm nay, tôi đã có hành động nào để hoàn thành những mong ước của mình?

- Tôi có thực sự đang sống cuộc đời mơ ước mà tôi yêu thích nhất không? Nếu không, tôi có hiểu rằng tôi phải thay đổi bản thân trước khi cuộc sống của tôi thay đổi không?

Bạn có thể nhìn lại cuộc đời mình và đưa ra một vài kết luận trung thực. ImageCó lẽ bạn sẽ phải gieo một vài hạt giống tư tưởng trong khu vườn trong sáng, tích cực, mạnh mẽ, xây dựng và thành công vào khu vườn tinh thần của mình. Nếu hiện tại không như là bạn mong muốn, đừng thất vọng với sự thực hiện của mình. Trong tương lai, bạn sẽ phải gieo nhiều hạt giống tốt hơn nữa, chất lượng hơn nữa, và bạn sẽ gặt hái được nhiều điều tốt đẹp từ cuộc sống.

Nếu bạn gieo điều xấu, bạn sẽ gặt được điều xấu: Hạt giống cỏ dại sẽ cho ra cỏ dại. Những tư tưởng tiêu cực như căm ghét, giận giữ, trả thù, sợ hai, tham lam hay đố kỵ sẽ tạo nên một cuộc sống xấu xa, huỷ hoại và đầy tội lỗi.

Nếu bạn gieo điều tốt, bạn sẽ gặt được điều tốt: Giống lúa tốt sẽ cho ra một vụ lúa bội thu. Những tư tưởng tích cực xuất phát từ một bản chất trong sáng và xây dựng sẽ mang lại cho bạn cuộc sống vui tươi, may mắn, thịnh vượng và thành công.

Nếu bạn gieo một hạt, bạn sẽ gặt được nhiều hơn thế: Một lon hạt giống lúa sẽ sản xuất ra một giạ lúa. Khi bạn mang đến thế giới quanh mình sự hạnh phúc, nhiệt tình và tự tin, dù chỉ một chút, bạn sẽ nhận lại được rất nhiều phúc lành và sự tử tế.

Nếu không gieo gì thì bạn cũng chẳng gặt hái được gì: Nếu không gieo mạ thì bạn chẳng bao giờ gặt được lúa cả. Trong cuộc sống cũng vậy. Nếu không cố gắng, bạn sẽ chẳng có lấy một cơ hội để thành công và tất cả những khả năng sẽ tan biến. Bạn sẽ chẳng đạt được giá trị nào trừ khi hay cho đến khi bạn gieo những hạt giống tốt.

Tất cả những thành công trong công việc, trong xã hội hay trong thế giới tri thức đều là kết quả của sự suy nghĩ chính xác, có định hướng. Không ai ngoài bản thân bạn có thể lựa chọn những ý nghĩ của chính bản. Vì vậy, không ai ngoài bản thân bạn có thể thay đổi hoàn cảnh sống của chính bạn.

Nguồn: langmaster

—————————-

Sức mạnh bản thân nảy sinh từ lòng tự trọng lành mạnh. Khi chúng ta có được cái nhìn tích cực về bản thân và biết trân trọng những khả năng, cũng như những điểm mạnh của mình, thì đó là lúc chúng ta bắt đầu khám phá ra nguồn sức mạnh đang tiềm ẩn bên trong chính con người mình.

Từ khi được sinh ra chúng ta đã mang trong mình nguồn sức mạnh vô cùng to lớn, nhưng chúng ta lại lãng quên, và không quan tâm đến việc đi tìm cái vốn đã hiện hữu trong bản thân mình.

Có đôi khi là do người lớn không khuyến khích trẻ con tạo lập và phát triển lòng tự trọng, tính độc lập và óc sáng tạo ngay từ thuở nhỏ bởi chính họ cũng chưa bao giờ được giáo dục như vậy, để đến khi lớn lên việc tự hạn chế bản thân đã trở thành một thói quen không thể sửa đổi. Thế là, từ sự khiếm khuyết này đã tiếp tục phát sinh ra những khiếm khuyết khác. Một bà mẹ có tuổi thơ không được khuyến khích phát huy những xúc cảm riêng thì sẽ cảm thấy lo lắng khi đứa con càng lúc càng phát triển tính tự lập của nó và dường như không còn cần đến sự bảo bọc của mẹ. Các bà mẹ thường lo sợ đứa trẻ sẽ không còn yêu thương, gần gũi và nương tựa vào mình nữa. Họ không những không vui khi con mình ngày một chững chạc hơn mà còn tìm cách ngăn trở khả năng sáng tạo và những hành động đầy cá tính của con. Chính điều này vô tình đã kìm hãm sự phát triển mang tính tự nhiên của sức mạnh bản thân trong những đứa trẻ.

Khi lớn lên, chúng ta trở thành những con người thiếu tự tin vào năng lực bản thân. Chúng ta không dám đưa ra ý kiến, quan điểm của riêng mình chỉ vì sợ sự đánh giá hay nhận xét của người khác; thậm chí chúng ta còn nảy sinh suy nghĩ tiêu cực muốn hạn chế cả khả năng của những người xung quanh. Kết quả cuối cùng của những việc đó là chúng ta không thể thoát ra khỏi chính con người mình để bước tới thành công và mãi mãi chôn chân trong sự tù túng.

Khám phá Sức mạnh Bản thân sẽ giúp bạn khơi dậy những năng lực thực sự đang còn tiểm ẩn bên trong con người bạn. Sức mạnh đó sẽ tác động không chỉ đến suy nghĩ và cuộc sống của riêng bạn mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến những người mà bạn tiếp xúc hàng ngày. Có thể trước đây bạn chưa nhận ra nhưng sự thật là bạn đang sở hữu một tinh thần mạnh mẽ, lạc quan đang cần được khám phá.

Sách do First News thực hiện, biên dịch từ quyển Personal Power trong bộ sách Wisdom From Around The World của tác giả người Anh, Gillian Stokes.

(First News)

Buông & Xả – để thương lấy chính mình

Tối nay có dịp nói chuyện với một người bạn về 2 chữ “Buông xả” chợt nhớ ra mình đã nghĩ mãi là sẽ viết 1 bài về chủ đề này mà cứ lần lữa chưa bắt đầu. Ý thì đã có mà không biết bắt đầu từ đâu cho trọn vẹn, cho trôi chảy. Hình như cái cách nghĩ đó thôi cũng thấy mình đang Muốn nhiều quá thì phải

