Những động cơ khác nhau của sự lười biếng

Lười biếng là gì? Đó có phải là sự chậm chạp khi làm việc gì đó (chúng ta thường gọi là sự trì hoãn)? hoặc không làm việc gì? hoặc không đủ động cơ/ mong muốn để làm việc? Và nếu ý cuối cùng là đúng thì khi nào chúng ta dán nhãn cho ai đó là lười biếng, chúng ta có thực sự nói về sự uể oải, biếng nhác của người đó? Những gì tôi sẽ thảo luận ở đây, đó là quan điểm không chính thống về sự lười biếng. Tôi tin rằng quan điểm cho rằng ai đó vốn có tính lười biếng hoặc có ‘tính cách lười biếng’ về cơ bản là 1 điều hoang đường.

Theo kinh nghiệm của tôi, cả về mặt cá nhân và nhà trị liệu, đã dẫn tôi đến kết luận rằng sự lười biếng như 1 lời giải thích về hành vi con người trên thực tế là vô ích. Điều tôi muốn xem xét ở đây là 1 cách hiểu đúng đắn về mặt tâm lý lý do tại sao người nào đó không làm những việc mà chúng ta tin rằng họ nên làm. Và luận điểm của tôi đơn giản là sự lười biếng mà chúng ta thường nghĩ không thực sự là do thiếu tính linh động, mà là do sự thiếu động cơ.

Điều gì can thiệp đến động cơ?

Sau đây là một số yếu tố mà tôi tin chúng làm suy yếu động cơ cần thiết để bắt tay vào công việc, theo đuổi đến cùng và vượt qua những thách thức khác nhau của cuộc sống. Nó giúp làm rõ những lý do khác nhau mà tất cả chúng ta, lúc này hay lúc khác, thất bại trong việc bắt đầu hoặc hoàn thành 1 nhiệm vụ.

1. Thiếu cảm giác ‘tin tưởng vào khả năng của bản thân’ (self-efficacy). ‘Tin tưởng vào khả năng của bản thân’ là sự thuyết phục rằng nếu chúng ta chú tâm vào việc gì đó thì chúng ta sẽ đạt được kết quả. Nếu không có đủ sự tự tin, chúng ta có thể không tin là mình có khả năng làm việc gì đó thành công, do đó chúng ta sẽ không cố gắng. Thiếu 1 thái độ ‘có thể làm được’, chúng ta đã tự giới hạn bản thân chỉ làm những việc nằm trong ‘vùng thoải mái’ của chúng ta (comfort zone). Một khả năng khác là sau khi chúng ta thành công khi làm việc gì đó, nhưng chúng ta vẫn tiếp tục nghi ngờ về khả năng của bản thân, chúng ta tiếp tục trì hoãn, do dự.

2. Thiếu sự hỗ trợ tinh thần. Nếu không có đủ sự cổ vũ từ bên ngoài, chúng ta đơn giản là không thể tự thúc đẩy mình từ bên trong. Nhiều người trong chúng ta vẫn phụ thuộc vào người khác để có động lực hành động hoặc nguồn cảm hứng để làm điều gì đó mà chúng ta nên tự làm một cách độc lập (mà không cần được ‘cổ vũ’ bởi người khác).

3. Cần – nhưng không mong đợi – người khác sẽ ghi nhận chúng ta. Khi chúng ta làm việc gì đó, chúng ta thường làm với một số mong đợi về phần thưởng – cho dù đó là vật chất hay tinh thần, phần thưởng bên trong hay bên ngoài. Nếu chúng ta vẫn mong đợi nhận được phần thưởng từ người khác để cảm thấy có đủ động lực bắt đầu 1 nhiệm vụ, thì khi chúng ta không được ghi nhận đầy đủ, chúng ta sẽ không có động cơ làm việc. Nếu trong quá khứ, sự cần cù của chúng ta không đem lại phản hồi tích cực mà chúng ta khao khát thì làm sao chúng ta có thể duy trì được sự cần cù đó trong tương lai?

