Arianna Huffington: Làm thế nào để thành công? Hãy ngủ thêm vào
The Huffington Post |
Arianna Huffington là một nhà báo, người đồng sáng lập và là biên tập cấp cao của The Huffington Post, một tập san của các nhà bình luận trong nước, và là tác giả của nhiều cuốn sách. Cùng với Mary Matailin, cô cũng là người cùng thực hiện chương trình rađio công chúng nổi tiếng bàn luận về chính trị “Left, Right & Center”, và chương trình rađio hàng tuần “Both Sides Now” của Mark Green. Tháng 5/2005, cô ra báo The Huffington Post, đây là trang tin và blog đã nhanh chóng trở thành một địa chỉ Internet uy tín được xem, chia sẻ và cập nhật thường xuyên nhất.
Một độc giả hâm mộ viết về A.H. |
Vì sao năng lượng sáng tạo của chúng ta bị tắc nghẽn?
Từ thời niên thiếu, trong những lúc đối mặt với những trải nghiệm đau đớn của đời sống, chúng ta cố gắng một cách tự động để không cảm nhận đau khổ nữa. Thông thường chúng ta cô lập cái đau thể xác bằng cách ít chú ý đến điểm đau trên cơ thể mà ta phải chịu. Chúng ta trấn an và loại bỏ sự sợ hãi về tinh thần bằng cách co cơ bắp và đưa nỗi sợ hãi vào quên lãng. Và để giữ cho nỗi lo sợ đó không có cơ hội xuất hiện trở lại, ta vùi đầu vào hoạt động nhộn nhịp của đời sống thậm chí có nhiều người buông thả cho ma tuý, thuốc lá hay rượu. Những người khác cố gắng một cách khiêm cưỡng để trở thành người tốt hơn… hoặc xấu hơn. Đáng lẽ chúng ta phải tự giải quyết những vấn đề của chính mình, chúng ta lại phóng chiếu những vấn đề của chúng ta lên một người khác. Như vậy, chúng ta hao phí một lượng lớn năng lượng để bóp nghẹt cảm giác đau đớn, đồng thời xóa cảm giác và các biểu hiện của chính chúng ta lúc đó. Chúng ta tin rằng làm như thế là không còn đau đớn bất ổn nữa, nhưng thực ra đó chỉ là một cách tự lừa dối mình. Chúng ta phủ nhận cái giá phải trả, vậy mà cái giá đó lại chính là sự sống của chúng ta.
Tôi nghĩ rằng cách duy nhất để chấm dứt và hóa giải nổi đau đó là chính là làm cách nào để ngăn chặn dòng năng lượng chứa nỗi đau ấy. Mỗi một sự khổ đau cho dù là thể chất, tình cảm hay tinh thần đều tương ứng với một dòng năng lượng đặc biệt đó. Đau đớn chỉ là một thành phần của dòng năng lượng ấy. Như vậy đau đớn chỉ là một nhân tố, nên khi phong tỏa năng lượng tiêu cực của nổi đau, sự giận dữ hoặc sự sợ hãi, đồng thời chúng ta cũng ngăn chặn luôn năng lượng tích cực bao hàm trong đó có các mặt hoạt động thể chất, tình cảm và tinh thần.
Chúng ta cũng không còn ý thức được quá trình này vì chúng ta đã có thói quen như thế từ lúc còn trẻ thơ. Chúng ta đóng kín lại những vết thương của mình. Làm như vậy chúng ta cũng xây bức tường ngăn lối vào hạt nhân trung tâm của chúng ta, tại đó có quá trình sáng tạo. Từ đó, chúng ta đã hoàn toàn loại bỏ đời sống nội tâm phong phú ra khỏi ý thức hàng ngày của chúng ta và chỉ quan tâm tới đời sống xô bồ, hỗn loạn bên ngoài mà thôi.
TẬP HỢP CÁC GIAI ĐOẠN TÂM LÝ BỊ ĐÓNG BĂNG
Ngay từ tuổi thơ ấu, chúng ta đã bắt đầu kiềm chế nỗi đau rồi, thậm chí ngay cả trước khi chúng ta sinh ra, lúc còn là thai nhi nữa kia. Vì vậy, cứ mỗi lần chúng ta làm ngưng dòng chảy năng lượng tiếp theo sau một sự cố đau đớn, chúng ta làm băng giá sự cố đó trong năng lượng và cả trong thời gian nữa, lâu ngày tạo ra một sự tắc nghẽn trong trường hào quang của chúng ta. Vì trường hào quang được tạo thành nhờ năng lượng ý thức, một sự tắc nghẽn được tạo ra bởi năng lượng ý thức bị đóng băng. Một phần tâm lý của chúng ta kết hợp với sự cố này cũng bị đóng băng ngay vào thời điểm ta đã hết đau đớn những nó vẫn tồn tại lâu dài mãi về sau. Chẳng hạn sự cố đau đớn xảy ra lúc ta mới một tuổi, phần tâm lý có liên quan không luôn luôn chỉ kéo dài một năm mà còn tác động mãi đến khi nào dòng năng lượng khác mạnh hơn giải tỏa được nó và làm cho chúng ta mới được lành hẳn bệnh.
Trong mỗi người chúng ta đều có những khối năng lượng ý thức bị đóng băng như vậy. Chỉ trong một ngày, có bao nhiêu lần con người ứng xử như một người trưởng thành? Có lẽ rất ít. Trong mối quan hệ giao tiếp hàng ngày của chúng ta với mọi người, có biết bao giai đoạn tâm lý bị ức chế và tác động vào, như vậy biết bao tình tiết khác nhau về tâm lý không ngừng can thiệp. Trong quá trình tương tác mãnh liệt, hết giai đoạn ức chế này đến giai đoạn ức chế khác can thiệp vào đã biến thực tại nội tâm của người trưởng thành trở nên bộ mặt của một cậu bé bị tổn thương trong quá khứ. Chính sự chuyển đổi tâm tính không ngừng này làm cho việc giao tiếp thông cảm giữa người và người càng khó khăn hơn.
Những tắc nghẽn tâm lý có nét đặc trưng đáng sợ là tự nó làm đông cứng lại một số năng lượng rồi dần dần tạo thành nhiều giai đoạn tâm lý bị đóng băng chồng chất lên nhau. Chẳng hạn năng lượng tâm trạng bị bỏ rơi. Để minh họa luận điểm này, chúng tôi nêu ra trường hợp của một thanh niên tên làMộng (trong thực tế cậu ta không tồn tại, nhưng câu chuyện của cậu ta gợi ra tình huống của nhiều bệnh nhân của chúng tôi, chúng tôi để Mộng xuất hiện trong cả phần này để chỉ ra rằng những gì xảy ra khi mới đẻ có thể tiếp tục được hình thành trong suốt cuộc đời, mà đó cũng có thể là cuộc đời của mỗi chúng ta).
Ngay từ lúc mới sinh, Mộng đã phải sống cách ly khỏi mẹ vì bà ta sinh khó và được gây mê phẫu thuật lấy con ra. Một năm sau, Mộng lại phải xa mẹ một lần nữa khi bà đến nhà hộ sinh để đẻ đứa thứ hai. Đứa bé vốn rất yêu mẹ, do hai lần bị xa cách nhau, cảm thấy mình bị bỏ rơi bởi người mà nó yêu quí nhất trên đời.Cứ thế về sau hễ thấy tín hiệu bị bỏ rơi là bé cảm thấy bị một sức mạnh tàn phá tâm hồn và thể chất của bé như lần đầu tiên vậy.
