14 bí quyết dạy trẻ biết sẻ chia

Chia sẻ là một trong những bài học cuộc sống bạn cần dạy trẻ càng sớm càng tốt. Khi còn nhỏ, trẻ sẽ thích nghi với nó dễ dàng hơn và sử dụng nó trong suốt cuộc đời. Chia sẻ sẽ giúp trẻ kết bạn tại sân chơi hay trường học, cũng như sẽ đem lại lợi ích khi trẻ trưởng thành và đi làm.

dạy con, nuôi con, chia sẻ, bí quyết

1. Cho trẻ những lựa chọn

Bắt ép trẻ chia sẻ thì càng khó khiến trẻ tự làm điều đó sau này. Nếu bạn cho trẻ một lựa chọn, chúng sẽ nhập tâm hơn và cảm thấy cảm xúc của mình đang bị dò xét. Hãy hỏi con bạn rằng chúng có muốn chơi chung với bạn, hay chia snack với em không. Nếu trẻ nói không, hãy giải thích vì sao trẻ nên sẵn sàng chia sẻ. Nếu trẻ nói có, hãy khen chúng vì đã có một quyết định đúng.

2. Nắm rõ thời điểm trẻ sẵn sàng chia sẻ

Đừng lúc nào cũng mong đợi con mình sẵn sàng chia sẻ mọi thứ! Mong đợi trẻ chia sẻ những đồ chơi trẻ có nhiều như xếp hình, búp bê là hợp lý. Phải chắc chắn rằng bạn mong đợi điều gì ở trẻ. Hãy có lý một chút khi bắt chúng chia sẻ một món đồ chơi mới hay món đồ yêu thích. Bạn có muốn chia sẻ những thứ có giá trị với bạn không? Tất nhiên là không rồi. Chỉ là cảm giác tự nhiên ngay cả khi bạn đã trưởng thành hay còn là một đứa trẻ

3. Dạy trẻ sự từ bỏ không phải là vĩnh viễn

Hãy chắc chắn rằng trẻ hiểu chia sẻ chỉ là tạm thời. Chia sẻ là cho phép một người bạn mượn đồ của mình. Nó chỉ kéo dài trong lúc chơi, và sau đó món đồ chơi sẽ quay trở lại thuộc sở hữu của con bạn. Chia sẻ sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu trẻ hiểu là chúng không hề từ bỏ những gì thuộc về chúng vĩnh viễn

4. Thử dùng cách diễn đạt khác

Nếu trẻ luôn từ chối chia sẻ với người khác, hãy thử sử dụng cách diễn đạt khác. Gọi hành động đó là “mượn”, “đổi lượt” thay vì “chia sẻ”. Hãy giải thích rằng cho mượn chỉ là tạm thời, hay đổi lượt có nghĩa là sau khi người bạn chơi, sẽ tới lượt trẻ chơi món đồ chơi đó. Đôi khi, sự ác cảm với chia sẻ đơn giản là trẻ không thật sự hiểu được phạm vi, ý nghĩa của từ đó.

5. Sử dụng đồng hồ hoặc máy đếm giờ

Sử dụng máy đếm giờ khi thay lượt để chứng minh với trẻ rằng mọi người đều có thời gian như nhau. Chúng sẽ biết chúng có bao nhiêu thời gian với món đồ chơi đó, và khi hết giờ phải đổi cho người kế tiếp. Thay vì coi giới hạn thời gian như một hạn chế, hãy biến nó thành một trò chơi. Ví dụ, hãy cho trẻ thi xếp đồ trong khoảng thời gian cho phép

6. Gần gũi với trẻ

Nghiên cứu chỉ ra rằng những đứa trẻ gần gũi với cha mẹ của mình có xu hướng chia sẻ nhiều hơn. Trẻ cảm giác có đủ tình cảm và sự chú ý từ gia đình do đó ít tập trung vào đồ vật, và trẻ cũng hiểu rằng chúng cần cho đi nhiều như những gì chúng nhận được. Trẻ em được an toàn trong vòng tay của gia đình có nhiều khả năng tiếp cận và rộng lượng với những đứa trẻ khác.