Mình vốn là một con người cầu toàn và luôn hướng đến sự hoàn hảo trong mọi việc. Hễ việc gì đến tay là mình phải làm cho vừa con mắt mình thì mới thôi. Nhiều khi làm việc cùng với ai đó mà thấy họ làm tệ quá cũng xắn tay vô làm lại từ đầu cho nó ra ngô ra khoai tử tế. Hồi đi học Thầy Cô thường khen cái tính tỉ mỉ, chi tiết này của mình. Cũng một thời sung sướng vì lời khen đó, nhưng càng ngày càng nhận ra mình Khổ vì cái tính “ôm toàn tập” này của mình rất nhiều. Vì cái gì cũng ôm (vì chẳng tin tưởng ai sẽ làm tốt như mình), cái gì cũng nghĩ chỉ có mình mới có thể làm tốt (nên cứ nghĩ rằng mình là người không thể thay thế được), cái gì cũng ham (thấy kiến thức nào hay hay cũng nhảy vô nghiên cứu, tìm tòi này nọ; lỡ xem 1 tập phim hay thì phải ráng xem cho hết bộ một cách sớm nhất;…), cái gì cũng không thấy vừa mắt (vì cảm thấy đó chưa phải là kết quả tốt nhất mà mình/ai đó có thể làm) nên thành ra cuối cùng mình như con thiêu thân: bán thời gian, bán sức khỏe, bán cảm xúc, bán tâm tư cho những thứ tuyệt đối và hoàn hảo trong cả công việc và cuộc sống. Kết quả là tuổi bay nhảy đã vèo vèo trôi qua, thành tích cuối cùng cũng chưa có gì đáng kể mà sức khỏe thì có giai đoạn đã giảm sút đến thê thảm, tinh thần sa sút, mất ngủ thường xuyên, thường căng thẳng, stress,…

Mình thường khắt khe với bản thân và những lỗi lầm (dù là của mình hay của người khác). Có lẽ vì thế mà mình thường được xem là một cô nàng khó tính, thậm chí một thời được mệnh danh là “tảng băng trôi”. Mình lại là đứa độc lập trong suy nghĩ nên cũng thường bỏ qua những lời nhận xét đó. Thế là bao nhiêu sai lầm đã có trong quá khứ mình luôn ghi nhớ trong lòng để một dịp nào đó lại trỗi dậy dằn vặt chính mình. Mỗi lần như thế mình lại cực kỳ khổ sở. Tâm lý bất ổn mà tâm cũng chẳng yên. Những khi đó nhìn cuộc đời đầy thê lương với con mắt đầy tội lỗi, buồn bã và đôi khi là giận dữ. Kết quả là đã có một thời gian, từ một đứa được mệnh danh là tràn trề năng lượng tích cực mình trở thành mầm mống gieo rắc những điều tiêu cực. Thú thật khi đó mình không hiểu nổi mình nữa!

Thật may mắn cho mình khi đã có quyết định dừng mọi việc lại 1 thời gian để … tìm lại chính mình. Thời gian đầu khi xa rời cái nhịp sống bận rộn (hoặc cố gắng làm cho nó bận rộn) chân tay cứ bồn chồn không quen, thấy mình như một đứa vô dụng nhất thế giới này. Nhưng chỉ một thời gian sau đó, khi có nhiều thời giờ để lắng mình hơn, mình đã tự nhìn nhận lại được rất nhiều điều…

 

Những ngày rảnh rỗi, thay vì nằm ường ở nhà để nghỉ vớ vẩn như hồi đầu, mình hẹn hò cafe với đồng bọn, bạn bè, em út. Nhờ những lần tám tít như thế, mình nhận ra rằng mọi người quan tâm mình nhiều lắm, chỉ là lâu giờ mình không chịu dành thời gian để họ có cơ hội thể hiện việc đó thôi. Mình cũng tìm thấy được rất nhiều niềm vui từ những lần gặp gỡ đó. Tự nhiên mình thấy lâu giờ mình dại quá. Ngày 24 tiếng thì đã dành gần 2/3 cho công việc rồi, chẳng có lấy một phút nào cho những cuộc hẹn bên ngoài (nói chi là đến việc yêu đương  ).

 

Nếu ngày xưa mở mắt dậy là cuống cuống mở tủ quần áo để chọn đồ mặc đi làm thì giờ việc đầu tiên sau khi mở mắt là nhìn ra ngoài cửa sổ để ngắm cành cây mận, để nhìn những chiếc lá ngày nào còn bị lũ sâu gặm nhấm đã lú nhú thêm những chiếc lá non, để nhận ra thì ra mùa đông cây vẫn đâm chồi. Rồi thì hít thở sâu, cười 1 cái thật sảng khoái :) . Những khi ấy, cảm thấy yên bình và thoải mái đến lạ!

 

Là một con người bình thường, mình đã mắc không ít lỗi lầm. Ấy vậy mà, những “chủ nợ của các lỗi lầm” ấy vẫn khoan dung mở rộng cánh tay quan tâm và lo lắng cho mình. Họ không hề tỏ ra một chút so đo thiệt hơn hay suy xét những việc làm cũ của mình mà luôn xuất hiện khi mình cần, chăm sóc và cho mình những lời khuyên cần thiết. Nhờ những con người đó, dần dần mình nhận ra việc nhận ra lỗi lầm đã làm một điều quý nhưng biết cách sửa chữa lỗi lầm và không tái phạm trong tương lai nữa mới là điều quan trọng nhất. Ngày xưa, mình chỉ chăm chăm nhìn vào lỗi mà quên đi tất cả, hỏi có buồn mình không? ^^

 

Khi dành thời gian để Tĩnh tâm và Rung động nhiều hơn, mình trở nên điềm tĩnh hơn. Khi dành nhiều nguồn lực hơn để lắng nghe và quan tâm đến chính mình thông qua các hoạt động đó mình mới chợt nhận ra mình đã là một ông chủ tồi với chính bản thân mình. Không có một chút đãi ngộ, tưởng thưởng xứng đáng nào ngoài việc ráng bóc lột hết sức chính mình để chạy đua, để thỏa mãn cái tính hiếu chiến, hiếu thắng và cầu toàn kia của bản thân. Thế rồi khi yêu thương bản thân hơn mình cũng bắt đầu biết đứng ở vị trí người khác để hiểu hoàn cảnh của họ hơn. Mình nhận ra rằng, ở hoàn cảnh đó mình phải suy nghĩ, hành xử như thế, nghĩa là mọi người cũng đều có những cái khó riêng của mình. Mình cũng hiểu hơn rằng hành vi không bao hàm bản chất, vẻ bên ngoài không quyết định nội dung và kết quả không phải là toàn bộ quá trình. Khi biết thông cảm cho chính mình hơn, hiểu hơn về các giá trị sống, những bài học từ xung quanh, mình cũng dần dà biết cảm thông và thương yêu mọi người hơn. Nhiều người trước đây có thể mình sẽ ghét cay ghét đắng vì hành xử của họ, giờ đây mình đã cố gắng để hiểu họ hơn và khoan dung nhiều hơn cho các lỗi lầm. Cũng nhờ đó, công việc, cuộc sống và các mối quan hệ của mình cũng dần đi vào con đường thuận lợi và tốt đẹp hơn.