Từ một chấn thương tâm thần sâu xa như vậy, chúng ta thấy nổi lên một hình ảnh kết luận dựa trên trãi nghiệm, và ở đây là sự bỏ rơi theo logic của một đứa trẻ, trong tâm thức bé xuất hiện một hình ảnh có tính quyết định, đó là hình ảnh bị bỏ rơi: “Nếu tôi yêu, tôi sẽ bị bỏ rơi”. Từ đấy trở đi, hình ảnh quyết định đó sẽ can thiệp vào những tình huống tương tự. Tất nhiên, chỉ mới một tuổi Mộng không ý thức được sự suy luận này. Nhưng chấn thương tâm thần đó đã trở thành một thực thể trong niềm tin vô thức của bé. Trong tâm lý của nó hai sự kiện cũ có liên hệ tới giai đoạn mà mẹ của Mộng cư xử với nó. Khi nó được mười tuổi, mẹ bé lại xa bé để đi nghĩ hè và tức thì trong tâm thức của bé, hai biến cố ngày trước lại liên kết với biến cố chia ly hiện tại. Khi có một tình huống tương tự như vậy xảy ra, hình ảnh quyết định ngày trước lại chi phối lối ứng xử của bé làm cho bé có cách ứng xử không tương xứng theo tình hình thực tại, tạo ra một loạt phản ứng về cảm xúc rất sai biệt với hoàn cảnh thực tế.
Chúng ta sẽ nhận thấy những hình ảnh quyết định cách ứng xử của chúng ta, và có xu hướng tái tạo các chấn thương tâm thần tương tự như lúc ban đầu. Chẳng hạn như trường hợp bé Mộng nói trên sau này khi trưởng thành, tự trong thâm tâm, cậu sẽ có cảm tưởng trong một hoàn cảnh nào đó bị vợ hoặc người yêu của cậu sẽ bỏ rơi cậu. Vì cậu ta chuẩn bị sẵn sàng tư thế chờ đợi mình bị bỏ rơi nên cậu sẽ đối xử với vợ mình hay người yêu của mình như đối với người sẵn sàng bỏ rơi mình. Cậu luôn đòi hỏi họ phải biểu hiện liên tục tình yêu đối với cậu hoặc cậu kết án họ khi sắp đoạn tuyệt với cậu. Một sự khiêu khích vô ý thức như vậy có thể dẫn đến hậu quả không thể sữa chữa được. Sự thật và là vấn đề nghiêm trọng của Mộng, là tự coi mình như đáng bị bỏ rơi, và kết quả là cậu bị bỏ rơi thật.
Như chúng ta sẽ thấy, không bao giờ được đánh giá thấp sức mạnh những hình ảnh quyết định ấy. Chỉ có phát hiện được chúng, chúng ta mới tìm cách khắc phục và hướng đến con đường sức khỏe và hạnh phúc. Vậy mà, các hình ảnh tai hại ấy chất đầy trong tâm thức của chúng ta, kết tinh lại thành những tình tiết tâm lý đóng băng trong chúng ta. Do đó, mỗi người cần cố gắng tẩy sạch những hình ảnh đau thương ấy đang tồn tại trong mỗi người chúng ta.
Để dựng nên một hình ảnh có tính quyết định như vậy, năng lượng bị phong tỏa phải được kết tụ dần dần và thật là sai lầm khi nghĩ rằng các chấn thương tâm thần xảy ra rời rạc cách xa nhau về thời gian thì cũng cách xa nhau về mặt cảm xúc. Thật vậy, mỗi phần nhỏ của các tập hợp tâm lý bị đóng băng là một mãnh năng lượng có ý thức bị hóa đá do biến cố đau thương trong quá khứ tạo nên, nhưng trên thực tế cho dù một trãi nghiệm đã qua, nhưng các trãi nghiệm có liên hệ vẫn gắn kết với nhau dù cho có sự xa cách về thời gian.
Do đó, việc chữa bệnh đầu tiên là phải giải phóng một giai đoạn nhỏ trong tổng giai đoạn của tâm lý bị đóng băng và đến lượt nó giải phóng tiếp các giai đoạn tâm lý bị đóng băng còn lại. Trở lại câu chuyện của cậu Mộng, cứ mỗi lần được giải phóng khỏi năng lượng bị đóng băng, cậu cảm thấy như được sống lại vào thời điểm biến cố đau thương xảy ra trước đó. Chẳng hạn lúc cậu ba mươi tuổi, có người ta giải phóng năng lượng bị đóng băng cho cậu, cậu cảm nhận tình huống lúc cậu mười tuổi và cứ thế khi giải tỏa nỗi đau thương của cậu lúc mười tuổi, cậu lại trở về tâm trạng lúc mới một tuổi…
Cứ mỗi lần năng lượng được giải phóng hòa nhập vào trường năng lượng của con người nối kết với tiến trình sáng tạo của đời người thì đời sống sẽ thay đổi. Chính vì vậy đời sống của cậu Mộng sẽ được cải tạo nhờ vào sự tái cấu trúc mới, như vậy cuộc sống của cậu Mộng từ nay sẽ tham gia và hòa nhập vào cuộc sống hiện tại và tái nhập vào quá trình sáng tạo.
Cậu trở nên lạc quan yêu đời, cậu thôi chán nản và có một cố gắng vô thức để người ta quan tâm đến cậu, khác khi trước cậu ta sẽ tự lo cho mình trong niềm tin là mọi người đều quan tâm đến cậu và sẵn sàng nhận trách nhiệm vì cậu biết rằng kể từ nay cậu đủ khả năng và xứng đáng tìm được một người bạn đời mới. Một khi đã có mối liên hệ mới này với bản thân, Mộng có thể làm cho một cô gái, không có cảm nhận bị bỏ rơi người yêu mình, từ đó hai người tạo nên một tình yêu vững bền. Dĩ nhiên là cậu sẽ gặp nhiều trắc trở trước khi cậu gặp được người phụ nữ của đời mình.
ĐAU THƯƠNG DO TIỀM THỨC ĐỂ LẠI
Nhờ có sự hồi tưởng về quá khứ qua thôi miên người ta đã nghiên cưú nhiều về tiềm thức. Các cuộc nghiên cứu này nhằm tìm hiểu nguồn gốc của nỗi đau tâm lý kinh niên là các trãi nghiệm đã xảy ra trong tiềm thức. Người ta có thể đọc một báo cáo chi tiết về những trãi nghiệm đó trong công trình của Roger Woolger “Other lives, other selves” (Những cuộc đời khác, những thân phận khác). Người ta tường thuật lại khá tỉ mỉ về vấn đề này. Theo phương pháp chữa bệnh hồi tưởng về tiềm thức do ông đề xướng thì một khi người bệnh được sống lại và được chữa lành bệnh đã mắc phải trong quá khứ làm cho bệnh nhân có thể lành một số bệnh tương tự trong hiện tại này mà những phương pháp trị liệu khác đành bó tay.
Các giai đoạn tâm lý bị đóng băng cũng bao gồm cả tiềm thức, chúng xích lại gần nhau bởi tính giống nhau của năng lượng, và vì không bị tách rời bởi thời gian chúng được gắn kết với các giai đoạn của mọi cuộc đời của chúng ta. Tất nhiên, để với tới được một giai đoạn bị đóng băng của một tiềm thức cần phải có một năng lượng mạnh hơn vì nó đã có từ quá lâu và mang nặng các sự cố sau đó, nhưng người ta vẫn đạt được kết quả sau các buổi chữa bệnh. Việc này sẽ được thực hiện khi người bệnh đã sẵn sàng.
Theo sự quan sát của chúng tôi trong thời gian qua, các chấn thương tâm thần của một tiềm thức bao giờ cũng là nền tảng cho các bệnh mạn tính khó điều trị trong hiện tại. Khi áp dụng Năng lượng Cảm xạ can thiệp vào để loại bỏ từng phần những chấn thương tâm thần gần đây nhất, người ta thấy nổi lên bề mặt xưa cũ là chấn thương đã được điều trị nhưng chưa hoàn toàn bị loại bỏ. Kỹ thuật chữa bệnh này đem lại một sự thay đổi toàn thể đời sống của bệnh nhân hơn là về mặt sinh lý, vật lý. Việc giải tỏa một chấn thương từ tiềm thức bằng cách hướng dẫn họ luyện tập Rung động thư giãn và Vô thức trị liệu bao giờ cũng kéo theo những thay đổi lớn. Hình thức điều trị này, quan trọng là đã làm cho bệnh nhân thiết lập nhằm khơi dậy được mối liên hệ trong sáng của một giai đoạn tiềm thế bị đóng băng với các hoàn cảnh hiện tại, để từ đó có thể tiến tới giải phóng toàn bộ trạng thái tâm lý có vấn đề trong hiện tại.