4. Thiếu tính tự kỷ luật. Nó có thể là sự thật rằng chúng ta có thể làm hầu như bất kỳ điều gì mà chúng ta quyết định cho tâm trí của mình. Nhưng nếu tâm trí là kẻ thù tệ nhất của chúng ta, chúng ta đơn giản là không thể tin tưởng nó. Đó là, bất kỳ nỗi lo lắng nào mà chúng ta có thể có về sự thất bại, cũng như thiếu niềm tin vào khả năng bản thân có thể ngăn không cho chúng ta bắt đầu 1 nhiệm vụ hoặc cản trở chúng ta hoàn thành nhiệm vụ. Và ngay cả nếu chúng ta hoàn thành nó – vì đó là yêu cầu của công việc và chúng ta tuyệt đối bắt buộc phải hoàn thành – thì sự trì hoãn của chúng ta sẽ kéo dài. Những sự hoài nghi về bản thân chưa được giải quyết (ăn sâu trong chúng ta) không tự động bị xoá bỏ bởi 1 hành động thiết thực và sẽ tái khẳng định lại chúng thông qua một số kiểu trì hoãn khi chúng ta buộc phải làm việc gì đó lần tới.

5. Thiếu hứng thú với công việc. Nếu chúng ta cảm thấy nhàm chán với nhiệm vụ (ví dụ, nhiệm vụ không có tính thách thức), nhiều khả năng chúng ta sẽ tránh né nhiệm vụ. Đó chỉ là bản chất con người muốn tránh né những việc được xem là phiền toái hoặc gánh nặng. Những điều làm chúng ta lảng tránh công việc không thực sự là do lười biếng mà do công việc không đủ hấp dẫn chúng ta. Hãy nghĩ về nó trong thuật ngữ ‘làm việc’ với trò ghép hình. Nếu trò chơi đó được trải nghiệm như sự vui vẻ, chúng ta sẽ sẵn sàng tham gia. Nhưng nếu thẳng thắn, chúng ta không có nhiều hứng thú với trò ghép hình, vì nó không được cho là 1 thử thách thú vị đối với chúng ta. Chúng ta sẽ xem việc ‘chơi’ = làm việc và cố gắng thoát khỏi việc đó. Tất cả những điều trên muốn nói rằng, điều gì thúc đẩy người này có thể sẽ không thúc đẩy được người khác; và trong trường hợp làm hay không làm không nói lên điều gì về sự ‘lười biếng’ của 1 người. Sau tất cả, những gì có thể là 1 công việc đối với người này có thể là 1 niềm vui đối với người khác.

6. Sự mâu thuẫn trong tư tưởng – hoặc thiếu niềm tin rằng hành động đó sẽ đáng nỗ lực. Nếu những ưu tiên hoặc những giá trị nào đó của chúng ta bị hoài nghi, chúng ta có thể thiếu sự rõ ràng để tiến lên. Những động cơ mâu thuẫn của chúng ta – tiếp cận hay tránh né – có thể có tầm quan trọng ngang nhau và do đó loại bỏ lẫn nhau, dẫn đến 1 kiểu hành vi ‘ngủ mê’. Chúng ta có thể không bị thuyết phục rằng hành động mà chúng ta đang xem xét hoặc được đề xuất với chúng ta – sẽ có ích hoặc đáng giá hoặc làm chúng ta thoả mãn. Và do đó chúng ta không thể cam kết thực hiện nó. Nếu không tin rằng 1 hành động / 1 vịệc làm cụ thể nào đó sẽ cải thiện chất lượng sống của chúng ta, thật khó khăn (nếu không nói là bất khả thi) để thực hiện nó.

7. Sợ thất bại. Trong khi cảm giác thiếu tin tưởng vào khả năng bản thân làm suy giảm động cơ vì chúng ta không tin rằng mình có thể hoàn thành việc nào đó thành công, thì nỗi sợ thất bại tập trung nhiều hơn vào sự thiếu những nguồn lực tinh thần, cảm xúc để đương đầu với hậu quả tiêu cực có thể xảy ra của những nỗ lực của chúng ta. Nếu lòng tự trọng của chúng ta quá dễ bị tổn thương thì nỗi sợ thất bại sẽ gây trở ngại cho chúng ta. Ngay cả khi tỷ lệ thành công là khá cao, chúng ta có thể vẫn không đi tiếp vì chúng ta lo sợ mình sẽ cảm thấy tồi tệ như thế nào nếu những nỗ lực của chúng ta không thành công. Và những điều trên không có liên quan gì đến sự lười biếng.