 

Cái Tôi của mình vốn rất bự. Dù không nói ra nhưng mình luôn có sẵn sự kiêu hãnh riêng của một đứa thích lãnh đạo, sinh vào chòm sao Sư tử và tự tin vào sự hiểu biết của mình. Đến một ngày, khi đã trải qua một quá trình nhìn nhận lại bản thân mình ngộ ra mình còn vô cùng nông cạn và nhỏ bé. Những người giỏi hơn mình là nhiều vô cùng, mình chỉ là hạt cát bé tí teo giữa đại dương mênh mông. Không có mình cuộc đời vẫn cứ trôi, công việc vẫn cứ chạy. Thì ra, sự nỗ lực và tinh thần cống hiến mới là sợi dây liên kết mình vào mạng lưới của thế giới này. Mình nể phục những con người biết vượt lên nghịch cảnh để chiến thắng bản thân và đạt được những giấc mơ của họ. Mình nể phục những con người không ồn ào nhưng luôn có những ý tưởng, những việc làm và những đóng góp thiết thực cho mục tiêu chung, cho tổ chức, cho cộng đồng… Và mình cũng nhận ra, khi hiểu được điều này, mình biết cố gắng hơn trong cuộc sống, biết sống chan hòa hơn và biết nghĩ cho cộng đồng hơn, từ đó mà cái tâm cũng thanh thản hơn, bản thân cũng tìm thấy nhiều động lực hơn để phấn đấu, để đến được với những ước mơ…

 

Những sự việc, những vấn đề trước đây có thể khiến mình nổi điên ngay lập tức để ra quyết định “hủy”, “bỏ” thì giờ đây mình bình tĩnh hơn để suy xét mọi việc và cho chính mình và người khác cơ hội để thay đổi. Khi chứng kiến một ai đó vì “tham lam” (như một thời của mình) để ôm lấy nhiều việc, ôm lấy nhiều cái Muốn mà thất thoát nguồn lực (bởi thiếu sự tập trung), không thật sự sống cho chính mình (bởi bị lạc giữa vô vàn cái Muốn nên không tìm ra đam mê thật sự của bản thân),… thì mình thấy Thương hơn là giận như hồi xưa. Thấy một người không dám nói Thật suy nghĩ, cảm xúc của mình vì không muốn làm mất lòng ai đó, vì sợ mất mát gì một tí quyền lợi mình cũng thấy họ thật khổ sở. Thấy một người tự tin rằng mình có thể tạo những mối quan hệ sâu sắc nhưng nhìn lại mạng lưới bạn bè của họ xét cho cùng vẫn là những quan hệ làm ăn, còn bạn bè đúng nghĩa với trái tim trong sáng, vô tư thì phần nhiều lại giữ một khoảng cách với họ vì sợ sẽ bị họ lợi dụng điều gì đó, bất giác mình buồn thay cho họ. Thấy một người mãi loay hoay với nhịp sống bận rộn mà không đủ thời gian để ngủ 1 giấc tử tế, ăn 1 bữa thật ngon lành hay có cái đầu nhẹ tênh tênh không vướng bận, mình lo lắng cho họ vô cùng. Thấy một người vẫn phải luôn thường trực một nụ cười xã giao mà trong lòng còn biết bao rối bời không thể tháo gỡ, giải quyết, mình thấy họ đau khổ… Điều mình mong mỏi khi chứng kiến những con người đó là hy vọng rằng họ sẽ sớm dành cho bản thân những khoảng lắng để hiểu hơn về bản thân và biết sống thật với những mong muốn thật sự của mình. Nếu họ bớt muốn tham đi 1 tí, bớt muốn chinh phục để khẳng định bản lĩnh của mình đi một tí, bớt cầu toàn các quyền lợi để dành lấy bình yên, thư giãn, nghĩ ngơi cho bản thân đi 1 tí, bớt… để thật sự xả hết những vướng bận thì có thể họ đã hạnh phúc, đã vui vẻ nhiều hơn và chí ít cũng đã “giàu có” hơn rất nhiều chứ không chỉ đầy đủ đơn thuần về vật chất như hiện tại.

 

Giờ đây, sau khi chấp nhận buông đi nhiều điều mình cảm thấy cuộc sống bây giờ chất lượng hơn rất nhiều. Nỗi lo cơm áo gạo tiền dù vẫn còn đó nhưng không còn là mục tiêu phấn đấu hay là động lực để “cày cuốc” chăm chỉ nữa. Mình nỗ lực mỗi ngày, cố gắng thêm mỗi ngày với mong muốn sẽ khai phá sâu sắc hơn bản thân, hoàn thiện bản thân và sống ý nghĩa hơn. Mình dành thời gian nhiều hơn cho gia đình và các mối quan hệ thân thiết, biết đãi ngộ xứng đáng hơn với bản thân, biết tha thứ và bao dung hơn với chính mình và mọi người, biết lắng nghe và học hỏi hơn. Mỗi ngày trôi qua, mình tìm thấy những niềm vui dù giản dị, nhỏ bé thôi nhưng rất thật và nó khơi lên niềm vui thật sự từ tận sâu tâm hồn mình. Mình biết thưởng thức cuộc sống hơn và không còn tìm những lý do để ngụy biện cho lối sống ích kỷ và quá hao phí như hồi xưa nữa. Và, mình cảm thấy thế đã là quá ĐỦ.

 

Mình nhận ra 1 bài học ý nghĩa cho bản thân từ những điều đã trải qua: Buông không có nghĩa là mt đi, X không có nghĩa là tht thoát mà đơn gin Buông & X là trước hết đ thương ly chính mình, sau là sng cho trn vn tng phút giây vi đi, vi người!

Diệu Huyền

Vì sao năng lượng sáng tạo của chúng ta bị tắc nghẽn?

Từ thời niên thiếu, trong những lúc đối mặt với những trải nghiệm đau đớn của đời sống, chúng ta cố gắng một cách tự động để không cảm nhận đau khổ nữa. Thông thường chúng ta cô lập cái đau thể xác bằng cách ít chú ý đến điểm đau trên cơ thể mà ta phải chịu. Chúng ta trấn an và loại bỏ sự sợ hãi về tinh thần bằng cách co cơ bắp và đưa nỗi sợ hãi vào quên lãng. Và để giữ cho nỗi lo sợ đó không có cơ hội xuất hiện trở lại, ta vùi đầu vào hoạt động nhộn nhịp của đời sống thậm chí có nhiều người buông thả cho ma tuý, thuốc lá hay rượu. Những người khác cố gắng một cách khiêm cưỡng để trở thành người tốt hơn… hoặc xấu hơn. Đáng lẽ chúng ta phải tự giải quyết những vấn đề của chính mình, chúng ta lại phóng chiếu những vấn đề của chúng ta lên một người khác. Như vậy, chúng ta hao phí một lượng lớn năng lượng để bóp nghẹt cảm giác đau đớn, đồng thời xóa cảm giác và các biểu hiện của chính chúng ta lúc đó. Chúng ta tin rằng làm như thế là không còn đau đớn bất ổn nữa, nhưng thực ra đó chỉ là một cách tự lừa dối mình. Chúng ta phủ nhận cái giá phải trả, vậy mà cái giá đó lại chính là sự sống của chúng ta.

Tôi nghĩ rằng cách duy nhất để chấm dứt và hóa giải nổi đau đó là chính là làm cách nào để ngăn chặn dòng năng lượng chứa nỗi đau ấy. Mỗi một sự khổ đau cho dù là thể chất, tình cảm hay tinh thần đều tương ứng với một dòng năng lượng đặc biệt đó. Đau đớn chỉ là một thành phần của dòng năng lượng ấy. Như vậy đau đớn chỉ là một nhân tố, nên khi phong tỏa năng lượng tiêu cực của nổi đau, sự giận dữ  hoặc sự sợ hãi, đồng thời chúng ta cũng ngăn chặn luôn năng lượng tích cực bao hàm trong đó có các mặt hoạt động thể chất, tình cảm và tinh thần.