NGUỒN GỐC CỦA KHỔ ĐAU VÀ VẾT THƯƠNG ĐAU ĐẦU ĐỜI
Theo quan niệm của tôi, nguồn gốc của khổ đau được giấu kín sâu xa hơn là năng lượng bị ngăn chặn bởi nỗi đau đớn về thể chất của tiềm thức tạo nên. Đó là do ta tin rằng mỗi người trong chúng ta đều cách biệt với người khác và vũ trụ. Nhiều người trong chúng ta tưởng tượng rằng cái giá phải trả cho sự cá biệt hóa là sự chia ly. Chúng ta tự tách mình ra khỏi mọi thứ, bao gồm cả gia đình chúng ta, bạn bè, các nhóm, tổ quốc, các dân tộc và cả hành tinh của ta nữa. Chúng ta định nghĩa quan niệm tách ra đó bằng từ “sợ hãi”, vậy mà sự sợ hãi lại là mẹ đẻ ra mọi “xúc cảm tiêu cực”. Một khi chúng ta đã tạo ra các xúc cảm tiêu cực đó, chúng ta tự tách mình ra, và bằng quá trình này làm tăng thêm nỗi đau và ảo tưởng của ta cho đến khi các nút dây của phản ứng tiêu cực này được gỡ ra hoặc bị đảo ngược lại bởi sự chữa trị cá nhân. Đề nghị của của tôi là phải làm sao lật ngược cái vòng lẩn quẩn bằng cách sống một cuộc đời thanh thản, thoải mái, lạc quan và trong sáng trong mọi tình cảm và quan hệ ở đời. Bí quyết để đạt tới điều đó là tình yêu thương và mối liên hệ với những gì hiện hữu trên đời này.
“Tình yêu thương” là bằng chứng cho sự liên hệ của ta với năng lượng và vũ trụ, năng lượng có mặt mọi nơi, trong mọi thứ, ở bên trên chúng ta, bên dưới chúng ta, quanh ta và trong ta. Ánh sáng lung linh diệu kỳ đó tồn tại và hiện diện trong mỗi người chúng ta, là tâm thức của ta. Nó là đại diện nhân cách của ta.Bao giờ chúng ta thực sự nối kết được với năng lượng của vũ trụ và tâm thức ta, bấy giờ chúng ta được hoàn toàn có cuộc sống bình thản, tự do và an lạc.
Chuyên gia Cảm xạ Dư Quang Châu
Nguồn: Cảm xạ học
Làm sao để ngừng so sánh và tự ti về bản thân
Hạn chế thói quen so sánh mình với những người khác
Tạo hóa ban tặng cho con người những đặc trưng riêng biệt về tính cách, ngoại hình, năng khiếu…Và con đường tìm kiếm hạnh phúc trong cuộc sống cũng chẳng ai giống ai. Dù vậy, con người vẫn luôn khát khao vươn đến sự hoàn hảo. Đây cũng là lý do tại sao ngày càng nhiều người nhờ đến công nghệ giải phẫu làm đẹp vì nghĩ rằng bản thân họ có những khiếm khuyết nào đó. Điều này chỉ làm lãng phí thời gian và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm sinh lý của chúng ta. Do đó, bạn cần sớm nhận ra và loại bỏ lối so sánh tiêu cực này.
Nên nhớ rằng mỗi người là một bản sắc khác biệt
Ngay từ khi sinh ra chúng ta đã mang những bản sắc khác biệt. Mỗi người có tính cách, sở thích, cảm xúc và trải nghiệm hoàn toàn khác nhau. Nên nhớ rằng không ai là hoàn hảo cả. Vì vậy tốt nhất là bạn hãy suy nghĩ thoáng hơn và chấp nhận mọi người cũng như bản thân mình với những tính cách vốn có.
Ngừng suy nghĩ tự ti về bản thân
Cho dù ngoại hình, màu da, tôn giáo, sắc tộc…của bạn là gì đi chăng nữa, hãy luôn tự tin về bản thân mình. Chỉ có chính bạn mới có thể ra lệnh cho mình làm gì, nghĩ gì và tin vào điều gì. Tất cả mọi người trên Thế giới đều được sinh ra, lớn lên và già đi như nhau. Vì vậy chẳng có lý do gì để bạn tự ti về bản thân mình yếu kém hơn những người khác cả.
Hãy rộng lượng với chính mình và rút ra bài học sau mỗi lần vấp ngã
Sự đố kị, ganh ghét với người khác chỉ khiến ngăn cản con đường bạn muốn tiến bước để đạt những điều mình muốn trong cuộc sống. Hãy tha thứ cho những sai lầm của bản thân, bình tĩnh, phân tích kỹ càng và rút ra những bài học kinh nghiệm sau mỗi lần vấp ngã để có thể tránh những tình huống tương tự xảy ra.
Không phải tất cả mọi việc đều như ý muốn
Có thể bạn từng nghe câu nói: “Không gì là không thể” để nói lên khả năng vô hạn của con người. Tuy nhiên, quan niệm này có thể tạo ra những hy vọng không thực tế. Bạn không thể thay đổi được thời tiết, quay ngược thời gian, thay đổi quá khứ hay thay đổi tính cách một ai đó nếu họ không chịu đổi thay. Rất nhiều điều không thể xảy ra trong thực tế cuộc sống khi bạn cứ mãi so sánh, hơn thua với những người xung quanh. Vì vậy hãy tĩnh tâm để suy nghĩ về tính cách của bản thân và xác định những điều mình mong muốn để tập trung tất cả cho các mục tiêu đó.
Học cách chấp nhận và thích nghi với những thay đổi
Nếu bạn thấy rằng mình cần phải thay đổi để thích nghi với cuộc sống thì hãy thực hiện ngay. Tuy nhiên, chắc chắn rằng những thay đổi này mang lại niềm hạnh phúc thực sự cho bản thân chứ không phải để gây ấn tượng với mọi người. Hãy bắt đầu bằng những điều nho nhỏ như giúp đỡ những người xung quanh, tạo thói quen suy nghĩ sâu sắc hay học những điều mới mẻ và các kỹ năng sống. Bạn có thể cải thiện kỹ năng đọc và viết của mình, tạo nhịp sống năng động với các bài tập thể dục, học cách quản lý thời gian hay thay đổi các thói quen để ngày càng hoàn thiện bản thân.
Thực hiện những điều trên đây với sự thích thú, bạn sẽ thấy cuộc sống của mình có nhiều thay đổi tích cực. Và hãy đừng quên câu nói nổi tiếng của Eleanor Roosevelt, Phu nhân của Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevel: “Không ai có thể làm bạn tổn thương nếu không được sự cho phép của chính bạn”.
Theo all4women
Nguồn: LamSao.com
Nigel Marsh: Làm sao để cân bằng cuộc sống và công việc
Mọi người bị cuốn hút bởi phong cách hài hước và cá tính của anh |
Sunni Brown: Hỡi những người hay vẽ vô định, hãy đoàn kết lại!
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phác họa và vẽ vô định giúp chúng ta cải thiện khả năng nhận thức — và những suy nghĩ sáng tạo. Vì vậy, tại sao chúng ta vẫn còn e ngại khi bị phát hiện là đang vẽ vô định trong một cuộc họp hay hội nghị? Sunni Brown nói: Những người vẽ vô định, hãy đoàn kết lại! Cô ấy đưa ra một quan điểm mới để khai thông bộ não của bạn bằng giấy và bút.