Ngay cả khi chúng ta dán nhãn ai đó là người trì hoãn thì hành động trì hoãn cũng có thể bị thúc đẩy bởi nỗi sợ thất bại. Và kiểu chiến thuật trì hoãn như vậy nhìn chung có liên quan đến những điều chúng ta đã học được từ thời thơ ấu rằng chúng ta không đủ tốt nếu mắc sai lầm. Vì vậy, chúng ta học được rằng tốt hơn là không nên làm gì trừ khi chúng ta chắc chắn mình có thể làm tốt. Thực tế, phần nhiều những gì chúng ta mô tả về sự hoàn hảo đến từ việc lớn lên trong 1 gia đình mà bố mẹ có những tiêu chuẩn cao không thực tế, trừ khi chúng ta có thể đáp ứng những tiêu chuẩn đó, dẫn đến sự liên tục chỉ trích bản thân.

8. Sợ bị từ chối. Nếu chúng ta yêu cầu sự giúp đỡ để hoàn thành công việc và chúng ta sợ người mình cần có thể từ chối đề nghị của chúng ta, chúng ta có thể quyết định không bắt đầu dự án. Thứ hai, nếu chúng ta phụ thuộc vào người khác để cảm thấy tốt về bản thân, thì sau đó chúng ta sẽ không thể thực hiện bất kỳ điều gì mà có thể làm cho người khác thất vọng về chúng ta, có thể phê bình hoặc chối từ chúng ta.

9. Cảm giác chán nản, mất hết can đảm, tuyệt vọng, vô ích…Tất cả những cảm xúc, tâm trạng đó có thể làm chúng ta thờ ơ, không còn quan tâm làm bất kỳ việc gì. Đây là 1 trạng thái chán nản, đau đớn mà ý chí của chúng ta bị tê liệt. Và trong 1 trạng thái như vậy, không có nhiệm vụ, công việc nào dường như đáng làm. Bạn không thể tưởng tượng được rằng thực hiện công việc đó sẽ giúp chúng ta cảm thấy tốt hơn về bản thân hoặc về cuộc sống nói chung.

Và do đó, sự lảng tránh công việc của chúng ta – mà người ngoài cuộc có thể không phân biệt được nó với sự lười biếng – trong thực tế không liên quan gì đến sự lười biếng mà nó liên quan đến trầm cảm. DSM-IV (hệ thống chẩn đoán sức khỏe tâm thần) định nghĩa trầm cảm được đặc trưng bởi 1 sự suy giảm hứng thú hoặc niềm vui trong tất cả, hoặc gần như tất cả, những hoạt động. Và do đó, cho dù hoạt động là công việc hoặc những hoạt động giải trí, người đó cũng muốn tránh né. Trong 1 trạng thái như vậy, chỉ đơn thuần bước ra khỏi giường vào buổi sáng có thể cảm thấy như là 1 nhiệm vụ gần như không thể vượt qua.

10. Một thái độ bi quan, hoài nghi, yếm thế, thù địch hoặc cay đắng.
Chúng ta xem những nỗ lực của mình chỉ có lợi cho người khác hơn là cho bản thân. Hoặc chúng ta trở nên hoài nghi về viễn cảnh tương lai của chúng ta nên chúng ta không còn tin việc đó hợp lý để thúc đẩy chúng ta làm bất cứ điều gì.

—————

Tham khảo
Laziness: Fact or Fiction?
How to best understand the different “motives” of laziness.
Published on June 22, 2008 by Leon F. Seltzer, Ph.D. in Evolution of the Self
Nguồn: psychologytoday.com

This entry was posted in Sưu tầm and tagged , , , , , , , , , , , , , , . Bookmark the permalink.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>