Chúng ta cũng không còn ý thức được quá trình này vì chúng ta đã có thói quen như thế từ lúc còn trẻ thơ. Chúng ta đóng kín lại những vết thương của mình. Làm như vậy chúng ta cũng xây bức tường ngăn lối vào hạt nhân trung tâm của chúng ta, tại đó có quá trình sáng tạo. Từ đó, chúng ta đã hoàn toàn loại bỏ đời sống nội tâm phong phú ra khỏi ý thức hàng ngày của chúng ta và chỉ quan tâm tới đời sống xô bồ, hỗn loạn bên ngoài mà thôi.

TẬP HỢP CÁC GIAI ĐOẠN TÂM LÝ BỊ ĐÓNG BĂNG

Ngay từ tuổi thơ ấu, chúng ta đã bắt đầu kiềm chế nỗi đau rồi, thậm chí ngay cả trước khi chúng ta sinh ra, lúc còn là thai nhi nữa kia. Vì vậy, cứ mỗi lần chúng ta làm ngưng  dòng chảy năng lượng tiếp theo sau một sự cố đau đớn, chúng ta làm băng giá sự cố đó trong năng lượng và cả trong thời gian nữa, lâu ngày tạo ra một sự tắc nghẽn trong trường hào quang của chúng ta. Vì trường hào quang được tạo thành nhờ năng lượng ý thức, một sự tắc nghẽn được tạo ra bởi năng lượng ý thức bị đóng băng. Một phần tâm lý của chúng ta kết hợp với sự cố này cũng bị đóng băng ngay vào thời điểm ta đã hết đau đớn những nó vẫn tồn tại lâu dài mãi về sau. Chẳng hạn sự cố đau đớn xảy ra lúc ta mới một tuổi, phần tâm lý có liên quan không luôn luôn chỉ kéo dài một năm mà còn tác động mãi đến khi nào dòng năng lượng khác mạnh hơn giải tỏa được nó và làm cho chúng ta mới được lành hẳn bệnh.

Trong mỗi người chúng ta đều có những khối năng lượng ý thức bị đóng băng như vậy. Chỉ trong một ngày, có bao nhiêu lần con người ứng xử như một người trưởng thành? Có lẽ rất ít. Trong mối quan hệ giao tiếp hàng ngày của chúng ta với mọi người, có biết bao giai đoạn tâm lý bị ức chế và tác động vào, như vậy biết bao tình tiết khác nhau về tâm lý không ngừng can thiệp. Trong quá trình tương tác mãnh liệt, hết giai đoạn ức chế này đến giai đoạn ức chế khác can thiệp vào đã biến thực tại nội tâm của người trưởng thành trở nên bộ mặt của một cậu bé bị tổn thương trong quá khứ. Chính sự chuyển đổi tâm tính không ngừng này làm cho việc giao tiếp thông cảm giữa người và người càng khó khăn hơn.

Những tắc nghẽn tâm lý có nét đặc trưng đáng sợ là tự nó làm đông cứng lại một số năng lượng rồi dần dần tạo thành nhiều giai đoạn tâm lý bị đóng băng chồng chất lên nhau. Chẳng hạn năng lượng tâm trạng bị bỏ rơi. Để minh họa luận điểm này, chúng tôi nêu ra trường hợp của một thanh niên tên làMộng (trong thực tế cậu ta không tồn tại, nhưng câu chuyện của cậu ta gợi ra tình huống của nhiều bệnh nhân của chúng tôi, chúng tôi để Mộng xuất hiện trong cả phần này để chỉ ra rằng những gì xảy ra khi mới đẻ có thể tiếp tục được hình thành trong suốt cuộc đời, mà đó cũng có thể là cuộc đời của mỗi chúng ta).

Ngay từ lúc mới sinh, Mộng đã phải sống cách ly khỏi mẹ vì bà ta sinh khó và được gây mê phẫu thuật lấy con ra. Một năm sau, Mộng lại phải xa mẹ một lần nữa khi bà đến nhà hộ sinh để đẻ đứa thứ hai. Đứa bé vốn rất yêu mẹ, do hai lần bị xa cách nhau, cảm thấy mình bị bỏ rơi bởi người mà nó yêu quí nhất trên đời.Cứ thế về sau hễ thấy tín hiệu bị bỏ rơi là bé cảm thấy bị một sức mạnh tàn phá tâm hồn và thể chất của bé như lần đầu tiên vậy.

Từ một chấn thương tâm thần sâu xa như vậy, chúng ta thấy nổi lên một hình ảnh kết luận dựa trên trãi nghiệm, và ở đây là sự bỏ rơi theo logic của một đứa trẻ, trong tâm thức bé xuất hiện một hình ảnh có tính quyết định, đó là hình ảnh bị bỏ rơi: Nếu tôi yêu, tôi sẽ bị bỏ rơi”. Từ đấy trở đi, hình ảnh quyết định đó sẽ can thiệp vào những tình huống tương tự. Tất nhiên, chỉ mới một tuổi Mộng không ý thức được sự suy luận này. Nhưng chấn thương tâm thần đó đã trở thành một thực thể trong niềm tin vô thức của bé. Trong tâm lý của nó hai sự kiện cũ có liên hệ tới giai đoạn mà mẹ của Mộng cư xử với nó. Khi nó được mười tuổi, mẹ bé lại xa bé để đi nghĩ hè và tức thì trong tâm thức của bé, hai biến cố ngày trước lại liên kết với biến cố chia ly hiện tại. Khi có một tình huống tương tự như vậy xảy ra, hình ảnh quyết định ngày trước lại chi phối lối ứng xử của bé làm cho bé có cách ứng xử không tương xứng theo tình hình thực tại, tạo ra một loạt phản ứng về cảm xúc rất sai biệt với hoàn cảnh thực tế.

Chúng ta sẽ nhận thấy những hình ảnh quyết định cách ứng xử của chúng ta, và có xu hướng tái tạo các chấn thương tâm thần tương tự như lúc ban đầu. Chẳng hạn như trường hợp bé Mộng nói trên sau này khi trưởng thành, tự trong thâm tâm, cậu sẽ có cảm tưởng trong một hoàn cảnh nào đó bị vợ hoặc người yêu của cậu sẽ bỏ rơi cậu. Vì cậu ta chuẩn bị sẵn sàng tư thế chờ đợi mình bị bỏ rơi nên cậu sẽ đối xử với vợ mình hay người yêu của mình như đối với người sẵn sàng bỏ rơi mìnhCậu luôn đòi hỏi họ phải biểu hiện liên tục tình yêu đối với cậu hoặc cậu kết án họ khi sắp đoạn tuyệt với cậu. Một sự khiêu khích vô ý thức như vậy có thể dẫn đến hậu quả không thể sữa chữa được. Sự thật và là vấn đề nghiêm trọng của Mộng, là tự coi mình như đáng bị bỏ rơi, và kết quả là cậu bị bỏ rơi thật.