Hãy cùng lắng nghe Sunni Brown:
|
|
Nguồn: SunniBrown.com |
Một mẫu quảng cáo được thiết kế độc đáo Nguồn: Vizthink.com |
|
||
Thông qua những bức vẽ, ta có thể kể chuyện hoặc tường thuật một buổi Hội thảo hay. Nguồn: SunniBrown.com |
http://sunnibrown.com/doodlerevolution/showcase/
http://www.slideshare.net/SunniBrown/the-doodle-revolution
Một góc nhìn về những giá trị cuộc sống (P.3)
Hãy nghĩ về thước đo sau này sẽ đánh giá cuộc đời bạn và quyết định sống mỗi ngày làm sao để cuối cùng cuộc đời bạn được đánh giá là thành công.
LTS: Đây là phần cuối của loạt bài “Một góc nhìn về những giá trị cuộc sống”.
Tránh lỗi “Chi phí biên”
Chúng ta được học trong môn kinh tế và tài chính là khi đánh giá lựa chọn những phương án đầu tư khác nhau, cần bỏ qua chi phí chìm và chi phí cố định, và tập trung vào các chi phí biên và lợi nhuận biên của từng phương án. Trong lớp học tôi đã chỉ ra rằng cách tiếp cận này làm các công ty tự giới hạn mình ở những thành tựu quá khứ, thay vì hướng đến xây dựng những năng lực cần thiết trong tương lai. Nếu chúng ta biết chắc rằng tương lai sẽ giống như quá khứ thì lý thuyết này là đúng. Nhưng nếu tương lai khác quá khứ – và thường là như thế – thì đây không phải là một cách tiếp cận hữu ích.
Lý thuyết này giải quyết câu hỏi thứ ba tôi đã đặt ra cho sinh viên – Làm sao để có một cuộc đời trong sạch (không tù tội). Chúng ta thường vô tình áp dụng lý thuyết chi phí biên vào cuộc đời khi lựa chọn giữa đúng và sai. Giọng nói trong đầu ta lên tiếng: “Mình biết là thông thường không ai làm như vậy. Nhưng trong tình huống có thể châm chước, mình chỉ làm một lần này cũng không sao.” Chi phí biên của việc làm sai “chỉ một lần này” luôn có vẻ thấp. Chính vì thế bạn mới dễ bị gạt, bạn sẽ không để ý tới toàn bộ hậu quả phía trước cũng như toàn bộ chi phí phát sinh từ lựa chọn làm sai. Lời giải thích cho sự bất nhất và thiếu trung thực đểu có thể tìm thấy trong lý thuyết chi phí biên cho lựa chọn “chỉ một lần này.”
Tôi muốn kể cho các bạn làm thế nào tôi hiểu được hậu quả tiềm tàng của cái gọi là “chỉ một lần này” trong cuộc đời. Khi là sinh viên, tôi chơi trong đội bóng rổ trường Oxford. Chúng tôi chơi ngày càng ăn ý và đến cuối mùa giải vẫn chưa để thua trận nào. Các thành viên trong đội là những người bạn tốt nhất tôi đã từng có trong cuộc đời. Đội tuyển của chúng tôi đã vào đến vòng chung kết và trận tranh chức vô địch dự kiến sẽ diễn ra vào Chủ nhật. Tuy nhiên năm 16 tuổi tôi đã từng thề trước Chúa rằng sẽ không bao giờ chơi bóng vào Chủ nhật. Vì vậy, tôi tới gặp huấn luyện viên để giải thích vấn đề của mình. Huấn luyện viên và bạn bè đều cảm thấy rất khó khăn bởi vì tôi chơi ở vị trí trung tâm. Mọi người đều thuyết phục: “Cậu phải chơi. Cậu không thể phá vỡ quy tắc chỉ một lần này sao?”
Tôi rất ngoan đạo, vì vậy tôi vẫn không vào sân và cầu nguyện cho những gì mình nên làm. Tôi cảm thấy mình không nên làm sai lời thề, vì vậy tôi đã không tham gia trận chung kết.
Nói chung đó chỉ là một quyết định nhỏ về một trong vài ngàn ngày Chủ nhật của cuộc đời. Về lý thuyết, tôi có thể vi phạm nguyên tắc chỉ một lần đó và không bao giờ lặp lại. Nhưng khi nhìn lại, quyết định kháng lại sức cám dỗ của tiếng nói “Trong tình huống có thể châm chước, mình chỉ làm một lần này cũng không sao” đã chứng minh là một trong những quyết định quan trọng nhất cuộc đời tôi. Tại sao ư? Cuộc đời tôi là một dòng chảy bất tận những “tình huống có thể châm trước,” nếu vượt qua nguyên tắc một lần, tôi hoàn toàn có khả năng lặp lại nhiều lần sau đó.Nghe
Bài học tôi rút ra từ việc này là giữ nguyên tắc suốt 100% cuộc đời sẽ dễ hơn so với 98% cuộc đời. Nếu bạn gật đầu “chỉ lần này thôi”, bạn sẽ phải hối tiếc vì kết cục sau này như trường hợp một số người bạn của tôi. Bạn phải xác định điều mà bạn tin tưởng và vạch ra một giới hạn an toàn cho bản thân.
Ghi nhớ tầm quan trọng của đức tính khiêm tốn
Tôi hiểu sâu sắc điều này khi được mời dạy một lớp về lòng khiêm tốn tại Harvard College. Tôi yêu cầu tất cả sinh viên miêu tả người có đức tính khiêm tốt nhất mà họ biết. Một đặc diểm nổi bật của những người khiêm tốn là họ đều có lòng tự trọng rất cao. Họ biết mình là ai và hài lòng về việc mình là ai. Chúng tôi cũng đồng ý rằng sự khiêm tốn không thể hiện qua hành vi hay thái độ tự hạ thấp bản thân mà nằm ở lòng quý trọng bạn dành cho mọi người. Hành vi tốt xuất phát tự nhiên từ sự khiêm tốn như vậy. Ví dụ, bạn sẽ không bao giờ trộm đồ của ai bởi vì bạn quý trọng người đó. Bạn cũng sẽ không nói dối ai vì bạn quý trọng họ.
Điều quan trọng là phải đưa sự khiêm tốn vào cuộc sống. Bởi khi bạn học trong một trường đại học hàng đầu, hầu như tất cả những gì bạn học được đều từ những người thông minh hơn và nhiều kinh nghiệm hơn bạn, đó là cha mẹ, giáo viên, sếp của bạn. Nhưng một khi bạn đã tốt nghiệp HBS hoặc bất kỳ trường đại học hàng đầu nào, đại đa số những người mà bạn sẽ tiếp xúc hàng ngày khó có thể thông minh hơn bạn. Nếu bạn giữ suy nghĩ chỉ có người thông minh hơn bạn mới có điểm đáng để bạn học tập thì cơ hội học tập của bạn sẽ rất hạn chế. Nhưng nếu bạn có được đức tính khiêm tốn và tinh thần ham học hỏi từ tất cả mọi người thì cơ hội học tập của bạn là không giới hạn. Nói chung, bạn chỉ có thể khiêm tốn một khi cảm thấy hài lòng về bản thân và bạn muốn giúp đỡ những người xung quanh cũng cảm thấy hài lòng về bản thân như bạn. Khi chúng ta bắt gặp những người hành động kiêu căng, ngạo mạn hoặc thích hạ thấp phẩm giá người khác, chính cách cư xử của họ đã tố cáo họ là người thiếu tự trọng. Họ phải hạ thấp người khác mới có thể có cảm giác hài lòng về bản thân.
Chọn thước đo đúng
Năm vừa qua tôi biết rằng mình bị ung thư và phải đối mặt với khả năng kết thúc cuộc sống sớm hơn dự định. May mắn là tình hình hiện giờ của tôi có vẻ có chuyển biến tốt hơn. Tuy nhiên tình huống trên đã giúp tôi có cơ hội nhìn rõ hơn vào cuộc đời mình.
