Hiệu ứng Spotlight

Thời trung học, tôi nhớ mình bị trượt té trong 1 trận bóng rổ. Không ai nói gì nhưng ý nghĩ đầu tiên của tôi là mọi người đang cười thầm tôi.Tôi bị ngượng, nhưng sau này tôi đã nhắc nhở bản thân về 1 hiện tượng tâm lý luôn giúp tôi vượt qua những lúc ngượng ngịu như thế. 

Hiện tượng đó được gọi là “hiệu ứng spotlight” chỉ về sự kiện con người đánh giá quá cao việc người khác đang chú ý đến họ nhiều như thế nào. Chúng ta là trung tâm của thế giới của riêng chúng ta, những hành động và lời nói của chúng ta hiện ra khá lớn trong nhận thức của chúng ta, nhưng hiệu ứng spotlight nhắc nhở rằng chúng ta không hiện ra khá lớn trong mắt của những người khác. 

Trong 1 bài báo năm 2000 (Journal of Personality and Social Psychology), Tom Gilovich và cộng sự đã chứng minh hiện tượng này. Trong 1 nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đưa các nhóm sinh viên vào cùng 1 phòng để hoàn thành 1 nhiệm vụ không liên quan, và phân ngẫu nhiên 1 số sinh viên mặc 1 áo thun gây bối rối (đó là 1 áo thun của Barry Manilow mà các nhà nghiên cứu tạo ra với mục đích gây ngượng). Các nhà nghiên cứu yêu cầu các sinh viên mặc áo thun đánh giá tỷ lệ số người trong nhóm sẽ có thể đồng nhất hóa với người trên áo thun. Trong khi các sinh viên đánh giá khoảng 50% thì trong thực tế chỉ có 25% đồng nhất với Barry Manilow. Quan trọng là, khi những sinh viên khác được yêu cầu xem những băng video của những nhóm đó và đưa ra 1 đánh giá tương tự, những đánh giá của họ cũng chỉ ở khoảng 25%. Do đó, có vẻ như mặc 1 cái áo thun đặc biệt có ảnh hưởng nâng cao nhận thức rằng người khác chú ý nhiều hơn đến chúng ta so với thực tế.

Trong nghiên cứu thứ 2, những người tham gia được cho phép chọn 1 cái áo thun không gây ngượng, lần này với hình của Bob Marley, Jerry Seinfeld, hoặc Martin Luther King Jr. 1 lần nữa, những người mặc áo đánh giá rằng 50% số người khác có thể sẽ đồng nhất hóa họ với người trên áo họ mặc. Trong nghiên cứu này, ít hơn 10% số thành viên của nhóm thực sự làm vậy.

1 nghiên cứu thứ 3 cho thấy trong 1 nhóm trò chuyện, mọi người thường xuyên đánh giá quá mức người khác chú ý đến những phần đóng góp xuất sắc của họ nhiều như thế nào – hoặc những câu ngu ngốc gây ngượng của họ.

Lí do cho hiệu ứng spotlight có liên quan đến sự nổi bật của những hành động của chúng ta trong nhận thức của riêng chúng ta. Con người (nhìn chung) tất nhiên biết rằng họ không phải là trung tâm của vũ trụ của người khác. Nhưng khi chúng ta làm 1 điều gì đó không hợp lẽ thường, hoặc tốt hoặc xấu, thì chúng ta có xu hướng không sửa chữa sự khác biệt giữa nhận thức của chúng ta và của người khác.

Lần tới, khi bạn thấy bản thân ngượng nghịu hoặc quá lo lắng về ấn tượng mà bạn sẽ tạo ra, hãy nhớ rằng người khác không chú ý nhiều đến bạn như bạn nghĩ đâu. Những lỗi giao tiếp của bạn sẽ không ở lâu trong trí nhớ của họ, và vết cafe trên váy của bạn sẽ không có khả năng là 1 chủ đề trò chuyện của họ.

Điều này không nói rằng người khác hoàn toàn không chú ý đến bạn; người khác chỉ là không xử lý thông tin về bạn 1 cách sâu sắc như bạn làm.

————–

Tham khảo
The Spotlight Effect
A bit of psychology to help you manage mortification anxiety.
Published on June 5, 2012 by Rodolfo Mendoza-Denton, Ph.D. in Are We Born Racist?

Nguồn: PsychologyToday

This entry was posted in Sưu tầm and tagged , , , , , , , . Bookmark the permalink.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>