Như chúng ta sẽ thấy, không bao giờ được đánh giá thấp sức mạnh những hình ảnh quyết định ấy. Chỉ có phát hiện được chúng, chúng ta mới tìm cách khắc phục và hướng đến con đường sức khỏe và hạnh phúc. Vậy mà, các hình ảnh tai hại ấy chất đầy trong tâm thức của chúng ta, kết tinh lại thành những tình tiết tâm lý đóng băng trong chúng ta. Do đó, mỗi người cần cố gắng tẩy sạch những hình ảnh đau thương ấy đang tồn tại trong mỗi người chúng ta.

Để dựng nên một hình ảnh có tính quyết định như vậy, năng lượng bị phong tỏa phải được kết tụ dần dần và thật là sai lầm khi nghĩ rằng các chấn thương tâm thần xảy ra rời rạc cách xa nhau về thời gian thì cũng cách xa nhau về mặt cảm xúc. Thật vậy, mỗi phần nhỏ của các tập hợp tâm lý bị đóng băng là một mãnh năng lượng có ý thức bị hóa đá do biến cố đau thương trong quá khứ tạo nên, nhưng trên thực tế cho dù một trãi nghiệm đã qua, nhưng các trãi nghiệm có liên hệ vẫn gắn kết với nhau dù cho có sự xa cách về thời gian.

Do đó, việc chữa bệnh đầu tiên là phải giải phóng một giai đoạn nhỏ trong tổng giai đoạn của tâm lý bị đóng băng và đến lượt nó giải phóng tiếp các giai đoạn tâm lý bị đóng băng còn lại. Trở lại câu chuyện của cậu Mộng, cứ mỗi lần được giải phóng khỏi năng lượng bị đóng băng, cậu cảm thấy như được sống lại vào thời điểm biến cố đau thương xảy ra trước đó. Chẳng hạn lúc cậu ba mươi tuổi, có người ta giải phóng năng lượng bị đóng băng cho cậu, cậu cảm nhận tình huống lúc cậu mười tuổi và cứ thế khi giải tỏa nỗi đau thương của cậu lúc mười tuổi, cậu lại trở về tâm trạng lúc mới một tuổi…

Cứ mỗi lần năng lượng được giải phóng hòa nhập  vào trường năng lượng của con người nối kết với tiến trình sáng tạo của đời người thì đời sống sẽ thay đổi. Chính vì vậy đời sống của cậu Mộng sẽ được cải tạo nhờ vào sự tái cấu trúc mới, như vậy cuộc sống của cậu Mộng từ nay sẽ tham gia và hòa nhập vào cuộc sống hiện tại và tái nhập vào quá trình sáng tạo.

Cậu trở nên lạc quan yêu đời, cậu thôi chán nản và có một cố gắng vô thức để người ta quan tâm đến cậu, khác khi trước cậu ta sẽ tự lo cho mình trong niềm tin là mọi người đều quan tâm đến cậu và sẵn sàng nhận trách nhiệm vì cậu biết rằng kể từ nay cậu đủ khả năng và xứng đáng tìm được một người bạn đời mới. Một khi đã có mối liên hệ mới này với bản thân, Mộng có thể làm cho một cô gái, không có cảm nhận bị bỏ rơi người yêu mình, từ đó hai người tạo nên một tình yêu vững bền. Dĩ nhiên là cậu sẽ gặp nhiều trắc trở trước khi cậu gặp được người phụ nữ của đời mình.

ĐAU THƯƠNG DO TIỀM THỨC ĐỂ LẠI

Nhờ có sự hồi tưởng về quá khứ qua thôi miên người ta đã nghiên cưú nhiều về tiềm thức. Các cuộc nghiên cứu này nhằm tìm hiểu nguồn gốc của nỗi đau tâm lý kinh niên là các trãi nghiệm đã xảy ra trong tiềm thức. Người ta có thể đọc một báo cáo chi tiết về những trãi nghiệm đó trong công trình của Roger Woolger “Other lives, other selves” (Những cuộc đời khác, những thân phận khác). Người ta tường thuật lại khá tỉ mỉ về vấn đề này. Theo phương pháp chữa bệnh hồi tưởng về tiềm thức do ông đề xướng thì một khi người bệnh được sống lại và được chữa lành bệnh đã mắc phải trong quá khứ làm cho bệnh nhân có thể lành một số bệnh tương tự trong hiện tại này mà những phương pháp trị liệu khác đành bó tay.

Các giai đoạn tâm lý bị đóng băng cũng bao gồm cả tiềm thức, chúng xích lại gần nhau bởi tính giống nhau của năng lượng, và vì không bị tách rời bởi thời gian chúng được gắn kết với các giai đoạn của mọi cuộc đời của chúng ta. Tất nhiên, để với tới được một giai đoạn bị đóng băng của một tiềm thức cần phải có một năng lượng mạnh hơn vì nó đã có từ quá lâu và mang nặng các sự cố sau đó, nhưng người ta vẫn đạt được kết quả sau các buổi chữa bệnh. Việc này sẽ được thực hiện khi người bệnh đã sẵn sàng.

Theo sự quan sát của chúng tôi trong thời gian qua, các chấn thương tâm thần của một tiềm thức bao giờ cũng là nền tảng cho các bệnh mạn tính khó điều trị trong hiện tại. Khi áp dụng Năng lượng Cảm xạ can thiệp vào để loại bỏ từng phần những chấn thương tâm thần gần đây nhất, người ta thấy nổi lên bề mặt xưa cũ là chấn thương đã được điều trị nhưng chưa hoàn toàn bị loại bỏ. Kỹ thuật chữa bệnh này đem lại một sự thay đổi toàn thể đời sống của bệnh nhân hơn là về mặt sinh lý, vật lý. Việc giải tỏa một chấn thương từ tiềm thức bằng cách hướng dẫn họ luyện tập Rung động thư giãn và Vô thức trị liệu bao giờ cũng kéo theo những thay đổi lớn. Hình thức điều trị này, quan trọng là đã làm cho bệnh nhân thiết lập nhằm khơi dậy được mối liên hệ trong sáng của một giai đoạn tiềm thế bị đóng băng với các hoàn cảnh hiện tại, để từ đó có thể tiến tới giải phóng toàn bộ trạng thái tâm lý có vấn đề trong hiện tại.