7. Hãy để trẻ có đồ chơi riêng, hoặc cất đồ chơi đi trước ngày chơi chung

Mọi đứa trẻ đều có món đồ chơi yêu thích, và nếu con bạn không muốn chia sẻ, đừng ép buộc chúng! Trước ngày chơi chung, hãy để trẻ chọn ra một vài món đồ và giấu đi. Những thứ đồ này sẽ không cần phải chia sẻ, hãy đảm bảo rằng những đứa trẻ khác không được chơi với những món đồ này.

8. Tịch thu đồ chơi nếu trẻ không tiếp thu

dạy con, nuôi con, chia sẻ, bí quyết

Nếu con bạn không chịu chia sẻ, hãy thử nhiều biện pháp tích cực như tịch thu đồ chơi. Nếu trẻ vẫn không học được cách chia sẻ, thì có lẽ chúng chưa sẵn sàng để chơi với món đồ chơi đó.

9. Cho đi và nhận lại

Rất nhiều trẻ em mong muốn được nhận nhiều thứ mặc dù chúng không hề cho đi. Hãy đảm bảo rằng trẻ hiểu rằng bạn của bé cũng sẵn sàng chia sẻ đồ chơi nếu bé chơi chung với bạn. Giải thích rằng điều này có nghĩa là mọi người có thể cùng chơi nhiều đồ chơi mới mỗi ngày

10. Giải thích sự quan trọng của chia sẻ

Con bạn có thể còn quá nhỏ để hiểu, nhưng hãy cố giải thích tại sao chia sẻ lại quan trọng như vậy trong cuộc sống. Hãy để trẻ biết chia sẻ giúp trẻ có những người bạn, khiến trẻ trở thành những người tốt bụng, hào phóng và người khác cũng sẽ tốt lại với trẻ.

11. Nêu gương về sự chia sẻ hàng ngày

Khi bạn ở nơi công cộng và thấy những người tốt bụng và chia sẻ, hãy chỉ cho trẻ thấy. Nếu bạn ra ngoài cùng gia đình và con út của bạn chia sẻ thứ gì đó, hãy lấy nó làm ví dụ. Hãy chỉ nó cho những người bạn đi cùng và khen ngợi trẻ vì đã chia sẻ một cách công khai.

12. Không chỉ chia sẻ đồ ăn và đồ chơi

Chứng minh rằng có nhiều thứ cần phải chia sẻ hơn, không chỉ mỗi đồ ăn và đồ chơi. Bạn có thể mượn quần áo, tiền bạc, thời gian! Có thể nó không được coi là chia sẻ, nhưng hãy đảm bảo rằng trẻ có thể dành tình cảm và biết thể hiện tình cảm với không chỉ một thành viên trong gia đình. Đừng để trẻ chỉ có thời gian ôm cha, hãy chắc chắn trẻ hiểu rằng chúng có thể ôm mẹ và anh chị em cùng lúc.

13. Làm theo gương tốt

Những chú khỉ nhìn thấy các hành động và bắt chước theo. Hãy để trẻ thấy bạn chia sẻ bữa tối của mình, hãy để vợ hoặc chồng của bạn mượn xe, mượn đôi giày của một người bạn. Mỗi khi bạn chia sẻ, hãy chỉ cho trẻ thấy. Hãy biến nó thành một trò chơi và yêu cầu trẻ chỉ cho bạn thấy mỗi khi chúng chia sẻ.

14. Khen ngợi trẻ

Mỗi khi trẻ chia sẻ, dù là tự nguyện hay ép buộc, hãy khen ngợi chúng. Đừng thưởng cho chúng vật chất, điều này sẽ tạo tiền lệ xấu cho tương lai. Những lời khen ngợi là hoàn hảo vì nó làm cho trẻ cảm thấy đặc biệt. Đó là những gì trẻ tiếp tục nhận được khi trưởng thành và chia sẻ với bạn cùng lớp hay đồng nghiệp.

(Sưu tầm)

This entry was posted in Sưu tầm and tagged , , , , , , , , , , , . Bookmark the permalink.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>