Đâu là cảm xúc tồi tệ nhất ?

Đối với bạn, đâu là cảm xúc tồi tệ nhất ? Theo kinh nghiệm của tôi, tôi đã nhìn thấy nhiều người bộc lộ rất nhiều cảm xúc khác nhau. Vâng, một số cảm xúc là tuyệt vời như vui vẻ, tự hào, cảm hứng. Một số cảm xúc khác ít tích cực hơn, bao gồm sợ hãi, thất vọng, tức giận và buồn bã. Tuy nhiên, tôi nhận thấy có lẽ cảm xúc tồi tệ nhất trong tất cả các cảm xúc là hối tiếc ( regret ).

Hối tiếc là gì ? Đó là bạn mong ước đã làm một điều gì đó khác đi. Đây là thực tế đáng buồn, không có máy ” quay ngược thời gian ” để cho bạn cơ hội làm lại.

Vấn đề của sự hối tiếc đặc biệt có liên quan đến tôi về mặt cá nhân , bởi vì một trong những giá trị và mục tiêu mạnh nhất trong cuộc sống của tôi là trải nghiệm càng ít sự hối tiếc càng tốt.

Sự hối tiếc liên quan đến việc hành động hoặc không hành động. Cuộc sống đưa ra tất cả các kiểu cơ hội cho chúng ta. Chúng ta sau đó sẽ có một lựa chọn, cho dù là nắm bắt hoặc từ chối cơ hội.

Tôi đã xem qua một blog gần đây được biết bởi 1 y tá, người chăm sóc cho những bệnh nhân sắp chết. Blog mô tả về 5 kiếu hối tiếc mà cô ấy đã nghe thường xuyên nhất từ những bệnh nhân của cô :

1. Tôi ước gì trước đây mình có can đảm để sống một cuộc sống thực với bản thân, không phải là cuộc sống mà người khác mong đợi ở tôi.
( “I wish I’d had the courage to live a life true to myself, not the life others expected of me.”)
Kiểu hối tiếc này có lẽ là cơ bản nhất , bởi vì nó nằm ở trung tâm , dẫn đến một cuộc sống phong phú. Khi con người trải nghiệm sự thiếu vắng quá nhiều ý nghĩa sống, sự thỏa mãn và hạnh phúc, điều này có thể là do trên thực tế họ đã không sống một cuộc đời nhất quán với cái tôi đích thực, những giá trị và những mục tiêu của họ. Sự không nhất quán này tạo nên một sự căng thẳng mà chỉ có thể dẫn đến một cuộc sống không toại nguyện. Bằng cách tránh sự hối tiếc, chúng ta vứt bỏ những mong đợi, kỳ vọng của người khác và tạo ra một cuộc sống xác thực và đáng sống.

2.  Tôi ước mình không phải làm việc quá vất vả .
(“I wish I didn’t work so hard.”)

Tôi thực sự có những phức cảm về nỗi hối tiếc này. Tôi nghĩ rằng nếu bạn trải nghiệm về nỗi hối tiếc # 1 và bạn đang làm một công việc không nhất quán với con người bạn thì sau đó, vâng, bạn sẽ cảm thấy rất hối tiếc vì đang dành thời gian để làm việc trong khi bạn có thể cống hiến thời gian của mình cho những hoạt động và con người mà bạn đánh giá cao.

Đồng thời, nếu công việc của bạn là loại công việc làm bạn đam mê thì đó là một nguồn tự hào và thỏa mãn, và bạn cảm thấy mình được đánh giá cao, được kết nối ,có hiệu quả, thì nỗi hối tiếc này có thể không liên quan đến bạn.

3. Tôi ước rằng mình đã có can đảm để bộc lộ những cảm xúc của tôi.
( ”I wish I’d had the courage to express my feelings.”)

Sống một cuộc đời đầy ắp sự hối tiếc được thể hiện trong đời sống cảm xúc của chúng ta bị thống trị bởi những cảm xúc không lành mạnh như sợ hãi, thất vọng và tức giận. Điều không may là, nền văn hoá của chúng ta và nhiều gia đình không khuyến khích một đời sống cảm xúc lành mạnh để chúng ta có cơ hội để hiểu đúng về những cảm xúc của mình và những nguyên nhân của chúng ( tham khảo bài ” trị liệu cảm xúc ” ) , được cho phép bản thân có những cảm xúc và có thể tự do truyền đạt những gì chúng ta cảm nhận , cho dù nó là cảm xúc tích cực hay tiêu cực. Chỉ bằng cách trải nghiệm đầy đủ những cảm xúc thì chúng ta mới có thể trải nghiệm được chiều sâu và bề rộng của cuộc sống. Một cuộc sống hướng đến mục tiêu không phải trải nghiệm sự hối tiếc đã truyền cảm hứng cho chúng ta chạm vào tất cả những cảm xúc của chúng ta, cho dù đó là cảm xúc tổn thương và cô đơn hoặc tình yêu và phấn khích, cho ta tự do , sự can đảm để bộc lộ những cảm xúc theo những cách chân thật và làm phong phú cuộc sống của chúng ta.