NGUỒN GỐC CỦA KHỔ ĐAU VÀ VẾT THƯƠNG ĐAU ĐẦU ĐỜI

Theo quan niệm của tôi, nguồn gốc của khổ đau được giấu kín sâu xa hơn là năng lượng bị ngăn chặn bởi nỗi đau đớn về thể chất của tiềm thức tạo nên. Đó là do ta tin rằng mỗi người trong chúng ta đều cách biệt với người khác và vũ trụ. Nhiều người trong chúng ta tưởng tượng rằng cái giá phải trả cho sự cá biệt hóa là sự chia ly. Chúng ta tự tách mình ra khỏi mọi thứ, bao gồm cả gia đình chúng ta, bạn bè, các nhóm, tổ quốc, các dân tộc và cả hành tinh của ta nữa. Chúng ta định nghĩa quan niệm tách ra đó bằng từ sợ hãi”, vậy mà sự sợ hãi lại là mẹ đẻ ra mọi xúc cảm tiêu cực”. Một khi chúng ta đã tạo ra các xúc cảm tiêu cực đó, chúng ta tự tách mình ra, và bằng quá trình này làm tăng thêm nỗi đau và ảo tưởng của ta cho đến khi các nút dây của phản ứng tiêu cực này được gỡ ra hoặc bị đảo ngược lại bởi sự chữa trị cá nhân. Đề nghị của của tôi là phải làm sao lật ngược cái vòng lẩn quẩn bằng cách sống một cuộc đời thanh thản, thoải mái, lạc quan và trong sáng trong mọi tình cảm và quan hệ ở đời. Bí quyết để đạt tới điều đó là tình yêu thương và mối liên hệ với những gì hiện hữu trên đời này.

Tình yêu thương” là bằng chứng cho sự liên hệ của ta với năng lượng và vũ trụ, năng lượng có mặt mọi nơi, trong mọi thứ, ở bên trên chúng ta, bên dưới chúng ta, quanh ta và trong ta. Ánh sáng lung linh diệu kỳ đó tồn tại và hiện diện trong mỗi người chúng ta, là tâm thức của ta. Nó là đại diện nhân cách của ta.Bao giờ chúng ta thực sự nối kết được với năng lượng của vũ trụ và tâm thức ta, bấy giờ chúng ta được hoàn toàn có cuộc sống bình thản, tự do và an lạc.

Chuyên gia Cảm xạ Dư Quang Châu

Nguồn: Cảm xạ học

Không ai có thể thành công nếu phó mặc cuộc sống cho số phận

Bạn chẳng phải là nhà chiêm tinh hay tiên tri mới đoán trước được tương lai của một ai đó, nhưng bạn có thể nhìn thấy tương lai người khác bằng cách đặt cho họ một câu hỏi đơn giản: “Chính xác thì mục đích sống của bạn là gì – và bạn có kế hoạch gì để đạt được mục đích đó?”.

Nếu bạn đặt câu hỏi này cho 100 người, thì 98 người sẽ trả lời đại loại thế này: “Tôi muốn kiếm được nhiều tiền và thành đạt hết mức có thể”. Xét bề ngoài thì câu trả lời này rất có mục đích, nhưng nghĩ sâu hơn một chút, bạn sẽ thấy người trả lời thuộc tuýp người sống phó mặc cho số phận, họ sẽ chẳng bao giờ đạt được điều gì trong cuộc sống trừ những thành quả còn sót lại từ những người thực sự thành đạt – những người có một mục đích sống rõ ràng và có một kế hoạch cụ thể để đạt được mục đích đó. Để thành công, ngay lúc này, bạn cần xác định chính xác các mục tiêu của bạn là gì và vạch ra các bước đi để đạt được những mục tiêu đó.

Người hành động có mục đích và có kế hoạch thường có nhiều cơ hội thành công. Làm sao cuộc đời có thể đem lại cho bạn điều gì nếu bản thân bạn không biết bạn muốn gì? Làm sao người khác có thể giúp bạn thành công nếu bản thân bạn cũng chưa xác định được mình phải thành công bằng cách nào? Chỉ khi có mục đích rõ ràng, bạn mới có thể vượt qua những thất bại và nghịch cảnh cản trở đường đi của bạn.

Một trong những doanh nhân sở hữu “nhượng quyền kinh doanh” (franchise) đầu tiên và thành công nhất tại Mỹ là Lee Maranz – một người biết rõ mình muốn gì và làm thế nào để đạt được điều mình muốn. Là một kỹ sư cơ khí, Maranz đã phát minh ra máy làm kem tự động có thể làm ra kem mịn. Ông mơ ước có một chuỗi các cửa hàng kem trên khắp các bờ biển, và đã vạch ra một kế hoạch để biến ước mơ thành hiện thực.

Cũng như nhiều cá nhân khác cùng thời, Maranz đã gặt hái thành công cho mình bằng cách giúp người khác thành công. Ông đã giúp nhiều người mở cửa hàng bán kem bằng việc nhượng quyền kinh doanh. Đây là một ý tưởng mang tính cách mạng vào thời đó. Ông đã bán những chiếc máy làm kem theo giá vốn và kiếm lời từ việc bán máy trộn kem. Vậy kết quả ra sao? Đó chính là sự ra đời của một chuỗi các cửa hàng mà Maranz quyết tâm xây dựng trên toàn nước Mỹ. Ông nói: “Nếu bạn có một niềm tin mãnh liệt vào bản thân, vào những việc bạn đang làm và việc bạn muốn làm, thì không có trở ngại nào là không thể vượt qua.”

Nếu bạn muốn thành đạt, hãy chọn hôm nay là ngày chấm dứt cuộc sống phó mặc cho số phận. Hãy xác định một mục tiêu rõ ràng cho mình. Hãy viết mục tiêu đó ra giấy và khắc cốt ghi tâm nó. Hãy xác định rõ bạn cần lên kế hoạch như thế nào để đạt được mục tiêu đó. Hãy bắt đầu bằng việc ngay lập tức biến kế hoạch thành hành động.

Tương lai của bạn là do bạn tạo nên. Ngay lúc này hãy là người quyết định tương lai của mình.

Trích Bí quyết làm giàu của Napoleon Hill

Một góc nhìn về những giá trị cuộc sống (P1)

Nhng lý thuyết qun tr kinh doanh không ch có ý nghĩa trong hot đng qun lý. Trong nhiu trường hp, nhng lý thuyết này t ra rt hu ích trong cuc sng nói chung.

LTS: GS. Clayton Christensen, truờng kinh doanh Harvard, là người đầu tiên đề xướng lý thuyết Chiến lược sáng tạo đột phá. Ông đã viết nhiều bài báo và sách về lĩnh vực này, cũng như thường xuyên được mời nói chuyện với các lãnh đạo doanh nghiệp tại các hội thảo về chiến lược kinh doanh. Tuy nhiên, bài viết dưới đây của ông lại về một chủ đề rộng hơn: ứng dụng của những lý thuyết quản trị kinh doanh trong cuộc sống nói chung.

Bài viết được tổng hợp từ trao đổi của GS. với những sinh viên trường kinh doanh Harvard, khóa học 2010, trong bối cảnh niềm tin vào kinh doanh và tương lai bị lung lay nghiêm trọng do những hậu quả của khủng hoảng kinh tế thế giới cũng như những vấn đề nước Mỹ đang phải đối mặt.

Trước khi xuất bản cuốn The Innovator’s Dilemma, tôi đã nhận được điện thoại của Andrew Grove, sau này là Chủ tịch tập đoàn Intel. Ông ta đã đọc một trong những bài viết đầu tiên của tôi về công nghệ đột phá và đề nghị tôi trình bày cách áp dụng các báo cáo, nghiên cứu của mình vào thực tiễn Intel. Tôi vui vẻ nhận lời tới Silicon Valley và Grove chỉ nói thế này: “Ông có 10 phút để trình bày. Hãy cho chúng tôi biết mô hình đột phá có thể giúp gì cho Intel.” Tôi yêu cầu 30 phút, tuy nhiên khi vừa nói được 10 phút thì Grove xen vào: “Xin lỗi, tôi hiểu mô hình của ông. Ông chỉ cần giải thích cho tôi mô hình này có ý nghĩa như thế nào đối với Intel.”