Tôi biết những ý tưởng của mình đã đem về nguồn lợi nhuận khổng lồ cho các công ty như thế nào; tôi biết rằng mình có tầm ảnh hưởng lớn. Nhưng khi đương đầu với bệnh tật, tầm ảnh hưởng đó không còn quan trọng với tôi nữa. Tôi đã kết luận rằng thước đo mà Chúa dùng để đánh giá cuộc đời tôi không phải là tiền bạc mà là những con người đã được tôi giúp đỡ.
Tôi nghĩ đó là thước đo dành cho tất cả chúng ta. Đừng suy nghĩ vì sự nổi bật cá nhân bạn đã đạt được; hãy suy nghĩ về những người mà bạn đã giúp đỡ trở thành người tốt hơn. Lời khuyên cuối của tôi là: Hãy nghĩ về thước đo sau này sẽ đánh giá cuộc đời bạn và quyết định sống mỗi ngày làm sao để cuối cùng cuộc đời bạn được đánh giá là thành công.
Nguồn: Doanhnhan.net
Một góc nhìn về những giá trị cuộc sống (P.2)
Việc lựa chọn và theo đuổi thành công sự nghiệp là một công cụ để đạt được mục đích của bạn. Nhưng không có mục đích, cuộc sống sẽ trở thành vô nghĩa.
LTS: Đây là phần tiếp theo của bài viết Một góc nhìn về những giá trị cuộc sống.
Tạo dựng chiến lược cho cuộc đời bạn
Lý thuyết hữu ích cho việc trả lời câu hỏi thứ hai – Làm thế nào chắc rằng mối quan hệ vợ chồng, gia đình sẽ hạnh phúc dài lâu? – liên quan tới việc xác định và thực hiện chiến lược. Theo đó, chiến lược của công ty phụ thuộc rất nhiều vào việc lãnh đạo công ty muốn đầu tư vào những sáng kiến nào.
Nếu quá trình phân bổ nguồn lực của công ty không được quản lý tốt, kết quả sẽ vô cùng khác biệt so với những gì quản lý dự định. Chính vì hệ thống ra quyết định được thiết kế để “lái” đầu tư vào các sáng kiến đem lại hiệu quả nhanh chóng, rõ ràng nhất, nên các công ty không quan tâm xứng đáng đến các sáng kiến phục vụ cho chiến lược dài hạn.
Khi gặp lại các bạn học cùng lớp tại trường kinh doanh Harvard từ năm 1979 trong những lần họp lớp, tôi thấy ngày càng có nhiều người sống không hạnh phúc, phải ly dị và bị con cái đối xử lạnh nhạt. Tôi có thể đảm bảo rằng khi mới tốt nghiệp, không một ai trong số họ lên chiến lược ly dị và giáo dục những đứa con đối xử thờ ơ với cha mẹ. Tuy nhiên, họ lại thực hiện chiến lược đó. Lý do ư? Họ đã không kiên định lấy mục đích cuộc sống làm trọng tâm khi phân bổ thời gian và trí lực.
Thật bất ngờ khi phần lớn trong số 900 sinh viên trường kinh doanh Harvard tuyển chọn mỗi năm từ những cá nhân ưu tú nhất thế giới lại suy nghĩ rất ít về mục đích cuộc đời. Tôi nói với họ rằng thời gian học tập tại đây có thể là một trong những cơ hội cuối cùng để họ suy nghĩ. Nếu họ nghĩ rằng sau này sẽ có thêm thời gian và sức lực cho vấn đề này, họ đã nhầm, bởi vì cuộc sống chỉ đòi hỏi nhiều hơn mà thôi: Bạn phải trả nợ, phải làm việc 70 giờ một tuần, phải lo lắng cho vợ chồng, con cái.
Với tôi mà nói, có một mục đích rõ ràng trong cuộc đời luôn là điều then chốt. Nhưng điều đó khiến tôi phải suy nghĩ rất lâu mới hiểu được. Khi học tại Rhodes, chương trình rất nặng. Tôi quyết định dành ra một giờ mỗi đêm để đọc sách, suy nghĩ và cầu nguyện về việc vì sao Chúa đã cho tôi có mặt trên đời. Giữ được thói quen này rất khó vì mỗi giờ như vậy, tôi phải tạm ngưng việc học môn kinh tế lượng ứng dụng. Tôi phải tranh đấu vì việc lấy thời gian học ra để suy nghĩ, và bù lại, cuối cùng đã tìm ra mục đích cuộc đời.
Nếu cứ chăm chăm giữ một giờ mỗi ngày cho việc học để thành thạo giải quyết các bài toán kinh tế ứng dụng trong phân tích hồi quy, có thể tôi đã bỏ phí cả cuộc đời. Tôi áp dụng các công cụ kinh tế lượng vài lần một năm nhưng áp dụng suy nghĩ về mục đích cuộc đời cả 365 ngày trong năm. Đó là điều hữu ích nhất mà tôi từng biết.
Tôi hứa với sinh viên rằng nếu họ dành thời gian để xác định mục đích cuộc đời, sau này nhìn lại họ sẽ thấy đây là điều quan trọng nhất học được ở trường kinh doanh Harvard. Nếu không xác định mục đích cuộc đời, họ sẽ chỉ như con thuyền không lái chơi vơi giữa đại dương cuộc đời đầy sóng gió. Xác định rõ mục đích cuộc đời sẽ giúp bạn nhanh chóng lĩnh hội được những kiến thức về bảng điểm cân bằng, năng lực cốt lõi, sáng tạo đột phá, nguyên tắc 4P, mô hình năm áp lực.
Mục đích của tôi xuất phát từ đức tin tôn giáo nhưng đức tin không phải là điều duy nhất giúp con người có được định hướng. Ví dụ: một sinh viên cũ của tôi xác định mục đích cuộc đời là đem lại sự trung thực và thịnh vượng kinh tế cho đất nước và nuôi dạy con cái để sau này chúng cũng có tinh thần mục đích cuộc đời như cha mình. Mục đích của anh ta cũng giống tôi, là tập trung vào gia đình và những người xung quanh.
Việc lựa chọn và theo đuổi thành công sự nghiệp là một công cụ để đạt được mục đích của bạn. Nhưng không có mục đích, cuộc sống sẽ trở thành vô nghĩa.
Không có mục đích, cuộc sống sẽ trở thành vô nghĩa.
Phân bổ nguồn lực
Quyết định của bạn về phân bổ thời gian, sức lực, tài năng sẽ định hình chiến lược cho cuộc đời bạn.
Tôi có rất nhiều mục đích cạnh tranh lẫn nhau về nguồn lực: xây dựng quan hệ tốt với bà xã, nuôi dạy con cái thành tài, đóng góp cho cộng đồng, thành đạt trong sự nghiệp, làm công tác xã hội… Và tôi cũng gặp phải những vấn đề như một doanh nghiệp gặp phải. Tôi cũng chỉ có một lượng thời gian, sức lực, tài năng nhất định. Vậy phải phân bổ như thế nào cho những mục đích trên?
Phân bổ các lựa chọn có thể khiến cuộc sống của bạn đổi khác rất nhiều so với dự định ban đầu. Đôi khi điều đó là tốt: Cơ hội là những gì bạn không bao giờ định trước được. Nhưng nếu bạn đầu tư nguồn lực thiếu hợp lý, kết quả thu về sẽ không tốt. Khi tôi nghĩ về những người bạn học cũ với nhiều bất hạnh trong cuộc đời, tôi tin chắc rằng nguyên nhân chính vì họ quá tập trung vào những mục đích ngắn hạn.