4.  Tôi ước mình đã giữ được liên lạc với những người bạn của tôi.
(”I wish I had stayed in touch with my friends.”)

Liệu còn có điều gì quan trọng hơn đối với một cuộc sống hạnh phúc và lành mạnh hơn là những mối quan hệ đầy ý nghĩa ? Theo nghiên cứu, câu trả lời là không ; những mối quan hệ là yếu tố dự báo tốt nhất của hạnh phúc. Tuy nhiên, một cuộc sống hoàn toàn không có rủi ro sẽ làm cho những mối quan hệ mãn nguyện gần như là không khả thi, bởi vì những mối quan hệ, về bản chất tự nhiên của chúng, là rủi ro và đầy hối tiếc. Nền văn hoá chuyển động, nhịp độ nhanh và kết nối công nghệ thường không để thời gian cho những mối quan hệ phát triển và được nuôi dưỡng. Từ chối sự hối tiếc giải thoát chúng ta khỏi những hạn chế đó và cho phép chúng ta theo đuổi và tiếp tục những mối quan hệ với sự thưởng thức.

5.  Tôi ước mình để cho bản thân được hạnh phúc hơn.
(”I wish that I had let myself be happier.”)

Khi chúng ta sống một cuộc đời an toàn, nó sẽ đảm bảo rằng chúng ta sẽ không tìm thấy hạnh phúc, bởi vì mọi thứ liên quan đến cuộc sống an toàn thì ít gắn liền với hạnh phúc. Khi chúng ta chấp nhận những rủi ro cần thiết để tránh hối tiếc, chúng ta đã tạo ra con đường đi đến hạnh phúc.

Tôi nghĩ rằng chúng ta nên nắm bắt mọi cơ hội. Tất nhiên, nhiều cơ hội trong số đó sẽ dẫn đến ngõ cụt và trong một số trường hợp khiến ta đau khổ. Chúng ta sẽ cảm thấy thất vọng khi chúng không theo cách mình muốn. Nhưng cảm giác thất vọng đó sẽ dịu đi và chỉ tồn tại trong thời gian ngắn , so với cảm giác hối tiếc mà chúng ta sẽ cảm nhận nếu không nắm lấy cơ hội. Đồng thời, cùng với sự buồn bã vì thất bại với cơ hội, cũng có mặt tích cực . Chúng ta sẽ cảm thấy một niềm tự hào khi biết rằng ít nhất chúng ta đã thực hiện và cống hiến hết mình vì nó.

Cùng với sự hối tiếc là 1 câu hỏi sẽ giày vò chúng ta mỗi lần bỏ qua cơ hội :” tôi tự hỏi điều gì có thể xảy ra ?” Chúng ta không có quả cầu pha Lê để nhìn vào quá khứ và biết điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta bỏ lại nỗi sợ hãi và thực hiện nhiệm vụ. Tất nhiên, những điều tốt đẹp không phải luôn luôn xuất hiện khi chúng ta hành động, nhưng tôi sẽ lập luận rằng : nhiều điều tốt đẹp sẽ xuất hiện khi chúng ta hành động hơn là chạy trốn khỏi nó. Ngay cả nếu mọi việc không xảy ra như kế hoạch, ít nhất thì chúng ta cũng biết được , và với sự biết đó, chúng ta sẽ không phải dành thời gian sống ( và đang sắp chết ) của mình để tự hỏi điều gì sẽ xảy ra.

Chúng ta chỉ có thể làm điều đó khi không sợ cuộc sống. Và chỉ có một cách để không sợ cuộc sống , đó là tin rằng sự hối tiếc là cảm xúc tồi tệ nhất mà bạn có thể cảm nhận.

“What is the worst emotion you can imagine feeling? ”
Nguồn: http://drjimtaylor.com/2.0/personal-grow…a-shoulda/

This entry was posted in Sưu tầm and tagged , , , , , , , , , , , . Bookmark the permalink.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>