Tôi khẳng định cần thêm 10 phút nữa để mô tả sự đột phá đã ảnh hưởng như thế nào trong công nghệ đối với ngành công nghiệp thép – một ngành không hề liên quan tới công nghiệp bán dẫn – để Grove và những người khác hiểu rõ quá trình đột phá diễn ra như thế nào. Tôi kể lại chuyện tập đoàn thép Nucor và các hãng sản xuất nhỏ khác đã bắt đầu từ thị trường cấp thấp nhất với sản phẩm thanh cốt thép và thép cây, sau đó dần dần tiến lên thị trường cao hơn, bán giá thấp hơn so với các cơ sở sản xuất thép truyền thống.

Khi tôi kể xong, Grove nói: “Tôi đã hiểu. Tức là với Intel…,” và bắt đầu tự giảng giải một chiến lược tiếp cận thị trường cấp thấp để tung ra sản phẩm bộ vi xử lý Celeron trong thời gian tới.

Tôi suy nghĩ rất nhiều về ngày hôm đó: Nếu tôi sa đà vào chỉ ra cho Andy Grove những phương án kinh doanh bộ vi xử lý, tôi đã “chết chắc” rồi. Thay vì tư vấn cho ông ta nên nghĩ gì, tôi hướng dẫn ông ta cách suy nghĩ để tự giải đáp câu hỏi của mình.

Kinh nghiệm này để lại dấu ấn sâu sắc trong tôi. Từ đó, mỗi khi mọi người hỏi tôi nên làm gì, tôi đều hiếm khi trả lời thẳng mà chuyển câu hỏi này qua mô hình của tôi. Tôi sẽ mô tả quá trình trong mô hình diễn ra như thế nào trong một ngành hoàn toàn khác với ngành của họ. Thường thì sau đó người ta sẽ nói: “Tôi đã hiểu.” Và tự họ sẽ trả lời câu hỏi của mình thuyết phục hơn cả tôi.

Lớp tôi dạy tại HBS được tổ chức theo cách giúp sinh viên hiểu được thế nào là lý thuyết quản lý tốt và cách thức xây dựng lý thuyết quản lý tốt. Tôi đưa ra nhiều mô hình, lý thuyết khác nhau để sinh viên suy nghĩ về những khía cạnh khác nhau của công việc quản lý trong việc thúc đẩy sự đổi mới và phát triển. Trong mỗi buổi học chúng tôi lại nghiên cứu một công ty bằng các lý thuyết, sử dụng lý thuyết để giải thích tại sao công ty rơi vào tình trạng hiện tại và tìm ra hoạt động quản lý cần thiết để đem lại kết quả như mong đợi.

Trong buổi học cuối cùng, tôi yêu cầu các sinh viên hướng lăng kính lý thuyết vào bản thân để tìm câu trả lời thỏa đáng cho ba câu hỏi: (1) Làm thế nào chắc rằng mình sẽ hài lòng trong sự nghiệp? (2) Làm thế nào chắc rằng mối quan hệ vợ chồng, gia đình sẽ hạnh phúc dài lâu? (3) Làm thế nào chắc rằng sẽ không bao giờ phải ngồi tù? Câu hỏi cuối cùng nghe không được vui lắm nhưng không phải là thừa. Bằng chứng là hai trong số 32 bạn học ở lớp Rhodes của tôi đã từng ở trong tù. Người bạn cùng lớp của tôi tại HBS, cựu giám đốc điều hành Jeff Skilling của tập đoàn Enron cũng phải ngồi tù. Họ là những người tốt nhưng một số việc trong cuộc sống đã đẩy họ vào con đường sai trái.


Theo Frederick Herzberg, động lực mạnh mẽ nhất của chúng ta là cơ hội học hỏi, phát triển trong trách nhiệm, giúp đỡ người khác và được công nhận

Khi sinh viên thảo luận câu trả lời cho ba câu hỏi trên, tôi lấy cuộc đời mình làm ví dụ để họ hiểu được cách áp dụng các lý thuyết từ giảng đường để định hướng những quyết định sau này trong cuộc đời.

Một trong các lý thuyết làm rõ nhất câu hỏi đầu tiên – Làm thế nào chắc rằng mình sẽ hài lòng trong sự nghiệp? – là của Frederick Herzberg. Frederick khẳng định động lực mạnh mẽ trong cuộc sống của chúng ta không phải là tiền bạc mà là cơ hội để học hỏi và phát triển trong trách nhiệm, giúp đỡ người khác và được công nhận. Tôi kể cho sinh viên nghe về cách nhìn nhận vấn đề của mình khi còn tự điều hành một công ty ngày chưa chuyển sang dạy học. Tôi hình dung một nhân viên quản lý dưới quyền sáng ra đi làm với lòng tự trọng tương đối cao. Nếu không được đánh giá, trọng dụng, công nhận đúng mức, hẳn lòng tự trọng bị hạ thấp sẽ ảnh hưởng không tốt tới cách cư xử của cô ấy với con cái khi trở về nhà. Tôi cũng hình dung nếu một ngày người phụ nữ ấy trở về nhà với cảm giác lòng tự trọng được nâng lên (cô đã học hỏi được rất nhiều, được công nhận vì những thành tích đáng kể, đóng góp vào sự thành công của một số sáng kiến quan trọng), cô sẽ cư xử với chồng con vui vẻ hơn rất nhiều.

Từ đó có thể kết luận: Quản lý là nghề cao quý nhất trong các nghề nếu nó được phát huy đúng. Không nghề nào có thể đem lại nhiều cơ hội giúp người khác học hỏi và tiến bộ, chịu trách nhiệm và được công nhận, đóng góp cho thành công của tổ chức như nghề quản lý. Tuy nhiên, đáng buồn thay khi ngày càng có nhiều người đi học MBA nghĩ rằng sự nghiệp trong kinh doanh là mua, bán và đầu tư vào những công ty. Họ phải hiểu rằng tập trung vào những hoạt động đó không thể nào mang lại những giá trị sâu sắc như tập trung vào xây dựng con người.

Tôi muốn các sinh viên khi rời lớp học hiểu được điều đó.

(còn tiếp)

Nguồn: Doanhnhan.net

Bài học về sự tự đổi mới từ chim ưng

Cuộc đời chim ưng kéo dài khoảng 70 năm. Nhưng để sống được quãng đời đó, nó phải trải qua một quyết định khó khăn.

Đến 40 năm tuổi, móng vuốt chim ưng dài ra, mềm đi làm nó không còn bắt và quắp mồi được nữa. Mỏ dài và sắc của nó nay cùn đi, cong lại… Đôi cánh trở nên nặng nề với bộ lông mọc dài làm nó vất vả khi bay lượn, bắt mồi.