Khi một người luôn mong muốn thành công trong sự nghiệp – đây cũng là đặc điểm của tất cả sinh viên trường kinh doanh Harvard – có thêm nửa giờ hoặc thêm sức lực, họ sẽ phân bổ một cách vô thức cho các hoạt động có thể đem lại lợi ích dễ thấy nhất. Và sự nghiệp là cái thể hiện rõ ràng nhất bước tiến của chúng ta. Bạn vận chuyển một món hàng, hoàn thành thiết kế, bài phát biểu, việc bán hàng, dạy học, viết bài đăng báo; bạn sẽ được trả tiền và được thăng tiến.
Ngược lại, đầu tư thời gian và công sức vào mối quan hệ với vợ chồng, con cái thường không đem lại cảm giác thành công ngay. Trẻ con ngày nào cũng mắc lỗi. Phải đợi 20 năm bạn mới có thể thảnh thơi nói rằng: “Tôi đã dạy một đứa con nên người.” Bạn có thể xao nhãng mối quan hệ với vợ/chồng và việc này xem chừng cũng chẳng phá hủy điều gì. Những người luôn định hướng để thành công thường có xu hướng xao nhãng này – họ đầu tư quá ít cho gia đình và quá nhiều cho sự nghiệp dù những mối quan hệ gia đình với họ mới là nguồn hạnh phúc lớn lao, dài lâu nhất.
Nếu bạn nghiên cứu những thất bại trong kinh doanh, bạn sẽ thấy nguyên nhân chủ yếu là do người ta đã quá tập trung vào những mục đích ngắn hạn. Trong cuộc sống cá nhân cũng vậy, bạn sẽ thấy chúng ta đang để tâm ngày càng ít cho những việc mà chúng ta từng nói là quan trọng nhất.
Xây dựng văn hóa
Một mô hình quan trọng dạy trong lớp chúng tôi là Những công cụ hợp tác; mô hình này nói rằng là một nhà quản lý biết nhìn xa trông rộng không phải là tất cả. Những lãnh đạo có tầm nhìn xa và có khả năng định hình những bước đi tương lai của tổ chức chưa chắc đã có khả năng thuyết phục nhân viên cùng hợp tác nhằm đưa công ty tiến theo hướng đi mới. Khơi dậy sự hợp tác cần thiết nơi nhân viên là một kỹ năng quản lý quan trọng.
Mô hình này thể hiện sự hợp tác theo hai khía cạnh: (1) các nhân viên có chung mục đích làm việc, và (2) các nhân viên đồng thuận về những gì phải làm để đạt được mục đích. Khi sự đồng thuận ý kiến theo cả hai khía cạnh không cao, bạn phải sử dụng các “công cụ mạnh” như bắt buộc, cảnh cáo, phạt… để đảm bảo sự hợp tác. Nhiều công ty bắt đầu từ bước này, đó là lý do những người sáng lập phải xác định rõ việc phải làm và làm như thế nào. Nếu các nhân viên hợp tác giải quyết vấn đề thành công, sự đồng thuận bắt đầu được thiết lập.
Edgar Schein của MIT đã miêu tả quá trình này như một cơ chế mà thông qua đó văn hóa được xây dựng. Cuối cùng, mọi người thậm chí không phải nghĩ về việc liệu cách làm của họ có đem lại thành công hay không. Họ nắm lấy các ưu tiên và làm theo các quy trình một cách tự nhiên – nghĩa là họ đã tạo ra văn hóa. Văn hóa, theo luật bất thành văn, tạo ra các phương pháp được chấp nhận mà các thành viên trong nhóm sử dụng để giải quyết vấn đề lặp lại. Văn hóa cũng xác định mức độ ưu tiên cho các vấn đề khác nhau. Nó có thể là một công cụ quản lý mạnh.
Khi sử dụng mô hình này để giải quyết câu hỏi “Làm thế nào chắc rằng mối quan hệ vợ chồng, gia đình sẽ hạnh phúc dài lâu?”, sinh viên của tôi nhanh chóng nhận ra những cách thức đơn giản nhất mà các bậc cha mẹ sử dụng để có được sự hợp tác từ phía con trẻ chính là những biện pháp ép buộc. Tuy nhiên khi con cái đến tuổi thiếu niên, những biện pháp này thường hết tác dụng. Lúc đó, các ông bố bà mẹ bắt đầu ước rằng họ đã rèn luyện con từ rất nhỏ để xây dựng văn hóa gia đình trong đó lũ trẻ sống hòa thuận với anh chị em, vâng lời cha mẹ, biết chọn điều hay để làm một cách tự nhiên. Gia đình, giống như công ty, cũng có văn hóa. Và văn hóa ở đây có thể được xây dựng một cách vô thức.
Nếu bạn muốn con cái có lòng tự trọng và tự tin cao để chúng có thể giải quyết những vấn đề khó khăn, bạn phải hiểu những phẩm chất ấy sẽ không tự nhiên hình thành ở trường phổ thông. Bạn phải giúp trẻ xây dựng phẩm chất đó từ nền tảng văn hóa gia đình và bạn phải suy nghĩ về điều này từ rất sớm. Giống như các nhân viên trong công ty, trẻ em trong gia đình phải xây dựng lòng tự trọng bằng cách thực hiện những nhiệm vụ khó khăn và tìm hiểu xem việc gì là có tác dụng.
(còn nữa)
Nguồn: Doanhnhan.net
Không ai có thể thành công nếu phó mặc cuộc sống cho số phận
Bạn chẳng phải là nhà chiêm tinh hay tiên tri mới đoán trước được tương lai của một ai đó, nhưng bạn có thể nhìn thấy tương lai người khác bằng cách đặt cho họ một câu hỏi đơn giản: “Chính xác thì mục đích sống của bạn là gì – và bạn có kế hoạch gì để đạt được mục đích đó?”.
Nếu bạn đặt câu hỏi này cho 100 người, thì 98 người sẽ trả lời đại loại thế này: “Tôi muốn kiếm được nhiều tiền và thành đạt hết mức có thể”. Xét bề ngoài thì câu trả lời này rất có mục đích, nhưng nghĩ sâu hơn một chút, bạn sẽ thấy người trả lời thuộc tuýp người sống phó mặc cho số phận, họ sẽ chẳng bao giờ đạt được điều gì trong cuộc sống trừ những thành quả còn sót lại từ những người thực sự thành đạt – những người có một mục đích sống rõ ràng và có một kế hoạch cụ thể để đạt được mục đích đó. Để thành công, ngay lúc này, bạn cần xác định chính xác các mục tiêu của bạn là gì và vạch ra các bước đi để đạt được những mục tiêu đó.
Người hành động có mục đích và có kế hoạch thường có nhiều cơ hội thành công. Làm sao cuộc đời có thể đem lại cho bạn điều gì nếu bản thân bạn không biết bạn muốn gì? Làm sao người khác có thể giúp bạn thành công nếu bản thân bạn cũng chưa xác định được mình phải thành công bằng cách nào? Chỉ khi có mục đích rõ ràng, bạn mới có thể vượt qua những thất bại và nghịch cảnh cản trở đường đi của bạn.
Một trong những doanh nhân sở hữu “nhượng quyền kinh doanh” (franchise) đầu tiên và thành công nhất tại Mỹ là Lee Maranz – một người biết rõ mình muốn gì và làm thế nào để đạt được điều mình muốn. Là một kỹ sư cơ khí, Maranz đã phát minh ra máy làm kem tự động có thể làm ra kem mịn. Ông mơ ước có một chuỗi các cửa hàng kem trên khắp các bờ biển, và đã vạch ra một kế hoạch để biến ước mơ thành hiện thực.
Cũng như nhiều cá nhân khác cùng thời, Maranz đã gặt hái thành công cho mình bằng cách giúp người khác thành công. Ông đã giúp nhiều người mở cửa hàng bán kem bằng việc nhượng quyền kinh doanh. Đây là một ý tưởng mang tính cách mạng vào thời đó. Ông đã bán những chiếc máy làm kem theo giá vốn và kiếm lời từ việc bán máy trộn kem. Vậy kết quả ra sao? Đó chính là sự ra đời của một chuỗi các cửa hàng mà Maranz quyết tâm xây dựng trên toàn nước Mỹ. Ông nói: “Nếu bạn có một niềm tin mãnh liệt vào bản thân, vào những việc bạn đang làm và việc bạn muốn làm, thì không có trở ngại nào là không thể vượt qua.”
Nếu bạn muốn thành đạt, hãy chọn hôm nay là ngày chấm dứt cuộc sống phó mặc cho số phận. Hãy xác định một mục tiêu rõ ràng cho mình. Hãy viết mục tiêu đó ra giấy và khắc cốt ghi tâm nó. Hãy xác định rõ bạn cần lên kế hoạch như thế nào để đạt được mục tiêu đó. Hãy bắt đầu bằng việc ngay lập tức biến kế hoạch thành hành động.
Tương lai của bạn là do bạn tạo nên. Ngay lúc này hãy là người quyết định tương lai của mình.
Dị nhân ngửi được độc tố trên mọi thực phẩm
Bước sang tuổi 83, bà Đàm Thị Yên sống tại thôn Đồng Bụt xã Yên Bình (Hữu Lũng-Lạng Sơn) hơn 40 năm nay đã mang trong mình biệt tài phát hiện độc tố trong các loại thực phẩm, rau, hoa quả, gạo… bán ở chợ bà chỉ cần ngửi là biết có sử dụng thuốc trừ sâu trong quá trình canh tác hay không.
Có khả năng đặc biệt sau một lần đi phun thuốc trừ sâu
Bà Đàm Thị Yên sinh năm 1928, có lẽ sẽ chẳng ai biết đến bà nếu không có một ngày bà trở nên có biệt tài đặc biệt ấy. Và chính cái ngày ấy cách đây hơn 40 năm đã làm bà trở nên nổi tiếng trong con mắt của những người trong làng và nó dần trở nên quen thuộc. Lúc nào có ai hỏi đến bà thì lập tức người làng có thể chỉ ngay về nhà bà. Khả năng đặc biệt ấy theo cách nói của người làng là bà có thể phát hiện được trong thực phẩm có chứa những chất độc tố.
Cụ bà Đàm Thị Yên
Bà kể: Hơn 40 năm trước trong một lần đi phun thuốc trừ sâu cho lúa, hôm đó phải phun cố cho xong, đến trưa trời nắng chang chang tôi thấy người bị hoa mắt chóng mặt, tự nhiên có cảm giác ngây ngấy với mùi vị của thuốc. Cứ tưởng do mình làm quá sức nên mới bị như vậy, khi về nhà thay quần áo tắm rửa sạch sẽ mà vẫn có cảm giác buồn nôn, sau đó khoảng một hai tuần thì không còn cảm giác đó nữa mà xuất hiện triệu trứng mới.
Trước đó mấy ngày bà vẫn ăn cơm bình thường nhưng từ sau khi phun thuốc được khoảng hai tuần cú vào bữa ăn cầm bát cơm lên là ngửi thấy toàn mùi thuốc sâu (do trong quá trình canh tác có sử dụng thuốc trừ sâu). Ban đầu bà vẫn cố ăn cho xong bữa, một thời gian sau ăn vào có hiện tượng khó chịu buồn nôn và không ăn được nữa.
Do vậy nên hàng năm gia đình thường để ra khoảng một sào (1 sào Bắc Bộ là 360m2) không phun thuốc lấy thóc để riêng cho bà, nếu nhiều bọ xít quá thì phải đi bắt thủ công. Có năm bị nhiễm rầy nâu lúa chết gần hết mà không dám phun nên năng suất rất thấp, biết vậy cũng đành phải chấp nhận vì có phun thì bà cũng không ăn được. Khi hết bà lại đi ra chợ đong, nhiều khi bà đi cả 3- 4 phiên mà không đong được nên đành ăn loại mì tôm nấu với rau trong vườn cho qua ngày.
Anh Phạm Văn Bình, con trai bà cho biết: Có lẽ từ khi có khả năng đặc biệt đó, bà trở thành một con người khác biệt, đôi khi phát hiện ra gạo hay thực phẩm có nhiễm độc thì nhất quyết không ăn, nhiều người lại cho là bà kén ăn, kén uống. Cũng vậy mà từ đó bà cũng không dám đi chơi xa, có lần đi chơi con gái lấy chồng trên thành phố Lạng Sơn và Hải Phòng bà cũng phải mang gạo từ nhà đi. Mỗi lần như vậy cảm thấy rất ngại vì sợ người ta hiểu lầm mình.
Cũng từ khả năng đặc biệt đó, nhiều lần đã từng làm bà bị nhiều phen hú vía. Có hôm ở nhà trời mưa mà ngoài sân đang phơi thóc nhưng già không dám hót vì chỉ cần lại gần là mùi thuốc sâu nồng nặc bốc lên lại nôn thốc nôn tháo.
Bà cụ kể tiếp: “Có đợt già đi ăn cỗ cưới, vốn tính kén ăn nên chỉ gắp đôi miếng để tránh sự dị nghị người ta mời lại không ăn, đến lúc do chưa ngửi nên đã gắp vào miếng bí, sau đó bị nôn thốc, nôn tháo, tai thì ù ù, cứ ngỡ như có sấm nổ bên tai… ”
Hơn 40 năm chưa động đến một viên thuốc
Bà cho biết hơn 40 năm nay chưa động đến viên thuốc nào. Bà tuy đã 83 tuổi nhưng da dẻ của bà vẫn trắng trẻo, mái tóc của bà vẫn còn nguyên một màu đen, bà trùm khăn, đi dép lê và đôi mắt đặc biệt rất sáng. Nhìn dáng vóc đi lại của bà và từng hoạt động của bà chúng tôi cũng không dám nghĩ bà đã ngần ấy tuổi. Bà tự mình làm tất cả những việc nhà từ giặt giũ đến nấu ăn. Bà cũng chỉ ăn những hạt lúa do chính tay bà trồng. Bà cho chúng tôi xem một vốc gạo và giải thích cho chúng tôi: “Những loại gạo như thế này thì già không ăn được đâu vì nó có mùi thuốc sâu, chưa nhìn đã thấy nồng nặc. Già chỉ ăn những gạo sạch thôi”.
Có lẽ chính với những thói quen ăn sạch như thế mà bà cho biết suốt từ trước đến giờ chưa bao giờ có biểu hiện của đau ốm kể cả những đau ốm vặt. Lúc trò chuyện bà không ngớt cười cười nói nói, những lời chia sẻ của bà phần nào cũng làm chúng tôi vui lây. Bà luôn mang theo bên mình cây gậy gỗ, nhưng việc đi lại của bà không hề có biểu hiện nặng nề.
“Nhìn thế này thôi, nhưng lưng già vẫn còn thẳng chán”, bà khoe có vẻ tự hào “ở xã này những người bằng tuổi già giờ chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, người ở lại sức khỏe cũng đã yếu”. Bà kể tỉ mỉ cho chúng tôi nghe về những chuyện đã xảy ra trước đây với cuộc sống của bà, có những lúc bà phải ăn mì như thế nào vì không ăn được cơm nấu từ gạo có độc tố .
Bà tâm sự: “Giờ già cũng đã ở cái tuổi này, nhà thì neo người, may có gia đình con út lo lắng và chăm sóc nhưng tại cái tính mình tham làm lại thương các cháu nên giờ cố gắng được đến đâu thì cũng đỡ phần nào chú à”.
Một góc nhìn về những giá trị cuộc sống (P1)
Những lý thuyết quản trị kinh doanh không chỉ có ý nghĩa trong hoạt động quản lý. Trong nhiều trường hợp, những lý thuyết này tỏ ra rất hữu ích trong cuộc sống nói chung.