Lúc này, nó đứng trước hai sự lựa chọn:

Một là cứ như vậy và chịu chết.

Hai là: nó sẽ phải tự trải qua một tiến trình thay đổi đau đớn kéo dài 150 ngày. Trong tiến trình đó, nó bay lên một đỉnh núi đá và gõ mỏ vào đá cho đến khi mỏ cũ gãy đi. Chim ưng chờ cho mỏ mới mọc ra, rồi dùng mỏ bẻ gẫy các móng vuốt cũ đã mòn. Khi có móng vuốt mới, nó nhổ các lông già trên mình đi. Và sau năm tháng, chim ưng lại bay lượn chào mừng cuộc tái sinh và sống thêm ba mươi năm nữa.

Như vậy, để tồn tại, ta phải “Tự đổi mới”. Đôi khi cần phải loại bỏ những ký ức, quá khứ, thói quen già cỗi. Đồng thời, cần có một hoài bão lớn ở tương lai. Khi đó, chúng ta mới đi đúng hướng, mới thoát khỏi vùng tự mãn. Chỉ khi thoát khỏi gánh nặng của quá khứ, chắt lọc lại những tinh tú nhất, những phương thức hay nhất, hướng tới tương lai hoành tráng, ta mới sống hết mình trong hiện tại được. Hệt như ngôi nhà của ta, nhiều khi ta phải đập phá chính cái mình đã lập ra. Phải vượt lên chính mình. Việc này chắc chắn gian khổ nhưng cũng là cơ hội để ta vươn lên một tầm cao mới.

(Sưu tầm)

Quản lý bản thân bằng “5S + 4D”

5S là mô hình quản lý chất lượng hàng hóa hiện đại, được áp dụng nhiều trong các công ty lớn của Nhật. Còn 4D là những tố chất cần thiết của một doanh nhân do các chuyên gia kinh tế Canada nghĩ ra.

Song nếu biết vận dụng khéo léo mô hình này để quản lý bản thân, bạn sẽ có một cuộc sống lành mạnh và thành đạt.

5S

1. Seiri (Sàng lọc): Con người luôn phải đối mặt với những sự đánh đổi. Vì thế, học cách chấp nhận những gì mình có và biết cách phân loại, lựa chọn cái gì phù hợp nhất là nội dung của quy tắc này. Để làm được điều đó, một tinh thần thoải mái và tỉnh táo là vô cùng cần thiết.

2. Seiton (Sắp xếp): Sinh viên hiện nay vẫn thường xuyên bị “quá tải” và có giờ giấc sinh hoạt không khoa học bởi không biết bố trí, sắp xếp công việc hợp lý. Điều quan trọng là cần có một kế hoạch và thời gian biểu rõ ràng.

3. Seiso (Sạch sẽ): Thỉnh thoảng hãy dành thời gian cho việc sắp xếp lại đồ đạc trong phòng và quét dọn chúng. Ngoài ra, luôn nghĩ tới những điều tốt đẹp, có một môi trường sống lành mạnh và an toàn.

4. Seiketsu (Săn sóc): Hãy nghĩ đến việc nghỉ ngơi. Ngay cả máy móc cũng cần phải được bảo dưỡng định kỳ kia mà? Bạn đừng nghĩ những buổi đi chơi hàng tuần với bạn bè là lãng phí thời gian.

5. Shisuke (Sẵn sàng): Một cỗ máy được lựa chọn kỹ càng, dụng cụ ngăn nắp, sạch sẽ, thường xuyên được bảo dưỡng là đã có thể sẵn sàng hoạt động tốt. Đảm bảo 4 quy tắc trên là bạn đã có đủ những yếu tố để sẵn sàng khởi động cho một mùa học mới.

4D

1. Desire (Khát vọng): Hoài bão của bạn là gì? Không trả lời được câu hỏi này đồng nghĩa với việc bạn buông rơi tương lai của mình.

2. Drive (Động lực): Có ước mơ, có hoài bão, vậy cái gì khiến bạn thực hiện nó? Hiểu rõ “động cơ” hành động sẽ giúp bạn tăng tốc nhanh chóng.

3. Discipline (Kỷ luật): Theo SVVN, đừng quá khắt khe với bản thân nhưng cũng đừng “nuông chiều” chính mình. Sống có kỷ luật sẽ rèn cho bạn đức tính kiên trì và bản lĩnh.

4. Determination (Quyết tâm): Bạn đã có khát vọng? Vậy hãy quyết tâm để thực hiện nó cho bằng được.

Nguồn:  Việt Báo

Viết đời mình

Giả sử có người tặng bạn một cây bút _ một cây bút màu còn phong kín.

Bạn không thể thấy được có bao nhiêu mực trong đó. Nó có thể hết mực sau vài dòng viết thử đầu tiên nhưng cũng có thể còn thật nhiều mực đủ để viết nên một (hoặc vài) kiệt tác để lại dấu ấn cho đời mãi mãi. Bạn không hề biết điều đó trước khi đặt bút.

Với luật chơi như vậy. Bạn phải nắm lấy cơ hội!

Thực sự, bạn có thể không cần phải thực hiện điều gì theo luật chơi này cả. Thay vì nắm chiếc bút trong tay, bạn có thể đặt nó vào giá hoặc trong ngăn kéo và rồi nó cũng sẽ khô mực mà chưa hề được sử dụng.

Nhưng nếu bạn quyết định sử dụng nó, bạn sẽ làm gì với nó. Bạn sẽ chơi trò chơi này như thế nào?

Bạn sẽ trù tính và lên kế hoạch trước khi viết ra? Những kế hoạch này có mênh mông quá đến nỗi bạn không thể nào đặt bút chăng?

Hay là bạn sẽ viết ngay, để rồi vật lộn với những dòng chữ tuôn tràn cuồn cuộn muôn hướng cuốn hút bạn đi theo?

Hoặc giả bạn sẽ viết một cách cẩn trọng, như thể cây bút có thể hết mực ngay, hay bạn sẽ giả vờ tin rằng (hoặc làm ra vẻ tin rằng) cây bút đó sẽ mãi mãi còn mực?

Và bạn sẽ viết về Tình yêu hay lòng Thù hận? Hạnh phúc hay Khổ đau? Cuộc sống hay Chết chóc? Viết tất cả mọi điều hay chỉ viết vớ vẩn?

Bạn sẽ viết để làm vui cho mình hay làm đẹp lòng người khác? Hay làm vui cho chính mình bằng cách viết cho người khác?

Bạn sẽ viết những dòng run rẩy yếu ớt hay đậm nét rực rỡ? Viết giản dị hay hoa mỹ?

Bạn vẫn cứ viết chứ? Một khi bạn có chiếc bút trong tay dù không luật lệ nào bắt bạn phải viết?

Bạn sẽ tóm tắt? Sẽ phác thảo? Sẽ viết nguệch ngoạc? Hay viết say sưa?

Bạn sẽ viết ngay ngắn hay viết không theo hàng lối nào cả?

Có thật nhiều điều để cân nhắc phải không?

Bây giờ, Giả sử có người tặng bạn một cuộc sống…

Nguồn: Baihoc