LTS: GS. Clayton Christensen, truờng kinh doanh Harvard, là người đầu tiên đề xướng lý thuyết Chiến lược sáng tạo đột phá. Ông đã viết nhiều bài báo và sách về lĩnh vực này, cũng như thường xuyên được mời nói chuyện với các lãnh đạo doanh nghiệp tại các hội thảo về chiến lược kinh doanh. Tuy nhiên, bài viết dưới đây của ông lại về một chủ đề rộng hơn: ứng dụng của những lý thuyết quản trị kinh doanh trong cuộc sống nói chung.
Bài viết được tổng hợp từ trao đổi của GS. với những sinh viên trường kinh doanh Harvard, khóa học 2010, trong bối cảnh niềm tin vào kinh doanh và tương lai bị lung lay nghiêm trọng do những hậu quả của khủng hoảng kinh tế thế giới cũng như những vấn đề nước Mỹ đang phải đối mặt.
Trước khi xuất bản cuốn The Innovator’s Dilemma, tôi đã nhận được điện thoại của Andrew Grove, sau này là Chủ tịch tập đoàn Intel. Ông ta đã đọc một trong những bài viết đầu tiên của tôi về công nghệ đột phá và đề nghị tôi trình bày cách áp dụng các báo cáo, nghiên cứu của mình vào thực tiễn Intel. Tôi vui vẻ nhận lời tới Silicon Valley và Grove chỉ nói thế này: “Ông có 10 phút để trình bày. Hãy cho chúng tôi biết mô hình đột phá có thể giúp gì cho Intel.” Tôi yêu cầu 30 phút, tuy nhiên khi vừa nói được 10 phút thì Grove xen vào: “Xin lỗi, tôi hiểu mô hình của ông. Ông chỉ cần giải thích cho tôi mô hình này có ý nghĩa như thế nào đối với Intel.”
Tôi khẳng định cần thêm 10 phút nữa để mô tả sự đột phá đã ảnh hưởng như thế nào trong công nghệ đối với ngành công nghiệp thép – một ngành không hề liên quan tới công nghiệp bán dẫn – để Grove và những người khác hiểu rõ quá trình đột phá diễn ra như thế nào. Tôi kể lại chuyện tập đoàn thép Nucor và các hãng sản xuất nhỏ khác đã bắt đầu từ thị trường cấp thấp nhất với sản phẩm thanh cốt thép và thép cây, sau đó dần dần tiến lên thị trường cao hơn, bán giá thấp hơn so với các cơ sở sản xuất thép truyền thống.
Khi tôi kể xong, Grove nói: “Tôi đã hiểu. Tức là với Intel…,” và bắt đầu tự giảng giải một chiến lược tiếp cận thị trường cấp thấp để tung ra sản phẩm bộ vi xử lý Celeron trong thời gian tới.
Tôi suy nghĩ rất nhiều về ngày hôm đó: Nếu tôi sa đà vào chỉ ra cho Andy Grove những phương án kinh doanh bộ vi xử lý, tôi đã “chết chắc” rồi. Thay vì tư vấn cho ông ta nên nghĩ gì, tôi hướng dẫn ông ta cách suy nghĩ để tự giải đáp câu hỏi của mình.
Kinh nghiệm này để lại dấu ấn sâu sắc trong tôi. Từ đó, mỗi khi mọi người hỏi tôi nên làm gì, tôi đều hiếm khi trả lời thẳng mà chuyển câu hỏi này qua mô hình của tôi. Tôi sẽ mô tả quá trình trong mô hình diễn ra như thế nào trong một ngành hoàn toàn khác với ngành của họ. Thường thì sau đó người ta sẽ nói: “Tôi đã hiểu.” Và tự họ sẽ trả lời câu hỏi của mình thuyết phục hơn cả tôi.
Lớp tôi dạy tại HBS được tổ chức theo cách giúp sinh viên hiểu được thế nào là lý thuyết quản lý tốt và cách thức xây dựng lý thuyết quản lý tốt. Tôi đưa ra nhiều mô hình, lý thuyết khác nhau để sinh viên suy nghĩ về những khía cạnh khác nhau của công việc quản lý trong việc thúc đẩy sự đổi mới và phát triển. Trong mỗi buổi học chúng tôi lại nghiên cứu một công ty bằng các lý thuyết, sử dụng lý thuyết để giải thích tại sao công ty rơi vào tình trạng hiện tại và tìm ra hoạt động quản lý cần thiết để đem lại kết quả như mong đợi.
Trong buổi học cuối cùng, tôi yêu cầu các sinh viên hướng lăng kính lý thuyết vào bản thân để tìm câu trả lời thỏa đáng cho ba câu hỏi: (1) Làm thế nào chắc rằng mình sẽ hài lòng trong sự nghiệp? (2) Làm thế nào chắc rằng mối quan hệ vợ chồng, gia đình sẽ hạnh phúc dài lâu? (3) Làm thế nào chắc rằng sẽ không bao giờ phải ngồi tù? Câu hỏi cuối cùng nghe không được vui lắm nhưng không phải là thừa. Bằng chứng là hai trong số 32 bạn học ở lớp Rhodes của tôi đã từng ở trong tù. Người bạn cùng lớp của tôi tại HBS, cựu giám đốc điều hành Jeff Skilling của tập đoàn Enron cũng phải ngồi tù. Họ là những người tốt nhưng một số việc trong cuộc sống đã đẩy họ vào con đường sai trái.
Theo Frederick Herzberg, động lực mạnh mẽ nhất của chúng ta là cơ hội học hỏi, phát triển trong trách nhiệm, giúp đỡ người khác và được công nhận
Khi sinh viên thảo luận câu trả lời cho ba câu hỏi trên, tôi lấy cuộc đời mình làm ví dụ để họ hiểu được cách áp dụng các lý thuyết từ giảng đường để định hướng những quyết định sau này trong cuộc đời.
Một trong các lý thuyết làm rõ nhất câu hỏi đầu tiên – Làm thế nào chắc rằng mình sẽ hài lòng trong sự nghiệp? – là của Frederick Herzberg. Frederick khẳng định động lực mạnh mẽ trong cuộc sống của chúng ta không phải là tiền bạc mà là cơ hội để học hỏi và phát triển trong trách nhiệm, giúp đỡ người khác và được công nhận. Tôi kể cho sinh viên nghe về cách nhìn nhận vấn đề của mình khi còn tự điều hành một công ty ngày chưa chuyển sang dạy học. Tôi hình dung một nhân viên quản lý dưới quyền sáng ra đi làm với lòng tự trọng tương đối cao. Nếu không được đánh giá, trọng dụng, công nhận đúng mức, hẳn lòng tự trọng bị hạ thấp sẽ ảnh hưởng không tốt tới cách cư xử của cô ấy với con cái khi trở về nhà. Tôi cũng hình dung nếu một ngày người phụ nữ ấy trở về nhà với cảm giác lòng tự trọng được nâng lên (cô đã học hỏi được rất nhiều, được công nhận vì những thành tích đáng kể, đóng góp vào sự thành công của một số sáng kiến quan trọng), cô sẽ cư xử với chồng con vui vẻ hơn rất nhiều.
Từ đó có thể kết luận: Quản lý là nghề cao quý nhất trong các nghề nếu nó được phát huy đúng. Không nghề nào có thể đem lại nhiều cơ hội giúp người khác học hỏi và tiến bộ, chịu trách nhiệm và được công nhận, đóng góp cho thành công của tổ chức như nghề quản lý. Tuy nhiên, đáng buồn thay khi ngày càng có nhiều người đi học MBA nghĩ rằng sự nghiệp trong kinh doanh là mua, bán và đầu tư vào những công ty. Họ phải hiểu rằng tập trung vào những hoạt động đó không thể nào mang lại những giá trị sâu sắc như tập trung vào xây dựng con người.
Tôi muốn các sinh viên khi rời lớp học hiểu được điều đó.
(còn tiếp)
Nguồn: Doanhnhan.net